Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ Ăn dặm kiểu Nhật là gì, có ưu điểm gì, có nên cho trẻ ADKN không? 5 điểm khác biệt giữa ADKN và ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật là gì, có ưu điểm gì, có nên cho trẻ ADKN không? 5 điểm khác biệt giữa ADKN và ăn dặm truyền thống

bởi Mâm Cơm Việt
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật (viết tắt là ADKN) là phương pháp cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy bột. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. Nếu bé không muốn ăn, mẹ tuyệt đối không được hối thúc bé.

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Bài viết phân tích và tổng hợp khá dài, nhưng đó là cách Massageishealthy muốn cung cấp đến bạn những thông tin đầy đủ nhất về chế độ ăn dặm kiểu Nhật rất khoa học này đến cho các bạn. Đừng phụ công chúng tôi nhé.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

A. Ăn dặm kiểu Nhật – Bí quyết giúp mẹ nuôi con thành công

Phương pháp ăn dặm ADKN viết tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Các mẹ muốn áp dụng cho con phương pháp này cần nắm được rõ cách thức và nguyên tắc của phương pháp. Tìm hiểu ngay ở bài viết dưới mẹ nhé!

1. Xác định rõ quan điểm và tâm lý

Đôi khi trẻ không hợp tác và đôi khi chúng lại rất dễ bảo, vì thế bạn nên xác định trước là sẽ có những khó khăn

Đôi khi trẻ không hợp tác và đôi khi chúng lại rất dễ bảo, vì thế bạn nên xác định trước là sẽ có những khó khăn

Trước khi bé bắt đầu phương pháp ăn dặm ADKN, cả gia đình cần xác định rõ quan điểm cũng như tâm lý. Mọi người đều yêu quý bé, tuy nhiên, không nên coi chúng là trung tâm vũ trụ để ngăn những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người lớn về cách chăm con.

Trong quá trình ăn dặm, bao gồm cả ăn dặm kiểu Nhật, Pháp, Mỹ… đôi khi trẻ không hợp tác và đôi khi chúng lại rất dễ bảo, vì thế bạn nên xác định trước là sẽ có những khó khăn.

2. Xác định cách chọn thực phẩm rõ ràng

Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm ADKN là chú trọng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được nuôi trồng như: rau, củ, quả, cá, thịt… Đồ ăn đóng gói như thực phẩm đóng hộp, giăm bông, gia vị được khuyến cáo không nên cho trẻ ăn.

Do đó, chọn phương pháp ăn dặm ADKN là chọn kiểu ăn không vị, hương vị của súp được tạo ra từ rau, củ hoặc “dashi” (một loại cá bào và rong biển). Trước tiên, bạn có thể cho trẻ ăn không vị rồi sau đó thay đổi thì sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn cho trẻ ăn đồ có hương vị phong phú, chúng sẽ không chịu khi bạn chuyển sang đồ ít hương vị (đặc biệt là rau).

Người Nhật kỳ vọng điều gì ở trẻ? Trước tiên, họ hy vọng con phát triển bình thường và không muốn chúng bị béo phì. Thực đơn phương pháp ăn dặm ADKN bao gồm rất nhiều rau xanh, cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamn, đặc biệt là ít protein (giai đoạn bé 12-18 tháng, chỉ nên ăn nhiều nhất 20 grams protein).

Họ không để tâm trẻ ăn nhiều đường hay sữa. Những đứa trẻ Nhật không béo, nhưng chúng khỏe mạnh, vui vẻ và độc lập.

Thứ hai, qua việc ăn dặm, người Nhật có thể giáo dục con về việc ăn uống. Trẻ sẻ biết cách nhai và có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi , từ chối hay khẳng định ý kiến bản thân. Nếu các mẹ muốn trẻ đạt được điều này, họ phải trải qua một thời kỳ không dễ dàng.

Một số trẻ biết cách nhai, chúng không ngậm thức ăn trong miệng và chúng ngồi một chỗ trong cả bữa. Tuy nhiên, chúng phản ứng quyết liệt khi cha mẹ không cho ăn nữa hoặc nếu đó là món không đúng khẩu vị. Vì thế, cha mẹ rất vất vả khi cho con ăn.

Nhiều bà mẹ thấy con hơi nhỏ, họ cho trẻ ăn dặm, hy vọng bé ăn nhiều hơn và sẽ tăng cân. Tại sao cần ăn dặm? Đó là vì cơ thể cần được cung cấp thêm các dưỡng chất theo độ tuổi. Một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà qua đó giúp trẻ thực hành thói quen ăn uống trong tương lai.

Thực tế, cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn dặm từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Do đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5, 6, 7, 8 nhằm mục đích giúp bé làm quen với thức ăn, thực phẩm thô và hình thành thói quen. Khi trẻ có thói quen ăn uống tốt, một số sẽ ăn nhiều, một số sẽ ăn ít và chúng sẽ thích hay không thích những món nhất định.

3. Phương pháp ăn dặm ADKN không có nghĩa là bạn phải dùng nguyên liệu Nhật

Nên cho trẻ thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua

Nên cho trẻ thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua

Thay vì dùng xương để nấu canh, người Nhật dùng dashi chứa nhiều can-xi. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho phép bé ăn thô vào những thời điểm nhất định. Bạn hoàn toàn có thể dùng các loại nguyên liệu phù hợp với nơi mình sinh sống.

4. Theo phương pháp ăn dặm ADKN, các mẹ sẽ để bé ăn từng món riêng biệt?

Điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ đúng khi bạn tập cho bé ăn dặm lần đầu. Khi đó, bạn cần nhận dạng khẩu vị của con. Vì thế, thay vì nấu nhiều thực phẩm với nhau, mùi vị sẽ không rõ ràng, bạn nên để con ăn từng món riêng. Canh là canh, rau là rau. Trẻ nên thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua.

Khi trẻ đã quen với các loại thực phẩm, mẹ có thể nấu món kết hợp. Tuy nhiên, nếu nếu mẹ muốn trẻ ăn không vị, tất cả các loại đồ ăn (kể cả hoa quả…) cũng là loại không vị.

Nếu món ăn dặm là không vị, nhưng hoa quả tráng miệng lại ngọt thì sẽ phản tác dụng. Trong lần đầu tiên khi cho con ăn không vị, bạn nên làm giảm nhẹ các món có mùi vị đậm. Ví dụ, bạn có thể trộn hoa quả với sữa chua để giảm vị ngọt quả quả.

Các bà mẹ Nhật cảm thấy việc nấu ăn cho con khá đơn giản, chỉ là sự kết hợp của rau củ, có thể ăn riêng hoặc chế biến lẫn. Để giúp trẻ thích ăn cơm, họ thường bắt đầu từ cháo trắng.

5. Tôn trọng con

Bạn nên coi bé như những thành viên khác trong gia đình. Không phải chỉ ăn no là đủ mà cũng cần chú ý đến cảm nhận của trẻ. Mỗi bé có tính cách khác nhau, và sẽ thay đổi tùy từng thời kỳ. Mẹ cần nắm bắt được điều này và điều chỉnh cho phù hợp.

Với phương pháp ăn dặm ADKN, bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bạn không nên bị phân tâm bởi những câu chuyện như bé A, bé B ăn như này, như kia. Chúng ta sẽ phải thử và điều chỉnh thường xuyên mức độ thô của đồ ăn phù hợp với con và không nên nóng vội.

Các mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng đây sẽ là khoảng thời gian vất vả, tuy nhiên dần dần trẻ sẽ học được những gì bạn dạy. Đừng để mình căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến con. Bạn cần vui vẻ thoái mái để giúp con vượt qua giai đoạn này.

Một yếu tố khác của việc tôn trọng con là cách cho ăn. Không khí, khung cảnh và màu sắc là những nhân tố ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Mỗi mẹ sẽ có cách riêng vì nó phụ thuộc vào đặc điểm từng trẻ. Mẹ dù bận rộn đi làm vẫn có thể cho con ăn dặm, bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sỹ và khiến trẻ vui vẻ, ăn uống ngon lành.

B. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống, nên hay không?

Bé yêu bước vào giai đoạn ăn dặm nên mẹ đang tìm hiểu nhiều phương pháp cho bé ăn dặm làm sao để bé phát triển tốt nhất. Ngoài phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay thực đơn ăn dặm truyền thống, gần đây còn phương pháp kết hợp Nhật – Việt khiến mẹ cũng bối rối vô cùng.

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho mẹ những thông tin về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm truyền thống, đồng thời tư vấn cho mẹ có nên kết hợp hai phương pháp ăn dặm này không, mời mẹ tham khảo nhé!

Đầu tiên, hãy điểm qua lại một quy tắc cơ bản nhất: Mẹ không nên dùng thực đơn ăn dặm cho bé trước 6 tháng mà hãy đợi đến khi bé tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chuẩn bị tốt cho quá trình ăn dặm, đã có thể tiết ra đủ men tiêu hóa để “xử lý” những thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Ăn dặm kiểu Nhật là thế nào và có những ưu điểm gì?

  • Bé có thể có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn
  • Bé làm quen với mùi vị từng loại thực phẩm.
  • Có thể tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn.
  • Tạo thói quen ngồi ăn, nâng cao tự lập cho bé
  • Bé có thể học được kỹ năng nhai và nuốt sớm

Tuy nhiên, chưa thấy y văn chính thống đề cập đến kiểu ăn dặm này và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của nó. Vả lại, hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh, phân bố men tiêu hóa thích hợp cho từng loại thức ăn riêng biệt.

Sinh lý tiêu hóa là khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ tiết ra một phức hợp các men tiêu hóa cho 4 nhóm thực phẩm cơ bản (đạm, bột đường, béo và vitamin – khoáng chất – chất xơ) Vậy nên các mẹ nên xem phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như một nguồn tham khảo thôi nhé.

Ăn dặm truyền thống là thế nào và có những ưu điểm gì?

Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ nhớ cho bé ngồi bàn ăn để bé tập thói quen ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ nhé!

Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ nhớ cho bé ngồi bàn ăn để bé tập thói quen ăn uống tốt ngay từ khi còn nhỏ nhé!

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực phẩm tạo thành hỗn hợp, thường là bột ăn dặm kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.

Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.

  • Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân khỏe mạnh.
  • Hệ tiêu hoá của bé được hỗ trợ nhờ thức ăn được xay nhuyễn
  • Chế biến đơn giản, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn
  • Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình

So sánh 2 cách ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai phương pháp này, chúng ta hãy cùng đặt lên bàn cân các cash ăn dặm này:

+ Về chế độ ăn

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản, bé sẽ ăn dặm mỗi ngày 1 bữa dặm, các bữa còn lại cho bú sữa theo nhu cầu trẻ.

– Đến giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn giống thời gian của người lớn và 2 các bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính. Trong giai đoạn đầu, theo khuyến cáo của WHO, dạ dày bé có khả năng chứa ≤ 30g/kg cân nặng. Vậy bé chỉ ăn 50-70 g cả cháo nghiền lẫn thức ăn mỗi bữa.

Phương pháp ăn dặm truyền thống: Phương pháp này sẽ xay nhuyễn bột ăn dặm kết hợp với rau củ lúc ban đầu và thịt, cá giai đoạn sau. Bột ăn dặm của bé cũng được điều chỉnh từ bột ngọt đến bột mặn, số lượng từ ít đến nhiều, độ đặc cũng tăng dần theo độ tuổi của.

Ăn dặm truyền thống cho phép bé có thể ăn nhiều ngay từ đầu nên mẹ chỉ cần lưu ý chế biến với định lượng hợp lý sẽ giúp bé tăng cân khỏe mạnh.

+ Về kỹ năng ăn

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Theo quan điểm của các mẹ Nhật, bé bắt đầu có phản xạ nhai vào 7 tháng tuổi. Do đó, thức ăn cho bé cần được làm thô hơn. Chính nhờ đó mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7.

– Cháo được nấu nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn. Sang 9 tháng, bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé đã có thể nhai tốt bằng lợi.

– Vì vậy, các miếng thực phẩm thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dù to nhưng thường được làm mềm để bé vẫn nhai được. Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện để thích ứng với nhiều khả năng riêng rẽ.

Phương pháp ăn dặm truyền thống: Với cách ăn dặm này, mẹ sẽ đút bé bằng muỗng còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Bé có thể ăn được nhiều nhưng việc xay nhuyễn thực phẩm khiến bé khó phần biệt được mùi vị.

– Song song đó, khi cho bé ăn một thực phẩm mới, mẹ cần cho bé ăn với số lượng ít để kiểm tra xem có gây dị ứng cho bé không nhé. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng phương pháp này sẽ làm bé không phát triển được kỹ năng nhai cần thiết.

– Thực tế đây không phải là khuyết điểm của phương pháp này mà là do mẹ chưa chế biến thức ăn phù hợp với bé. Mẹ cần cho bé ăn theo giai đoạn với độ thô của thức ăn tăng dần (từ xay nhuyễn cho mềm mịn, băm nhỏ đến thái hạt lựu, loãng rồi đặc dần) nhưng tuyệt đối không nên ép bé tăng tốc nhanh quá chỉ vì muốn tăng kỹ năng nhai của bé.

Dù cho bé ăn theo phương pháp nào mẹ cũng phải đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất

Dù cho bé ăn theo phương pháp nào mẹ cũng phải đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất

Vậy có nên kết hợp ăn dặm truyền thống với ADKN không?

Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống cho bé yêu. Phương pháp 2 trong 1 này sẽ giúp bé quen dần mùi vị và rèn phản xạ nhai cho bé theo từng cấp độ nữa đấy. Hãy nhớ khi kết hợp cả hai phương pháp, mẹ cần tuân thủ những yêu cầu và nguyên tắc sau nha:

Bột ăn dặm của bé bao gồm: tinh bột (cháo, nui, mì, bánh mì) + chất xơ (rau, củ, quả) + đạm (trứng, thịt, cá) + chất béo (dầu thực vật, dầu cá,…). Các bé 6 tháng, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột vị ngọt từ trái cây, rau củ. Khi bé 7 – 8 tháng, mẹ có thể cho bé ăn cá, thịt đỏ. Đến khi bé 9 – 11 tháng, bé có thể ăn thêm tôm.

Cho bé tập ăn riêng từng món để bé cảm nhận và phân biệt mùi vị, giúp bé nhận ra mình thích hay không thích món nào. Nếu bé không thích món nào đó, mẹ có thể tạm dừng và cho bé ăn lại sau 3 ngày.

Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài hơn 30 phút và luôn phải có không khí vui vẻ, thoải mái. Tuyệt đối không nên ép bé ăn mà nên luôn tươi cười, động viên bé.

Nếu bé tỏ thái độ phản đối hay không hợp tác ăn , mẹ nên cho bé dừng ăn và cho bé bú sữa. Không nên tạo thói quen xấu cho bé như vừa ăn vừa chơi, vừa đi dạo hoặc phải khua chiên múa trống.

Khi bé bị ốm, dễ bị trớ lúc ăn, mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn (cháo, rau củ, thịt cá đều ăn riêng…). Cũng có thể chỉ cho bé ăn cháo trắng nấu loãng để bé dễ nuốt hơn, đồng thời cho bé ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa hơn bình thường. Bù vào đó, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa để đảm bảo bé không bị thiếu chất.

Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống

Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp mẹ hiểu thêm về cách kết hợp phương pháp ăn dặm truyền thống và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật. Cần nhớ rằng đến tháng thứ 6, sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nên dù chọn phương pháp nào, mẹ cũng cần đảm bảo bé được bổ sung đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là những chất phát triển trí não.

Việc chế biến các nguyên liệu thật chính xác sao cho không làm mất dưỡng chất cũng như cách kết hợp các thực phẩm thế nào để cung cấp đủ chất cho bé lại không hề đơn giản.

C. Có nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật từ giai đoạn tập ăn dặm không, ADKN có tốt không?

Người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng lại có thể áp dụng ăn dặm kiểu Nhật tại Việt Nam được hay không? Ăn dặm kiểu Nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm niềm vui trong ăn uống.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng và kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động một cách trơn tru. Thế nhưng, các mẹ hay bối rối về những điều vừa nghe, vừa đọc trên internet mà không có một chương trình nghiên cứu về phương pháp ăn dặm này.

Dưới đây Massageishealthy xin giải đáp một số thắc mắc của các mẹ khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật để các mẹ có thể áp dụng thành công phương pháp ăn dặm này cho bé yêu nhà mình, mời các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Lúc nào có thể cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Theo lý thuyết bé sẽ ăn dặm khi đã đủ 5 tháng tuổi. Trên thực tế các mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm khi con đã có những biểu hiện như: thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, biết cách ngậm thìa tương đối…

Có nhiều bé đòi ăn sớm nhưng cũng có bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm, vì thế mẹ phải là người hiểu tâm lý của con và đáp ứng nhu cầu ăn dặm của con. Thời gian lý tưởng để khởi động ăn dặm cho bé là đủ 5 tháng tuổi cho đến 6 tháng tuổi.

2. Trước khi bắt đầu chính thức ăn dặm thì nên cho bé ăn gì?

Hoa quả, sinh tố hoa quả: Hoàn toàn có thể cho bé măm hoa quả khi bé đã đủ 4 tháng tuổi. Các mẹ có thể lựa chọn sinh tố hoa quả có sẵn như của Hipp chẳng hạn, hoặc tự làm sinh tố hoa quả cho bé. Nhớ nấu chín hoa quả rồi mới cho bé ăn. Bé 6 tháng mới được ăn hoa quả trực tiếp.

– Một số loại hoa quả tốt cho bé như: táo, lê, kiwi, bơ, chuối, mận tây, cherry, dâu tây…Lưu ý một số loại quả có vị chua như cam, chanh leo, bưởi…thì nên cho ăn muộn hơn (tầm 8 tháng), nên pha loãng rồi mới cho bé uống để acid không làm hại dạ dày của con.

Bột ngọt/bột ăn liền/bột sữa: Trong hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật chuẩn không nhắc đến vấn đề ăn bột vì bên đó họ cho ăn cháo thẳng luôn, không qua công đoạn này. Tuy nhiên để phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt mình thì các mẹ có thể cho bé măm bột. Coi như đây là cách để bé làm quen với thức ăn đặc hơn sữa và làm quen với thìa.

– Nhưng thời gian ăn bột không nên kéo dài vì sẽ khiến bé có phản xạ nuốt chứ không nhai. Tốt nhất là cho bé ăn bột trong khoảng 1 tuần, sau đó dừng ăn bột ngọt khoảng 1 tuần nữa để bé quên đi vị ngọt. Lúc đó mới chính thức cho bé ăn dặm.

Cà rốt tráng đường ruột: Đây là một mẹo mà nhiều mẹ mách nhau, bằng cách lấy nước ép cà rốt hoặc cà rốt nghiền cho bé ăn liên tục trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần trước khi ăn dặm, mỗi ngày 5-10ml.

– Tác dụng của việc ăn cà rốt là để giúp bé ổn định đường ruột, sẵn sàng đón nhận các loại thực phẩm khác nhau, tránh việc bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa sau này.

Cà rốt tráng đường ruột

Cà rốt tráng đường ruột

3. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, cần những dụng cụ như thế nào?

  • Nồi ủ/nồi áp suất/bình thủy nhiệt

Nồi ủ có nhiều loại, các mẹ có thể lựa chọn tùy theo khả năng kinh tế của gia đình mình. Nồi ủ chức năng chính của nó là hầm nước dùng, hoặc nấu cháo rất ngon, ko tốn nhiệt và thời gian.

Ví dụ các mẹ đặt nồi nấu cháo từ tối, bỏ vào ủ, sáng sau ngủ dậy là có nồi cháo hầm nhừ sánh ngon rồi. Nồi áp suất thì ko cần phải giới thiệu nhé.

Còn bình thủy nhỏ hoặc đơn giản là mua 1 phích nước Rạng Đông loại nhỏ, ngâm gạo khoảng 1 tiếng rồi cho vào phích, đổ nước nóng theo đúng tỷ lệ, qua 1 đêm là có cháo ngon tuyệt rồi, rất đơn giản.

  • Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật

Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật

Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật

Giúp các mẹ tiết kiệm thời gian chế biến thức ăn mỗi ngày cho bé một cách dễ dàng hơn với đầy đủ các dụng cụ, cối, chày, rây, dụng cụ vắt nước cam… trong cùng 1 bộ sản phẩm cho phép mẹ nghiền, giã, mài nát thức ăn trước khi cho bé ăn.

Sản phẩm rất đa dạng với nhiều nhãn hàng nổi tiếng như Pigeon, Combi, Farlin, KuKu, Richell…giúp mẹ thoải mái lựa chọn.

  • Ghế ngồi: RẤT QUAN TRỌNG!!!

Ghế ngồi: RẤT QUAN TRỌNG!!!

Ghế ngồi: RẤT QUAN TRỌNG!!!

Nguyên tắc của ăn dặm kiểu Nhật là bé ngồi ăn 1 chỗ, trong không gian yên tĩnh, tập trung, ít người qua lại, không đồ chơi, không tivi. Bởi vậy chuẩn bị 1 cái ghế ngồi phù hợp với bé và không gian của gia đình là rất cần thiết. Nếu bé chưa ngồi vững thì có thể dùng gối, chăn mềm để chèn giúp bé ngồi vững hơn.

Nếu chưa kịp mua ghế thì chồng chăn hoặc gối cao lên để bé ngồi dựa vào theo kiểu nửa nằm nửa ngồi. Mẹ lưu ý không nên bế bé trong lòng để ăn dặm nhé!

Thời gian ăn cũng ko nên kéo dài để tránh cho bé bị mỏi. Hiện có nhiều loại ghế có thể điều chỉnh độ cao thấp, độ ngả của lưng ghế phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

4. Tại sao ăn dặm kiểu Nhật lại phải nấu riêng các món?

– Ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm là không nấu chung các món (hầu hết) mà riêng rẽ từng thứ ngay từ lúc bé mới tập ăn. Mục đích là để bé có thể làm quen và nhận biết hương vị của các thực phẩm một cách rõ ràng nhất.

Từ đó mẹ sẽ biết bé thích món gì, không thích món gì cho lắm hay có dị ứng với thực phẩm nào hay không (mà nếu trộn chung thì có lẽ bé khó phân biệt hơn).

– 2 tháng đầu tiên ăn dặm các mẹ cố gắng cho con ăn riêng nhiều nhất có thể, thử qua hầu hết các loại thực phẩm được phép ăn để biết sở thích của bé. Sau thời gian đầu đó thì có thể linh động lúc ăn riêng, lúc ăn chung để đa dạng món ăn cho bé, tạo sự hấp dẫn cho bữa ăn.

5. Ăn dặm kiểu Nhật thấy làm nhiều món lích kích như vậy, mẹ không có thời gian thì có cho bé áp dụng được không?

– Mặc dù nghe có vẻ lích kích, nhưng nếu biết cách chế biến và sắp xếp thời gian, thì việc cho con ăn dặm nói chung, và ăn dặm kiểu Nhật nói riêng thật ra rất nhàn và nhanh chóng.

Bởi vì các mẹ được phép đông lạnh thực phẩm, lại có lò vi sóng hỗ trợ nên khi đã vào guồng thì thời gian chế biến rất nhanh, chỉ tầm 10-20p là xong bữa ăn cho bé.

– Thêm nữa, các món nghe có vẻ cầu kỳ, nhưng hầu hết đều là hấp hoặc luộc hoặc nấu canh, với vị ngọt tự nhiên của thực phẩm chứ hầu như ít nêm nếm gia vị khác bên ngoài, do đó chế biến đều rất nhanh + dễ làm.

6. Nên chế biến thức ăn cho bé như thế nào để vừa đảm bảo dưỡng chất lại không mất thời gian?

Đối với các bé giai đoạn đầu mới tập ăn dặm, vì lương ăn của các bé còn ít nên để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể chế biến nhiều một lúc rồi trữ lạnh. Như vậy sẽ không mất thời gian mỗi lần nấu. Cách trữ lạnh như sau:

+ Cháo: các mẹ có thể nấu cháo theo đúng tỷ lệ (1:10; 1:9…) với lượng lớn, rây lưới nhuyễn đúng độ thô bé ăn rồi chia vào từng hộp nhỏ vừa lượng theo từng bữa, trữ ngăn lạnh trong khoảng 4-7 ngày.

Lưu ý là mẹ phải để cháo nguội hoàn toàn mới cho vào ngăn lạnh, và nên rây nhuyễn cháo trước khi làm đông lạnh để tiết kiệm thời gian và tránh trường hợp cháo bị lại gạo khi rã đông sẽ khó rây nhuyễn hơn.

+ Các loại thịt bò, gà, lợn mua tươi về nên được chế biến ngay lập tức: Trần qua nước sôi nóng già có bỏ chút gừng để loại bỏ tạp chất và mùi hôi, thấm khô rồi xay/bằm nhỏ tùy vào độ thô mà bé đang ăn.

Sau đó chia thịt thành từng viên vừa bữa bé ăn, bỏ trong hộp nhựa hoặc gói trong nilon bọc thực phẩm riêng rẽ, cũng trữ ở ngăn lạnh. Cũng có thể chia thịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi cấp đông. Lúc cần ăn thì lấy miếng thịt đó ra mài. Thịt trữ ngăn lạnh nên dùng trong vòng 1 – 2 tuần.

Các loại thịt bò, gà, lợn mua tươi về nên được chế biến ngay lập tức

Các loại thịt bò, gà, lợn mua tươi về nên được chế biến ngay lập tức

+ Nước dùng: Nước hầm từ xương sườn lợn, nước luộc gà (để ngăn mát tủ lạnh để loại bỏ mỡ, chỉ lấy phần nước trong) hay nước dashi (làm từ cá bào, rong biển, một số loại củ) nên để nguội, cho vào khay đá và trữ đông để dùng dần.

+ Rau củ, nhất là các loại rau có lá thì nên chế biến tươi. Nhưng nếu mẹ nào không có thời gian thì vẫn có thể xay mịn trữ đông để làm dạng súp rau đều được.

+ Các loại thủy hải sản như cá, tôm, cua sơ chế cấp đông theo dạng từng miếng hoặc viên nhỏ theo khẩu phần ăn của con. Mỗi lần ăn chỉ cần lấy 1 miếng ra rã đông rồi chế biến là được.

Tới mỗi bữa bé ăn, chỉ cần mang cháo + nước dùng ra giải đông, rồi đun liu riu cho cháo nóng + sánh lại. Hoặc làm nóng bằng lò vi sóng trong 1-2 phút. Thịt cá cũng mang ra giải đông, mài nát rồi hòa với nước lạnh cho tơi và lọc bỏ nốt gân xơ rồi mới chế biến.

Rau thì hấp nguyên miếng (nguyên cành) cho chín, rồi mới bằm nhỏ tới độ thô bé ăn. Như vậy chế biến 1 bữa ăn dặm cho bé, mất tối đa là 20 phút nếu mẹ làm chậm và nhiều món khác nhau.

7. Đông lạnh thực phẩm như vậy liệu có mất chất không?

– Câu trả lời là hoàn toàn không nếu chúng ta đông lạnh đúng cách nhé.

– Nguyên tắc đông lạnh: Sơ chế khi thực phẩm tươi nhất có thể, nếu nấu chín thì phải để nguội mới cho vào ngăn đông. Đảm bảo thời gian đông lạnh đủ 24 tiếng.

Không nên lẫn lộn thức ăn chín và sống. Sử dụng hộp bảo quản có nắp đậy cho từng loại thực phẩm riêng biệt trong ngăn đông.

8. Làm sao để tập phản xạ nhai cho con?

– Bước 1:

Tập cho con ăn thô bằng đậu phụ (hoặc bất cứ thức ăn gì mềm, dễ nuốt mà bé thích: trứng chiên, đậu xanh nghiền, khoai tây/khoai lang hấp).

Nhưng nên dùng đậu phụ, vì nó lành, dễ tiêu, mà cũng dễ chuẩn bị. Cho bé ăn bắt đầu từ bước nghiền nhuyễn (giống như khi xay cháo í).

Tập cho con ăn thô bằng đậu phụ

Tập cho con ăn thô bằng đậu phụ

Xong tiến tới nghiền rối hơn 1 chút chút thôi (ví như xay bình thường là nhấn 5 lần, thì giờ chỉ nhấn 4 lần thôi). Nghe ngóng phản ứng của con. Rồi tiến tới là cho con cả miếng to bằng 1/2 đầu đũa để con tự nhai nhỏ đến độ thô con có thể nuốt đc, ko nuốt chửng mà gây ọe nữa.

Đích là con phải có thể ăn miếng đậu mà mẹ xắn theo kích thước nào cũng đc, cho vào mồm con thì con sẽ có phản xạ nhai nhỏm nhẻm rồi tự nuốt chứ ko nuốt chửng để ọe nữa.

– Bước 2: Trộn cháo

Cách này là để bé quen ăn cháo có độ thô hơn. Vì nhiều bé ăn đậu phụ vã thì nhai rất tốt, nhưng ăn cháo hơi lợn cợn ko mịn thì vẫn bị ọe. Đó là vì các bé luôn có phản xạ “ăn cháo là chỉ phải nuốt chứng” mất rồi.

Trước mỗi lần nấu cháo cho con, mẹ múc 1 thìa súp cháo nguyên hạt đê riêng, xay rối /nghiền/rây hơn độ mịn bé vẫn ăn 1 tẹo. Sau đó mẹ trộn từ từ chỗ cháo xay rối đó vào cháo của con, bằng cách múc riêng từng bát cháo, mỗi bát cháo chỉ trộn 1/2 thìa cháo rối vào thôi. Từ từ để nghe ngóng phản ứng của con. Nếu bé có dấu hiệu ọe là dừng lại ngay.

– Bước 3: Tiếp tục luyện cho con ăn thô bằng đậu phụ

2 -3 ngày sau lại tiếp tục trộn cháo như vậy cho con. Có thể lần này bé sẽ ko ọe, hoặc chỉ hơi có dấu hiệu ọe thôi. Lúc đó mẹ có thể cho bé uống 1 chút nước để giúp bé ko bị ọe mà chịu nuốt miếng cháo đó. Trong lần thử thứ 2 này, nếu bé ăn được hết 1/2 chỗ cháo trộn mà chỉ hơi muốn ọe 1 -2 lần là ổn.

Cứ kiên nhẫn như vậy đến khi con ăn đc hết lượng cháo rối mẹ trộn vào. Sau đó thì từ từ tăng lượng cháo rối lên. Đến khi lượng cháo xay rối chiếm 1/2 – 2/3 lượng con ăn thì tiếp tục nâng độ thô của cháo sẽ trộn lên 1 mức.

Đích là bé đến 9 tháng phải ăn được cháo nguyên hạt hầm nhừ, rau xay vẫn có thể có xơ, và thịt thì chỉ cần bằm nhuyễn là được.

9. Bé ăn dặm thấy đi ngoài nhiều lần trong ngày, liệu có làm sao không?

– Nếu bé ko có các biểu hiện sau: phân đi lỏng, mùi tanh, có chất nhầy, có kèm máu…thì yên tâm là bé ko bị đau bụng.

– Bé đi nhiều lần khi đã ăn dặm chứng tỏ bé tiêu hóa tốt, đủ lượng thì đẩy ra ngoài.

10. Có nên tăng lượng, tăng bữa vượt chuẩn?

Tuyệt đối ko nên để bé ăn quá nhiều lượng cho phép, vì những lý do sau:

  • Hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để tải toàn bộ lượng thực phẩm mà bé dung nạp. Về lâu dài khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, kém dần đi.
  • Ăn quá nhiều trong một thời gian dài sẽ khiến bé nhanh chán, dễ có xu hướng lâm vào tình trạng biếng ăn sinh lý sớm hơn những trẻ khác.
  • Ăn quá nhiều khiến các bộ phận cơ thể non nớt của con làm việc liên tục, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ.

Vì vậy: Dù bé có thích đến mấy thì các mẹ cũng cần khống chế lượng ăn của con theo đúng quy định.

11. Con không chịu uống sữa, liệu có thể lấy ăn dặm bù vào?

  • Bé dưới 1 tuổi thức ăn chính vẫn là sữa, sữa là ưu tiên hàng đầu
  • Dù bé ăn ít sữa thì vẫn không nên lấy ăn dặm bù, lượng ăn dặm vẫn phải khống chế đúng chuẩn.
  • Tăng cường các món ăn có sử dụng sữa làm nguyên liệu.
Con không chịu uống sữa, liệu có thể lấy ăn dặm bù vào?

Con không chịu uống sữa, liệu có thể lấy ăn dặm bù vào?

12. Tại sao không nêm gia vị? Lúc nào bé được ăn gia vị?

– Khuyến cáo: Bé dưới 1 tuổi ko nên ăn gia vị (bột canh, bột nêm, muối, mỳ chính, nước mắm, đường, ớt gừng tỏi,…) đặc biệt là gia vị mặn vì sẽ làm hại đến thận của bé.

– Tốt nhất hãy để bé đủ 1 tuổi mới nghĩ đến việc nêm nếm. Còn nếu buộc phải nêm nếm (do sức ép từ gia đình) thì cố gắng để bé đủ 9 tháng, lượng ăn chỉ như đầu đũa chấm vào thôi.

D. Ăn dặm kiểu Nhật dễ áp dụng cho Việt Nam hay không?

Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Trong quá trình ăn dặm kiểu Nhật, ngoài việc tập ăn thức ăn, bé còn được học kỹ năng nhai. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn. Ngoài ra, bé còn được học kỹ năng bốc thức ăn bằng tay, ghim thức ăn bằng nĩa, xúc bằng muỗng. Khi đó, bé sẽ cảm thấy rất thú vị với bữa ăn của mình hơn.

Vì được tập ăn từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ cá, gà, bò, heo, trứng, tôm cho đến các loại rau, củ, quả. Bé được tập ăn cháo trắng với thức ăn riêng nên bé biết phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm. Từ đó bé biết mình thích món nào và không thích món nào một cách rõ ràng.

Lên một tuổi, bé bắt đầu được tập ăn cơm nát rồi ăn cơm. 15 tháng tuổi, bé ăn được cơm và thức ăn gần như người lớn. 18 tháng tuổi bé có thể tự mình xử lý một phần suất ăn. Vai trò của người mẹ lúc này chỉ là hỗ trợ thêm đôi chút. Do đó, các bà mẹ Nhật không quá vất vả trong việc nuôi dạy con. Mẹ rất nhàn trong việc cho ăn nhưng vẫn đảm bảo con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Áp dụng ăn dặm kiểu nhật tại Việt Nam dễ hay khó?

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

Từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện. Trẻ em Nhật Bản đều được mẹ chúng tập ăn theo phương pháp này.

Nhật Bản là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu của người Nhật là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả… Cách chế biến cũng khá giống Việt Nam. Do đó, có thể nói phương pháp ăn dặm của Nhật dễ áp dụng với người Việt Nam.

Ăn dặm kiểu Nhật có nguyên liệu và cách chế biến khá giống Việt Nam

Ăn dặm kiểu Nhật có nguyên liệu và cách chế biến khá giống Việt Nam

Mẹ nên nhớ, có rất nhiều kiểu ăn dặm khác nhau, mỗi bé phù hợp với một loại riêng. Mẹ là người giới thiệu phương pháp ăn cho con nhưng chính con mới là người lựa chọn phương pháp ăn phù hợp cho mình. Mẹ đừng nhất nhất phải theo một phương pháp nào mà hãy chiều theo ý con để bữa ăn bớt áp lực và con có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất nhé.

E. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi

Từ lâu Nhật Bản luôn nổi tiếng với nền giáo dục hiện đại và sự nuôi dạy cũng như giáo dục ý thức cho con cái từ sớm của các bậc cha mẹ Nhật luôn hay ho và đáng cho chúng ta học tập theo. Vậy hãy cùng bài viết hôm nay của Massageishealthy tìm hiểu xem người Nhật thường cho con ăn dặm như thế nào giai đoạn 4 tháng tuổi nhé.

Trước khi vào chủ đề chính là những thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem khi cho bé ăn dặm lúc còn bé như thế này thì có những lưu ý đặc biệt nào để phù hợp và tốt cho bé nhất nhé.

Đối với các bé 4 tháng tuổi ngoài việc cho bé dùng sữa mẹ là chính thì đây là giai đoạn quan trọng khi cho bé làm quen với thực phẩm. Hệ tiêu hóa của bé giai đoạn này còn khá non nớt và chưa hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ các thức ăn khác nên các mẹ cần phải thận trọng và lựa chọn thực phẩm phù hợp trong giai đoạn ăn dặm này của trẻ.

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng cần lưu ý bé chưa ăn được nhiều

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng cần lưu ý bé chưa ăn được nhiều

Theo các chuyên gia thì nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng không phải bé nào cũng đủ điều kiện để làm được việc này. Nên có một số bé phải tập ăn dặm sớm, nhằm mục đích chính để bé quen dần với việc ăn. Vì vậy cần phải thiết kế một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng khoa học và chế biến hết sức vệ sinh để bé không bị tiêu chảy hoặc khó chịu.

Gợi ý bạn một vài món ăn dặm kiểu Nhật cho bé khoảng 4 tháng tuổi.

1. Nước ép hoa quả cho bé 4 tháng

Với các bé 4 tháng tuổi bạn có thể cho bé thử làm quen với việc uống nước ép cam tươi hoặc nước ép quýt, vừa cung cấp vitamin và giúp làm quen thực phẩm khác dễ dàng hơn. Các bạn không nên dùng các loại quả quá chua như tắc, chanh vì giai đoạn này cho bé dùng sẽ phá hủy đi vị giác mới hình thành của trẻ.

Một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng

Một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng

Nguyên liệu các bạn cần chuẩn bị: Cam hoặc quýt; nước ấm.

Các bạn nên chọn những quả cam hoặc quýt tươi ngon và ngọt, đừng dùng quả quá chua nhé. Sau đó các bạn rửa sạch, ép lấy nước và cho thêm vào một ít nước sôi để ấm rồi khuấy đều lên cho bé dùng.

Nước cà chua: Ngoài cam và quýt ra bạn có thể dùng nước ép cà chua. Nên chọn loại chín nẫu, sẽ ngọt hơn cà chua xanh, bên cạnh đó, không ép nước cà chua xanh cho trẻ, sẽ gây táo bón nhé.

Nguyên liệu: Cà chua tươi, nước ấm, đường trắng.

Khi mua cà chua về các bạn sẽ rửa sạch rồi luộc sơ qua nước sôi. Tiếp theo các bạn lột vỏ, bỏ hạt, khuấy đều với nước ấm sau đó cho thêm một ít đường (rất ít thôi nhé) vào là được.

2. Bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng

Các mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng các loại bột rau củ tự nhiên như rau cải, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, khoai tây… Hoặc cũng có thể cho bé dùng các loại bột ngũ cốc xay nhuyễn như bột đậu.

Sau khi mua nguyên liệu về các bạn sẽ rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng một chút rồi mới lấy răm băm nhuyễn. Tiếp theo bạn sẽ đun sôi cho chín hoặc hấp chín đều được. Sau đó bạn lọc bỏ phần xơ và xay nhuyễn rồi cho thêm một ít muối hoặc đường rồi cho bé ăn nhé. Các bạn chú ý chọn rau củ tươi ngon nhất để chế biến cho bé nhé.

Bên cạnh bột rau củ nguyên chất bạn có thể kết hợp trứng gà cà rốt để tạo thành bột cho bé ăn. Đầu tiên các bạn sẽ lấy lòng đỏ trứng đánh đều, cà rốt nấu chín và xay nhuyễn. Kế tiếp bạn cho bột gạo, cà rốt và trứng vào nước đun với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín. Múc ra thổi nguội trước khi cho bé dùng nhé.

Để chuẩn bị món ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi theo kiểu Nhật này các bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Nên kết hợp đầy đủ các chất đạm (thịt, cá trứng..), chất xơ và tinh bột.
  • Các bạn có thể cho bé bắt đầu việc tập ăn bằng các loại bột ăn dặm loại bột ngọt.
  • Bạn không nên pha quá đặc sẽ khiến bé không thích nghi được, nên khuấy loãng.
  • Đồng thời các mẹ nên nhớ rằng không nên ép bé ăn đúng bữa mà chỉ cho ăn dặm để bé nếm và cảm nhận vị ngon nhé.
Không nên ép bé ăn đúng bữa mà chỉ cho ăn dặm

Không nên ép bé ăn đúng bữa mà chỉ cho ăn dặm

Chúng ta đã cùng nhau phổ cập thêm một vài thông tin hữu ích về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng để nuôi dưỡng bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn rồi.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật trên khá an toàn và dễ làm nên các mẹ có thể áp dụng cho bé làm quen. Các mẹ nên tìm hiểu thêm thông tin khác để có thể xây dựng một chương trình nuôi dạy bé đúng đắn và khoa học nhất nhé.Chúc các mẹ nuôi dạy bé thật khỏe mạnh, thông minh và hay ăn chóng lớn nhé.

F. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 11 tháng tuổi

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng bố mẹ cần lưu ý những gì. Chế biến và cho bé ăn ra sao? Cùng xem trong bài viết bên dưới nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng là mối quan tâm của nhiều bố mẹ. Khác với ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng, bé 9, 10, 11 tháng đã là giai đoạn 3 của quá trình ăn dặm. Thực đơn ăn dặm cho bé lúc này không thay đổi nhiều. Nhưng giai đoạn này có một số điều mẹ cần lưu ý để việc nuôi dạy con được tốt hơn. Bố mẹ tham khảo nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng có nhiều điều bố mẹ cần lưu ý

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng có nhiều điều bố mẹ cần lưu ý

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng, những điều cần lưu ý

Khi vào giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng, nghĩa là bé và bố mẹ đã qua 2 giai đoạn đầu. Đây hẳn là khoảng thời gian khá vất vả cho bố mẹ. Vào giai đoạn 3 này, việc ăn của bé sẽ dễ dàng hơn đôi chút.

Vào tháng thứ 11, bé đã bắt đầu nhấm nháp thức ăn rất giỏi. Mẹ không còn cần phải lúc nào cũng xay nhuyễn thức ăn nữa. Vì lúc này bé đã qua thời kỳ vàng tập nhai nuốt (khoảng từ tháng 8 đến tháng 10). Lúc này bé có thể nhấm nháp thức ăn bằng răng, lợi. Hãy xắt những thức ăn mềm thành nhiều miếng nhỏ cho bé tự ăn. Độ mềm của thức ăn lúc này tương tự như độ mềm của quả chuối chín.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến sự ngon miệng, vui vẻ. Và đặc biệt là sự tự lập của bé. Chính vì vậy, ngoài việc để bé tự nhai thức ăn, chính vì vậy bố mẹ có thể tập dần cho bé tự ăn. Vào 11 tháng, khả năng vận động của bé đã khá tốt rồi. Bố mẹ có thể tập cho bé bốc ăn, dùng nĩa để ghim thức ăn, hoặc dùng thìa để xúc ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng, cần tập cho con tự lập

Ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng, cần tập cho con tự lập

Chế biến thức ăn dặm kiểu Nhật bé 11 tháng

Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 11 tháng là giai đoạn 3 của quá trình ăn dặm. Đây cũng là tháng cuối cùng (9, 10, 11 tháng). Lúc này hẳn bé đã cứng cáp, quen với việc ăn dặm. Điều quan trọng là cần cho bé cảm giác ngon miệng.

Thành phần chính trong bữa ăn của bé hầu như không thay đổi. Bé cần đầy đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin. Các món giàu đạm như thịt, cá trứng sữa… cũng như các món rau củ trái cây là không thể thiếu.

Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn

Dù thành phần không đổi, mẹ cần tăng lượng thức ăn và mức dinh dưỡng cần cho bé giai đoạn này. Khi nấu cháo, mẹ có thể nấu theo tỉ lệ 20g gạo với 100ml nước. Các loại thức ăn khác mẹ có thể nấu chín mềm, cắt thành từng phần để bé tập ăn. Mẹ cũng nên quan tâm đến độ đa dạng trong bữa ăn. Giúp bé ăn uống ngon và khám phá thế giới mùi vị.

Hệ tiêu hóa của bé lúc này cũng đã khá hoàn thiện để bé tiếp nhận các thức ăn. Mẹ có thể bổ sung thêm nhiều món như thịt đỏ, đậu hũ, gan gà… Các món này chứa nhiều sắt, tốt cho bé.

G. Thực đơn kết hợp giữa ADKN và kỹ thuật BLW cho trẻ dưới 1 tuổi

Làm thế nào để kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cho bé hiệu quả? Thời kỳ bắt đầu ăn dặm cho trẻ chắc hẵn các mẹ đều gặp nhiều bỡ ngỡ. Trên mạng hiện nay có những phương pháp ăn dặm cho bé như: Ăn dặm kiểu Nhật, kiểu BLW, kiểu truyền thống,…

Mỗi phương pháp đều có ưa điểm riêng, bài viết sau đây là chia sẻ của mẹ Teppi cách kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cho bé.

Làm thế nào để kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cho bé hiệu quả?

Làm thế nào để kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cho bé hiệu quả?

Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật với bé

  • Món ăn cho trẻ ngày tết ngon và bổ dưỡng
  • Món ăn vặt cho trẻ em
  • Phương pháp ăn dặm ADKN giúp mẹ nuôi con thành công
  • Phương pháp ăn dặm BLW và thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé

Lý do mẹ chọn phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Mình chọn phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW. Vào những giai đoạn bé biếng ăn mình có phụ thêm thực đơn ăn BLW, thậm chí cả ăn dặm truyền thống. Mình chủ trương không quá cứng nhắc hay nhất nhất phải theo ăn dặm kiểu Nhật. Bởi mình nghĩ việc linh hoạt theo thói quen và sở thích của con sẽ khiến khoảng thời gian con khám phá thức ăn thú vị hơn.

Một phần vì mình thích nước Nhật, thích văn hóa Nhật và thích thói quen ăn uống của người Nhật. Đặc biệt mình cực thích khi chế biến đồ ăn theo ăn dặm kiểu Nhật các loại thức ăn được chế biến riêng, như vậy bé có thể cảm nhận mùi vị rõ ràng. Đơn cử bé nhà mình đã biết lựa chọn các món ăn mình thích và không thích.

Trong 1 khay ăn có cháo, rau và hoa quả bé đã biết chỉ tay vào món canh và hoa quả. Bé cũng biết lắc đầu hay mím miệng khi mẹ đút cháo. Ăn dặm kiểu Nhật cũng giúp bé ăn thô sớm, ăn tập trung, không bế, không ăn rong.

Tham khảo thực đơn ăn dặm của mẹ Teppi

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 1

Thực đon ăn dặm: Táo, cam, sinh tố, sữa chua, bánh ăn dặm cho bé

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 2

Thực đơn ăn dặm: Khoai lang, cá hồi, cải cầu vồng, chuối cau, nước khoai lang tím

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 3

Thực đơn ăn dặm: Cơm rắc phomai, gan tim xào mướp, trứng chiên, cải cầu vòng, xoài

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 4

Thục đơn ăn dặm: Mướp xào sốt dishi cá bào, cá quả, cơm nát, lơ xanh

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 5

Thực đơn ăn dặm: Cơm quinoa đạu lăng đỏ, canh mướp đậu Nhật, chuối,…

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 6

Thực đơn ăn dặm: Lươn kho củ cải, đậu phụ sốt rau củ, canh bắp cải, cơm rắc bột đậu, trà lúa mạch, chuối cau.

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 7

Thực đơn ăn dặm: Salad rau củ rắc mè, cá hồi áp chảo, canh rong biển, cơm đậu lăng,…

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 8

Thực đơn ăn dặm: Cá sốt khoai lang đậu nành, canh ngót. kiwi, cơm nát sốt lơ kem sữa,…

 

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW tạo cho bé niềm vui ăn uống - 9

Thực đơn ăn dặm: Bơ, trứng gà, cá hồi, salad táo, canh mướp,…

Mặc dù ăn khá mất thời gian chế biến kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW nên đối với những mẹ đi làm cho con ăn dặm như mình phải rất nỗ lực để cân bằng và sắp xếp thời gian. Làm sao vừa phải nấu ăn cho con, vừa phải nấu ăn và chăm sóc cho gia đình tốt nhất.

Chúc các bạn thành công trong việc nuôi dạy trẻ khỏe với những thực đơn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) này nhé.

You may also like

You cannot copy content of this page