Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ 3 cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tủ đông hoặc ở nhiệt độ thường sau khi vắt ra ngoài

3 cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tủ đông hoặc ở nhiệt độ thường sau khi vắt ra ngoài

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách tốt nhất sau khi vắt ra các mẹ cần biết.

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Vì lý do đó, mà không ít mẹ Việt Nam vắt sữa, trữ sữa cho bé và có những cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đông khác nhau. Điều này đảm bảo cho bé luôn có sẵn một lượng sữa mẹ thơm ngon, an toàn và giàu dinh dưỡng mỗi khi mẹ đi công tác hay có việc bận phải đi ra ngoài.

Với cuộc sống bận rộn vừa phải chăm con vừa phải đi làm nên có nhiều mẹ không thể cho bé bú trực tiếp được mà thay thế bằng việc vắt sữa cho và bình hoặc túi bảo quản trong tủ lạnh để khi nào bé đói thì cho uống.

Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa chú trọng lắm vào khâu bảo quản sữa, dễ làm sữa bị hỏng sẽ không tốt cho bé khi uống. Một số mẹ khi con chê sữa, đổ thừa do con kén ăn, mà không biết rằng do cách trữ sữa mẹ, làm giảm chất lượng, khiến bé không có hứng thú ăn đấy.

Sữa mẹ sau khi vắt có thể cho vào túi hoặc bình bảo quản - 3 cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tủ đông hoặc ở nhiệt độ thường sau khi vắt ra ngoài

Sữa mẹ sau khi vắt có thể cho vào túi hoặc bình bảo quản – 3 cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tủ đông hoặc ở nhiệt độ thường sau khi vắt ra ngoài

Việc bảo quản không chỉ đơn thuần là việc cho vào các bình sạch hoặc túi bảo quản là được mà còn cần phải đảm bảo nhiều công đoạn để chất dinh dưỡng trong sữa không bị biến mất. Qua bài viết này các bạn hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu có những cách nào bảo quản sữa mẹ tốt nhất nhé. Đầu tiên các bạn sẽ cần phải chuẩn bị một số dụng cụ trước khâu bảo quản sữa nhé!

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Dụng cụ cần chuẩn bị để bảo quản sữa mẹ

Các bạn cần chuẩn bị bình hút sữa và bình chứa hoặc túi để có thể chứa sữa sau khi hút. Các bạn nên chú ý chọn loại nào tốt một chút và uy tín để có thể bảo đảm sức khỏe, các bạn cũng đặc biệt chú ý đảm bảo các dụng cụ vô trùng nhé.

Bởi vì các dụng cụ vô trùng sẽ giúp việc bảo quản và lưu giữ được chất dinh dưỡng trong sữa mẹ một cách trọn vẹn và tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

Dụng cụ vắt sữa – Cach bao quan sua me

Dụng cụ vắt sữa – Cach bao quan sua me

Mách nhỏ các bạn có thể chọn các bình có chất liệu bằng thủy tinh để có thể bảo quản chất dinh dưỡng tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng bình được làm bằng nhựa cứng cao cấp, hay túi nhựa có rãnh kéo cũng được nè.

Sản phẩm này các bạn có thể mua ở của hàng mẹ và bé, sau này bé lớn có thể dùng các vật chứa này để chứa thức ăn dặm cho bé cũng khá ổn và tiết kiệm về kinh tế đấy!

Dụng cụ vắt và chứa sữa cần được đảm bảo vô trùng

Dụng cụ vắt và chứa sữa cần được đảm bảo vô trùng

Trước khi vắt sữa các mẹ cần chú ý một vài điểm sau:

– Sữa trước khi vắt và bảo quản có đủ chất lượng hay không vì nếu hôm đó mẹ ăn hoặc tiếp xúc các chất lạ có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa. Như vậy khi bảo quản sữa sẽ không còn ở tình trạng tốt nhất nữa, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé yêu.

– Trong quá trình vắt sữa các mẹ nên chọn tư thế thoải mái nhất để dòng sữa được ra đều và rút ngắn thời gian sữa vắt sữa cũng như thời gian sữa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì càng ở bên ngoài lâu sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập càng nhiều. Lời khuyên bạn nên chon lúc bầu sữa căng nhất để vắt sữa nhé.

Hướng dẫn các mẹ 3 cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất, giữ được lâu nhất

Thường khi bảo quản sữa mẹ các mẹ thường cho vào ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên một vài trường hợp bất khả kháng thì các mẹ vẫn có thể bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc trữ đông cũng được nhé. Hãy cùng Massageishealthy khám phá từng cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất xem sao nhé!

1. Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường giữ được bao lâu?

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

Các bạn có thể bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường là 6 tiếng tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên để ngoài môi trường thời gian dài như vậy vì vi khuẩn rất dễ xâm nhập làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của sữa đi rất nhiều. Tốt nhất các bạn nên cho bé dùng trong vòng 1-2 tiếng sau khi vắt là tốt nhất.

2. Cách bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu

Khi sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể kéo dài được thời gian sử dụng lên tới 6 – 8 tiếng. Sữa cũng được bảo quản tốt hơn so với việc bảo quản ở nhiệt độ thường.

Tuy nhiên các bạn không nên cho bé sử dụng sữa đã bảo quản khoảng 10 tiếng nhé. Thêm một chú ý nữa là các bạn nên tránh để sữa mẹ ở gần cửa tủ lạnh vì khi mở ra mở vào nhiệt độ thay đổi thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo quản.

3. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông

Bảo quản trong tủ đông.

Bảo quản trong tủ đông.

Nếu bạn bảo quản đông sữa mẹ thì có thể kéo dài thời gian sử dụng tối đa lên tới 6 tháng. Tuy nhiên bạn cần chú ý bảo quản sữa tránh xa các thực phẩm khác, dù là thực phẩm đã chín cũng không được, vì khi bạn bảo quản chung sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sữa, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Một số lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông

Sữa mà bé đã sử dụng không nên cất đi và bảo quản trong tủ lạnh. Cũng giống như sữa công thức, sữa thừa sau mỗi cữ đều đã dính nước bọt của trẻ có thể nhiễm vi khuẩn gây hư sữa.

Việc vắt sữa tích để tiết kiệm túi, mẹ có thể vắt sữa và để trong ngăn mát của tủ lạnh, đợi đến cữ vắt sữa tiếp theo, mẹ có thể để thêm vào và trữ trong ngăn tủ đông.

Không đổ lẫn sữa mà mẹ mới vắt với những sữa mà mẹ đã trữ đông cho bé.

Mẹ có thể dùng bình trữ sữa và túi trữ sữa chuyên dụng được bán ở cửa hàng, shop cho mẹ và bé, rồi dùng băng keo giấy và bút lông để ghi rõ ngày vắt sữa. Điều này giúp mẹ có thể theo dõi được thời gian bảo quản của sữa.

Tuyệt đối không sử dụng túi nilon hay chai nhựa chưa qua khử trùng.

B. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh và nhiệt độ thường?

Sữa mẹ được vắt và trữ sữa đúng cách sẽ đảm bảo được việc giữ nguyên dưỡng chất, các kháng thể cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Việc sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc nhiều vào tủ lạnh. Sữa mẹ được vắt ra chưa sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì càng nhanh hỏng, nhiệt độ càng thấp thì sữa mẹ càng để được lâu hơn.

  • Đối với nhiệt độ phòng ( trên 29 độ C) thì sữa mẹ có thể để tối đa 1 giờ
  • Nhiệt độ phòng có máy lạnh dưới 26 độ C có thể bảo quản tối đa là 6 giờ.
  • Dùng túi đá khô để vận chuyển sữa có thể bảo quản tối đa là 24 giờ.
  • Trữ sửa trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản sữa tối đa là 48 giờ.
  • Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá của tủ lạnh loại nhỏ có 1 cửa có thể bảo quản tối đa là 2 tuần.
  • Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh loại có 2 cửa, có cửa riêng của ngăn đá thì có thể bảo quản tối đa được 3 tháng
  • Còn nếu mẹ dùng tủ đông chuyên dụng ( loại tủ lạnh dùng riêng để trữ thức ăn đông) thì có thể bảo quản sữa tối đa được 6 tháng.
Việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại tủ lạnh nhà bạn.

Việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại tủ lạnh nhà bạn.

Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông an toàn cho trẻ

Đối với những túi sữa được để trong ngăn mát, mẹ chỉ cần lấy ra và để bớt lạnh, nếu muốn làm bớt lạnh nhanh, mẹ có thể ngâm cả bình sữa vào chậu nước ấm.

Còn đối với sữa được trữ ở ngăn lạnh, mẹ lên lấy ra và để ở ngăn mát của tủ lạnh để sữa tan dần. Khi sữa tan hết thì cho sữa ra ngoài rồi hâm sữa tới 40 độ và cho bé ăn.

Nếu như không có máy hâm sữa, mẹ có thể cho bé ăn sữa nguội hoặc ngâm sữa trong nước ấm để sữa ấm hơn. Tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng.

Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa mẹ trữ có thể khiến sữa mẹ mất chất dinh dưỡng và các kháng thể. Do đó, không làm tan sữa nhanh bằng bất cứ hình thức nào. Sữa trữ đã cho ra ngoài môi trường bình thường thì mẹ cũng không nên để quá 24 giờ.

Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông

Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông

C. 8 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho mẹ và bé

Sữa mẹ là dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó có lượng dinh dưỡng phù hợp và dễ tiêu hóa, sữa mẹ mang nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu đó cùng Massageishealthy nhé!

8 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho mẹ và bé

8 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho mẹ và bé

1. Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh

Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, vú tạo ra chất lỏng dày và màu vàng gọi là sữa non. Nó có hàm lượng protein cao, ít đường và chứa các hợp chất có lợi.

Sữa non là sữa đầu tiên lý tưởng và giúp đường tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh phát triển. Sau vài ngày đầu, vú bắt đầu sản xuất một lượng sữa lớn hơn khi dạ dày của bé phát triển.

Về điều duy nhất mà có thể thiếu từ sữa mẹ là vitamin D. Trừ khi người mẹ có lượng ăn rất cao, sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ. Mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin D bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin D. Ngoài ra, bạn muốn duy trì nguồn dinh dưỡng từ sữa cho con thì bạn cần biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách để con yêu của bạn luôn được phát triển khỏe mạnh.

2. Sữa mẹ chứa các kháng thể quan trọng

Sữa mẹ được nạp với các kháng thể giúp bé chống lại vi-rút và vi khuẩn. Điều này đặc biệt áp dụng cho sữa non. Sữa non cung cấp một lượng lớn immunoglobulin A (IgA), cũng như một số kháng thể khác. Khi người mẹ tiếp xúc với vi-rút hoặc vi khuẩn, mẹ bầu bắt đầu sản xuất kháng thể.

Những kháng thể này sau đó được tiết vào sữa mẹ và truyền cho em bé trong khi cho ăn. IgA bảo vệ bé khỏi bị bệnh bằng cách hình thành một lớp bảo vệ trong mũi, cổ họng và hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Cho con bú có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé

Cho con bú mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật ở trẻ, bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Cảm lạnh
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Viêm ruột hoại tử
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
  • Các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, bệnh chàm
  • Bệnh Celiac
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bệnh bạch cầu ở trẻ em
  • Việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và nhiều bệnh tật của trẻ.

4. Sữa mẹ thúc đẩy cân nặng khỏe mạnh

Cho con bú thúc đẩy tăng cân lành mạnh và giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ béo phì thấp hơn 15-30% ở trẻ bú sữa mẹ, so với trẻ bú sữa công thức..

Sữa mẹ thúc đẩy cân nặng khỏe mạnh

Sữa mẹ thúc đẩy cân nặng khỏe mạnh

Điều này có thể là do sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác nhau. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có lượng vi khuẩn đường ruột có lợi cao hơn, có thể ảnh hưởng đến chất béo. Trẻ bú sữa mẹ cũng có nhiều leptin trong hệ thống hơn các em bé bú sữa công thức. Leptin là một hormone chủ yếu để điều tiết sự thèm ăn và lưu trữ chất béo.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng tự điều chỉnh lượng sữa của mình. Trẻ chỉ ăn tốt hơn cho đến khi chúng thỏa mãn cơn đói của trẻ, giúp chúng phát triển các thói quen ăn uống lành mạnh.

5. Cho con bú giúp mẹ bầu giảm cân nhanh chóng

Thường trong giai đoạn mang thai, thì các mẹ bầu thường tăng cân hơn là giảm cân. Mặc dù việc cho con bú làm tăng nhu cầu năng lượng của một người mẹ khoảng 500 calories mỗi ngày, nhưng sự cân bằng nội tiết tố cơ thể rất khác so với bình thường. Do những thay đổi nội tiết tố này, mẹ bầu có sự thèm ăn tăng lên và có thể tăng cân nhiều hơn.

Khi mang thai 3 tháng đầu sau sinh, các bà mẹ cho con bú có thể tăng cân nhiều hơn những người không cho con bú. Tuy nhiên sau 3 tháng cho con bú thì có sự tăng về quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể. Khoảng 3-6 tháng sau sinh, các bà mẹ cho con bú đã giảm cân nhiều hơn so với những bà mẹ không cho con bú. Điều quan trọng cân nhớ là chế độ ăn uống và tập thể dục để giữ thân hình cân đối và sức khỏe khỏe mạnh cho mẹ bầu.

6. Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có nguy cơ trầm cảm thấp hơn

Trầm cảm sau sinh là một loại trầm cảm có thể phát triển ngay sau khi sinh con. Nó ảnh hưởng tới 15% mẹ bầu. Sữa mẹ gây ra những thay đổi nội tiết tố như lượng oxytocin tăng lên trong quá trình sinh con và cho con bú. Oxytocin có tác dụng chống trầm cảm, nó ảnh hưởng đến vùng não bộ giúp thư giãn đầu óc, tăng sự liên kết giữa mẹ và bé.

7. Cho con bú có thể ngăn ngừa chu kỳ kinh nguyệt

Việc cho con bú để tạm dừng chu kỳ kinh nguyệt thực sự có thể là cách tự nhiên để đảm bảo khoảng thời gian giữa số lần mang thai. Các mẹ bầu thường dùng cách này để kiểm soát quá trình sinh con trong vài tháng đầu và sau khi sinh. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng cách tính ngày rụng trứng để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình cụ thể nhất.

8. Cho con bú làm giảm nguy cơ bệnh tật của mẹ bầu

Cho con bú giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư vú hay ung thư buồng trứng. Ngoài ra việc cho con bú trong vòng 1-2 năm còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ cao huyết áp thấp hơn 10-50%, các bệnh viêm khớp, chất béo cao trong máu, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2, v.v..

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã bổ sung thêm kiến thức cần thiết cho bạn và bảo vệ sức khỏe bé yêu tốt nhất. Với những cách bảo quản sữa mẹ trên bạn có thể tùy theo điều kiện của mình mà có thể dễ dàng dự trữ nguồn sữa dinh dưỡng cho bé uống. Chúc các bạn nhiều sức khỏe và nguồn sữa dồi dào để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like