Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Cách làm bánh ✅ Bột baking soda là gì, cách dùng và công dụng ra sao trong làm bánh, baking soda mua ở đâu?

Bột baking soda là gì, cách dùng và công dụng ra sao trong làm bánh, baking soda mua ở đâu?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bột Baking soda là gì, có tác dụng gì trong ẩm thực, làm bánh?

Baking soda (muối nở) là tên gọi của hợp chất hợp chất Sodium Bicarbonate, công thức hóa học là NaHCO3, baking soda có tác dụng khá giống với bột nổi, bột nở.

Tác dụng của baking soda trong làm bánh là giúp cho thành phẩm có được độ nở xốp hoàn hảo hơn. Bạn có thể mua bột baking soda tại các cửa hàng nguyên liệu làm bánh, siêu thị.

Nếu bạn đang sở hữu một hộp baking soda trong căn bếp nhà mình, hẳn là bạn đang sở hữu một nguyên liệu vô cùng tuyệt vời.

Ngoài những công dụng của baking soda khá phổ biến làm trắng răng, khử mùi thì loại nguyên liệu dễ tìm này thậm chí còn có thể được sử dụng để chữa bệnh.

Bột baking soda là gì, cách dùng và công dụng của baking soda trong nấu ăn, làm bánh ra sao, baking soda mua ở đâu?

Bột baking soda là gì, cách dùng và công dụng của baking soda trong nấu ăn, làm bánh ra sao, baking soda mua ở đâu?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Bột nở hay banking soda là bột gì, CTHH là gì?

Baking soda là tên gọi hay dùng trong ngành thực phẩm của hợp chất Sodium Bicarbonate có thành phần hóa học là NaHCO3. Ở Việt Nam, người ta thường gọi bằng cái tên khá quen thuộc là muối nở.

aking soda là tên gọi hay dùng trong ngành thực phẩm của hợp chất Sodium Bicarbonate

Baking soda là tên gọi hay dùng trong ngành thực phẩm của hợp chất Sodium Bicarbonate

Đây là một phụ gia thực phẩm thuộc nhóm INS500 (gồm Natri Carbonat (i), Natri sesquicarbonat(iii), Natri Hydro Carbonat (ii)). Khi Baking soda tiếp xúc với các hợp chất có tính axit sẽ gây ra phản ứng hóa học và giải phóng khí CO2.

Điều này đã nhanh chóng được giới đầu bếp ứng dụng trong việc làm bánh ngọt nhằm trung hòa axit và tạo nên độ bông xốp tự nhiên cho chiếc bánh.

Baking soda được dùng trong thực phẩm là loại tinh khiết mà bạn có thể mua ở hiệu thuốc hay những nơi bán dụng cụ, nguyên liệu làm bánh với những hãng uy tín.

Tuy nhiên bạn nên tránh mua ở cửa hàng hóa chất để sử dụng trong nấu nướng vì không an toàn, không rõ nguồn gốc.

Trong số các nguyên liệu làm bánh có một số hợp chất có tính axit như: mật ong, mật mía, đường nâu, kem chua, sữa chua, một số loại nước ép hoa quả, sô-cô-la, cocoa,…

Vì vậy, trong những công thức làm bánh chứa các nguyên liệu này, người ta thường sử dụng baking soda để trung hòa lượng axit tồn tại trong các hợp chất ấy và làm cho bánh nở xốp khi nướng.

2. Thành phần của baking powder gồm những gì?

  • Sodium bicarbonate (soda), là chất tạo bọt, khí.
  • Các muối acid (khô):
  • Monocalcium phosphate
  • Sodium acid pyrophosphate
  • Sodium aluminum phosphate
  • Sodium aluminum sulfate

Baking powder (hay gọi là bột nổi, bột nở) có công dụng tương tự như baking soda, trong thành phần có khoảng 1/4 là baking soda, kết hợp với một hoặc nhiều loại muối acid và một phần tinh bột ngô.

Tinh bột ngô có mặt trong mọi công thức bột nở, nó là một chất trơ, có tác dụng làm khô và tơi bột nở, không bị đóng cục; ngăn các chất này phản ứng với nhau.

Đồng thời giúp cho việc chuẩn hóa khối lượng của baking powder, dễ dàng trong việc cân đong khi làm bánh (do thường dùng với lượng rất nhỏ).

Một số loại muối acid (ở dạng bột khô) thường được đưa vào thành phần baking powder gồm: Potassium hydrogen tartrate, Aluminium Potassium Sulfate, Monocalcium phosphate, Sodium acid pyrophosphate, Sodium aluminum phosphate, Sodium aluminum sulfate. Các acid này được chia thành 2 loại, loại phản ứng nhanh (fast-acting) và loại phản ứng chậm (slow-acting).

Trong đó, loại phản ứng nhanh sẽ nhanh chóng tác dụng với baking soda khi được trộn trong hỗn hợp ướt ở nhiệt độ phòng, còn loại phản ứng chậm sẽ chỉ phát huy tác dụng ở nhiệt độ cao, từ khoảng 50 độ C trở lên, như trong lò nướng bánh.

3. Các thành phần muối axit trong banking power

Các muối acid phản ứng chậm bao gồm Potassium hydrogen tartrate (có tên gọi phổ biến hơn là Cream of tartar) và Monocalcium phosphate (MCP, còn gọi là calcium acid phosphate). Các muối acid phản ứng nhanh gồm Aluminium Potassium Sulfate, Sodium aluminium sulfate, Sodium aluminum phosphate, Sodium acid pyrophosphate.

Baking powder có chứa cả hai loại acid phản ứng nhanh và phản ứng chậm được gọi là double acting; loại chỉ chứa một acid gọi là single acting. Loại baking powder phản ứng kép sẽ tác động tới nguyên liệu theo 2 giai đoạn, một khi bột còn nguội và một khi bột được làm nóng.

Với việc giúp bánh nở thêm một lần nữa khi ở trong lò, loại bột nở này sẽ đảm bảo tốt hơn chất lượng của chiếc bánh thành phẩm, đồng thời giúp người đầu bếp có thêm thời gian để không phải “vội” đưa bột vào lò nướng ngay sau khi nhào trộn.

Vì đã có acid nên baking powder có thể sử dụng linh hoạt hơn baking soda. Trong các công thức mà thành phần nguyên liệu không có chất nào có chứa acid (như mật ong, mật mía, maple syrup, đường nâu, nước ép hoa quả, buttermilk, kem chua, sữa chua, cocoa, chocolate…), thì dùng baking powder chứ không dùng baking soda.

Với các công thức có sử dụng những nguyên liệu chứa acid, baking soda được sử dụng để giúp trung hòa lượng acid. Khí CO2 sinh ra từ phản ứng giữa Bicarb với các chất có tính acid sẽ bốc hơi và thoát khỏi bột bánh khá nhanh, nên với các loại bánh có sử dụng baking soda.

Sau khi trộn bột xong (tức là sau khi baking soda tiếp xúc với nước, sữa..) cần phải được đem nướng càng nhanh càng tốt, nếu không các hơi khí này sẽ thoát ra ngoài, dẫn tới bánh nở kém hoặc không nở được.

Như vậy, baking soda và baking powder khác nhau ở việc sử dụng kèm với nguyên liệu có acid hay không có acid, riêng baking powder còn có khả năng giúp bánh nở cao thêm khi sử dụng muối acid phản ứng chậm.

Nếu sử dụng baking powder bạn cũng cần để ý xem muối acid có trong thành phần của bột là loại nào, để điều chỉnh khi trộn bột nướng bánh.

Baking powder có giá rẻ tương đương baking soda, bạn cũng nên mua loại tốt, tinh khiết tại các địa chỉ uy tín. Bạn cũng có thể tự chế baking powder với tỉ lệ: 1/4 baking soda, 2/4 cream of tartar, 1/4 tinh bột ngô.

Do có tinh bột ngô, baking powder giống với bột mì hơn, khi hòa vào nước sẽ có màu trắng đục; baking soda dạng tinh thể màu trắng có mùi thơm nhẹ, hòa tan hoàn toàn trong nước.

4. Baking soda được tìm thấy nhiều ở đâu?

Baking soda được tìm thấy trong quặng nahcolite ở những nơi có hoặc từng có suối khoáng, loại khoáng chất này được tạo ra từ hàng ngàn năm trước khi mà các sông hồ bị bay hơi một cách nhanh chóng bởi nhiệt độ cao.

Do được sử dụng rất rộng rãi trong thực phẩm nên nó có nhiều tên gọi, bread soda, cooking soda, bicarbonate of soda, trong tiếng Việt được biết đến nhiều hơn với tên “thuốc muối”, “muối nở”.

Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, tên của nó được rút ngắn xuống còn natri bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb.

Baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác, nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm

Khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính acid, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2 (carbon dioxide/khí cacbonic), do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…,

Thêm vào sốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ acid, hoặc cho vào nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ.

Baking soda cũng rất hiệu quả khi được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật tương tự như nấu đậu, có được điều đó là do khí cacbonic khi được giải phóng đã ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm.

Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa acid chữa đau dạ dày; dùng làm nước xúc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…

Baking soda có kết cấu hạt nhỏ, mịn và có màu rất trắng, an toàn với con người và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ và công dụng đa năng.

Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, soda còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng.

5. Bột nở có phải là baking soda không?

Rất nhiều người nhầm tưởng hai loại phụ gia này là một, tuy nhiên điều hoàn toàn không đúng. Lý do khiến nhiều người nghĩ bột nở là baking soda vì trong bột nở chứa 1/4 thành phần baking soda, còn lại là một số loại axit khác.

Trong một số trường hợp bạn có thể dùng bột nở thay thế cho baking soda hoặc ngược lại, nhưng không hẳn chúng là một loại phụ gia.

Baking soda có công dụng nhiều hơn so với bột nở, nó được dùng trong nấu ăn, tạo độ xốp cho nhiều loại bánh, thêm vào sốt cà chua hoặc nước chanh để giảm nồng độ axit. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc chữa đau dạ dày, dùng làm nước súc miệng hoặc loại bỏ mảng bám trên răng.

Qua những thông tin trên chắc chắn mọi người đã biết được bột nở không phải là baking soda. Nhờ đó có thể giúp chúng ta phân biệt và sử dụng đúng loại phụ gia nhằm phát huy tác dụng của chúng.

Những tác dụng của baking soda bạn đã biết chưa?

Baking soda là một sản phẩm cực kỳ linh hoạt để sử dụng trong gia đình, từ nấu ăn, vệ sinh đến chăm sóc sức khỏe.

Công dụng của baking soda nhiều như vậy bởi điểm mạnh nhất là đặc tính kiềm có thể trung hòa axit và làm sạch. Giúp dễ dàng vệ sinh các vết bẩn cứng đầu và khử mùi hôi thối.

1. Tẩy trắng quần áo bằng dung dịch baking soda

Baking soda là một nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm để làm trắng và làm sạch quần áo của bạn.

Baking soda là chất kiềm – một muối hòa tan có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn. Khi hòa tan trong nước, baking soda có thể tương tác với axit từ vết bẩn và giúp loại bỏ chúng.

Cách pha hỗn hợp baking soda tẩy trắng quần áo

Hòa tan 200gr – 250gr baking soda vào 4 lít nước cùng lượng bột giặt thường xuyên của bạn, rồi ngâm quần áo. Hỗn hợp này vừa tẩy vết bẩn tự nhiên không hư vải, còn làm mềm vải và làm sạch quần áo hiệu quả (32).

2. Dùng baking soda để vệ sinh, làm sạch răng miệng

Đặc tính của baking soda cũng tốt cho việc vệ sinh răng miệng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng kem đánh răng có chứa baking soda (các chất làm sạch và đánh bóng răng) rất hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám khỏi răng.

Có người dùng baking soda để thay thế cho các sản phẩm vệ sinh miệng khác. Giúp bạn khử mùi miệng và kháng khuẩn.

Cách dùng Baking soda để vệ sinh răng miệng

Bạn có thể tự tạo dung dịch baking soda để vệ sinh miệng cực kỳ hiệu quả với công thức: nửa muỗng cà phê baking soda hòa tan trong nửa ly nước ấm. Ngậm dung dịch trong khoảng 2-3 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.

3. Baking soda hỗ trợ trị nhiệt miệng, nổi đẹn

Nhiệt miệng hay đẹn miệng là những vết loét tròn nhỏ, nóng và đau rát bên trong miệng và rất dễ lây lan. Nhiệt miệng gây khó chịu trong việc ăn uống và sinh hoạt.

Ngoài ra còn dễ nhiễm trùng nếu bạn không vệ sinh miệng kỹ lưỡng. Hỗn hợp dung dịch baking soda và nước có thể giúp bạn giảm đau và nhanh khỏi khi bị nhiệt miệng.

Cách dùng baking soda trị nhiệt miệng

Giống như công dụng số 2, bạn tạo hỗn hợp dung dịch baking soda với nước. Mỗi ngày súc miệng 1 lần bằng dung dịch này, nhớ súc miệng lại với nước ấm ngay sau đó.

4. Trị vết cắn côn trùng và trị sưng bằng baking soda pha với nước

Có lẽ cảm giác bị ong chích sẽ ám ảnh nhiều người đến già. Nhưng bạn đừng lo lắng vì baking soda cũng có tác dụng trong trường hợp này. Nếu vết ong chích gây cảm giác đau và sưng phù lên, bạn có thể dùng baking soda và nước để giảm đau và giảm sưng.

Cách dùng baking soda trị vết cắn côn trùng

Bạn nên pha dung dịch baking soda vào nước với tỷ lệ 3:1. Sau đó thoa đều dung dịch xung quanh vết cắn hoặc vết chích của côn trùng.

5. Khử mùi cơ thể bằng baking soda và tinh dầu

Baking soda là một trong những chất khử mùi tự nhiên tốt nhất giúp điều trị mùi cơ thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Chất này giúp hút ẩm và mồ hôi từ da, do đó có khả năng làm giảm mùi cơ thể. Là một chất kháng khuẩn, baking soda cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mùi cơ thể.

Cách dùng: Bạn có thể dùng ½ muỗng cà phê baking soda pha với 1 muỗng canh nước và vài giọt tinh dầu, sau đó dùng bông tắm chà xát dung dịch lên vùng dưới chân hoặc vùng đổ mồ hôi nhiều. Sử dụng dung dịch này thường xuyên có thể giúp bạn loại bỏ mùi cơ thể rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể trộn baking soda với bột bắp và bôi lên vùng dưới cánh tay để ngăn ngừa đổ mồ hôi và mùi cơ thể khó chịu.

6. Trị mụn hiệu quả với baking soda

Để đẩy lùi mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, bạn không cần đến quá nhiều các loại mỹ phẩm. Baking soda là một lựa chọn rất gần gũi và hiệu quả với bạn.

Do có tính chất khử trùng và chống viêm nên loại nguyên liệu nhà bếp này có thể giúp điều trị cũng như làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá và các loại mụn khác.

Baking soda còn có khả năng cân bằng độ pH của da, giúp làm giảm sự xuất hiện của mụn trên da.

Cách dùng baking soda trị mụn

Bạn có thể trộn 1 thìa baking soda với một chút nước để làm bột nhão, sau đó thoa lên vùng da bị ảnh hưởng trong 1 đến 2 phút, rửa sạch bằng nước lạnh và lặp lại mỗi ngày một lần trong 2 hoặc 3 ngày, sau đó giảm tần số xuống 1 hoặc 2 lần một tuần.

7. Điều trị nám da do cháy nắng

Trong mùa hè, bạn nên giữ một hộp baking soda để dùng khi cần thiết. Do có tính chất kiềm, baking soda có tác động nhẹ lên da bị cháy nắng, giúp giảm ngứa và cảm giác nóng rát.

Nó cũng có tính chất sát trùng và làm khô nhẹ giúp giảm ngứa và đau khi bị cháy nắng một cách nhanh chóng.

Cách dùng baking soda trị nám da

Bạn có thể trộn 1 đến 2 muỗng baking soda vào một cốc nước lạnh, ngâm khăn trong dung dịch này, vắt khô và áp khăn lên vùng da bị ảnh hưởng trong 5 đến 10 phút. Lặp lại 2 hoặc 3 lần một ngày cho đến khi bạn cảm thấy vùng da đã hồi phục.

8. Điều trị móng tay bị vàng ố

Móng tay bị ố có thể gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Bạn có thể loại bỏ vết bẩn và làm trắng móng tay dễ dàng bằng baking soda.

Cách dùng baking soda làm trắng móng tay

Bạn có thể cho ½ chén nước, 1 muỗng cà phê 3% hydrogen peroxide và 1 thìa soda baking soda vào tô nhỏ, khuấy đều cho đến khi nước soda tan, sau đó nhúng móng tay vào dung dịch trong 2 đến 3 phút. Lặp lại hai tuần một lần.

9. Tối ưu khả năng cơ thể khi chơi thể thao

Baking soda, còn được gọi là sodium bicarbonate, thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm bổ sung dành cho vận động viên.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng baking soda giúp các vận động viên kéo dài trạng thái tốt nhất khi thi đấu, đặc biệt là trong các môn thi thể dục dụng cụ, phối hợp và chạy nước rút.

Trong bài tập cường độ cao, các tế bào cơ bắt đầu sản xuất axit lactic, là nguyên nhân gây ra cảm giác nóng rát mà bạn phải chịu khi tập thể dục.

Axít lactic cũng làm giảm độ pH bên trong các tế bào của bạn, điều này làm cho cơ bắp của bạn bị mệt mỏi.

Baking soda có độ pH cao vì mang tính kiềm, nên trung hòa được axít lactic, giúp trì hoãn sự mệt mỏi, cho phép bạn đạt đỉnh điểm của cơ thể ở thời gian lâu hơn.

Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy những người dùng nước tăng lực có chứa baking soda chơi cùng một môn thể thao trung bình dài hơn 4,5 phút so với những người không dùng.

10. Có thể điều trị vết chai, sần bằng dung dịch baking soda

Vết chai là những mảng da cứng, thô ráp do ma sát hoặc áp lực kéo dài. Các hoạt động thường gây ra vết chai thường xuyên đi bộ, làm vườn hoặc thể thao.

Trong khi vết chai không nhất thiết phải nghiêm trọng, chúng có thể gây đau và khó chịu khi làm việc.

Thật thú vị, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngâm các vết chai trong hỗn hợp nước và baking soda có thể giúp làm mềm chúng, mất dần và giảm khó chịu.

11. Baking soda có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính

Những người mắc bệnh thận mãn tính dần dần mất chức năng thận của họ. Thận là cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể bởi vì chúng giúp loại bỏ chất thải dư thừa ra khỏi máu.

Đồng thời, chúng giúp cân bằng các khoáng chất quan trọng như kali, natri và canxi. Nghiên cứu cho thấy rằng baking soda có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính.

Trong một nghiên cứu bao gồm 134 người trưởng thành mắc bệnh thận mãn tính, người ta thấy rằng những người dùng bổ sung sodium bicarbonate (baking soda) ít bị suy thận nhanh hơn 36% so với những người không dùng thuốc bổ sung.

12. Có thể cải thiện một số phương pháp điều trị ung thư

Nó thường được điều trị bằng hóa trị, hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Thông thường, các tế bào ung thư phát triển và phân chia với tốc độ nhanh.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng baking soda có thể giúp các loại thuốc hóa trị hoạt động hiệu quả hơn. Baking soda có thể làm cho môi trường sống của các khối u ít axit, có lợi cho việc hóa trị.

Tuy nhiên, bằng chứng được giới hạn chỉ dẫn sơ bộ từ các nghiên cứu trên động vật và tế bào, vì vậy cần nghiên cứu thêm về con người.

13. Baking soda có tác dụng giảm mùi hôi trong tủ lạnh

Bạn đã bao giờ quên vệ sinh tủ lạnh 1 khoảng thời gian? Chắc chắn mùi sẽ rất khó chịu!

Rất có thể một số thực phẩm trong tủ lạnh của bạn đã quá hạn và bắt đầu hư hỏng. Mùi hôi trong tủ lạnh bám rất dai và lâu dù chúng ta đã chùi rửa, vệ sinh kỹ lưỡng.

May mắn thay, baking soda có thể xử lý sự khó chịu này bằng cách trung hòa mùi hôi. Nó tương tác hóa học với các hạt phân tử mùi để loại bỏ chúng, thay vì chỉ che giấu mùi của chúng.

Cách dùng: Cực kỳ đơn giản, đặt 1 cốc bột baking soda vào tủ lạnh để trung hòa mùi hôi.

14. Lọc không khí với baking soda

Không phải tất cả các sản phẩm mang mác khử mùi hôi hoặc làm thơm phòng đều trực tiếp loại bỏ mùi hôi. Thay vào đó, những sản phẩm này đơn giản là tạo ra các mùi thơm để che lấp đi mùi hôi.

Thực tế, ít hơn 10% sản phẩm khử mùi cho bạn biết cấu tạo hoặc thành phần của chúng. Điều này dẫn đến các trường hợp dị ứng với các sản phẩm khử mùi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Baking soda là một thay thế tuyệt vời và an toàn cho các sản phẩm khử mùi bán trên thị trường. Như đã đề cập, baking soda tương tác với các hạt mùi và trung hòa chúng.

Cách dùng baking soda lọc không khí ô nhiễm

  • Một cái lọ nhỏ
  • 1/3 chén baking soda
  • 10–15 giọt tinh dầu yêu thích của bạn
  • Một miếng vải hoặc giấy
  • Dây hoặc băng dính
  • Thêm baking soda và tinh dầu vào lọ.
  • Che lại bằng vải hoặc giấy và sau đó giữ chặt nó bằng dây.
  • Khi mùi hương từ lọ này giảm bớt, hãy lắc bình.

15. Công dụng trị chứng trào ngược axit dạ dày, thực quản (chứng ợ nóng)

Baking soda có công dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày.

Chứng ợ nóng hay còn gọi là trào ngược axit ở dạ dày, thực quản. Đây là tình trạng đau rát, nóng và đắng do trào ngược axit từ dạ dày đến cổ họng.

Gây hôi miệng, đau tức ngực, nôn mửa, ho khan, khó thở và vàng răng. Nguyên nhân có thể do ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc stress.

Cách dùng Baking soda để điều trị trào ngược dạ dày

Baking soda có đặc tính kiềm nên rất hiệu quả trong việc trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Bạn có thể hòa tan một muỗng nhỏ baking soda với một ly nước lạnh, sau đó uống chậm rãi, từng chút một.

Ngoài ra, uống baking soda còn có tác dụng giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh loét dạ dày. Do loại nguyên liệu này có tính kiềm nên các bác sĩ còn sử dụng nó để giảm axit trong nước tiểu và máu.

16. Vệ sinh bếp dễ dàng với baking soda

Nhiều người thường dùng baking soda như một chất tẩy rửa cực kỳ hữu hiệu, đặc biệt là nơi bám bẩn khó lau chùi như nhà bếp. Không chỉ có thể loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, nó còn giúp loại bỏ mùi hôi.

Cách dùng baking soda vệ sinh nhà cửa

Lần nữa, bạn hãy hòa tan baking soda vào một cốc nước. Trực tiếp đổ lên vết bẩn hoặc dùng khăn thấm dung dịch rồi chà rửa vết bẩn.

Dưới đây là một vài nơi và vật dụng trong nhà bếp bạn có thể làm sạch dễ dàng bằng baking soda:

  • Lò nướng
  • Cốc dính màu thực phẩm (sô cô la, cà phê, trà)
  • Đá cẩm thạch màu
  • Vết bẩn từ dầu mỡ, thức ăn
  • Gạch nhà bếp
  • Bồn rửa bị tắc, nghẹt
  • Bạc bị xỉn
  • Lò vi sóng

17. Baking Soda có thể loại bỏ mùi hôi từ thùng rác

Thùng rác thường có mùi hôi thối vì chúng chứa nhiều loại chất thải phân hủy. Mùi hôi từ thùng rác rất dễ lan khắp nhà bếp và thậm chí là cả căn nhà của bạn

May mắn thay, baking soda có thể giúp loại bỏ mùi hôi này dễ dàng. Những mùi này thường có tính axit, vì vậy baking soda có thể tương tác với các phân tử mùi và trung hòa chúng.

Cách sử dụng baking soda loại bỏ mùi hôi

Các nhà khoa học nhận thấy rằng việc rải baking soda ở đáy thùng rác có thể giúp trung hòa, loại bỏ mùi rác thải lên 70%.

18. Công dụng vệ sinh hàng loạt vật dụng trong phòng tắm

Giống như nhà bếp, phòng tắm cũng khó vệ sinh và làm sạch. Có hàng loạt vật dụng, thiết bị trong nhà tắm được sử dụng nhiều lần mỗi ngày và cần được vệ sinh.

Bên cạnh các chất tẩy rửa hóa học có sfẵn trên thị trường, nhiều người thích chọn và sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên hơn và hiệu quả hơn. Baking soda là một trong số đó, vì nó làm trắng và khử trùng nhiều bề mặt vật dụng trong phòng tắm.

Dưới đây là một vài nơi bạn có thể làm sạch bằng baking soda:

  • Gạch phòng tắm
  • Bồn cầu vệ sinh
  • Vòi hoa sen
  • Bồn tắm
  • Chậu rửa mặt

Cách dùng

Hòa tan baking soda và một chút nước. Sử dụng miếng bọt biển hoặc vải, chà kỹ hỗn hợp lên bề mặt bạn muốn lau chùi. Lau sạch bề mặt sau 15-20 phút bằng vải ẩm.

19. Trái cây và rau sạch

Nhiều người lo lắng về thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trên thực phẩm. Thuốc trừ sâu được sử dụng để ngăn chặn các loại cây trồng khỏi bị hư hại do côn trùng, vi trùng, động vật gặm nhấm và cỏ dại.

Gọt vỏ là cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là bạn không nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất, được tìm thấy trong vỏ của nhiều loại trái cây.

Thật thú vị, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng ngâm hoa quả và rau trong một chậu dung dịch baking soda là cách hiệu quả nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu mà không bong tróc chúng.

Cách dùng

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ngâm trái cây, rau quả trong một dung dịch baking soda và nước trong 12-15 phút loại bỏ gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu.

20. Phục hồi nồi, xoong, chảo bị cháy đáy

Nhiều người vô tình làm cháy đáy nồi đen thui khi nấu ăn. Đây là nỗi ác mộng của nhiều bà nội trợ. May mắn thay, bạn có thể lau chùi đáy nồi cháy đen với baking soda và nước

Cách dùng

Rắc một lượng lớn baking soda trên đáy nồi và thêm đủ nước để che khu vực bị cháy. Đun sôi hỗn hợp và đổ đi.

Nếu vẫn còn vết bẩn bám lại, sử dụng dung dịch rửa chén hoặc dung dịch baking soda hòa tan để chà rửa.

21. Baking soda khử mùi giày rất hiệu quả

Mùi hôi từ giày rất khó xử lý hoàn toàn. May mắn thay, baking soda cũng là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này.

Với khả năng hút ẩm và khử sạch mùi hôi gây ra từ vi khuẩn bên trong đôi giày. Để baking soda trong giày sau một ngày dài sẽ loại bỏ hoàn toàn mùi hôi lẫn vi khuẩn gây hại cho chân.

Cách dùng

Đổ hai thìa baking soda vào hai miếng vải mỏng hoặc giấy mỏng. Bược cố định lại thành dạng túi. Sau đó để vào bên trong giày.

Lấy túi baking soda ra khi bạn muốn mang giày và tiếp tục để vào lại sau khi mang.

Ngoài ra, baking soda có nhiều lợi ích sức khỏe. Ví dụ, nó có thể giúp điều trị ợ nóng, trào ngược dạ dày, làm dịu vết loét miệng và thậm chí làm trắng răng.

Hơn nữa, baking soda không hề tốn kém và được bán rộng rãi ở các nhà thuốc.

Vì vậy, sau này nếu gặp các vấn đề khó khăn trong việc vệ sinh nhà cửa, chăm sóc sức khỏe hoặc làm đẹp tự nhiên, bạn có thể thử sử dụng baking soda.

22. Đầy hơi khó tiêu

Baking soda thuộc tính kiềm nên có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, thường được dùng để chữa đầy bụng, khó tiêu.

Nhưng không phải tất cả nguyên nhân gây khó chịu dạ dày gây ra bởi axit, vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

23. Làm dịu nhẹ vết cắn côn trùng

Mặc dù baking soda không được khuyến cáo sử dụng nhiều trên da nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng để làm dịu các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do côn trùng gây ra.

24. “Xua tan” mùi hôi

Tủ lạnh là nơi chứa đựng được nhiều loại thực phẩm khác nhau: từ thực phẩm tươi sống đến thực phẩm đã qua chế biến. Vậy nên, môi trường tủ lạnh là môi trường tổng hợp của rất nhiều loại mùi.

Nếu đã sử dụng nhiều cách khử mùi khác nhau nhưng vẫn không hiệu quả, bạn hãy thử đặt một hộp baking soda vào ngăn dưới tủ lạnh trong vài ngày, điều kỳ diệu sẽ xảy ra ngay sau đó.

25. Điều trị ung thư

Đã từng có thời gian dài người ta xôn xao về chuyện người đàn ông Mỹ Vernon Johnston điều trị thành công chứng ung thư tuyến tiền liệt chỉ bằng baking soda.

Ông Vernon đã sử dụng hỗn hợp baking soda trộn với mật mía, uống liên tục trong vòng 10 ngày và kết quả ngăn chặn được tế bào ung thư di căn.

Các tế bào ung chỉ phát triển mạnh trong môi trường axit và không thể sống xót trong môi trường kiềm. Điều này dễ hiểu vì sao baking soda được chọn để hợp với mật mía, mật ong hoặc chanh và trở thành “tiên dược” giúp ông Vernon chống chọi lại với ung thư.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên tự ý sử dụng baking soda nếu chưa được sự cho phép từ cơ sở y tế vì tùy vào cơ địa của mỗi người và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn.

Bột nở baking soda giá bao nhiêu tiền, được bán ở đâu?

Chắc chắn mỗi người chúng ta hay chăng chỉ những người yêu thích làm bánh sẽ không hề xa lạ gì với baking soda – một nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra những chiếc bánh ngon.

Vốn rất rẻ tiền và hoàn toàn không độc hại, nên Baking Soda được sử dụng rất phổ biến. Hơn thế nữa, nó còn có nhiều lợi ích mà bạn không thể ngờ tới cho chính không gian nhỏ ấm cúng của mình.

Chỉ một gói baking soda nhỏ nhưng lại có nhiều công dụng đến “thần kì” đấy, như là làm dịu vết cháy nắng, trắng răng, tẩy tế bào chết cho toàn bộ cơ thể, làm sửa tắm, sửa rửa mặt, dầu gội đầu, làm sạch bếp, khử mùi cho tủ quần áo,…

Nhiều công dụng là thế nhưng các bạn đã biết chỗ để mua những gói baking soda này chưa? Nếu chưa hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu các địa chỉ bán bột baking soda tại thành phố Hồ Chí Minh nha.

Bạn có ngờ rằng, công dụng nhiều như thế nhưng giá của baking soda vô cùng mềm nha. Ở Việt Nam, loại baking soda phổ biến và thường được sử nhất là bột baking soda 454g của hãng Arm & Hammer.

Bạn có thể mua baking soda loại này ở một số cửa hàng ở Tp Hồ Chí Minh hoặc siêu thị mà không ngại vì giá chỉ khoảng 30.000đ, các cửa hàng sẽ có giá khác nhau nhưng dao động giá không cao lắm đâu nha. Theo mình thấy thì chỉ dao động 3.000 tới 10.000đ nên các bạn cứ yên tâm nha.

Tìm mua banking soda ở đâu, có bán ở siêu thị không?

Vậy liệu tìm mua bột Banking soda ở đâu, banking soda có bán trong siêu thị hay không ? Vì là nguyên liệu khá phổ biến và cũng khá quan trọng để làm bánh nên bạn có thể mua baking soda ở nhiều cửa hàng ở Sài Gòn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu một số nơi bán baking soda đảm bảo, để tránh mua nhầm những sản phẩm kém chất lượng. Mình sẽ giới thiệu một vài địa điểm cửa hàng, siêu thị tiện lợi bán baking soda uy tín cũng là nơi được nhiều người mua cho các bạn cùng tham khảo nhé.

1. Cửa hàng Phương Hà

Phương Hà được biết đến là cửa hàng bán đầy đủ các loại nguyên liệu làm bánh với giá cả cực tốt nha, các bạn có thể đến đây để lựa chọn những thứ cần thiết.

Bạn sẽ dễ dàng mua được những gói baking soda cần thiết khi đến đây. Một điểm cộng nữa sẽ khiến các bạn đến với Phương Hà chính là giá của baking soda tại đây khá mềm cũng như nhân viên ở đây vô cùng nhiệt tình nha.

Địa chỉ: Nằm ngay ở trung tâm Quận 1, Phương Hà hiện đã có 2 chi nhánh:

  • Chi nhánh 1: 58 Hàm Nghi, Quận 1 – Điện Thoại: 08.3914.1318 – 028.3824.1423
  • Chi nhánh 2: 48 – 50 Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1 (Góc Pasteur) – Điện Thoại: 028.3821.1014

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin để biết rõ hơn ở đây:

  • Website: http://phuonghahamnghi.vn
  • Facebook: https://vi-vn.facebook.com/storephuongha

2. Cửa hàng Khánh Hạnh (Kim)

Khánh Hạnh( Kim) nằm ở khu vực quận Bình Thạnh, là cửa hàng chuyên bán tất cả các nguyên liệu và dụng cụ làm bánh, từ bánh đơn giản đến loại bánh phức tạp.

Tuy cửa hàng có diện tích khá nhỏ nhưng về chất lượng mẫu mã cũng như giá cả thì bạn có thể yên tâm. Cửa hàng này tất nhiên sẽ có thứ bạn cần chính là baking soda.

Bạn sẽ được mua với giá cực kì tốt vì đây bán với giá gần như là giá gốc luôn đấy, không phải lo trả giá hay bị thách giá nè. Cứ đến đây là bạn sẽ hài lòng.

  • Địa chỉ: 43 Phó đức chính, P1, Quận Bình Thạnh, Tp Hcm
  • Điện thoại: 028 38434363 – 0908.566.827 – 0122.5678004

3. Unifood

Unifood là cửa hàng chuyên bán các nguyên vật liệu và dụng cụ làm bánh, sản phẩm ở đây chủ yếu là nhập từ Đài Loan nên một khi đã đến với cửa hàng bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được đâu nha.

Baking soda tất nhiên bạn sẽ mua được ngay ở đây, tuy nhiên giá của nó sẽ cao hơn so với các cửa hàng khác một ít nhưng nói chung sẽ không đáng kể nha.

  • Địa chỉ: 734 Nguyễn Trãi, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0973363793
  • Website: http://unifood.com.vn

4. Cửa hảng Bakerland

Bakerland là một trong những cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh. Cửa hàng này được khá nhiều người biết đến cũng như mua hàng ở đây.

Nguyên liệu các bạn cần đều sẽ có dù bạn có mua ít đi chăng nữa. Khi đến đây, bạn sẽ dễ dàng tìm mua được baking soda phục vụ cho việc làm bánh của mình nha. Giá của baking soda ở đây khoảng tầm 34.000đ. Khá rẻ phải không nào?

  • Địa chỉ: 27B Nguyễn Thông, quận 3, TP Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 39.302.562
  • Website: http://bakerland.

5. Hachi Hachi – Shop đồng giá

Hachi Hachi- Nghe tên cửa hàng bạn có thể tưởng tượng ra đây chính là một cửa hàng bán đồ Nhật. Đúng vậy, gần đây có nhiều shop đồng giá bán hàng Nhật xuất hiện ở Tp Hồ Chí Minh.

Hachi Hachi là một cửa hàng như thế. Cửa hàng có bán rất nhiều mặt hàng đa dạng, trong đó nguyên liệu và dụng cụ làm bánh cũng như đồ dùng nhà bếp đều được bán rất nhiều.

Vào đây bạn hoàn toàn có thể tìm mua baking soda rất dễ dàng và giá cả khá hợp lý, lại được nhân viên phục vụ hết sức nhiệt tình nữa.

Để tìm được một cửa hàng Hachi Hachi không hề khó nha bạn, bởi nó hiện đã có 4 chi nhánh trên khắp các quận thành phố Hồ Chí Minh:

  • Chi nhánh 1: 173 Nguyễn Văn Trỗi, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Chi nhánh 2: 127B – A5 Đinh Tiên Hoàng P. 3, Bình Thạnh (gần Co-op Mart)
  • Chi nhánh 3: 19 Khánh Hội, Phường 3, Quận 4 (gần cầu Kênh Tẻ)
  • Chi nhánh 4: 224A Pasteur, P.6, Q.3, TPHCM – ĐT: (028) 38206 047
  • Website: http://www.hachihachi.com.vn

6. Cửa hàng Tân Nhất Hương

Đây là cửa hàng chuyên bán sỉ lẻ các loại nguyên liệu, khuôn và dụng cụ làm bánh. Từ những nguyên liệu đơn giản đến phức tạp bạn đều có thể tìm được.

Mua baking soda tại Tân Nhất Hương là một việc khá đơn giản, nhân viên nhiệt tình và chất lượng sản phẩm đảm bảo nha. Giá của baking soda ở đây cũng được xem là gần với giá gốc nha. Khoảng 30.000đ/hộp.

Tân Nhất Hương có 3 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • Chi nhánh 1: 61A Trần Quang Diệu. Quận 3 – Tòa nhà Choy’s – Điện thoại: 02862903746
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, 155 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú – Điện thoại: 02838120222
  • Chi nhánh 3: Lầu 2 – 21 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Q7 – Điện thoại: 02862989725 – 02862989726
  • Website: https://dungculambanh.com.vn

7. Cửa hàng Hớn Phong

Một địa điểm nữa mà các bạn có thể mua được baking soda, đặc biệt dành cho những bạn ở khu vực quận 11 chính là cửa hàng Hớn Phong nha.

Ở đây các bạn sẽ có thể mua được đầy đủ các loại nguyên liệu làm bánh cũng như khuôn đúc nè. Nhân viên ở đây lại khá nhiệt tình nên bạn có thể yên tâm nữa.

  • Địa chỉ: Số 1175 đường 3 tháng 2. Phường 6. Q11
  • Điện thoại: 028 38551 147

8. Cửa hàng Cường Dung

Dụng cụ, khuôn bánh, các loại whipping cream,… là những thứ luôn có ở Cường Dung nha các bạn. Điều không thể thiếu chính là bạn có thể đến mua baking soda tại cửa hàng nha.

Ngoài ra, cửa hàng còn có bán nguyên liệu nhập đảm bảo về chất lượng,nhân viên lại thân thiện là nơi thích hợp cho bạn đến mua đấy.

  • Địa chỉ: Số 114 Cống Quỳnh – P. Phạm Ngũ Lão. Quận 1
  • Điện Thoại: 028.38377.462
  • Website: http://cuongdungfoods.com

9. Hệ thống siêu thị Big C

Siêu thị Big C đã quá quen thuộc với mọi người rồi, bạn đã nghĩ đến việc mua các nguyên liệu làm bánh ở đây rồi phải không? Thật không khó khăn gì khi bạn chọn đây là nơi mua Baking soda, chỉ cần đến khu vực bán bột làm bánh là bạn đã có thể mua được rồi nha.

Hiện tại, có 9 hệ thống siêu thị Big C ở khu vực Hồ Chí Minh.

  • Big C An Lạc: 1231 Quốc lộ 1A, Khu Phố 5, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh( Gần Vòng Xoay An Lạc) – Điện thoại: 0283 877 0670
  • Big C An Phú: Tầng B1, Khu nhà phức hợp Cantavil, An Phú, P. An Phú, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh- Điện thoại: 02837402504
  • Big C Âu Cơ: 685 Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú ,Tp Hồ Chí Minh- Điện thoại: 02862858285
  • Big C Gò Vấp: 792 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh( Ngã sáu Gò Vấp) – Điện thoại: 0283 989 7750
  • Big C Miền Đông: 138A Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP Hồ Chí Minh ( Ngã ba Tô Hiến Thành – Sư Vạn Hạnh) – Điện thoại: 02838632990
  • Big C Nguyễn Thị Thập: Lô A, Khu Dân Cư Cityland, số 99, đường Nguyễn Thị Thập, P Tân Phú, Q 7, Tp Hồ Chí Minh – Điện thoại: 02862989757
  • Big C Phú Thạnh: 212 Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh- Điện thoại: 02822278879
  • Big C Thảo Điền: Số 12 Quốc Hương, tòa nhà Thảo Điền Pearl, P.Thảo Điền, quận 2, Tp Hồ Chí Minh- Điện thoại: 0283 519 32 34
  • Big C Trường Chinh: 1/1 Trường Chinh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh- Điện thoại: 0285 438 6789
  • Website: www.bigc.vn

10. Hệ thống cửa hàng tiện lợi Family Mart

Nghe đến tên cửa hàng tiện lợi Family Mart thì bạn đã có thể nghĩ ngay đến việc mua các sản phẩm phục vụ gia đình nên chẳng nghi ngờ gì khi bước chân vào cửa hàng bạn sẽ mua được baking soda mà mình cần nha.

Family Mart có 140 cửa hàng trên khắp các quận của thành phố Hồ Chí Minh. Tham khảo địa chỉ các cửa hàng tại: http://www.famima.vn

11. Hệ thống siêu thị Maximark

Địa điểm tiếp mà mình sẽ giới thiệu chính là chuỗi siêu thị Maximark, khá giống với hệ thống siêu thị Big C nên đây cũng chính là nơi chắc chắn đến bạn sẽ tìm mua được những gói baking soda cần thiết nha.

Hồ Chí Minh hiện có 2 hệ thống siêu thị Maximark:

  • Địa chỉ 1: Số 3 đường Ba Tháng Hai, Q.10, TP.HCM – Điện Thoại: 028.3834.2002 – 028.383.56617
  • Địa chỉ 2: Số 15-17 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, Tp.HCM – Điện thoại: 028 3 811 75 70

12. Mua online trên Lazada

Hoặc nếu bạn không có thời gian đến các địa điểm trên thì có thể đặt mua online trên Lazada. Click vào hình bên dưới để đặt mua banking soda tại Lazada nhé.

Baking soda là nguyên liệu quen thuộc và cần thiết khi làm bánh cũng như việc có nhiều tác dụng tiện ích của nó.

Nên chắc hẳn sẽ có rất nhiều địa điểm cửa hàng, siêu thị tiện lợi mà bạn sẽ mua về được những gói baking soda này. Mình chỉ giới thiệu một vài cửa hàng quen thuộc mà dễ dàng mua được nó.

Chúc các bạn sẽ tìm được địa điểm mua baking soda ưa thích của mình nha.

Lưu ý khi sử dụng baking soda tránh gây hại sức khỏe

Với vô số những công dụng tuyệt vời, baking soda thật sự là nguyên liệu cần có ở mỗi gia đình. Dù vậy, trong quá trình sử dụng nguyên liệu này, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Lưu ý khi sử dụng baking soda

Lưu ý khi sử dụng baking soda

1. Gây kích ứng da

Đối với các sản phẩm làm đẹp trên thị trường, độ pH cân bằng tốt cho da mặt được quy định trong khoảng từ 4.5- 5, trong khi đó chỉ số pH đo được trong baking soda là 9.

Nếu chị em nào đang phân vân trong việc lựa chọn baking soda làm nguyên liệu trắng da thì phải thật cân nhắc nhé vì sử dụng nguyên liệu này trong thời gian dài có thể sẽ khiến da bạn dần bị khô và trở nên sần sùi.

2. Không thân thiện với tóc

Không ít người đã sử dụng hỗn hợp baking soda kết hợp giấm táo để thay thế dầu gội thông thường với hi vọng sẽ giúp tóc trở nên suôn mượt hơn.

Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ rằng, mức đô pH cân bằng của tóc là 5,5. Việc sử dụng baking soda trong thời gian dài sẽ phá vỡ đi sự cân bằng vốn có của da đầu, làm tóc trở nên khô và nhanh rối hơn.

3. Gây hại sức khỏe

Ngoài làm đẹp thì baking soda còn được sử dụng trong thể thao. Một số vận động viên đã sử dụng nguyên liệu này làm thức uống trước những cuộc đua và điều này chưa được khoa học chứng minh là an toàn cho sức khỏe.

Hãy hiểu rõ về tác dụng baking soda và sử dụng nguyên liệu này một cách thông minh bạn nhé!

Ứng dụng bột nở, bột baking soda trong làm bánh

Trong nghệ thuật làm bánh, baking soda có thể coi là trợ thủ đắc lực góp phần tạo nên những chiếc bánh bông, xốp vừa bắt mắt vừa thơm ngon.

Chỉ cần thêm một lượng nhỏ baking soda hòa trộn cùng các nguyên liệu trước khi nướng, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt về độ nở xốp đến hoàn hảo mà nó mang lại.

Giới thiệu bột nở, bột baking soda là gì và ứng dụng trong việc làm bánh

Giới thiệu bột nở, bột baking soda là gì và ứng dụng trong việc làm bánh

Để hiểu rõ hơn về công dụng của baking soda trong việc làm bánh, bạn hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Những công dụng của bột nở trong việc nấu nướng

Những công dụng của bột nở trong việc nấu nướng

Những công dụng của bột nở trong việc nấu nướng

– Để giảm thời gian hầm các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, các loại đậu khô…), hòa một muỗng súp baking soda trong nước rồi ngâm đậu một đêm. Hôm sau tráng lại qua nước trước khi nấu.

– Cùng một mục đích khi chúng ta hầm thịt, thêm ½ cà phê trong nước hầm để thịt có thể mau chín, mềm hơn.

– Ngoài ra chúng ta hoàn toàn có thể ngâm trái cây, rau củ 10 phút trong dung dịch nước chứa 25g baking soda sau đó rửa, sả kỹ với nước bình thường.

– Được sử dụng khi làm bánh quy, cakes, gâteaux,…baking soda đóng vai trò làm chất gây nở.

Tác dụng của Baking soda (bột nổi) trong làm bánh

– Là một tác nhân nhân gây nở hoặc thành phần kiềm, ở môi trường ẩm và nhiệt độ cao sẽ xảy ra hiện tượng giải phóng khí carbon dioxide CO2, điều này giúp cho sự gia tăng thể tích ở bột.

– Thành phần axit có trong baking soda góp phần làm nhanh quá trình giải phóng khí CO2 cũng như loại bỏ “dư vị” trong quá trình nướng.

Một số lưu ý khi sử dụng baking soda trong làm bánh

Khi baking soda được hòa trộn cùng các hợp chất có tính axit nêu trên sẽ gây ra phản ứng hóa học, sinh ra khí CO2, khí này được giải phóng ra sẽ bốc hơi và thoát khỏi bột bánh khá nhanh.

Vì vậy ngay sau khi cho thêm baking soda vào hỗn hợp các nguyên liệu làm bánh (nước, sữa, bột,…), bạn nên đem hỗn hợp bột bánh đi nướng càng nhanh càng tốt để khí không bị thoát ra ngoài quá sớm,.

Trước khi nướng mà khí đã thoát ra ngoài thì bánh sẽ nở kém hoặc không nở được, bánh sẽ không bông xốp, vừa mất thẩm mĩ vừa kém ngon.

Một số lưu ý khi sử dụng baking soda trong làm bánh

Một số lưu ý khi sử dụng baking soda trong làm bánh

Cho đúng lượng baking soda ghi trong công thức bánh, không nên cho quá nhiều vì nếu cho quá nhiều baking soda sẽ sinh ra nhiều hơi khí trong bánh, khi nướng bánh, nó sẽ nở rất nhanh trong khi chưa kịp ổn định kết cấu bánh.

Sau đó bánh sẽ nhanh chóng bị xẹp lép lại (chỉ sau khoảng 1/2 đến 2/3 thời gian mà bạn nướng bánh).

Ngoài ra, nếu bạn cho quá nhiều baking soda có thể làm cho bánh bị mặn hoặc đắng làm mất vị ngon của chiếc bánh.

Khi trộn baking soda vào trong hỗn hợp nguyên liệu, bạn cần rây và trộn thật đều, tránh tình trạng bị vón cục từng chỗ, khi nướng chỗ đó sẽ có hơi khí nhiều và gây lỗ to trong bánh. Ngoài ra, nó sẽ làm chỗ bánh đó mặn hoặc đắng khiến phần bánh đó không ngon.

Bạn có thể thay thế baking soda bằng baking power (bột nở) với tỷ lệ 1 baking soda = 3 baking power, nhưng không thể thay thế baking power bằng baking soda, vì baking soda cần có các chất có tính axit, nếu không sẽ không tạo ra được khí CO2 làm cho bánh không nở được.

Baking soda chưa dùng tới thì nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và đặc biệt là phải bọc kín, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những nơi có độ ẩm cao.

Baking soda chưa dùng tới thì nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo

Baking soda chưa dùng tới thì nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo

Sử dụng baking soda trong làm bánh là một mẹo vặt đầy sáng tạo của người nhà nghề. Bởi baking soda vừa trung hòa hết phần axit dư trong các thành phần nguyên liệu làm bánh vừa tạo độ nở, xốp hoàn hảo cho chiếc bánh của bạn mà lại an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bạn.

Bạn cũng cần nhớ rằng chỉ những công thức làm bánh có thành phần nguyên liệu có tính chất axit mới sử dụng baking soda nhé. Chúc bạn làm được những chiếc bánh thơm ngon, nở xốp với baking soda.

Cách sử dụng bột nở trong làm bánh – Bột nổi (Baking powder) vs Muối nở (Baking soda)

Men nở – Yeast, bột nở (leavening agents) có thể được chia ra làm hai nhóm cơ bản. Nhóm 1 – Men nở (Yeast) đã được nói tới chi tiết ở bài viết trước.

Trong bài viết này, hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu về Nhóm 2 – Bột nổi (Baking powder) và Muối nở (Baking soda) nhé.

Hồi lần đầu tiên làm bánh, Massageishealthy cũng không ít lần hỏi bác google xem baking powder và baking soda là gì mà có lúc làm bánh thì chỉ dùng baking powder, có lúc lại dùng cả 2 loại.

Massageishealthy chỉ thích mỗi là nếu công thức dùng hai thứ bột nổi hay muối nở này thì có nghĩa là sẽ không phải tốn thời gian để chờ bột tự nổi như men nở (yeast).

Có lần mình còn thử làm bánh pretzel (đây là một trong những loại bánh tớ thích nhất hồi ở Thái), thì hóa ra họ còn làm bột trần qua nước có baking soda để bánh mềm, xốp. Nói chung, hai thứ này rất giống nhau và nó cứ như là anh em ruột ý.

1. Quan hệ giữa Bột nổi (Baking powder) và Muối nở (Baking soda)

Nhắc lại một chút về Nhóm 2 – Bột nổi (baking powder) và muối nở (baking soda). Đây là loại bột nở được dùng phổ biến trong các loại bánh ngọt (cake) và giúp bánh nở qua các phản ứng hóa học khi sinh ra khí các-bon (C02).

Bột nổi/ muối nở làm các bong bóng khí đã có sẵn trong hỗn hợp bột xuất hiện do quá trình đánh các nguyên liệu (như bơ, sữa etc.) nở to hơn.

Quan hệ giữa Bột nổi (Baking powder) và Muối nở (Baking soda)

Quan hệ giữa Bột nổi (Baking powder) và Muối nở (Baking soda)

Khi công thức bánh kêu gọi cả hai loại bột nổi (baking powder) và muối nở (baking soda) thì nhiệm vụ làm bánh nở phần lớn thuộc về bột nổi (baking powder).

Muối nở (baking soda) được cho thêm với nhiệm vụ trung hòa tính a-xít trong công thức và làm tăng độ mềm và tất nhiên là cũng một chút giúp ích cho việc làm bánh nở.

Khi sử dụng bột nở (baking powder) hay muối nở (baking soda) trong làm bánh, cả nhà nhớ trộn đều các nguyên liệu khô với nhau trước khi trộn chung với nguyên liệu ướt.

Ví dụ như làm bánh muffin đơn giản là trộn nguyên liệu khô với nhau (gồm bột, đường, muối, bột nở (baking powder), muối nở (baking soda hoặc một số nguyên liệu đặc biệt của từng loại bánh muffin).

Trong một bát khác trộn các nguyên liệu ướt như dầu ăn, sữa, trứng đều lên rồi sau đó mới cho nguyên liệu khô đã trộn đều với nhau. Như vậy, sẽ đảm bảo bột nổi được trộn đều trong hỗn hợp bột và bánh sẽ được nướng đều nhau.

Muối nở (baking soda) được cho thêm với nhiệm vụ trung hòa tính a-xít trong công thức

Muối nở (baking soda) được cho thêm với nhiệm vụ trung hòa tính a-xít trong công thức

Đúng là hai loại bột nổi này là anh chị em ruột của nhau vì bột nổi (baking powder) bao gồm muối nở (baking soda), một vài loại muối a-xít (cream of tartar và sodium aluminum sulfate), có thêm bột ngô (cornstarch) để giúp cho quá trình hấp thụ nước vì thể phản ứng sẽ chỉ xảy ra khi có các nguyên liệu ướt được trộn vào cùng với bột nổi.

Như vậy để hiểu nôm na và đơn giản thì bột nổi (baking powder) là em của muối nở (baking soda) nhé cả nhà nhỉ.

2. Phân biệt Bột nổi (baking powder) và muối nở (baking soda)

Phân biệt Bột nổi (baking powder) và muối nở (baking soda)

Phân biệt Bột nổi (baking powder) và muối nở (baking soda)

2.1. Bột nổi (baking powder)

Bột nổi (baking powder) gồm có hai loại: single-acting và double-acting (mình không tìm được từ Tiếng Việt cho hai từ này).

Single-acting baking powder có tác dụng làm bánh nở ngay sau khi nó được tiếp xúc với nước trong khi double-acting baking powder

Loại này được dùng phổ biến hơn và đa số khi công thức làm bánh chỉ ghi là baking powder thì thường có nghĩa là loại double-acting cả nhà nhé.

Lúc này thì công đoạn giúp bánh nở được chia làm hai giai đoạn: lần một là với tác dụng của việc tiếp xúc với nước (khá giống với single-acting baking powder) và lần hai là khi bánh được tiếp xúc với nhiệt trong lò nướng.

Có lẽ điều này giải thích thêm được với hai cái tên của hai loại bột nổi này. Single-acting baking powder là chỉ có một lần giúp bánh nở, còn double- acting baking powder giúp cho quá trình bánh nở hai lần (Single có nghĩa là một, double có nghĩa là hai). Đây là loại double-acting baking powder được dùng khá phổ biến.

Phân biệt hai loại bột nổi (baking powder)

Phân biệt hai loại bột nổi (baking powder)

Thường các loại bánh mỳ nhanh (quick bread – bánh mỳ không đòi hỏi quá trình chờ bột nở) như là bánh biscuits, muffins, và scones; và các loại bánh ngọt, đặc biệt là bánh bông lan (butter cake) đều phụ thuộc vào bột nở (baking powder) để có độ nở của bánh tốt.

Nếu ai đã từng làm thử giò/ chả lụa thì sẽ thấy trong công thức có dùng bột nột hiệu Alsa.

Đấy chính là bột nổi loại single-acting đấy cả nhà ạ. Khi cả nhà cho vào hỗn hợp nước, nước mắm v.v thì sẽ thấy có phản ứng nổi bọt và lập tức lúc đó ta cho thịt vào trộn đều rồi xay lần 2 thì sẽ được hỗn hợp giò sống nở xốp đấy.

Đúng là hai loại bột nổi này là anh chị em ruột của nhau

Đúng là hai loại bột nổi này là anh chị em ruột của nhau

Bột nổi (baking powder) thường được bảo quản trong hộp kín, ở nơi thoáng mát và nên thay 6 tháng một lần để đảm bảo bánh được nướng tươi ngon.

Quá nhiều bột nổi (baking powder) sẽ làm cho bánh có vị hơi nhằng nhặng đắng một chút. Nó cũng chính là nguyên nhân làm cho bánh của bạn nở rất nhanh nhưng rồi lại xẹp ngay tức thì đấy.

Ngược lại nếu ít bột nổi (baking powder) quá thì cũng làm cho bánh bị đặc, không nở xốp. Chính vì thế, lời khuyên cho mỗi người khi đong nguyên liệu làm bánh là phải thật chính xác nhé.

2.2. Muối nở (baking soda)

Muối nở (baking soda hay bicarbonate of soda), là một trong những thành phần của bột nổi (baking powder) và bản thân nó cũng là một loại chất giúp nở.

Muối nở (baking soda) thường được dùng trong các công thức có các nguyên liệu có chứa chất axits như dấm, sữa chua, sour cream, sô-cô-la (chocolate), butter milk, molasses (đường nâu), hoa quả hay maple syrup) vì chính sự cộng hưởng với a-xít làm nên tác dụng giúp nở của baking soda.

Vì baking soda chỉ có tác dụng nở một lần ngay sau khi đã trộn lẫn với các nguyên liệu vì thế khi làm bánh có baking soda cả nhà nhớ rằng khi phản ứng đã diễn ra trong hỗn hợp bột làm bánh có baking soda thì phải nhanh chóng cho bánh vào lò nướng nhé.

Nếu để lâu hơi khí sẽ không còn trong hỗn hợp bột nữa và sẽ làm cho bánh không nở đẹp.

Muối nở (baking soda) là một trong những thành phần của bột nổi (baking powder)

Muối nở (baking soda) là một trong những thành phần của bột nổi (baking powder)

Ngoài có tác dụng trong làm bánh, baking soda còn có tác dụng trong khi nấu các món hầm (hầm đỗ đen, các loại thịt gân etc.). Chỉ cần cho một chút baking soda vào thì cả nhà có thể giảm hẳn thời gian ninh nấu đấy… Baking soda còn là một vật không thể thiếu khi làm sạch trong nhà nữa.

Baking soda thường được bảo quản trong hộp kín ở nơi thoáng mát. Khi mua về tớ đọc ở bao hướng dẫn thì nên thay baking soda mỗi tháng một lần để đảm bảo khi nướng bánh sẽ có độ nở mong muốn và không bị đắng cả nhà nhé.

Hình dưới đây là những lưu ý khi sử dụng bột nổi (baking powder) và muối nở (baking soda). Lượng dùng bao nhiêu là đủ? Muốn kiểm tra xem có còn hoạt động tốt không thì làm thế nào?

Những lưu ý khi sử dụng baking powder và baking soda

Những lưu ý khi sử dụng baking powder và baking soda

2.3. Cream of tartar

Cream of tartar là một chất giúp cho quá trình gây nở vì thế nên tớ cũng xin được nói tới ở đây một chút. Cream of tartar là kết quả của quá trình lên men khi làm rượu (tartaric acid).

Cream of tartar không phải là một chất gây nở nhưng lại giúp cho quá trình nở, vì vậy trong khuôn khổ bài viết này xin được đề cập đến.

Cream of tartar là sản phẩm kết tinh của quá trình làm rượu vang. Nó được tìm thấy ở trong các hầm rượu vang, trong các thùng đựng và cả trên nắp các chai rượu lâu năm (nếu được bảo quản ở 100C).

Thành phần này được lấy, làm sạch và sản xuất ra một loại bột trắng được gọi là cream of tartar. Cream of tartar được dùng nhiều với tác dụng để giúp cho đánh lòng trắng trứng được bông và đạt tới điểm “soft peak” như trong bài cách làm bánh quy meringue.

Cream of tartar có dạng như tinh thể và hơi trong nên còn được gọi là “wine diamonds”. Thành phần của cream of tartar là KC4H5O6 (công thức đơn giản nhất), là phản ứng của acid tartaric và hợp chất của kim loại kali (hợp chất chứa kali có trong nho).

Cream of tartar được dùng để ổn định lòng trắng trứng khi đánh bông, chống làm cứng/kết tinh đường khi làm xirô, làm xanh rau khi chế biến, có thể kết hợp với baking soda làm bột nở, ổn định kem… hay làm snickerdoodle (sugar cookie).

Có nhiều công thức yêu cầu sử dụng cream of tartar để đánh bông lòng trắng trứng, nhưng cũng có thể thay thế bằng nước chanh và một chút muối trong các trường hợp hỗn hợp bánh nhẹ và ít tác động (khuấy trộn) như chiffon.

Với những loại nhưmacaroons, meringue nên dùng cream of tartar (có thể không cần nếu có stand mixer, khi đó máy đánh trứng đủ độ bông, khó xẹp).

Tuy nhiên, nếu không có thì có thể sử dụng một chút nước chanh như tớ làm cũng được. Cream of tartar có thể kết hợp với baking soda để làm thay thế cho baking powder.

Lưu ý duy nhất ở đây là nếu dùng bột nổi tự pha thì cả nhà khi trộn bột phải làm cực nhanh và nhanh chóng cho bánh vào lò nướng để giữ được tác dụng của bột nổi nhé.

Bảng hướng dẫn tự pha baking powder và baking soda

Bảng hướng dẫn tự pha baking powder và baking soda

Có sự khác nhau đó là do nồng độ acid citric có trong nước chanh chỉ vào khoảng 5% (như giấm) trong khi cream of tartar là muối acid, đậm đặc hơn, giúp làm “chín” lòng trắng.

Cream of tartar tuy thế nhưng hoàn toàn vô hại, hơn nữa rất an toàn khi lượng sử dụng rất nhỏ, chưa bằng một lần ăn bún nem chấm giấm 😉 .

Cách bảo quản đối với baking powder, baking soda, bột khai và cream of tartar: Để trong hộp kín tại nơi thoáng mát, nếu mua số lượng lớn có thể chia ra cất vào ngăn mát tủ lạnh, sẽ hạn chế được thời gian hỏng.

Bột men là gì, có công dụng ra sao?

Lịch sử của men đã có từ lâu đời, song hành cùng sự phát triển của con người khi nền nông nghiệp có nhiều bước tiến, đảm bảo duy trì lương thực cho nhân loại. Để biết thêm nhiều thông tin, mời mọi người đọc ở đây.

Bột men là gì, có công dụng ra sao?

Bột men là gì, có công dụng ra sao?

Sản xuất men là một trong những công nghệ yêu cầu cao về khoa học kĩ thuật. Tại sao lại như vậy? Lí do là bởi, những vi sinh vật, hay vi khuẩn lên men, luôn tồn tại lơ lửng trong không khí.

Những mẻ tương bần hay bát cà pháo, phơi ngoài một thời gian là có vi khuẩn sinh sôi. Nhưng để có men ngon, tức là nhiều vi khuẩn có ích, thì cần những công nghệ hiện đại, để “bắt” được và nuôi dưỡng những thứ mà mắt thường không nhìn thấy.

Các dạng men để làm bánh mỳ là những loại vi khuẩn ăn tinh bột, sản phẩm quá trình tiêu hóa của chúng là rượu và khí CO2, tạo thành những lỗ khí làm bánh nở.

Nhưng để bánh có hương vị thơm ngon, cần có những vi khuẩn khác, chúng cũng tiêu hóa tinh bột, nhưng lại “thải” ra những chất có mùi hương (dạng andehit, axeton…).

Bột men là gì, có công dụng ra sao?

Bột men là gì, có công dụng ra sao?

Đồng thời, những vi khuẩn này làm biến đổi cơ bản thành phần bột, chuyển hóa một số chất thành các dạng khác nhau như protein, cơ cấu lại thành phần dinh dưỡng, làm cho thành phần trong bánh mỳ trở nên đặc biệt hơn, nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ mà bộ máy tiêu hóa của con người không tự khai thác được từ bột mỳ.

Men là ngôi nhà sống của vi khuẩn. Nó chứa thức ăn và là chỗ trú cho vi khuẩn tồn tại. Có hai dạng là men tươi và men khô. Men khô có độ ẩm rất thấp, chứa một số loại vi khuẩn gây men nhất định tuỳ theo sức sống.

Chúng có thể sống trong điều kiện khô ráo, thức ăn nghèo nàn nhưng lại có khả năng sinh sôi mạnh khi được cho vào môi trường thuận lợi (bột bánh mỳ).

Men tươi có môi trường gần giống với bột cái khi làm bánh mỳ, có nhiều thức ăn, độ ẩm lớn, chứa được nhiều loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là những loại vi khuẩn tạo nên hương vị cho bánh mỳ.

Cũng chính vì vậy mà men tươi nhanh hỏng hơn các loại khác do số lượng vi khuẩn tồn tại lớn, môi trường tốt nên chúng tiêu hóa thức ăn có sẵn trong men rất nhanh, khi hết thức ăn thì vi khuẩn chết, men hỏng.

Men được phân thành các loại sau

  • Men tươi: Fresh Yeast
  • Men khô: Active Dry Yeast và Instant Yeast (Instant Dry Yeast)
  • Ngoài ra còn có các loại men làm từ mầm lúa mạch, men từ lúa mỳ nguyên vỏ, men từ hạt kê…

Tỉ lệ theo thứ tự các loại này khi sử dụng là 100-40-30, có nghĩa là, cứ mỗi 10g fresh yeast tương đương với 4g active dry hoặc 3g instant dry. Cách sử dụng chi tiết và các lưu ý hữu ích đã được đề cập trong bài này. Vậy có men tươi là sẽ có chiếc bánh mỳ ngon?

Không hẳn vậy, để có được chiếc bánh mỳ ngon cần rất nhiều yếu tố, trong đó có việc ủ cũng rất quan trọng.

Nếu ủ không đúng cách, bột bị quá thời gian hoặc cho hơi nhiều men, bột chứa nhiều hơi rượu thì dù có đấm xẹp làm thoát khí bánh cũng sẽ không còn ngon vì thành phần đã có nhiều biến đổi.

Đối với trường hợp khi làm bánh, nếu lỡ cho hơi quá men thì sau khi ủ lần một , làm xẹp bột rồi lại tiếp tục ủ thêm lần nữa, thời gian như lần một, rồi sau đó mới là lần cuối mới ủ tạo hình, như vậy tổng cộng là 3 lần ủ thay vì 2 lần như cách truyền thống (dành cho công thức ủ nhanh, 3 – 4 tiếng một mẻ).

Với cách làm như thế này, dù men cho hơi nhiều thì ta cũng có thời gian cho men phát hết, sẽ không còn hiện tượng mùi men nồng nặc nữa.

Có một câu hỏi mọi người hay thắc mắc, là tại sao cần phải làm xẹp bọt khí sau mỗi lần ủ bột làm bánh mỳ?

Bởi vi khuẩn cũng tương tự như con người, khi chúng thải ra các chất sau quá trình tiêu hóa (sinh khối), cũng có nghĩa là chúng làm cho môi trường sống trở nên “khó ở” hơn, chính các chất này sẽ ức chế hoạt động của chúng, giống như con người vậy.

Hơn nữa, các chất này bằng tác động hóa học sẽ làm biến đổi thành phần bột mỳ, khiến cho bột bị chua. Vì vậy, mỗi lần làm xẹp bột là một lần làm cho môi trường của vi sinh vật gây men được “refresh” và thêm những mẻ bánh ngon.

Trong mỗi lần ủ thường hay nói là để bột nở gấp đôi, vậy tại sao lại không phải nở gấp ba hay bốn lần? Vì theo kinh nghiệm, những người thợ làm bánh mỳ từ xưa đến nay đã thấy rằng để bột nở gấp đôi sẽ hợp lí và tạo ra những chiếc bánh ngon.

Trong một công thức thường hay đề cập đến thời gian, tuy nhiên, nên chú trọng đến cách miêu tả độ nở của bột nhiều hơn, ví dụ, gấp đôi, thêm 80%…

Bởi, tùy theo điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) ảnh hưởng đến men mà tốc độ nở của bột sẽ khác.

Có thể chỉ cần 50 phút là bột nở gấp đôi, cũng có khi là 1 tiếng rưỡi… vì vậy, chỉ cần quan sát thể tích bột và tiến hành các bước tiếp theo, không cần tuân thủ cứng nhắc các yêu cầu đưa ra.

Điều kiện đặt ra của một công thức bánh mỳ luôn là điều kiện lí tưởng, linh hoạt trong cách chế biến sẽ mang lại nhiều mẻ bánh thành công.

Cách bảo quản men: Nếu mua nhiều và để trong ngăn mát tủ lạnh, men sẽ có thời gian sử dụng lâu dài. Khi có men tươi, nên sử dụng ngay khi có thể để tránh hỏng, gây lãng phí.

Riêng đối với loại men này, không nên cho vào ngăn đông (ngăn đá) tủ lạnh, vì trong men có nước, khi gặp lạnh nước biến thành các tinh thể đá sắc nhọn có thể đâm thủng tế bào vi khuẩn, gây chết men (làm giảm chất lượng).

Bột khai (Ammonium bicarbonate) là gì, có tác dụng gì trong làm bánh?

Có thành phần là NH4HCO3 (Ammonium bicarbonate) được dùng làm quẩy, tạo độ giòn và xốp nở. Bột khai chỉ được sử dụng trong các món chiên do nhiệt của dầu, mỡ cao có khả năng làm bốc hơi hầu hết các thành phần của bột khai, tránh được mùi khó ngửi khi ăn và an toàn với sức khỏe.

Bột khai (Ammonium bicarbonate) là gì, có tác dụng gì trong làm bánh?

Bột khai (Ammonium bicarbonate) là gì, có tác dụng gì trong làm bánh?

Mũi người có thể ngửi được cỡ vài trăm đến hàng nghìn phân tử mùi, trong khi một dấu chấm “.” của văn bản in trên giấy đã lên tới 1 triệu.

Bột khai (Ammonium bicarbonate) là gì, có tác dụng gì trong làm bánh?

Bột khai (Ammonium bicarbonate) là gì, có tác dụng gì trong làm bánh?

Vì vậy chiên quẩy không còn mùi thì hoàn toàn có thể yên tâm ăn (trừ trường hợp các bà mẹ mang bầu và đang cho con bú, trẻ sơ sinh). Nên mua bột khai tại những nơi có uy tín và được đảm bảo về chất lượng.

Baking soda và baking powder dùng nhiều có hại không?

Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi sử dụng hai loại chất gây nở này, do chúng đều là những “hóa chất”, tuy nhiên, chưa có câu trả lời nào rõ ràng cho việc này.

Có nhiều ý kiến cho rằng đây là các chất vô hại, nhưng cũng có những thông tin về tác hại của chúng, chủ yếu do chưa hiểu biết đúng và đầy đủ.

Mặc dù được đánh giá là khá an toàn, sử dụng các chất gây nở vẫn có một số nguy cơ nhất định, đặc biệt đúng nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc kê đơn hoặc đang trong một số tình trạng bệnh lý nhất định. Cũng giống như muối ăn, dùng vừa phải sẽ an toàn nhất.

Tác hại nếu có của baking soda và baking powder nằm ở các thành phần kim loại và acid của chúng, như natri, kali, nhôm, acid citric, acid tartaric…, nhưng thực tế đây là các acid yếu và vô hại, còn các kim loại chỉ có hại khi sử dụng quá nhiều do chúng không thể “bay hơi” khỏi thức ăn.

Theo bài viết trên trang thevegetariancookingshow, baking soda có thể gây ức chế hấp thu đường ruột của phốt pho và điều này có thể dẫn tới sự gia tăng mất canxi. Chất này cũng có thể làm giảm quá trình ô xy hóa của tim và cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở cơ tim của một số người bị bệnh tim.

Nó cũng có thể gây ra viêm dạ dày, nhất là khi sử dụng các loại baking soda/baking powder không tinh khiết, lẫn tạp chất. Hàm lượng natri quá cao trong máu cũng gây tăng huyết áp. Tương tự, lượng kali (potassium) trong máu quá cao cũng dẫn tới rối loạn nhịp tim.

Bạn cũng không nên mua các baking powder có sử dụng các muối acid có nhôm (aluminum), sẽ gây độc khi dùng lâu dài, ngăn cản sự hấp thu các vitamin nhóm B.

Trong y tế, baking soda (thuốc muối) có thể được kê đơn để điều trị một số bệnh, nhưng nó có phản ứng với một vài loại dược phẩm làm giảm đáng kể lượng thuốc hấp thu vào cơ thể.

Ví dụ như viên sắt, lithium, aspirin, thuốc tiểu đường, tetracycline, benzodiazepines và ketoconazole. Nhiều chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân uống thuốc muối và thuốc điều trị cách nhau ít nhất 1 tiếng.

Những người bị chứng ợ nóng/ợ chua (heartburn) hoặc viêm dạ dày có thể uống thuốc muối để giảm nhẹ vì nó giúp trung hòa trực tiếp acid làm giảm cơn đau nhanh, nhưng đây chỉ là một loại thuốc chữa triệu chứng không chữa nguyên nhân bệnh như các thuốc kháng sinh.

Khi dùng nhiều, thường xuyên thì acid bị giảm mạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết acid ra nhiều hơn, do đó làm cho môi trường dạ dày càng về sau càng bị acid hơn, sẽ không có lợi.

Thêm vào đó, phản ứng trung hòa trực tiếp này còn tạo ra khí carbonic làm đầy hơi, khó tiêu, giống như khi ta uống nhiều nước giải khát có ga (khí carbonic).

Người bị huyết áp cao và người bị bệnh tim mạch không nên dùng baking soda, những người đang trong chế độ ăn kiêng muối cũng nên tránh sử dụng loại chất này.

Và mặc dù người ta tin rằng việc sử dụng thuốc muối khi mang thai không gây nguy hiểm, phụ nữ nếu hay có hiện tượng tích nước hoặc hay mắc chứng phù thũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự điều trị bằng loại sản phẩm này.

Baking soda sẽ hòa tan hoàn toàn khi pha vào nước và giải phóng khí CO2, nên khi uống sẽ có cảm giác tê nhẹ như uống các loại nước có ga. Một số người bị nghiện uống baking soda, nhất là khi pha chất này vào nước chanh làm đồ uống.

Trong thể thao, một số vận động viên uống baking soda như một loại thuốc tăng lực trong các môn thể thao tốc độ như là chạy. Tuy nhiên, với những tác hại như kể trên của baking soda, việc lạm dụng chất này sẽ có hại về lâu dài đối với sức khỏe.

Các công thức làm bánh chỉ sử dụng baking soda/baking powder với một lượng rất nhỏ (chỉ vài gram) nên bạn không phải lo lắng khi sử dụng chất này trong làm bánh.

Hơn nữa, trong một số công thức có sử dụng bơ, trứng thì luôn có độ nở nhất định khi đánh bông trứng, bột nở nếu thêm vào chỉ hỗ trợ một phần, do đó bạn không cần phải cho quá nhiều bột nở, vì không phải cứ càng cho nhiều bột nở thì bánh càng nở tốt.

Nếu trứng chưa đủ độ bông thì dù bột nở có làm bánh phồng lên thì khi nguội sẽ vẫn xẹp vì cấu trúc bột- trứng không vững, bánh không đứng được. Nên tuân thủ đúng tỉ lệ các chất có trong công thức bánh.

Đúng là kiến thức là vô biên, trong quá trình viết bài này Massageishealthy đã tìm hiểu thêm được rất nhiều điều về bột nở. Đặc biệt tớ đã ghi nhận lại và vẽ ra một vài hình sơ đồ để có thể dễ nhớ hơn.

Hi vọng cả nhà đã có được những kiến thức cơ bản và hiểu hơn rất nhiều về quá trình hoạt động của các loại bột nở, bột baking soda một phần không thể thiếu của làm bánh.

Thông tin về khái niệm bột Baking soda là gì (Sodium bicarbonate) trên Wikipedia

Baking powder, Sodium bicarbonate, Sodium carbonate, Chemical compounds, Chemical substances, Chemistry, Sodium hydroxide, Materials, Physical sciences, Bicarbonate, Food ingredients,

Food and drink preparation, Foods, Bread, Baking, Potassium bitartrate, Artificial materials, Chemical elements, Alum, Leavening agent, Atoms, Quick bread, Manufacturing, Acid–base chemistry,

Carbon dioxide, Sodium, Monocalcium phosphate, Carbonate, Cake, Food additives, Molecules, Cookie, Acidosis, Sodium chloride, Food industry, Yeast, Ammonium carbonate, Salts,

Sponge cake, Base (chemistry), Physical chemistry, Equilibrium chemistry, Aluminium, Cooking, Flour, Potassium, Carbonic acid, Chemical reaction, Toothpaste, American Cookery, Solvay process,

Dough, Hydroxide, Sodium acetate, Leavening agents, Alkalinity, Food, Water, Carbon compounds, Rust, Food and drink, Corrosion, Properties of water, Sets of chemical elements, Tartaric acid, PH,

Acid, Taste, Coolants, Median lethal dose, Fire extinguisher, Calcium, Acid salt, Brewing, Aspirin, Intravenous sodium bicarbonate, Sodium compounds, Buttermilk, Aluminium sulfate, Uranium, Home,

Carbonates, Alkali metals, Cookbook, Solid-state chemistry, Vinegar, Groups (periodic table), Eben Norton Horsford, Soda bread, Acetic acid, E-number additives, Neutralization (chemistry),

Potassium carbonate, European Union consumer protection law, Cream, Carbon, Phosphate, Sodium aluminium sulfate, Buffer solution, Metallic elements, Intravenous therapy, Antacid, Chocolate, Oxide,

Pea, Hydrochloric acid, Fire, Analytical chemistry, Solubility, Recipe, Acid salts, Batter (cooking), Bakewell Cream, Justus von Liebig, Mineral, Hydrogen, Silver, Local anesthetic,

Disodium pyrophosphate, Ion, Cleaning agent, William Ziegler, Industrial processes, Carboxylic acid, Acid–base reaction, Hyperkalemia, Cancer, Egg as food, Potassium bicarbonate, Ammonia,

Household chemicals, Starch, Mouthwash, Dicalcium phosphate, Solution, Branches of thermodynamics, Mining, Fermentation, Baker’s yeast, Blood, Tooth whitening, Milk.

You may also like

You cannot copy content of this page