Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Đồ ăn vặt món ăn vặt ✅ 2 cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện với công thức đơn giản tại nhà

2 cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện với công thức đơn giản tại nhà

bởi Mâm Cơm Việt
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Xem 2 cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện với công thức, phương pháp đơn giản, kinh nghiệm hay xử lý vấn đề ủ sữa chua bằng nồi cơm điện có cần cắm điện không, mặt sữa chua bị đọng nước, sữa chua nhưng “không chua”, sữa chua bị nhớt và cách khắc phục trong bài viết Ủ sữa chua trong nồi cơm điện như thế nào.

2 cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện với công thức đơn giản tại nhà

2 cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện với công thức đơn giản tại nhà

1. Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Một cách làm sữa chua tại nhà tiết kiệm thời gian mà tỷ lệ thành công lại cao hơn cách ủ thông thường nhiều đó là cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà. Hôm nay, chúng ta hãy cùng Massageishealthy khám phá nhé.

Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Nguyên liệu

  • Sữa đặc
  • Sữa tươi
  • Sữa chua không đường
  • Hũ đựng sữa chua
  • Nồi cơm điện
Nguyên liệu

Nguyên liệu – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp sữa

Bạn đổ sữa đặc vào âu lớn, cho thêm sữa tươi vào. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi hòa tan vào nhau hoàn toàn.

Chuẩn bị hỗn hợp sữa

Chuẩn bị hỗn hợp sữa – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Bạn nên dùng sữa đặc thay cho đường, bởi sữa đặc có vị ngọt vừa phải lại không quá béo ngậy, sẽ cho thành phẩm sữa chua ngon hơn. Dùng đường sẽ làm cho vị sữa chua mất đi nét thanh nhẹ.

Bước 2: Đun sữa

Cho hỗn hợp sữa vào một chiếc nồi và đặt lên bếp đun nóng, khi thấy các hạt sữa nổi lăn tăn thì tắt bếp, không đun hỗn hợp quá nóng vì ở nhiệt độ cao thì sữa sẽ bị mất chất dinh dưỡng.

Đun sữa

Đun sữa – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Tiếp theo, để hỗn hợp sữa nguội nhanh, bạn có thể thả nồi vào chậu nước sạch. Theo nguyên tắc, sữa đã pha chế sẽ không thể để quá 2 tiếng.

Bước 3: Thêm đường

Sau khi sữa đã nguội bớt, đảm bảo sữa chưa nguội hẳn phải để hơi ấm (ở mức khoảng 40 độ). Bạn nhấc nồi sữa ra khỏi chậu nước, tùy vào mức độ thích ăn ngọt của bản thân, bạn cho thêm một chút đường vào hỗn hợp sữa và khuấy tan đường ra.

Nhiệt độ tốt nhất để lên men sữa chua thành công chính là hỗn hợp sữa có hơi ấm ở mức 35 độ C.

Bước 4: Tạo dung dịch lên men

Cho 2 hộp sữa chua không đường ra khỏi tủ lạnh cho hết lạnh và giữ sữa chua ở môi trường bình thường. Đổ 2 hộp sữa chua này vào hỗn hợp sữa rồi dùng thìa hoặc đũa khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sữa chua tan hết.

Tạo dung dịch lên men

Tạo dung dịch lên men – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Để có được thành phẩm sữa chua như mong muốn, bạn phải đảm bảo sữa chua dùng làm men cái đã hết lạnh. Lạnh quá hỗn hợp sữa chua của chúng ta có thể sẽ không lên men thành công như mong đợi.

Bước 5: Cho sữa chua ra lọ

Sau khi hòa tan hết hỗn hợp trên, bạn đổ sữa chua vào những chiếc hộp thủy tinh đã được chuẩn bị sẵn.

Tốt nhất, bạn nên dùng hũ thủy tinh để đựng sữa chua. Do tiếp xúc với nước nóng trong nhiều giờ đồng hồ nên bạn không nên dùng hộp nhựa để đựng sữa chua ủ. Nếu bạn ủ xong sữa chua và cho ra lọ để bảo quản trong ngăn mát thì có thể sử dụng hũ nhựa như bình thường.

Bước 6: Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Bạn xếp các hộp sữa chua vào nồi cơm điện và đổ nước nóng vào, chỉ đổ nước ngập 2/3 hộp thủy tinh đựng sữa chua rồi đậy nắp nồi cơm điện lại. Ủ sữa chua trong khoảng 4-6 tiếng đồng hồ.

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Vào mùa đông bạn có thể bật nồi cơm ở chế độ giữ ấm (warm) để duy trì nhiệt cho nồi, còn mùa hè bạn không cần phải cắm điện nồi cơm. Trong thời gian ủ sữa chua, không nên xê dịch nồi hay tác động mạnh vào nồi, để tránh sữa chua bị long chân và khó có thể đông.

Sau khi kết thúc khoảng thời gian ủ, bạn cho sữa chua thành phẩm vào ngăn mát tủ lạnh 3 – 4 tiếng và thưởng thức. Sữa chua đạt yêu cầu có độ đông đặc, mịn, dù úp ngược cũng không đổ.

Thành phẩm làm sữa chua bằng nồi cơm điện

Để bảo quản sữa chua lâu hơn, bạn lấy những hũ sữa chua ra khỏi nồi cơm và chuyển chúng sang ngăn mát tủ lạnh.

Sữa chua bạn thu được là sữa chua lên men tự nhiên có độ chua dịu nhẹ, thanh mát vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè.

Từ công thức này bạn có thể biến tấu làm cho sữa chua đa dạng màu sắc cũng như mùi vị để thưởng thức. Bạn có thể thêm trà xanh, các loại siro, lá nếp, hương vani, … để làm cho món sữa chua thêm hấp dẫn, đẹp mắt hơn.

Thành phẩm làm sữa chua bằng nồi cơm điện

Thành phẩm làm sữa chua bằng nồi cơm điện

Việc hòa tan rất quan trọng với sữa chua bởi nó giúp sữa chua mịn hơn và dễ lên men hơn sau khi hòa tan hoàn toàn.

2. Cách làm sữa chua phô mai bằng nồi cơm điện

Phô Mai hay còn gọi là Pho mát hay phô mai là thực phẩm được kết đông và lên men từ sữa động vật như dê, bò…Phô mai là một món ăn yêu thích của nhiều bạn nhỏ.

Tuy nhiên , Mẹ có thể biến tấu món ăn này thành một món ăn kết hợp giữa sữa chua và phô mai để thay đổi khẩu vị cho các bé, lại còn bổ dưỡng nữa chứ.

Vị chua nhẹ của sữa chua, thơm béo của phô mai tạo nên một vị béo đặc trưng khiến cho ai đã một lần thưởng thức đều không thể nào quên.

Cách làm sữa chua phô mai bằng nồi cơm điện

Cách làm sữa chua phô mai bằng nồi cơm điện

Bài viết này, Massageishealthy sẽ hướng dẫn các mẹ làm một món ăn đặc biệt hấp dẫn, chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn mê mẩn. Đó chính là sữa chua phô mai được làm bằng nồi cơm điện.

Nguyên liệu làm sữa chua phô mai

  • 3- 5 miếng phô mai (tùy theo sở thích của mỗi người)
  • Nửa hộp sữa đặc
  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 2 hộp sữa chua không đường (để hết lạnh ngoài môi trường bên ngoài)

Dụng cụ

  • Nồi
  • Muôi
  • Rây lọc
  • Nồi cơm điện
  • Hũ đựng sữa chua

Các bước làm sữa chua phô mai

– Bước 1: Chuẩn bị phô mai

Dằm nát miếng phô mai sau đó cho vào nồi đun cách thủy để phô mai tan mềm ra.

– Bước 2: Pha hỗn hợp sữa

Cho sữa đặc, sữa tươi và phô mai vào cùng một nồi, đun trên bếp với lửa nhỏ liu riu cho sữa ấm lên. Trong quá trình đun, bạn khuấy đều hỗn hợp theo một chiều để các nguyên liệu tan đều và hòa quyện vào nhau.

Pha hỗn hợp sữa

Pha hỗn hợp sữa – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Lưu ý: Không nên đun sôi sữa, vì ở nhiệt độ cao chất dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ mất đi.

– Bước 3: Thêm sữa chua cái

Khi hỗn hợp sữa đã được đun nóng đã nguội bớt, đến khoảng 50 độ C thì cho thêm sữa chua cái vào và khuấy đều cho tan hết. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của men, bạn không nên khuấy mạnh tay.

Thêm sữa chua cái

Thêm sữa chua cái – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

– Bước 4: Lọc sữa và ủ

Dùng rây để lọc hết các cặn nguyên liệu không tan hết. Đổ sữa vào các hũ thủy tinh đã được chuẩn bị sẵn và xếp vào nồi cơm điện mang đi ủ như cách ủ sữa chua thông thường.

Trong thời gian ủ sữa chua, tránh xê dịch nồi hay tác động mạnh vào nồi để tránh sữa chua không đông. Thời gian ủ sữa chua phô mai hợp lý là từ 7 đến 9 tiếng.

Lọc sữa và ủ

Lọc sữa và ủ – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Kinh nghiệm dành cho bạn

– Để men cái hoạt động được tốt nhất. Bạn lấy sữa chua cái ra ngoài trước khi làm tối thiểu 2 đến 3 tiếng cho hết lạnh.

– Dùng sữa chua làm men cái lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa. Sữa chua làm men cái không được để quá lâu, ngày sản xuất phải mới trong khoảng 14 ngày đổ lại.

Kinh nghiệm dành cho bạn

Kinh nghiệm dành cho bạn – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

– Các dụng cụ làm sữa chua như hũ đựng, muỗng phải được khử trùng rồi úp ngược hũ lại, để khô hết nước mới sử dụng để không làm ảnh hưởng đến sữa chua thành phẩm.

Lưu ý: Nếu bạn dùng sữa chua làm men cái quá cũ hay quá lạnh hoặc hũ đựng chưa tiệt trùng, sữa chua làm ra sẽ bị nhớt.

4 cách làm sữa chua bằng sữa Ông Thọ thơm ngon đơn giản tại nhà

Những lưu ý khi ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện là một trong những bí quyết làm sữa chua thơm ngon, đơn giản và tiết kiệm thời gian tại nhà đang được rất nhiều chị em truyền tai nhau.

Tuy nhiên, sau quá trình làm sữa chua với nồi cơm điện, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Ủ sữa chua trong nồi cơm điện như thế nào?

Tương tự như ủ sữa chua trong hộp xốp, các bạn chỉ cần pha các nguyên liệu làm sữa chua theo tỷ lệ nhất định, cho vào hũ và xếp vào nồi cơm điện.

Pha nước với tỷ lệ 2 nóng: 1 lạnh và đổ vào nồi cơm điện sao cho lượng nước bằng 2/3 hũ sữa chua. Sau đó đậy nắp và để ủ trong 7 đến 9 tiếng.

Nồi cơm điện nào có thể dùng để ủ sữa chua?

Bất cứ loại nồi cơm điện nào (Toshiba, Kangaroo,…) cũng có thể sử dụng để ủ sữa chua. Nguyên lý hoạt động của nồi cơm dùng để ủ sữa chua cũng giống như hộp xốp thông thường.

Chúng có nhiệm vụ giữ ấm, tạo môi trường có nhiệt độ thích hợp nhất để lợi khuẩn hoạt động (40 đến 45 độ C) giúp quá trình lên men diễn ra thuận lợi.

Nồi cơm điện nào có thể dùng để ủ sữa chua?

Nồi cơm điện nào có thể dùng để ủ sữa chua?

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện có cần cắm điện không?

Vào mùa hè, bạn không cần cắm điện nồi cơm khi ủ sữa chua, chỉ cần dùng một miếng khăn bông bọc trên nắp nồi để ngăn nhiệt thoát ra ngoài qua lỗ thông hơi.

Vào mùa đông, các bạn có thể cắm điện và để nút “giữ ấm- Warm”, với mục đích duy trì nhiệt cho nồi, làm đúng thao tác như vậy sữa chua sẽ đông đặc như mong muốn.

Mặt sữa chua bị đọng nước phải làm sao?

Mặt sữa chua bị đọng nước là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi ủ sữa chua bằng nồi cơm điện. Tình trạng này xảy ra có thể do

Thứ nhất, khi hơi nước ấm bốc lên và đọng trên nắp nồi cơm sau đỏ nhỏ xuống các hũ sữa chua để bên dưới. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua, thậm chí nếu bị đọng nước quá nhiều, sữa chua còn bị hỏng.

Cách khắc phục: Dùng một chiếc khăn bông loại to quấn trên nắp nồi để hút hơi nước, đồng thời giữ độ ấm tốt hơn.

Thứ hai, Trong quá trình trộn sữa chua làm men chua với sữa, bạn khuấy đảo quá mạnh tay. Điều này sẽ làm chết khuẩn sữa trong đó. Nhiệt độ của sữa khi trộn men và nhiệt độ ủ sữa cao ngoài mức cho phép.

Điều này cũng làm khuẩn sữa một cách dễ dàng. Trong quá trình ủ, bạn không đảm bảo duy trì mức nhiệt 40 – 44 độ C. Đây là căn nguyên khiến sữa chua bị tách nước

Cách khắc phục: khi trộn men với sữa, bạn khuấy vừa phải, đều tay tránh làm chết men sữa. Ủ sữa chua ở nhiệt độ 40-45 độ C, không di chuyển nhiều hay tác động mạnh vào sữa chua trong quá trình ủ.

Sữa chua nhưng “không chua”

Nếu sữa chua đông đặc, mịn nhưng không chua thì các bạn có thể tăng thời gian ủ, bấm nút “giữ ấm- warm” để đảm bảo nhiệt độ ổn định nhất giúp sữa chua lên men tốt hơn.

Khi ủ sữa chua trong các dụng cụ ủ sữa chuyên dụng chúng ta chỉ cần đợi trong khoảng thời gian 6 tiếng. Lúc này sữa đã có vị chua nhẹ rồi.

Nhưng ủ trong nồi cơm điện nhiệt độ không ổn định vì vậy chúng ta thường cần có khoảng thời gian ủ lâu hơn khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên cũng không nên ủ quá 12 tiếng.

Sữa chua nhưng “không chua”

Sữa chua nhưng “không chua” – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Nếu sữa không đông và không chua thì nguyên nhân có thể là do

Thứ nhất, do chất lượng men. Men bạn dùng có thể là men bị cũ, ít khuẩn men hoặc vi khuẩn men hoạt động yếu. Bạn lưu ý, sữa chua làm men cái không được để quá lâu, ngày sản xuất phải mới trong khoảng 14 ngày đổ lại.

Thứ hai, do chất lượng sữa tươi. Sữa tươi có dư lượng kháng sinh cao làm ảnh hưởng đến men. Kháng sinh này ức chế men trong sữa, hạn chế hoạt động của men.

Thứ ba, do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ của sữa quá cao làm chết men.

Sữa chua bị nhớt

Sự cố này không chỉ xuất hiện khi làm sữa chua bằng nồi cơm điện mà nó gần như có thể xảy ra khi bạn làm sữa chua với bất cứ loại máy ủ nào khác.

Nguyên nhân chính là do các dụng cụ dùng làm sữa chua chưa được tiệt trùng và còn vi khuẩn làm sữa bị nhiễm khuẩn và gây nên hiện tượng nhớt.

Ngoài ra, trong quá trình ủ sữa, nếu bạn di chuyển nồi cơm điện mạnh hoặc tác động mạnh vào sữa chua thì thành phẩm sữa chua của chúng ta cũng có thể bị nhớt.

Cách khắc phục: Châm nước sôi để khử trùng tất cả các dụng cụ làm sữa chua. Trong quá trình ủ không di chuyển nồi cơm điện, không tác động mạnh vào sữa chua.

Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe

Sữa chua (từ tiếng Pháp yaourt) là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Đây là một món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi cũng như rất tốt cho sức khỏe. Không quá khó để có thể tự tay làm một mẻ sữa chua bổ dưỡng, mát lạnh vào mùa hè này.

Tuy nhiên để có thành phẩm như ý, bạn cần có một chút khéo léo và thực hiện đúng một số điều lưu ý trong quy trình thực hiện.

Theo kinh nghiệm chung, ngoài khâu lựa chọn nguyên liệu thì việc lưu ý tới nhiệt độ ủ và thời gian ủ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới mức độ thành công của món sữa chua bạn làm đấy nhé.

Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe

Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe – cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà

Sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng như canxi, chất khoáng cần thiết cho răng và xương khỏe mạnh. Một cốc sữa chua cung cấp khoảng 49% nhu cầu canxi, 38% nhu cầu phốt pho, 12% magiê cũng như 18% kali hàng ngày của bạn.

Sữa chua còn chứa vitamin B và riboflavin phòng tránh bệnh tim. Những khoáng chất này hạ huyết áp, tăng cường sự trao đổi chất và giúp xương chắc khỏe.

Thường xuyên ăn sữa chua bạn sẽ cảm nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:

  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Giảm cân
  • Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột
  • Điều trị viêm â.m đ.ạ.o
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Hạ huyết áp
  • Giảm nồng độ Cholesterol
  • Tốt cho răng miệng

Tuy sữa chua có nhiều lợi ích nhưng cũng không được lạm dụng sữa chua nếu không sẽ có tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Một số tác hại từ việc ăn quá nhiều sữa chua có thể sẽ gặp phải như gây khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy, thậm chí béo phì nếu ăn nhiều và ăn không đúng cách.

Ngoài ra, Sữa chua gây khó tiêu cho những có vấn đề về đường tiêu hóa, gây béo phì bởi trong thành phần sữa chua vẫn luôn có đường, và dị ứng với các thành phần của sữa.

Sữa chua gây khó tiêu cho những có vấn đề về đường tiêu hóa

Sữa chua gây khó tiêu cho những có vấn đề về đường tiêu hóa

Không cần nồi ủ hay máy ủ, chỉ với một dụng cụ gia dụng quen thuộc là nồi cơm điện, Bạn vẫn hoàn toàn có thể làm sữa chua ngon vừa rẻ lại vừa bổ cho cả gia đình.

Chỉ cần thực hiện theo những bước cơ bản và lưu ý trên chắc chắn bạn sẽ thành công. Không những thế, để tăng màu sắc và hương vị cho món sữa chua của bạn, bạn có thể biến tấu, kết hợp sữa chua với một số gia vị khác, để làm cho “list” đồ ăn vặt của gia đình thêm hấp dẫn nhé.

Chúc các bạn thành công với 2 cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện đơn giản Massageishealthy vừa nêu bên trên nhé.

You may also like

You cannot copy content of this page