Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ 4 cách nấu bột ăn dặm cho bé từ 6 7 tháng tuổi, món cháo ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng

4 cách nấu bột ăn dặm cho bé từ 6 7 tháng tuổi, món cháo ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng

bởi Lê Định

Hướng dẫn mẹ những món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trở lên

Danh sách thực đơn và cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có quá phức tạp? Người ta thường nói sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Điều này quả thực là không sai, tuy nhiên ở giai đoạn các bé đang lớn thì việc sữa mẹ không sẽ không thể cung cấp đủ dưỡng chất mà cần phải cho bé ăn dặm thêm đặc biệt là các bé tầm 7 tháng tuổi.

Đối với các bé độ tuổi này, vừa mới làm quen với việc ăn, hệ tiêu hóa còn yếu thì các bạn sẽ phải chăm chút cẩn thận từng tí một để bảo đảm trẻ có một sức khỏe tốt nhất.

4 cách nấu bột ăn dặm cho bé từ 6 7 tháng tuổi, món cháo ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng

4 cách nấu bột ăn dặm cho bé từ 6 7 tháng tuổi, món cháo ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng

Bên cạnh việc cung cấp các vitamin như protein, kali, omega3, phốt pho, A, B1, C, sắt… các bé cưng cũng cần phải bổ sung thêm vitamin D và canxi để hỗ trợ cho việc phát triển răng và hệ xương. Tuy nhiên các mẹ chú ý không phải cứ cho bé ăn nhiều cá, thịt, trứng sữa là tốt và đủ chất vì rất có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan và chức năng thận của bé đó.

Dươi đây là một vài cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi thơm ngon và bổ dưỡng dành cho trẻ. Các mẹ nhớ ghi chú lại để nấu dần dần cho bé cưng của mình ăn, để có thể cung cấp đủ chất và phát triển toàn diện nhất nha.

[toc]

Một vài món cháo, bột ăn dặm dành cho bé bổ dưỡng và đủ dinh dưỡng.

Thành phần chính để nấu món dặm luôn bao gồm: tinh bột, chất đạm và chất xơ. Tuy nhiên các mẹ phải có khâu chế biến linh hoạt và thay đổi hình thái để bé có thể ăn ngon miêng, dễ nuốt và không bị biếng ăn nhé.

1. Cá ngừ trộn bổ dưỡng.

Cá ngừ trộn bổ dưỡng.

Cá ngừ trộn bổ dưỡng.

Các mẹ nào dù có bận rộn đến mấy thì món này cũng không mất quá nhiều thời gian của bạn đâu, vì cách làm khá đơn giản và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho baby nhà mình nè.

Để có thể làm món này các bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

  • Đậu hũ non.
  • Cà chua.
  • Cá ngừ hộp.

Hướng dẫn bạn cách làm các ngừ trộn đơn giản mà ngon:

– Bước 1: Trước hết cá ngừ hộp các bạn se bỏ bớt nước, đánh cho thật tơi nhé.

– Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ luộc đậu hũ non, sau đó nghiền nhuyễn. Để cho bé dễ nuốt và tránh mắc cổ.

– Bước 3: Sau đó các bạn trụng cà chua vào nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt, và cũng nghiền nát hoặc băm nhỏ.

– Bước 4: Cuối cùng các bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau và cho bé thưởng thức được rồi.

Với món cá ngừ trộn này các bạn không mất quá nhiều thời gian để thực hiện phải không nào. Vậy hãy chạy ngay ra chợ để mua những nguyên liệu trên về cho bé yêu thưởng thức bạn nhé.

2. Khoai tây nghiền với gan gà.

Khoai tây nghiền với gan gà.

Khoai tây nghiền với gan gà.

Nguyên liệu cần có

  • Khoai tây.
  • Gan gà.
  • Rau bina (cải bó xôi).
  • Nước luộc gà.
  • Nước tương.
  • Bột gạo.

Mách bạn cách làm khoai tây nghiền gan gà thơm ngon:

– Bước 1: Đầu tiên, các bạn mang khoai tây rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ sau đó nghiền nhuyễn nhé.

– Bước 2: Trước khi chế biến gan gà các bạn cần ngâm nước khoảng 10 phút cho sách rồi luộc trong nước sôi khoảng 1 phút các bạn nhé.

– Bước 3: Tiếp theo rau bina các bạn sẽ rửa sạch, luộc chín, sắt nhuyễn ra.

– Bước 4: Sau đó, các bạn lấy một ít nước luộc gà, cho gan gà vào cùng một ít nước tương và đun sôi trở lại. Kế đến các bạn cho vào một tí bột gạo để tạo độ sánh, đồng thời cho khoai tây và rau bina vào nhé.

– Bước 5: Các bạn tắt bếp, thêm ít dầu ăn vào nồi và múc ra chén cho bé cưng dùng nhé. Lưu ý các mẹ nhớ kiểm tra độ nóng để không làm bỏng bé nha.

3. Trứng hấp.

Trứng hấp

Trứng hấp

Nguyên liệu chuẩn bị cho món trứng hấp:

  • Bí ngòi.
  • Khoai tây.
  • Trứng gà.

Cách chế biến món trứng hấp cho bé ăn dặm ngon:

– Bước 1: Trước hết các bạn sẽ rửa sạch khoai tây, bí ngòi sau đó luộc chín và bóc vỏ.

– Bước 2: Tiếp theo các bạn đập trứng gà ra tô, lưu ý chỉ lấy tròng đỏ. Vì bé còn khá nhở, mà trong tròng trắng trứng có một số axit amin bé chưa thể tiêu hóa được, nên chúng ta chỉ sử dụng tròng đỏ thôi nhé!

– Bước 3: Cuối cùng các bạn cho vào máy xay, xay nhuyễn những nguyên liệu trên rồi cho vào bát, mang đi hấp cách thủy khoảng 10 phút nhé.

Nếu các mẹ không thích bí ngòi thì có thể thay bằng cà rốt hoặc các loại rau khác cũng được. Lưu ý khi hấp cách thủy các bạn nên đặt một lớp khăn lót bên dưới để bát thức ăn không bị đỗ, hay lật khi nước sôi nhé.

4. Bơ nghiền.

Bơ nghiền.

Bơ nghiền.

Nguyên liệu để thực hiện món bơ nghiền bổ dưỡng:

  • Bơ, nên chọn bơ già, không bị thâm đen ở đầu trái, sờ thấy vừa tay, da căng bóng.
  • Sữa mẹ hoặc có thể thay bằng sữa công thức.

Lưu ý không dùng sữa đặc có đường vì nó khá ngọt, không thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này sử dụng

Hướng dẫn cách làm món bơ nghiền:

– Bước 1: Các bạn lấy phần thịt của bơ, trộn chung với sữa, sau đó nghiền nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố xay mịn hỗn hợp. Các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều bơ vì có thể gây đầy hơi và khó tiêu nha.

– Bước 2: Cho hỗn hợp ra chén và cho bé dùng.

Ngoài những món ăn dặm trên các mẹ có thể cho bé ăn dặm các loại rau của, hoặc quả luộc, sinh tố trái cây. Chú ý không nên cho ăn miếng quá to có thể khiến bé bị nghẹn, có thể ninh nhừ, nghiền nát trước khi cho bé ăn nhé.

Bạn nhớ nghiền nát trước khi cho bé ăn nhé.

Bạn nhớ nghiền nát trước khi cho bé ăn nhé.

Mách nhỏ bạn một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm:

  • Việc cho bé ăn dặm không có nghĩa là chắm dứt việc bú sữa mẹ, các bạn vẫn phải duy trì cho bé bú nhé.
  • Thức ăn cho các bé ăn dặm không nên cho thêm gia vị vì có thể ảnh hưởng không tốt cho thận.
  • Kết hợp nhiều nguyên liệu để nấu cháo cho bé đỡ ngán và phong phú thêm khẩu vị.
  • Chú ý tỉ lệ 1:7 khi nấu cháo, nếu bạn nấu 10gram gạo thì hãy đổ 70 ml nước nhé.
  • Khi chế biến thức ăn cho bé chú ý bổ sung thêm nhóm chất béo cho bé đủ chất nhé.
  • Nếu các mẹ không đủ sữa, có thể bổ sung thêm sữa ngoài cho bé cưng của mình.
Một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm

Một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm

Vậy là Massageishealthy đã hưỡng dẫn cho bạn một vài cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi bổ dưỡng và đủ chất cho bé nhanh ăn chóng lơn rồi.

Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ bổ sung thêm được kiến thức cho mình để có thể giúp bé cưng thêm mạnh khỏe và đủ chất. Các chị em hãy đừng ngại chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để giúp bé phát triển tốt hơn nhé. Chúc các bạn thành công và có những khoảnh khắc hạnh phúc bên bé yêu của mình.

Hướng dẫn bạn cách nấu bột ăn dặm cho bé khoa học và dinh dưỡng nhất.

Đối với các em bé khoảng 6 tháng tuổi thì các mẹ đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ cho bé phát triển. Với cuộc sống bận rộn thì nhiều mẹ không có thời gian nên đã chọn việc mua cháo dinh dưỡng ngoài tiệm.

Tuy nhiên chúng ta cũng không chắn chắn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Không có gì an tâm hơn việc tự tay chuẩn bị món ăn cho bé. Hôm nay Massageishealthy sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu bột ăn dặm cho bé vừa dễ làm, tiết kiệm thời gian mà còn khoa học đầy dinh dưỡng cho bé.

Bột ăn dặm đơn giản, dễ làm cho trẻ

Bột ăn dặm đơn giản, dễ làm cho trẻ

Để làm bột ăn dặm cho bé các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau

  1. Bột gạo: 10 gram.
  2. Nước: 200 ml.
  3. Thịt ức gà: 10 gram.
  4. Rau cải xanh: 10 gram.
  5. Dầu ăn: 1 muỗng cà phê.
Cách nấu cháo cho bé – Nguyên liệu chế biến bột ăn dặm

Cách nấu cháo cho bé – Nguyên liệu chế biến bột ăn dặm

Sau khi đã chuẩn bị xong phần nguyên liệu các bạn hãy cùng với Massageishealthy xoắn tay vào bếp để khám phá cách sơ chế và chế biến như thế nào nhé.

Sơ chế nguyên liệu để làm bột ăn dặm

Bước 1: Đầu tiên các bạn sẽ xay nhuyễn bột gạo cho đến khi thu được bột trắng và mịn. Các bạn có thể chọn gạo lức hoặc gạo tám vì hai loại này có giá trị dinh dưỡng cao và thơm ngon hơn các loại gạo khác.

– Bạn tránh chọn gạo nếp vì loại này sẽ khiến bé đầy bụng và khó tiêu. Nếu được, các bạn có thể tập cho bé ăn một số loại bột đậu thông dụng như đậu nành, đậu xanh, bắp,…

Bột gạo xay nhuyễn mịn

Bột gạo xay nhuyễn mịn

Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ rửa sạch thịt ức gà, rồi băm nhỏ và mang đi xay nhuyễn nhất có thể nhé, để khi cho bé ăn sẽ không bị mắc cổ và dễ nuốt.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách – Thịt gà băm nhỏ

Cho trẻ ăn dặm đúng cách – Thịt gà băm nhỏ

Bước 3: Các bạn rửa sạch rau cải và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 1cm.

Rau cải rửa sạch

Rau cải rửa sạch

Gợi ý bạn cách nấu bột ăn dặm đơn giản mà dinh dưỡng dành cho bé.

Bước 1: Đầu tiên các bạn đổ nước vào nồi và bắc lên bếp đun sôi. Sau khi nước sôi các bạn sẽ cho rau cả xanh vào nồi luộc 2-3 phút cho rau chín nhừ, rồi vớt ra tô để nguội.

Vớt rau cải xanh ra tô

Vớt rau cải xanh ra tô

Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ vặn nhỏ lửa nồi nước luộc rau và cho bột gạo vào nồi. Tránh cho bột vón cục các bạn nhớ dùng muôi khuấy đều lên nhé, không cần phải liên tục nhưng phải đều tay.

– Đun thêm khoảng 2-3 phút thì các bạn cho thịt ức gà đã băm vào khuấy đều. Sau đó đun thêm khoảng 7-10 phút nữa cho bột và gà chín đều, nhớ chỉnh lửa nhỏ.

Bột ăn dặm cho bé – Bột ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ

Bột ăn dặm cho bé – Bột ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ

Bước 3: Trong khi chờ đợi bột gạo và gà chín thì bạn sẽ cho rau cải xanh đã luộc vào máy sinh tố xay nhuyễn. Sauk hi bột chín thì bạn cho rau vào nồi và khuấy đều lên.

Bước 4: Cuối cùng các bạn tắt bếp, cho thêm vào 1 muỗng dầu ăn, khuấy đều tay lần nữa. Sau đó bạn múc bột ra chén, thổi nguội trước khi cho bé thưởng thức nhé.

Cho bé ăn dặm – Khuấy đều rồi cho bé thưởng thức!

Cho bé ăn dặm – Khuấy đều rồi cho bé thưởng thức!

Lưu ý: Khi bạn nấu thức ăn dặm cho bé thì không nên cho bất kì gia vị gì đặc biệt là bột ngọt vì nó rất có hại cho dà dày và thận của bé. Không nên nấu theo khẩu vị của người lớn mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nha.

– Nước luộc cũng đã đủ để kích thích vị giác cho trẻ ăn ngon hơn rồi. Nếu bạn thấy bé không ăn vì nước luộc quá loãng, quá nhạt, có thể bổ sung thêm vài hạt muối để kích thích vị giác của trẻ.

Với cách nấu vừa đơn giản vừa tiết kiệm thời gian mà lại đầy đủ chất dinh dưỡng trên thì các bạn có thể yên tâm nấu cho bé ăn. Giai đoạn đầu khi bé vừa làm quen với thức ăn thường là nỗi lo lắng lớn nhất của các chị em.

Không biết con ăn có ngon không, mình nấu như thế có đúng cách, đủ dinh dưỡng không và hàng tá các câu hỏi khác. Hy vọng qua công thức nấu trên bạn sẽ bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của bé một món bột ngon.

Cách nấu bột ăn dặm vừa đơn giản vừa tiết kiệm thời gian mà lại đầy đủ chất dinh dưỡng

Cách nấu bột ăn dặm vừa đơn giản vừa tiết kiệm thời gian mà lại đầy đủ chất dinh dưỡng

Những nguyên liệu trên rất dễ tìm và phổ biến, cộng thêm thời gian chế biến ngắn các mẹ dù bận rộn nhất cũng có thể tự tay nấu cho bé ăn, vừa tăng thêm tình cảm mẹ con vừa tăng thêm dinh dưỡng cho bé rất nhiều. Giai đoạn này bé rất cần những món ăn chứa đầy tình thương của các bà, các mẹ đấy ạ.

Làm thế nào để trẻ luôn khỏe mạnh, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh cho bé

Cha mẹ luôn là một tấm gương cho con cái, chúng luôn theo dõi từng thói quen của bạn cả thói quen tốt lẫn thói quen xấu. Vì vậy hãy cho trẻ thấy rằng bạn quan tâm đến chúng bằng cách chia sẻ những lời khuyên về sức khỏe mà chúng sẽ mang theo trong cuộc sống.

Thói quen 1: Chọn những thức ăn nhiều màu sắc

Chọn những thức ăn nhiều màu sắc

Chọn những thức ăn nhiều màu sắc

Ăn những thức ăn với màu sắc khác nhau không chỉ cho vui mà nó còn có lợi ích sức khỏe nữa. Hãy giúp cho con bạn hiểu được giá trị dinh dưỡng của màu sắc trong thức ăn trong một chế độ ăn uống thông thường.

Không có nghĩa là mọi bữa ăn đều cần quá nhiều màu sắc. Nhưng bạn nên nỗ lực để kết hợp một loạt các loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau vào chế độ ăn uống của trẻ như cà chua màu đỏ, hoặc rau xà lách màu xanh. Như vậy sẽ tạo nên một bữa ăn đa dạng màu sắc và hấp dẫn.

Thói quen 2: Chọn các hoạt động thể chất thú vị

Không phải mọi đứa trẻ đều thích chơi thể thao. Nhưng nếu bé thấy những gì cha mẹ làm và bé tìm thấy những hoạt động thể chất mà bé thích thì bé sẽ tập sống khỏe mạnh và trở nên năng động hơn. Trẻ em có thể mang tình yêu với những môn thể thao mà chúng thích đi theo suốt quá trình lớn lên.

Nếu con bạn chưa tìm thấy môn thể thao nào thích hợp, khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng và chủ động tìm kiếm cùng trẻ. Liệt kê một loạt các hoạt động thể chất thú vị như bơi lội, chạy bộ hoặc aerobic (thể dục dụng cụ), khi đó bé sẽ tìm thấy được thứ mà bé thích thú.

Thói quen 3: Đừng quên bữa ăn sáng

Thông thường, việc trẻ em thực hiện một thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ có thể giúp trẻ nhiều khả năng tiếp tục thói quen tốt này khi chúng trưởng thành. Hãy dạy chúng rằng một bữa ăn sáng sẽ có 3 lợi ích sức khỏe sau đây:

  • Giúp kích thích não bộ hoạt động và năng lượng làm việc mỗi ngày
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Hạn chế các bệnh mãn tính

Theo nghiên cứu của trường đại học Havard Medical xác nhận rằng nếu hoạt động mà không ăn sáng thì tương đương với khả năng bị béo phì gấp 4 lần. Và chất xơ cao trong các loại ngũ cốc ăn sáng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Đừng quên theo dõi hàm lượng đường. Bạn có thể tham khảo một số món ăn sáng sau đây:

Bánh mì (Nguồn: Massageishealthy.com)

Bánh mì (Nguồn: Massageishealthy.com)

Cơm tấm (Nguồn: Massageishealthy.com)

Cơm tấm (Nguồn: Massageishealthy.com)

Xôi mặn (Nguồn: Massageishealthy.com)

Xôi mặn (Nguồn: Massageishealthy.com)

Phở (Nguồn: Massageishealthy.com)

Phở (Nguồn: Massageishealthy.com)

Thói quen 4: Tập uống nước lọc, không uống nước ngọt

Bạn có thể cho bé thông điệp đơn giản: “Nước lọc tốt cho sức khỏe, nước có hại cho sức khỏe”.

Ngay cả khi con bạn không hiểu tất cả những lý do tại sao quá nhiều đường là xấu cho chúng thì bạn có thể giải thích cho bé những điều cơ bản.

Ví dụ, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), đường trong nước giải khát không cung cấp chất dinh dưỡng. Nó cũng làm tăng lượng calo có thể dẫn đến các vấn đề về trọng lượng. Nước, mặt khác, là một nguồn tài nguyên quan trọng mà con người không thể thiếu.

Tóm lại, nếu bạn tạo cho trẻ em những thói quen sức khỏe từ nhỏ thì khi trưởng thành trẻ sẽ có một nền tảng sức khỏe tốt và có một chế độ ăn uống lành mạnh.

Các mẹ hãy nhanh tay ghi chú vào sổ tay của mình để có thể thực hành nấu ngay cho bé vào ngày mai nhé. Chúc các bạn thành công với công thức nấu bột ăn dặm cho trẻ trên và đừng quên chia sẽ cho các bà mẹ khác để cùng nhau lan tỏa tình yêu thương nhé. Vì con là điều quý giá nhất của mẹ!

You may also like