Trong dân gian Việt Nam, nghệ vốn được coi là bài thuốc vô cùng quen thuộc và hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thường gặp. Điển hình trong đó có các bệnh liên quan đến dạ dày – cơ quan chiếm vai trò quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa của con người.
Mặc dù việc sử dụng nghệ rất phổ biến, nhưng không có nhiều người thật sự hiểu được công dụng của nghệ trong việc chữa bệnh dạ dày, từ đó dẫn đến dùng sai cách, dùng quá liều, dùng với loại thực phẩm không hợp lý,… khiến cho bệnh tình không những không thuyên giảm, trái lại còn diễn biến xấu hơn. Bài viết dưới đây jbo.vn sẽ giúp bạn có những thông tin chuẩn xác về tác dụng chữa bệnh dạ dày thực tế của loại củ này.
Công dụng của nghệ trong việc chữa bệnh dạ dày
Lợi ích dinh dưỡng của nghệ
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Trong nghệ chứa rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như kali, canxi, magie, photpho và một lượng nhỏ kẽm, natri, mangan và selen. Bên cạnh đó, loại củ này cũng chứa vitamin C, B6, K và một số hợp chất hữu cơ như choline, betaine, niacin và folate.
Chất curcumin đặc trưng trong nghệ chính là thành phần chính mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng. Nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhờ cơ chế kích thích sản sinh mật ở túi mật, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng do khó tiêu. Đây cũng là chất chống viêm tự nhiên dành cho khớp, ruột, đại tràng.
Nghệ có giá trị dinh dưỡng cao
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, điều trị các bệnh về thoái hóa thần kinh và rất tốt cho người bị tiểu đường.
Công dụng của nghệ trong việc chữa bệnh dạ dày
Hợp chất curcumin, hay còn gọi là tinh chất nghệ, được chiết xuất trực tiếp từ củ nghệ, qua nghiên cứu được chứng minh là có khả năng chống viêm cực kỳ hiệu quả, đặc biệt đối với các vết viêm loét ở hệ thống tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Đối với người bị bệnh dạ dày, hoàn toàn có thể sử dụng tinh chất nghệ kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ để nhanh lành bệnh. Đây cũng chính là chế phẩm từ nghệ được các bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân bị bệnh dạ dày.
Hợp chất curcumin trong nghệ có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Rất nhiều người lầm tưởng tinh chất nghệ với một sản phẩm từ nghệ khác, đó là bột nghệ. Mặc dù được sử dụng rất phổ biến, nhưng công dụng kháng viêm của bột nghệ thực chất không bằng tinh chất nghệ, chính vì thế, khả năng điều trị các bệnh về dạ dày cũng thấp hơn.
Bột nghệ là nghệ tươi được tán nhỏ, sấy khô
Thêm vào đó, trong quá trình chế biến, nếu vẫn còn sót tinh dầu trong bột nghệ thì ngược lại còn gây ra tình trạng kích ứng cho bệnh nhân. Nếu chỉ dùng mỗi bột nghệ mà không áp dụng một phác đồ điều trị hợp lý thì gần như không có bất cứ hiệu quả nào rõ rệt.
Sử dụng bột nghệ vẫn còn tinh dầu gây kích ứng ở dạ dày
Sử dụng nghệ điều trị bệnh dạ dày thế nào cho đúng cách
Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm có chứa hợp chất curcumin thay vì dùng trực tiếp bột nghệ, bởi hàm lượng tinh chất này trong nghệ tươi rất thấp, và trong quá trình tán nhỏ, sấy khô để làm bột nghệ còn bị hao hụt đi nhiều. Còn nếu vẫn muốn dùng bột nghệ thì nên chọn loại không chứa tinh dầu, pha với nước ấm và mật ong để giảm vị đắng, dễ uống và tăng khả năng hấp thụ tại dạ dày.
Không nên sử dụng bột nghệ liên tục với liều lớn để điều trị đối với trường hợp viêm loét dạ dày nặng. Chỉ dùng tối đa 3 – 4 thìa bột mỗi ngày, uống đều đặn trước 3 bữa chính và tuyệt đối không dồn lại uống 1 lần. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng nếu như đang uống các loại thuốc giảm axit dạ dày.
Sự thật về công dụng chữa bệnh dạ dày bằng nghệ – thần dược hay chỉ là lời đồn?
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị dạ dày nên tuân thủ chế độ ăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý, không để dạ dày quá đói hoặc quá no. Hạn chế đồ mặn, quá nóng hoặc quá lạnh, đồ nhiều axit, đồ khó tiêu,… Không thức khuya, làm việc quá sức. Duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày và giữ cho tâm trạng thư thái, thoải mái. Sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh dạ dày của bạn đấy.
Trên đây là công dụng của nghệ trong việc chữa bệnh dạ dày. Hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn đúng đắn và hoàn thiện hơn về loại củ thông dụng này, từ đó áp dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh về dạ dày gặp phải.