Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tử Đau dạ dày: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

“Đau dạ dày” là một khái niệm quen thuộc thường được sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Trong khi các bệnh lý tiêu hóa nói chung có xu hướng ngày càng gia tăng, thì các vấn đề liên quan đến dạ dày cũng tăng theo. Tuy nhiên, đau dạ dày là một khái niệm thường gọi để chỉ các vấn đề liên quan đến dạ dày nói chung, nhưng chưa cụ thể. Bài viết sau đây hy vọng làm rõ hơn khái niệm “đau dạ dày” mà chúng ta quen gọi hàng ngày.

I. Thế nào gọi là đau dạ dày

Đau dạ dày là triệu chứng đau phổ biến trong cộng đồng và đang có chiều hướng gia tăng. Là cảm giác đau do tổn thương tại dạ dày (thường là do viêm, loét dạ dày),nên thường được gọi với tên phổ thông là bệnh “đau dạ dày”.

Tùy theo các vị trí đau, tổn thương mà có thể quyết định đau dạ dày là triệu chứng của viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng, viêm loét cả dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.

Đau dạ dày: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cấu tạo các bộ phận của dạ dày – Ảnh: suckhoedoisong

Đau do loét dạ dày – tá tràng

Những người đau dạ dày thuộc nhóm này thì dạ dày thực sự có loét dạ dày – tá tràng. Nhóm này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Đau không có loét

Đau dạ dày không có loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không có loét.

Đau dạ dày không có loét có thể có viêm hoặc tổn thương dạ dày rất nhẹ. Nhóm này chỉ gây khó chịu mà không nguy hiểm đến tính mạng.

Đau dạ dày không có loét có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như các bệnh loét dạ dày. Chẳng hạn như đau hoặc khó chịu ở bụng trên, thường kèm theo ợ hơi, đầy hơi và buồn nôn.

Ngoài ra, còn có khái niệm đau dạ dày cấp tính và đau dạ dày mãn tính. Đau dạ dày cấp tính là cơn đau mới, triệu chứng đột ngột xuất hiện. Ví dụ đau dạ dày sau khi ăn nhiều hoặc uống thuốc đau xương khớp hay ăn gia vị cay chua.

Đau dạ dày mãn tính là người bệnh có những đợt đau, tái đi tái lại, nếu không có điều trị hoặc có điều trị thì triệu chứng lại tự khỏi. Thông thường có điều trị thì bệnh lại giảm nhanh.

II. Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày thường bị ảnh hưởng của bữa ăn khá rõ rệt, thường đau lúc đói, ăn vào sẽ hết đau. Hoặc lúc đói không đau, ăn vào lại tăng đau. Sau đây là một vài triệu chứng hay gặp.

  • Đau vùng thượng vị
  • Nôn, buồn nôn
  • Đầy hơi, ợ hơi
  • Chán ăn
  • Cảm giác đầy bụng
  • Nôn ra máu
  • Phân đen, hắc ín…

III. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Như nói phần trên, đau dạ dày có thể do loét dạ dày hoặc đau dạ dày không có loét. Tuy nhiên, dù đau dạ dày có loét hay không có loét thì cũng do các nguyên nhân chính sau đây.

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori), chiếm 80 – 90% nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm
  • Do căng thẳng quá mức
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng nhiều rượu bia
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học
  • Hoạt động mạnh sau khi ăn no…

IV. Chẩn đoán đau dạ dày

Để chẩn đoán bệnh dạ dày nói chung và đau dạ dày do nguyên nhân cụ thể nào gây ra, thì việc thăm khám và tiến hành xét nghiệm thăm do chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.

Trong chẩn đoán bệnh dạ dày thì các xét nghiệm, thăm dò chức năng sau đây là cần thiết. Tuy nhiên, trong đó nội soi dạ dày có vai trò rất quan trọng và thường không thể bỏ qua trong thăm khám và chẩn đoán bệnh lý dạ dày hay đau dạ dày. Thông qua nội soi bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP, một tác nhân quan trọng gây ra viêm loét dạ dày chủ yếu.

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
  • Nội soi dạ dày tá tràng

Vì tầm quan trọng của nội soi dày và xét nghiệm HP dạ dày, phần này sẽ đề cập sâu hơn về hai phương pháp quan trọng này.

Nội soi dạ dày 

Phương pháp thông dụng cho độ chính xác cao hiện nay để thăm khám bệnh lý về dạ dày. Qua nội soi dạ dày, có thể phát hiện các tổn thương chính xác như:

  • Rối loạn vận động
  • Viêm loét niêm mạc dạ dày
  • Các khối u dạ dày
  • Polip dạ dày
  • Thoát vị hoành
  • Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
  • Sa niêm mạc dạ dày vào thực quản hay tá tràng…
Đau dạ dày: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Một ống soi có Camera đưa vào quan sát các vùng của dạ dày – Hình minh họa: Internet

Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP dạ dày)

Có nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành xét nghiệm nhiễm khuẩn HP dạ dày. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau, và tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi cơ sở y tế mà phương pháp nào được lựa chọn cho người bệnh.

Trong đó, 2 phương pháp sau đây là phổ biến để xét nghiệm HP dạ dày.

Nội soi dạ dày xét nghiệm HP dạ dày

Là kỹ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi dạ dày, sau đó làm xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày.

Test thở tìm vi khuẩn HP

Xét nghiệm qua hơi thở là một xét nghiệm đơn giản cho phép xử lý hơi thở của bệnh nhân để phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP). Là xét nghiệm được xem như “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán nhiễm khuẩn HP trong phòng thí nghiệm.

V. Điều trị đau dạ dày

“Đau dạ dày” là cụm từ dân gian thường gọi để chỉ một nhóm bệnh về dạ dày. Chính vì vậy, người dân cũng áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh dạ dày khác nhau. Trong đó, các phương pháp sau đây thường được sử dụng hoặc chia sẻ truyền miệng trong cộng đồng, xã hội.

  • Phương pháp dân gian
  • Bằng đông y
  • Thực phẩm chức năng
  • Tây Y

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng nói là “đau dạ dày” là một nhóm bệnh, không phải là một bệnh cụ thể, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp điều trị cụ thể nào là hiệu quả cho từng đối tượng người bệnh cần được tiến hành thăm khám và có chẩn đoán chính xác.

Để người bệnh “đau dạ dày” có thêm thông tin tìm hiểu, đi khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả, chúng tôi giới thiệu một số địa chỉ uy tín sau đây tại Hà Nội sử dụng phương pháp Tây Y.

VI. Khám chữa đau dạ dày ở đâu tốt ở Hà Nội

Trung tâm Tiêu hóa bệnh viện E Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 89 đường Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Trung tâm tiêu hóa – bệnh viện E được thành lập năm 2013 và là cơ sở đầu tiên được thành lập kết hợp cả nội khoa, nội soi và ngoại khoa, phát triển cả nội soi can thiệp tiêu hóa và phẫu thuật nội soi, gắn kết giữa lâm sàng và cận lâm sàng, theo dõi bệnh nhân từ nội trú đến ngoại trú…

Là một trong số những trung tâm Tiêu hóa hiện đại nhất Hà Nội. Với cơ sở, vật chất hiện đại trung tâm tiêu hóa đã áp dụng các kỹ thuật cao vào trong chuẩn đoán và điều trị chuyên ngành như: nội soi mật tụy ngược dòng chuẩn đoán và can thiệp, chuẩn đoán sớm ung thư dạ dày…

Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bảo Sơn được trang bị các thiết bị y tế hiện đại với công nghệ mới như máy nội soi dạ dày – tá tràng của Nhật Bản, cùng với thế thống xét nghiệm, máy siêu âm,…

Đội ngũ giàu kinh nghiệm mà đứng đầu là Giáo sư Hà Văn Quyết, chuyên gia đầu ngành về thăm khám các bệnh tiêu hóa nói chung và bệnh dạ dày nói riêng.

Hàng nghìn bệnh nhân có các vấn đề về tiêu hóa và dạ dày được trược tiếp Giáo sư Hà Văn Quyết tiến hành thăm khám, nội soi và điều trị thành công mỗi năm tại Bệnh viện.

Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 5 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0246.2598285

Năm 2014, khoa thành lập Trung tâm nội soi Tiêu hóa Việt Nam – Nhật Bản. Trung tâm này được thành lập dựa trên nền tảng hợp tác giữa Bệnh viện Mạch Mai và Bệnh viện Trường ĐH Nagoya (Nhật Bản). Hệ thống thiết bị nội soi hiện đại được tài trợ bởi Bộ Công Thương Nhật Bản, có độ phóng đại lớn và phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư sớm.

Khoa Tiêu hóa quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giỏi như: Tiến sĩ Vũ Trường Khanh (Trường khoa),Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng (Phó trưởng khoa),cùng nhiều Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa…

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

  • Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 phố Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
  • Website: http://hoanglonghospital.vn/

Phòng khám được trang bị hệ thống Nội soi hiện đại hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả. Đây cũng là một trong số ít phòng khám tư ở Hà Nội được đánh giá cao về bệnh lý tiêu hóa nói chung và bệnh đau dạ dày nói riêng.

Ngoài ra, Hoàng Long cũng là phòng khám có trang bị dàn máy soi của Fujifilm, một trong những dòng máy soi hiện đại khu vực Châu Á với độ phóng đại gấp 300 lần.

Người bệnh sẽ được Giáo sư Đào Văn Long, Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp Nội soi và điều trị.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Đội ngũ cán bộ nhân viên là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Điều dưỡng được đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội và đào tạo chuyên khoa tại nhiều quốc gia có nền y học phát triển như Pháp, Italia, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bệnh viện có trung tâm nội soi giúp phát hiện chính xác nguyên nhân dây ra tình trạng đau dạ dày.

Hệ thống máy nội soi phóng đại nhuộm màu tiên tiến cho ánh sáng giải tần hẹp giúp phát hiện những tổn thương, tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm và chính xác.

You may also like

You cannot copy content of this page