Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửUng thư dạ dày 8 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị

8 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối bao gồm đau bụng, đau thượng vị, thường xuyên nôn và buồn nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón hoặc tiêu chảy, máu trong phân hoặc dịch nôn, không có cảm giác thèm ăn ngay cả khi đói, giảm cân không rõ nguyên nhân, ợ nóng liên tục.

I. Những triệu chứng, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp

Bệnh ung thư dạ dày phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, ung thư giai dạ dày giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất. Cùng nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dạ dày giai đoạn cuối và hướng điều trị thích hợp qua những thông tin dưới đây.

Những triệu chứng, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp

Những triệu chứng, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 nghìn người chết vì ung thư dạ dày. Số lượng người mắc căn bệnh này trên đang tăng nhanh trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, mọi người nên bổ sung thêm các kiến thức về ung thư dạ dày để phát hiện và phòng ngừa kịp thời.

Ung thư dạ dày nổi tiếng là một trong những dạng ung thư gây đau đớn nhất. Nhưng với nhiều bệnh nhân, cơn đau lại không phải là dấu diệu cảnh báo sớm của căn bệnh này. Thực tế, giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường không đưa ra bất kỳ triệu chứng điển hình nào.

“Tất cả chúng ta đều từng bị đau bụng và điều này luôn khiến nhiều người bị ám ảnh về căn bệnh ung thư dạ dày. Nhưng đó lại là không phải loại ung thư phổ biến nhất. Và đau dạ dày không có nghĩa là sẽ bị ung thư dạ dày”, bác sĩ Umut Sarepl, Phó giáo sư và nhà phẫu thuật chuyên khoa ung thư thuộc Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York, Mỹ cho biết.

Những triệu chứng, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp

Những triệu chứng, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp

Vậy nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao ở mức nào? Cứ 111 người trưởng thành thì có 1 người bị ung thư dạ dày tại một thời điểm trong cuộc đời. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, căn bệnh này thường xảy ra với nam giới hơn.

Bác sĩ Sarpel cũng bổ sung thêm rằng tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Ung thư dạ dày không phải là loại ung thư di truyền mà chính các đột biến DNA là nguyên nhân gây ra.

Ung thư dạ dày nổi tiếng là một trong những dạng ung thư gây đau đớn nhất. Nhưng với nhiều bệnh nhân, cơn đau lại không phải là dấu diệu cảnh báo sớm của căn bệnh này. Vì thế, bạn cần chú ý những dấu hiệu ung thư mà không gây đau.

Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị

Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là thời điểm các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh và hạch bạch huyết. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những triệu chứng mà nó mang lại như sau:

1. Đau bụng, đau thượng vị là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Đây là triệu chứng quen thuộc nhưng sẽ khác biệt về tính chất cơn đau. Đối với những cơn đau cấp tính thì sẽ xuất hiện bất chợt thời gian nào, đau dữ dội, nếu có sử dụng thuốc giảm đau thì cũng không giảm được cơn đau.

Với những cơn đau mãn tính thì cơn đau có xu hướng kéo dài từ vài tuần tới vài tháng. Cơn đau kéo dài là do khối u chèn ép lên dây thần kinh hoặc là đã di căn tới xương.

Đau bụng, đau thượng vị là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Đau bụng, đau thượng vị là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Trong một vài trường hợp, đau bụng là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Nhưng hầu hết cơn đau thường do các bệnh về ruột hoặc vùng bụng gây ra, chứ không phải ung thư. Dấu hiệu của cơn đau do ung thư dạ dày thường kéo dài và “rất kinh khủng”.

“Đó không phải là cơn đau chỉ kéo dài trong một ngày mà nó sẽ đột nhiên biến mất rồi đau lại sau khoảng 2 tuần. Ngoài ra, cơn đau phổ biến của ung thư dạ dày là cơn đau ở vùng bụng giữa”, bác sĩ Sarpel nhấn mạnh.

2. Thường xuyên nôn và buồn nôn

Khi bệnh tình đã đến giai đoạn này rồi thì người bệnh rất nhạy cảm với mùi thức ăn. Cho nên, mỗi khi ngửi thấy thức ăn thì sẽ thấy buồn nôn và nôn.

Nhiều người sau khi đã ăn rồi nhưng vẫn bị nôn mửa, thậm chí là nôn ra cả máu do khối u trong dạ dày vị vỡ, loét gây chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân thường xuyên nôn và buồn nôn có thể là do:

Thường xuyên nôn và buồn nôn là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Thường xuyên nôn và buồn nôn là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

  • Khối u chèn ép gây đầy hơi, chướng bụng
  • Một số tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
  • Tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp ở người bệnh
  • Mắc các bệnh đường tiêu hóa khác.

3. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối như chán ăn, khô miệng

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối như chán ăn, khô miệng

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối như chán ăn, khô miệng

Chán ăn là triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối khá phổ biến. Việc thường xuyên bị nôn mửa, buồn nôn sẽ gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Do không cung cấp được chất dinh dưỡng cần thiết nên cơ thể vì thế mà ngày càng giảm sức đề kháng, có dấu hiệu sút cân, thiếu máu.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống co thắt khiến người bệnh bị khô miệng.

4. Táo bón hoặc tiêu chảy cũng nằm trong các dấu hiệu

Đây là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà ai cũng có. Tùy vào từng trường hợp mà có thể bị táo bón hay tiêu chảy; một số trường hợp có thể bị cả hai.

Đối với trường hợp táo bón là do cơ thể không vận động, uống ít nước, ăn không đủ bữa nên việc bài tiết phân kém. Chính vì bài tiết phân kém mà mắc táo bón.

Táo bón hoặc tiêu chảy cũng nằm trong các dấu hiệu

Táo bón hoặc tiêu chảy cũng nằm trong các dấu hiệu

Một số trường hợp có ghi nhận đi cầu ra phân đen. Đối với trường hợp tiêu chảy là do chức năng tiêu hóa bị rối loạn bởi các loại thuốc chữa ung thư gây ra. Hoàn toàn hợp lý khi nói rằng một khối u phát triển trong dạ dày có thể khiến bạn có cảm giác đầy hơi hoặc rối loạn các hoạt động của ruột.

5. Máu trong phân hoặc dịch nôn

Mặc dù đây được xem là dấu hiệu chắc chắn của bệnh ung thư dạ dày nhưng bạn cũng nên biết viêm đại tràng và bệnh Crohn cũng có triệu chứng như thế này.

Nếu bị ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc đen. Máu khi nôn ra có màu đỏ tươi, kết cấu như bã cà phê, bác sĩ Sarpel cho biết.

6. Không có cảm giác thèm ăn ngay cả khi đói

Mỗi lần đói bụng, bạn ăn ngay. Nhưng chỉ sau vài miếng, sự thèm ăn đã biến mất và thức ăn không còn hấp dẫn để thưởng thức nữa. Bác sĩ Sarpel gọi đó là “trầm cảm sớm”. Nếu tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác thì có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.

“Đặc biệt nếu luôn bị cảm giác nhanh no, chán ăn, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đừng bỏ qua”.

7. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Giảm cân không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường tuýp 1, bệnh suy tuyến thượng thận và bệnh Crohn cũng khiến bạn giảm cân. Và ung thư dạ dày cũng nằm trong danh sách này. “Nếu giảm cân mà không phải do ăn kiêng, bạn nên lưu ý”.

8. Ợ nóng liên tục – dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Theo nguồn tin từ trung tâm ung thư MD Anderson thuộc Trường Đại học Texas (Mỹ), chứng ợ nóng, khó tiêu và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư dạ dày.

Thêm vào đó, tiến sĩ Sarpel nói rằng những triệu chứng này cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhưng bạn cũng nên thận trọng khi thấy ợ nóng liên tục.

Ợ nóng liên tục - dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ợ nóng liên tục – dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối trên đây người bệnh không nên bỏ qua.. Tuy nhiên, những triệu chứng này vẫn chưa đủ để kết luận: Bạn bị ung thư dạ dày. Vì thế, chỉ khi các triệu chứng này đi kèm với các triệu chứng như đã kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra có mắc bệnh hay không để có phương án điều trị phù hợp.

II. Các phương pháp chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Khi đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì các phương pháp phẫu thuật sẽ không còn tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng phương pháp xạ trị, hóa trị hay điều trị đích để kéo dài sự sống cho bệnh nhân càng lâu càng tốt. Cụ thể từng phương pháp điều trị như sau:

1. Phương pháp xạ trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Phương pháp này sử dụng năng lượng từ tia X để tiêu diệt bớt các tế bào ung thư nhằm làm khối u nhỏ lại. Sau phẫu thuật, nếu tế bào ung thư chưa được cắt bỏ hết thì sẽ dùng tia X để tiêu diệt những tế bào còn sốt lại.

Thông thường, xạ trị có thể dùng riêng hoặc kết hợp với hóa trị để giúp bệnh nhân kéo dài sự sống lâu nhất có thể.

Quá trình thực hiện xạ trị thường không gây đau đớn, chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, việc điều trị kéo dài liên tục nhiều tháng sẽ rất tốn kém nếu như gia đình không có điều kiện thì khó mà theo đến cùng phương pháp này.

Xạ trị cũng có nhiều tác dụng phụ xảy ra như da tại khu vực bị chiếu xạ có thể bị viêm loét; người cảm thấy mệt mỏi; cảm thấy buồn nôn liên tục; suy giảm tế bào máu.

2. Phương pháp hóa trị chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Hóa trị là phương pháp truyền hóa chất vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai dạng truyền thường sử dụng là dạng tiêm hoặc uống trực tiếp. Thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ được phân tán đều và phát huy tác dụng.

Điều trị ung thư giai đoạn cuối bằng hóa trị theo diễn ra theo đợt, mỗi đợt thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau đó người bệnh sẽ tạm ngưng truyền hóa chất để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu mang lại kết quả tốt thì có thể tiếp tục sử dụng.

Phương pháp hóa trị chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Phương pháp hóa trị chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Hóa trị có thể được bác sĩ chỉ định sau phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư dạ dày. Người bệnh hãy tuân theo lời chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Nên chú ý truyền hóa chất cũng thường xuyên có những tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, loét miệng, tiêu chảy, dễ nhiễm trùng.

3. Phương pháp điều trị đích

Là phương pháp tác động lên những tế bào ung thư khác biệt nhằm mục đích loại bỏ chúng. Phương pháp này chủ yếu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư bao gồm:

Thuốc Transtuzumab tác động chính vào một protein có tên là HER2. Dùng Transtuzumab kết hợp với truyền hóa chất trong điều trị ung thư giai đoạn cuối có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Liều lượng sử dụng Transtuzumab là với liều 2 – 3 tuần/ lần cùng với hóa chất.

Thuốc Ramucirumab hỗ trợ ngăn ngừa sự lan rộng và phát triển của tế bào ung thư. Dùng thuốc khi tế bào ung thư đang phát triển hoặc ở giai đoạn cuối 2 tuần/ lần. Thuốc có gây ra tác dụng phụ nhẹ: đau đầu, tiêu chảy, cao huyết áp. Trường hợp nặng có thể bị chảy máu hoặc đông máu.

Phương pháp điều trị đích chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Phương pháp điều trị đích chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Một số thông tin giúp nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị đã được chúng tôi thông tin đến các bạn. Hy vọng người bệnh bớt lo lắng, chuẩn bị tâm lý cho việc điều trị bệnh được tốt nhất và kéo dài tuổi thọ.

III. Tổng quan thêm về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu và cuối

Bệnh ung thư dạ dày là một loại ung thư ở thành niêm mạc dạ dày, đây là căn bệnh không còn hiếm gặp ngày nay, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu ăn uống và sử dụng các thực phẩm có nhiều chất hóa học độc hại tăng cao. Ung thư dạ dày là loại bệnh ung thư đứng đầu trong các loại ung thư hệ tiêu hóa.

Dấu hiệu ung thư dạ dày thường rất khó phát hiện sớm. Theo thống kế thu được thì tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới. Trên thế giới mỗi năm có đến 800.000 ca tử vong do ung thư dạ dày gây ra. Đây là một con số đáng để chúng ta phải suy nghĩ.

Tổng quan thêm về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu và cuối

Tổng quan thêm về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu và cuối

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày, nhưng người ta cũng thống kê, nghiên cứu được một số nguyên nhân có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư dạ dày như:

– Tuổi tác (tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cũng cao hơn),

– Người thu nhập thấp cũng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn hẳn người có thu nhập cao,

Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể khiến bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư này như:

– Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá nóng, đồ nướng , hun khói hay thức ăn mặn, hạn chế ăn rau và hoa quả … cũng khiến bạn có nguy cơ mắc dạ dày hàng đầu

– Nguy cơ mắc ung thư dạ dày do yếu tố di truyền cũng rất cao nếu gia đình bạn có tiền sử mắc căn bệnh này

– Niêm mạc dạ dày xuất hiện vi khuẩn Helicobacter Pylori

– Viêm loét dạ dày mãn tính kéo dài cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày rất cao ( Vì thế nếu phát hiện mình bị viêm loét dạ dày hay đau dạ dày thì nên chữa trị ngay trước khi quá muộn)

– Tiếp nữa là hiện tượng thiếu máu ác tính, nguyên nhân là do ruột không thể hấp thụ các vitamin B12 một cách bình thường khiến các tế bào hồng cầu bị sụt giảm

– Ung thư dạ dày do nhóm máu: Người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người có các nhóm máu khác

– Thường xuyên dùng các chất kích thích như: Bia rượu, thuốc lá…đây là những nguyên nhân mắc ung thư dạ dày ở nam giới cao do sử dụng những chất này nhiều hơn phụ nữ rất nhiều

2. Các triệu chứng, dấu hiệu ung thư dạ dày các giai đoạn

Ung thư dạ dày như đã nói ở trên là rất khó phát hiện sớm vì nó không có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng khi ung thư dạ dày mới chỉ ở giai đoạn đầu.

Những triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng của các bệnh khác như viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh đau dạ dày. Chính vì thế nếu thấy cơ thể khác lạ, có các biểu hiện sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để xét nghiệm và khám sớm tránh để quá muộn nhé!

  • Cảm thấy chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu thường xuyên
  • Từng mắc hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính ( kéo dài)
  • Cơ thể mệt mỏi, cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng
  • Bị sốt dai dẳng mà không rõ nguyên nhân
  • Đi đại tiện thấy phân đen
  • Đối với trường hợp bị ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối còn có thể sờ thấy cả khối u ở bụng

3. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

Như chúng ta đã biết ở trên, bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Đa số các trường hợp khi phát hiện mình bị ung thư dạ dày thường đã quá muộn, bệnh đã ở giai đoạn khó có thể chữa trị được.

8 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị

8 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị

Những cũng có một số người tuy mới ở giai đoạn đầu nhưng thường quan tâm tới sức khỏe nên đi khám và xét nghiệm thường xuyên đã phát hiện được bệnh sớm. Với nhưng người này thì cơ hội điều trị hoàn toàn được bệnh ung thư dạ dày này cao hơn.

Cũng có không ít ca ung thư dạ dày do phát hiện sớm đã được điều trị thành công. Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lện tử vong cũng không phải là ít, nhiều người bệnh khi phát hiện sớm kết hợp điều trị sớm nên có thể sống thêm được rất nhiều năm nữa.

Chính vì vậy mà nếu có phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn này thì hãy cứ lạc quan lên nhé! Vì bạn vẫn còn có cơ hội may mắn thoát khỏi nó đấy

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu

Với câu hỏi này thì Tư Vấn Khỏe xin không trả lời các bạn nên xin phép được nhờ các chuyên gia tư vấn của bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc giải đáp như sau:

Theo các bác sỹ của bệnh viên đa khoa quốc tế Thu Cúc cho biết:

Đa số tâm lý của giai đình các bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường giấu và không nói rõ tình trạng bệnh cũng như sự nguy hiểm của bệnh cho người bị bệnh biết. Điều này hết sức bình thường không chị với bệnh ung thư dạ dày mà ngay cả những căn bệnh nguy hiểm khác cũng vậy.

Họ sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến sức khỏe người bệnh sẽ một xấu đi. Bởi vì tinh thần của người bệnh chính là vị thuốc điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên trên thực tế theo kinh nghiệm của các bác sĩ tại đây cho biết thì nếu cho bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh cũng như các nguy hiểm có thể gặp phải thì thông thường các bệnh nhân sẽ hợp tác tốt hơn trong việc điều trị bệnh, đôi khi còn lạc quan và bớt lo âu hơn.

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

Khi đó khát vọng sống của bệnh nhân sẽ mãnh liệt hơn và ít thờ ơ hơn vì cho rằng chưa đến lúc nguy hiểm, chưa đến lúc phải điều trị thế này thế kia.

Trong rất nhiều năm điều trị cho bệnh nhân ung thư, điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy nhất đó là những bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn. Và tất nhiên, tất cả họ đều là những người hiểu rõ bệnh tình của mình chứ không hề bị giấu diếm bất cứ điều gì.

Câu hỏi “Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?”, theo các bác sĩ tại đây thì câu hỏi này họ được nghe quá nhiều từ người bệnh nên cũng trả lời thằng thắn là có thể sống được 1-2 năm, 3 năm hoặc đôi khi hơn. Tùy từng trường hợp và quyết tâm, khát khao sống mãnh liệt, sự hợp tác điều trị cũng như điều kiện của mỗi người.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu

5. Cách phòng chống bệnh ung thư dạ dày

Bất kỳ căn bệnh nào thì cách phòng chống bệnh tốt nhất vẫn là loại bỏ các nguy cơ gây ra bệnh. Và ung thư dạ dày cũng không ngoại lệ. Như chúng tôi có nói ở trên về các nguyên nhân gây ra bệnh, bạn hãy nhớ kỹ và tránh xa các nguyên nhân đó ra nhé!

Một số nguyên nhân do di truyền hay do vi khuẩn thì có thể cần sự trợ giúp của bác sỹ hoặc dùng đến các loại thực phẩm hỗ trợ và phòng chống ung thư.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

You may also like

You cannot copy content of this page