Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửXuất huyết dạ dày Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì, nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì, nguy hiểm không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm về dạ dày như bệnh trĩ, polyp trực tràng và đại tràng, viêm và nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo, xuất huyết đường tiêu hóa, táo bón mãn tính..

I. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng của chứng bệnh dạ dày nào?

Đại tiện ra máu (đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau) là tình trạng rất dễ gặp mọi đối tượng lứa tuổi. Khi bị đại tiện ra máu, nhiều người khá chủ quan chỉ đến khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau rát hậu môn, máu chảy nhiều người bệnh mới đi khám. Đại tiện ra máu có thể xảy ra do những tổn thương tại ống hậu môn hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng của chứng bệnh dạ dày nào?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng của chứng bệnh dạ dày nào?

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng máu chảy ra kèm theo phân mỗi lần đi đại tiện. Máu có thể chảy ra từ cả đoạn dưới và đoạn trên của đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc máu màu đen. Thời gian máu chảy và số lượng máu cũng khác nhau trong mỗi trường hợp.

Đi ngoài ra máu tươi nếu có nguyên nhân do táo bón thông thường hay do bị nóng trong cách chữa trị thường khá đơn giản. Trường hợp đại tiện chảy máu do các bệnh lý tại hậu môn trực tràng người bệnh cần điều trị sớm và triệt để nhằm hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Hiện tượng đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu

Hiện tượng đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu

Đi cầu ra máu không hiếm gặp, hầu hết ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng thường gặp phải, nguyên nhân vô cùng đa dạng như: bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng hay đại tràng…..

1. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có phải bệnh trĩ

Đi cầu ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Bệnh nhân trĩ đi cầu ra máu tươi, lượng máu chảy ít hay nhiều phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ. Ở mức độ nhẹ, máu có thể ra ít và kín đáo, bệnh nhân chỉ thấy một ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ở mức độ nặng, máu sẽ nhỏ thành từng giọt hoặc thậm chí phun thành tia như cắt tiết gà.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Đại tiện ra máu là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ. Ban đầu máu chảy khá ít và kín đáo, hầu như chỉ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Về sau máu chảy nhiều thành giọt hay tia mỗi khi đại tiện, ngồi xổm hoặc vận động mạnh.

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái, khiến người bệnh lo lắng khi máu chảy ngày càng nhiều. Một số trường hợp máu chảy thành tia lớn mỗi khi đại tiện gây ra hiện tượng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ ngất xỉu, choáng váng…

Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Về sau, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn thành từng giọt, thành tia. Một số trường hợp còn thấy máu chảy ran gay cả khi người bệnh ngồi xổm hay có bất cứ hành động gây áp lực lên mao mạch vùng hậu môn. Bên cạnh đó, mắc bệnh này người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây vướng víu khó chịu….

2. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau dấu hiệu Polyp trực tràng và đại tràng

Bệnh nhân bị polyp đại trực tràng rất khó nhận biết, ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hầu như không có thêm biểu hiện nào khác. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng. Theo báo cáo 90% trường hợp ung thư được tìm thấy là do polyp biến chứng thành.

Polyp trực tràng và đại tràng

Polyp trực tràng và đại tràng – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Biểu hiện rõ nhất của polyp đại tràng, trực tràng đại tiện ra máu tươi số lượng lớn, ngay cả khi không bị táo bón. Nếu polyp có cuống dài và gần phía cửa hậu môn có thể bị sa hẳn ra ngoài. Máu chảy nhiều mỗi khi đại tiện nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến thiếu máu nặng.

Bệnh nhân sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy vào mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít. Bên cạnh dấu hiệu này thì thường không có triệu chứng nào khác, vì bệnh khó phát hiện và cũng khiến người bệnh chủ quan. Song nếu không can thiệp, tính mạng có thế bị đe dọa do thống kế có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

3. Viêm và nứt kẽ hậu môn làm đi ngoài ra máu tươi

Hiện tượng xuất hiện các vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn, thường do rặn phân cứng gây ra. Bệnh nhân đi ngoài ra máu đỏ tươi kèm theo cảm giác đau như dao cứa mỗi khi phân đi qua ống hậu môn.

Thường do mãn tính lâu ngày gây ra. Bề mặt ống hậu môn xuất hiện các vết nứt theo chiều dọc, ban đầu các vết nứt khá nhỏ, nếu tình trạng táo bón chấm dứt vết nứt có khả năng tự lành. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm chứng táo bón, mỗi lần đại tiện vết nứt lại bị căng giãn mạnh khiến chúng ngày càng nứt to hơn. Nứt kẽ hậu môn gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh kèm theo đau rát và chảy máu hậu môn.

Viêm và nứt kẽ hậu môn

Viêm và nứt kẽ hậu môn – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Táo bón là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, biểu hiện bằng tổn thương là vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc hậu môn có chiều dài khoảng 1cm. Người bệnh lúc này thường xuyên cảm thấy đau rát, đặc biệt là khi đại tiện và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.

4. Viêm loét đại trực tràng khiến đi ngoài ra máu, đau dữ dội

Bệnh hiếm gặp và có thể gây chảy máu đen hoặc đỏ tươi khi đi ngoài. Viêm loét đại trực tràng gây chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện kèm theo chất nhầy dính trên phân. Một số trường hợp còn bị sốt và đau bụng dưới dữ dội.

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Viêm loét đại trực tràng cũng có biểu hiện đại tiện ra máu, tuy nhiên lượng máu không đáng kể. Lúc mới bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy mót rặn, đi cầu tiêu chảy nhiều lần kèm theo đó là chất nhầy lẫn máu…Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn, viêm da mủ hoại thư…rất nguy hiểm.

5. Ung thư đại trực tràng biểu hiện đi ngoài ra máu tươi

Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất có biểu hiện đi cầu ra máu, máu ra ngoài có thể đi kèm với chất nhầy. Mặc dù thường gặp ở người già nhưng một số người trẻ cũng có thể bị bệnh.

6. Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo

Triệu chứng rõ nhất là người bệnh bị đau bụng dữ dội kèm theo đi ngoài ra máu có màu đen.

7. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau triệu chứng của xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Các dạng xuất huyết đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, xuất huyết ống tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, tá tràng…đều gây đại tiện ra máu kèm theo mùi khó chịu đặc trưng.

8. Táo bón mãn tính

Táo bón mãn tính chính là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác tại hậu môn, trực tràng. Khi bị táo bón, do kích thước phân lớn và cứng, ống hậu môn phải căng giãn hết mức, lâu dần bị nứt ra gây chảy máu, đau rát mỗi lần đại tiện.

Táo bón mãn tính

Táo bón mãn tính – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Chú ý: Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, trong đó phải kể đến các bệnh nguy hiểm như ung thư hậu môn trực tràng và polyp đại trực tràng. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy chảy máu lúc đi cầu.

II. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có nguy hiểm không?

Như đã trình bày ở trên, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau báo hiệu nhiều căn bệnh khác nhau và mỗi căn bệnh đều có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhiều người có tự tưởng đi vệ sinh có ra máu là hiện tượng thường gặp, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, thực tế nếu bệnh phát triển càng có nhiều hậu quả không thể lường được.

Đại tiện ra máu nguy hiểm như thế nào, biến chứng ra sao?

Đại tiện ra máu nguy hiểm như thế nào, biến chứng ra sao?

Đại tiện ra máu tuy không nguy hiểm trước mắt nhưng về lâu về dài tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe bệnh. Càng về sau máu chảy càng nhiều, khó kiểm soát gây thiếu máu trầm trọng. Để chấm dứt tình trạng đại tiện ra máu người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh. Tuy nhiên, nếu thấy bệnh tình không thuyên giảm bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh hiệu quả.

Thiếu máu, mất máu: Nếu bị thiếu máu nhẹ bạn có thể bị say xẩm mặt mày, hay bị chóng mặt, mệt trong người, dễ bị rét. Nếu trường hợp thiếu máu nặng hơn một chút dễ thấy da bị tái xanh, nhịp tim nhanh, ít đi tiểu và bàn tay, bàn chân bị lạnh. Thiếu máu nặng rất nguy hiểm, chúng dẫn đến mất ý thức, tụt huyết áp, nhịp đập của mạch nhỏ và nhanh, ngất xỉu.

Thiếu máu, mất máu

Thiếu máu, mất máu – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Tình trạng đi cầu ra máu thường gây nhầm lẫn khi xác định bệnh trĩ với các bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến việc chữa trị sai cách ở nhiều người. Biến chứng của bệnh trĩ thường thấy đó là áp xe hậu môn, nứt toác hậu môn, nhiễm trùng nghiêm trọng ở hậu môn…Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đại trực tràng là chảy máu, thủng đại trực tràng hay nguy hiểm không kém đó là ung thư hóa đại trực tràng.

Không nên chủ quan với bệnh

Thực tế có không ít trường hợp tự đoán bệnh và điều trị nhầm các bệnh trên là bệnh trĩ hoặc khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, người bệnh lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vì thế, chúng ta cần hiểu một số đặc điểm cơ bản của triệu chứng đại tiện ra máu của bệnh trĩ, giúp cho quá trình chẩn đoán ban đầu được thuận lợi hơn.

Theo chuyên gia y tế, bị đi ngoài ra máu tươi cần thận trọng. Mất máu trong thời gian dài dễ gây thiếu máu, mất tập trung, người xanh xao, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm…dẫn đến dễ mắc các bệnh khác.

Một số trường hợp đi ngoài ra máu tươi là “trọng bệnh” ví dụ như: bệnh viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng…Chính vì vậy, cần điều trị sớm ngay phi phát hiện triệu chứng đi cầu ra máu. Đồng thời, nên kết hợp bổ sung thêm các thảo dược như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Tinh chất nghệ dưới dạng Meriva…

nên kết hợp bổ sung thêm các thảo dược

Nên kết hợp bổ sung thêm các thảo dược – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Các loại thực phẩm này giúp điều trị nguyên căn triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, mau lành các tổn thương vết nứt kẽ hậu môn gây chảy máu, giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…). Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả nhất.

III. Cách chữa trị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau tại nhà

Chúng tôi khuyên bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, hãy dành thời gian đi thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh diễn biến lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo đó, người mất máu nhiều có thể bị thiếu máu, suy giảm khả năng làm việc, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, sức đề kháng giảm và dễ mắc các bệnh lý khác. Đó là chưa kể đến các trường hợp đi cầu ra máu do bệnh polyp đại trực tràng hay viêm loét đại tràng hoặc thậm chí là ung thư… gây ra và cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

người mất máu nhiều có thể bị thiếu máu, suy giảm khả năng làm việc

Người mất máu nhiều có thể bị thiếu máu – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Trước hết, để phòng ngừa hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ngày càng trở nên trầm trọng, bạn cần chú ý một số thông tin sau:

Xây dựng thói quen đại tiện khoa học: Đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày, không rặn đi đại tiện và vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lần đi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bạn cần phải bổ sung nhiều thức ăn nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa như ăn nhiều rau xanh và trái cây; củ cải, ngó sen, chuối tây, vừng đen, lòng đỏ trứng gà, dưa chuột, cải bắp, mướp đắng … là những thực phẩm rất hữu ích lúc này. Ngoài ra, bạn cần hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều giàu mỡ và đồ ăn nhanh.

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện để tránh viêm nhiễm hậu môn.

Duy trì tâm trạng thoải mái, ổn định … lo lắng và căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, niêm mạc ruột non co bóp không đều và máu huyết sẽ kém lưu thông …

Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thể thao hàng ngày, ăn đúng bữa, ngủ đủ giờ, tránh lo lắng hay căng thẳng quá mức … tránh làm việc quá sức và tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.

IV. Đại tiện ra máu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, giúp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển. Vậy đại tiện ra máu nên ăn gì và kiêng ăn gì? Sau đây, Kiến Thức Bệnh sẽ đưa ra cho bạn một vài lời khuyên bạn để điều chỉnh và xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý, hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu hiệu quả nhất.

Đại tiện ra máu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đại tiện ra máu nên ăn gì và kiêng ăn gì? – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

1. Đại tiện ra máu nên ăn gì

Uống đủ nước: Mỗi ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước rau củ quả, …

Ăn những thức ăn giàu chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau xanh và các loại hoa quả giúp làm sạch đường ruột và cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng làm giảm độ khô cứng của phân và giúp phân dễ dàng di chuyển trong đường ruột. Những thực phẩm giàu chất xơ như chuối, súp lơ, rau mùng tơi, ngô, đậu trắng, đậu đen, đậu đỏ, quả lê, quả táo, quả cam, …

Ăn thức ăn nhiều chất sắt: Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn giàu chất sắt để bổ sung lượng máu bị thiếu cho cơ thể. Các thực phẩm giàu chất sắt như bông cải xanh, khoai tây nướng, hạt mè, hạt điều, đậu nành, bí đỏ, thịt bò, mía, nho, …

2. Đại tiện ra máu kiêng ăn gì

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau thì không nên ăn những thực phẩm cay nóng chứa tỏi, ớt, mù tạt, xả, tiêu, … Chúng làm tăng nguy cơ táo bón, gây kích ứng hậu môn, khiến vùng hậu môn càng thêm nóng, rát và ẩm ướt khó chịu.

Không uống rượu, bia, những thực phẩm chứa cồn, chứa gas … sẽ khiến hậu môn kị kích ứng mạnh và đại tiện ra máu trở nên nặng hơn.

Không nên ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh … Bởi chúng thường gây khó tiêu và làm cho cơ thể bị nóng trong, điều này sẽ làm cho bạn mắc bệnh đại tiện ra máu trầm trọng hơn.

Không nên ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ - Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Không nên ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ – Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Lưu ý: Việc thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, chứ không thể chữa khỏi bệnh. Do đó, khi có triệu chứng bệnh, bạn tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chúc các bạn nhanh chóng khỏi bệnh và luôn luôn khỏe mạnh.

You may also like

You cannot copy content of this page