Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Đồ uống ngon và lạ - Công thức và cách pha chế ✅ 3 cách ngâm sấu với đường giòn ngon để được lâu không bị váng, 4 cách chọn quả sấu ngon để ngâm uống

3 cách ngâm sấu với đường giòn ngon để được lâu không bị váng, 4 cách chọn quả sấu ngon để ngâm uống

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

1. Cách ngâm sấu đường ngon giòn không bị đóng váng và bảo quản được lâu

Những ngày nóng bức như thế này mà có cốc nước sấu ngâm để uống thì cảm thấy mùa hè trôi qua thật nhẹ nhàng biết bao. Hôm nay Massageishealthy xin chia sẻ cùng bạn đọc một cách ngâm sấu đường rất ngon, nước sấu thơm chua dịu, trái sấu giòn, có thể để rất lâu mà không bị váng.

Cách ngâm sấu với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, cách làm không phức tạp mọi người đều có thể chuẩn bị cho gia đình mình. Mùa sấu đã sắp hết rồi. Bạn hãy tự tay ngâm một bình sấu đường thật ngon để dành dùng dần trong mùa hè này nhé!

Cách ngâm sấu với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, cách làm không phức tạp

Cách ngâm sấu đường giòn ngon với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, cách làm không phức tạp

Bạn đã biết gì về tác dụng quả sấu chưa?

Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…

Nước sấu ngâm rất tốt cho sức khỏe

Nước sấu ngâm rất tốt cho sức khỏe

Đặc điểm nhận dạng và dược lý của quả sấu

Cây có thể cao tới 30m. Ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu. Quả được thu hái vào khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Quả để tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt quả làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai sấu, sấu dầm… Song cũng giàu dược tính nên trong Đông y có sử dụng làm thuốc trị liệu một số bệnh chứng đạt hiệu quả.

Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…, mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.

Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum

Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum

Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.

Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.

Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát

Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát

Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v.

Quả sấu là loại quả của cây sấu. Khi vào hè là mùa sấu, quả sấu được bán rất nhiều tại các chợ miền Bắc nước ta, rất dễ tìm và dễ mua. Khi quả sấu chưa chín sẽ có xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua hoặc ngâm nước uống. Quả sấu chín được dùng làm sấu dầm, ô mai sấu, tương giấm…

Các sản phẩm được chế biến từ quả sấu rất được nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt đối với những chị em phụ nữ. Chỉ riêng món ô mai sấu thì cũng đã được biến tấu thành nhiều loại như: sấu chua dòn, sấu dầm chua mặn, sấu dầm chua cay, sấu ngâm gừng, sấu ngọt, sấu om…

Cách ngâm sấu đường giòn ngon không bị váng thật ra không khó hay phức tạp như chúng ta thường nghĩ, các chị em có thể tham khảo cách ngâm sấu dường chua ngọt đơn giản dưới đây cùng Massageishealthy nhé!

Nguyên liệu làm sấu ngâm đường ngon giòn

  • 1kg sấu bánh tẻ (đừng nên chọn quả sấu già quá sẽ ít cùi, nhiều hạt)
1kg sấu bánh tẻ

1kg sấu bánh tẻ

  • 1kg đường (tỉ lệ sấu:đường là 1:1 nếu muốn ngâm nhiều ít thì bạn chỉ cần điều chỉnh lượng đường cho phù hợp). Bạn nên dùng đường cát vàng để sấu có vị đậm và nước ngâm sẽ đẹp hơn.
  • 1 chút muối
  • Một chiếc nồi sạch.
  • 1 nhánh gừng
  • Bình thủy tinh

Cách ngâm sấu chua ngọt ngon không bị đóng váng

Bước 1: Dùng dao hoặc dụng cụ nạo gọt sạch vỏ sấu. Cách làm này tuy có mất công hơn cách dùng dao cạo vỏ nhưng bù lại quả sấu sẽ không bị thâm và chát.

Bước 2: Ngâm sấu với nước có pha 10gr muối khoảng 30 phút để sấu được giòn, ngâm lâu hơn sấu dễ bị nhũn. Nếu có nước vôi trong các bạn ngâm sấu từ 1-2 tiếng, vớt ra xả lại với nước đun sôi để nguội.

Ngâm sấu với nước có pha 10gr muối khoảng 30 phút để sấu được giòn

Ngâm sấu với nước có pha 10gr muối khoảng 30 phút để sấu được giòn

Bước 3: Đối với sấu già, các bạn có thể cắt khoanh dạng xoáy ốc vòng quanh quả sấu sẽ dễ ăn hơn, mình làm sấu non nên ngâm nguyên quả.

Bước 4: Đổ sấu ra 1 cái rổ có lỗ to để sấu mau ráo nước. Đựng sấu trong lọ thủy tinh hoặc 1 bát to, rải lần lượt 1 lớp sấu – 1 lớp đường. Đậy nắp lại, để nơi thoáng mát. Tùy vào khẩu vị thích ăn ngọt hay chua mà các bạn điều chỉnh lượng đường trong khoảng từ 0,8-1kg nhé.

Bước 5: Khi đường tan hết, các bạn chắt riêng phần nước đó ra 1 cái xoong.

Bước 6: Đun nước sấu với 10gr muối đến khi nước sôi thì cho gừng đập dập hoặc giã nhỏ vào để nước sấu có mùi thơm.

Bước 7: Xếp sấu vào lọ thủy tinh, đợi nước sấu thật nguội mới tiến hành trút vào lọ đựng.

Xếp sấu vào lọ thủy tinh

Xếp sấu vào lọ thủy tinh

Bước 8: Sau khi ngâm 2 ngày là các bạn có thể đem ra dùng được rồi. Sấu non ăn được cả hạt, nhai có độ giòn, vị chua ngọt, mùi thơm mát, màu ngả vàng đẹp mắt, nước đường sánh không nổi váng hay bọt là đạt yêu cầu.

Bước 9: Pha nước sấu ngâm với đá sẽ có ngay 1 thức uống giải khát tuyệt vời. Với thời tiết nóng nực như thế này, tốt nhất các bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ sử dụng được lâu hơn.

Nếu muốn bảo quản sấu ngâm lâu thì bạn để lọ sấu ngâm vào ngăn mát tủ lạnh sau 10 ngày thì có thể để vài năm mà sấu vẫn ngon, trái sấu vẫn giòn.

2. Cách ngâm sấu để được lâu mà không lo bị váng

Sấu ngâm là một trong những món ngon đặc trưng nhất của thủ đô Hà Nội, chắc hẳn không ai là không biết đến. Đặc biệt là trong mùa hè nóng bức thì sấu ngâm trở thành một loại thức uống giải nhiệt vô cùng đặc sắc và phù hợp. Hôm nay hãy cùng Massageishealthy khám phá cách ngâm sấu không bị váng và tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về loại quả này nhé!

Nguyên liệu cần có

  • Sấu 1kg
  • Đường vàng 1kg
  • Gừng
  • Nước 1,2l

Cách ngâm nước sấu giòn ngon

– Bước 1: Sấu rửa sạch, cạo vỏ rồi ngâm ngay vào nước lã cho sấu khỏi thâm.

Sơ chế quả sấu

Sơ chế quả sấu

– Bước 2: Khía xấu thành các khoanh tròn, ngâm vào nước muối cho khoảng 30p cho sấu ra hết nhựa. Vớt sấu ra rửa sạch, để ráo nước.

– Bước 3: Đun sôi nồi nước cho thật nóng già, thả sấu vào, tắt luôn bếp. Đổ sấu ra rổi rồi xả lại bằng nước lạnh để sấu được giòn.

– Lưu ý: Khi thả sấu vào nước sôi, chỉ ngâm sấu trong nc tầm 30-45s, ko ngâm sấu lâu sẽ bị nhũn.

– Bước 4: Nấu nước đường cứ 1kg đường với 1,2l nước hoặc ướp sấu với đường để 8-10 tiếng cho sấu ra nước, gắp sấu ra rồi đun sôi phần đường chưa tan ra hết.

Nấu nước đường

Nấu nước đường

– Bước 5: Khi nước sôi, thả gừng đập dập vào, để sôi thêm 2-3p thì tắt bếp. Để nước đường cho thật nguội.

– Bước 6: Nước đường nguội hoàn toàn thì trút vào lọ sạch, cho sấu vào, để lọ sấu nơi khô ráo, thoáng mát, sau 2-3 ngày là dùng được.

Vậy là bạn đã có món đồ uống giải khát tuyệt vời cho hè này rồi!

Vậy là bạn đã có món đồ uống giải khát tuyệt vời cho hè này rồi!

Lưu ý để bảo quản nước sấu ngâm được lâu, không bị váng

Lọ/hũ đựng sấu cần phải khô và sạch. Khi ngâm sấu các bạn nên dùng hũ thủy tinh, rửa sạch, sấy tiệt trùng bằng lò nướng hoặc tráng nước sôi rồi mới dùng để đựng sấu.

Khi chần sấu bạn phải thao tác nhanh tay, không chần quá kỹ, nước đường ngâm sấu phải để thật nguội thì sấu mới giữ được độ giòn, không bị dai, hoặc bị nhũn do bị chín quá.

Sấu bị quắt lại trong quá trình ngâm do sấu còn quá non, sấu để ngâm các bạn nên chọn những quả sấu to, bánh tẻ, không bị sâu hoặc do quá trình ngâm nước muối quá lâu hoặc tỉ lệ đường quá ít so với sấu.

Khi ngâm sấu, lọ/hũ đựng sấu và cả sấu các bạn phải để thật ráo nước, vì khi có nước lã vào thì trong quá trình ngâm sấu sẽ bị lên váng đấy.

Mặc dù không dùng vôi hay phèn chua nhưng sấu vẫn rất là giòn và sấu để từ mùa này sang mua khác mà không hề bị có váng đâu nhé. Thử liền tay thôi nào!

Lọ/hũ đựng sấu cần phải khô và sạch.

Lọ/hũ đựng sấu cần phải khô và sạch.

Cách chọn sấu

Làm sao chọn được những quả sấu ngon, để sấu thế nào được lâu và cách ngâm nước sấu chị em đã biết chưa? Cách đây khoảng nửa tháng, những quả sấu đầu mùa đã được bán rải rác ở các hàng chợ nhưng phần lớn quả vẫn còn nhỏ và xanh non. Sấu chỉ thực sự vào mùa từ tháng 6 – 9 hàng năm.

Để biết cách chọn sấu sao cho ngon và chuẩn chị em lưu ý:

Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng.

Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày

Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày

Hoặc cũng có thể chọn loại sấu bánh tẻ vì lúc này thịt sấu còn dày, hạt nhỏ, nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành, còn sấu đã quá già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi, cũng đã gần vào đến hạt.

Khi chọn, chị em chọn kỹ từng quả một để có được những quả sấu đủ tiêu chuẩn chất lượng và không thâm, dập.

Bảo quản sấu

Vì mùa sấu chỉ kéo dài từ 2-3 tháng cho nên hết mùa sấu cần phải bảo quản để mặc dù trái mùa vẫn có sấu ăn. Chị em hãy tham khảo một số thông tin dưới đây để biết cách bảo quản nhé:

Sấu đem cạo vỏ chứ không gọt, rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo (hoặc gọt) vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.

Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm

Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm

Bạn lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.

Với sấu chín sẽ không còn nhựa, nên không cần cắt cuống hay cạo vỏ, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.

3. Bà bầu uống nước sấu có tốt không, có nên uống nước sấu ngâm không?

Mang bầu là thời gian quan trọng cần cân nhắc kĩ lưỡng nguồn dinh dưỡng cung cấp mỗi ngày cho cơ thể bà bầu. Khi mùa hè nóng bức đang tới gần, nhiều mẹ bầu lo lắng liệu rằng uống nước sấu giải khát có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Nước sấu ngâm hoàn toàn tốt cho sức khỏe bà bầu

Đây là khẳng định của bác sĩ Nguyễn Như Phong tại bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội. Thực tế sấu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.

Các tác dụng của nước sấu cho phụ nữ mang thai

  • Giảm triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén luôn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai bởi cảm giác khó chịu, nôn ói thường gặp phải. Tuy nhiên khi uống nước sấu, vị chua của loại quả này giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác khó chịu của ốm nghén rất hiệu quả.

Những phụ nữ mang thai tháng đầu thường nên uống nước sấu để làm dịu đi cơn nghén. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều bởi lượng đường trong nước sâu khá cao, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Những phụ nữ mang thai tháng đầu thường nên uống nước sấu để làm dịu đi cơn nghén

Những phụ nữ mang thai tháng đầu thường nên uống nước sấu để làm dịu đi cơn nghén

  • Thanh lọc cơ thể

Trong nước sấu có chứa axit citric có tác dụng làm sạch đường ruột, giúp thải bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy, những người thường xuyên mẩn ngứa, nổi mụn do nóng trong uống nước sấu giúp thanh lọc cơ thể rất tốt.

  • Chữa ho

Đối với phụ nữ mang thai, khi bị ho không nên dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, sấu được dùng để chữa ho rất hữu hiệu cho bà bầu. Trong Đông y, người ta lấy cùi sấu ngâm kèm theo ít muối rồi sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày và liên tục. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lấy hoa sấu hấp với mật ong để uống cũng có giảm các triệu chứng ho

  • Tăng cường hệ tiêu hóa

Sấu có vị chua nhẹ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vi vậy, trong những ngày hè nóng bức thì việc uống một ly nước sấu ngoài tác dụng giải khát còn giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho bà bầu tránh khỏi đầy bụng, ợ hơi.

Sấu có vị chua nhẹ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa

Sấu có vị chua nhẹ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa

Khi thưởng thức, bạn làm nước sấu ngâm đường với một ít nước lọc, cho thêm đá viên sao cho vừa miệng và vài trái sấu vào dùng kèm, có thể cho thêm một ít chanh tươi để làm tăng khẩu vị của thức uống hấp dẫn này cũng rất ngon miệng.

4. Một số món ngon làm từ sấu thơm ngon hấp dẫn

  • 1. Sấu non

Ngay từ khi còn chưa chín đủ độ, những quả sấu non (hay còn gọi là sấu bao tử) đã có thể chế biến được nhiều món ngon. Sấu khi non có lớp thịt mềm, ăn được cả hạt, chua dìu dịu do chưa đủ độ. Sấu bao tử chỉ bé bằng hòn bi ve, màu xanh nhạt, thường được làm ô mai sấu bao tử và sấu bao tử ngâm nước mắm ớt. Đây đều là những món khoái khẩu của nhiều cô nàng.

Sấu khi non có lớp thịt mềm, ăn được cả hạt

Sấu khi non có lớp thịt mềm, ăn được cả hạt

  • 2. Ô mai sấu

Một món ăn nữa cũng là sự kết hợp của sấu và gừng là ô mai sấu xào gừng. Sở dĩ hai thành phần này lại đi với nhau “như hình với bóng” bởi gừng có tác dụng làm nóng, sẽ “chế ngự” được tính mát vốn có của quả sấu, giúp người ăn không bị đau bụng khi thưởng thức.

Món ăn này cũng có cách làm tương tự nhưng sau khi ngâm sấu, gừng và đường cho tan thì đổ vào nồi, đun nhỏ lửa cho tới khi phần nước đường keo lại, sấu chuyển sang màu nâu óng hổ phách.

Ô mai sấu - Đặc sản Hà Nội

Ô mai sấu – Đặc sản Hà Nội

Giữa vô vàn loại ô mai đủ mùi vị phong phú nhưng đã nhắc tới đặc sản Hà Nội là nhắc tới ô mai sấu gừng này. Sấu phải là những quả có vỏ giòn chắc, tươi ngon, nhỏ vừa miệng, mùi vị ngọt nhẹ quyện với cái cay nóng ấm bụng của gừng.

Khi bỏ vào miệng một viên ô mai, người ăn không chỉ cảm nhận được đầy đủ mùi vị thơm ngọt mà còn gợi nhắc cho người đi xa Hà Nội những kỷ niệm ấu thơ. Ngoài cách chế biến “kinh điển” này, người ta còn nghĩ ra nhiều loại ô mai khác hút khách không kém như sấu cay, sấu cam thảo, sấu dầm…

  • 3. Sấu dầm

Khi sấu chín, nhiều bạn trẻ có thói quen ăn sống, chấm cùng muối ớt cho thỏa nỗi chờ đợi, nhớ mong từ mùa trước. Lúc này quả sấu cho vị chua nhẹ, phảng phất chút ngòn ngọt. Hình ảnh từng khoanh sấu được cắt xoắn tròn, vàng nhạt bên cạnh đĩa muối ớt chắn hẳn sẽ khiến nhiều người không thể cầm lòng khi nhớ tới.

Nếu không ăn được chua, bạn có một sự lựa chọn khác là sấu dầm muối ớt với đường. Cách làm này khiến sấu bớt chua, có vị ngọt nhẹ, cay cay thơm thơm, hấp dẫn vô cùng.

Cách làm này khiến sấu bớt chua, có vị ngọt nhẹ

Cách làm này khiến sấu bớt chua, có vị ngọt nhẹ

Món sấu ngâm nước mắm ớt lại có vị cay mặn, kích thích vị giác. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Đầu tiên, đổ nước mắm nguyên chất vào sấu, sau đó, cho thêm ít ớt chỉ thiên. Sau 3 ngày có thể ăn được. Sấu sẽ thôi vị chua làm nước mắm nhạt bớt, thứ nước này dùng để chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh, còn quả sấu đậm đà có thể ăn thay cà khi dùng cơm.

Ngoài việc được dùng làm món ăn, sấu còn được dùng làm thuốc chữa bệnh như trị ho, tiêu đờm, giải nhiệt, chữa nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…

Cách Làm Sấu Ngâm Đường Để Được Lâu Không Bị Đóng Váng

Cách Làm Sấu Ngâm Đường Để Được Lâu Không Bị Đóng Váng

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi giới thiệu trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc ngâm sấu không bị váng và còn biết thêm những món ngon khác từ sấu nữa. Hãy chia sẻ để bạn bè cũng biết nhé các bạn! Chúc các bạn thành công và có một ly sấu ngâm đường cực ngon giòn giải nhiệt những ngày hè nhé !

5. Cách ngâm sấu đường chua ngọt ngon nhất, để được lâu và không bị đóng váng

Món sấu ngâm đường chua ngọt luôn có một sức quyến rũ kì lạ với các bạn trẻ, đặc biệt là các cô gái của chúng ta nè. Vị chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn của sấu ngâm làm hút hồn bao tâm hồn trẻ, nghĩ tới thôi cũng đủ chảy nước miếng rồi.

cách ngâm sấu giòn ngon không bị đóng váng, cach ngam xau duong ngon gion

Cách ngâm sấu giòn ngon không bị đóng váng, cach ngam xau duong ngon gion

Ngày nay ngoài thị trường có nhiều cơ sở bán sấu ngâm nhưng không được hợp vệ sinh lắm. Tại sao bạn không thực hiện cho mình một hủ sấu ngâm cực ngon nhỉ. Hãy cùng Massageishealthy khám phá cách ngâm sấu đường vừa giòn, ngon lại để lâu được mà không bị đóng váng nhé.

Nguyên liệu làm quả sấu ngâm đường thơm ngon, hấp dẫn.

  • Sấu: 1 kg.
  • Đường: 1 kg.
  • Gừng.
  • Bạn có thể giảm hoặc số lượng nguyên liệu theo tỷ lệ 1:1 là được nhé.

Một số lưu ý cho bạn khi chuẩn bị nguyên liệu ngâm sấu

  • Sấu các bạn nên chọn những quả già vừa phải, tránh chọn các quả quả dập, nát, hư thúi. Nếu chọn quả quá già sẽ nhiều hạt và rất ít cùi nhé.
  • Tốt nhất bạn nên chọn những quả có cùi dày, vỏ hơi sần, tránh chọn quả có da láng bóng vì đấy là sấu còn non nhé.
  • Bạn có thể sử dụng được trắng hoặc đường vàng để ngâm sấu đều được tuy nhiên nếu dùng đường vàng thì nước ngâm sẽ có màu đậm và đẹp mắt hơn nữa nhé.
  • Bạn nhớ chuẩn bị một hủ thủy tinh để ngâm sấu, rửa sạch rồi phơi cho ráo nước nha.

Hướng dẫn làm sấu ngâm đường ngon giòn đúng điệu

  • Sơ chế nguyên liệu gồm trái xấu

Trước hết bạn sẽ dùng dao cạo vỏ sấu, cạo đến đâu thì bạn cho vào nước muối loãng đến đó để tránh sấu không bị thâm vỏ nhé. Bạn không nên gọt vì như thế sẽ làm quả sấu bị thâm và bị chát nữa, khi ngâm sấu không còn ngon đâu.

cách làm sấu ngâm đường ngon nhất, cach lam sau ngam, sau ngam duong

Cách làm sấu ngâm đường ngon nhất, cach lam sau ngam, sau ngam duong

Kế tiếp bạn sẽ dùng dao khía xung quanh quả sấu theo hình xoắn ốc sau khi đã nạo vỏ xong, để giúp sau nhanh ngấm đường và ngon hơn. Khía xong bạn cũng cho vào muối loãng để tránh bị thâm nhé.

Bạn chú ý làm cho khéo tay không thì vỏ dễ bị đứt ra khỏi hột nè. Bạn ngâm khoảng 60-90 phút cho sấu ra hết nhựa rồi vớt ra, rửa sạch với nước lạnh rồi để ráo nước.

Nếu bạn mua phải sấu non thì không cần cạo vỏ, để nguyên quả ngâm đường luôn không cần khía cũng được nhé.

Chưa xong đâu nhé, bạn cần phải làm thêm một bước nữa để giúp loại bỏ những vi khuẩn và tạp chất, đây cũng là bí quyết giữ cho quả sấu giòn và không bị lên men.

Các bạn bắt 1 nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thì cho sấu vào chần sơ đến khi quả ngã sang màu vàng thì vớt ra, tắt bếp. Để cho sấu ráo nước trước khi ngâm.

Vậy là khâu sơ chế sấu đã xong rồi. Bây giờ chúng ta cùng vào chủ đề chính là cách làm sấu ngâm đường giòn ngon, không nổi váng nhé.

Bạn yên tâm đi, Massageishealthy sẽ giới thiệu cho bạn không chỉ một mà 2 cách để ngâm sấu đường nhé. Bạn có thể chọn cách nào cũng được mà vẫn đảm bảo được hũ sấu ngâm của mình không bị ảnh hưởng gì mà ngon lành như thường luôn.

  • Cách làm sấu ngâm đường ngon giòn 1

cach lam sau ngam, cách ngâm sau với đường, cách làm sấu ngâm đường để lâu

Cach lam sau ngam, cách ngâm sau với đường, cách làm sấu ngâm đường để lâu

Bước 1: Đầu tiên các bạn cho 1 lớp sấu vào hủ thủy tình, rồi cho 1 lớp đường lên, tiếp tục như vậy cho đến khi hết nguyên liệu nhé. Việc tiếp theo của bạn là đậy nắp kín lại, để hủ sấu nơi khô ráo, khoảng 1 tuần sau cho đường ngấm và tan hết.

Bước 2: Sau đó bạn sẽ chắt nước sấu ra nồi, cho vào một chút muối rồi bắt lên bếp, đun sôi. Kế tiếp bạn cho vào nồi nước một ít gừng đã đập dập, đun thêm khoảng 3 phút nữa cho nước sôi lên lại thì tắt bếp.

Bước 3: Sau hỗn hợp vừa đun nguội hoàn toàn thì bạn cho vào hủ sấu ngâm thêm khoảng 2 tuần nữa là món sấu ngâm đường ngon đúng điệu hoàn thành rồi.

  • Cách làm sấu ngâm đường không bị đóng váng 2

Để sấu ngâm không bao giờ đóng váng thì bạn có thể đun sôi nước đường trước rồi mới cho vào sấu để ngâm. Lúc nước đường sôi bạn cũng nhớ cho vào một ít gừng đã đập dập rồi tắt bếp nhé. Bạn chú ý phải đợi nước đường nguội hoàn toàn rồi mới cho vào hủ sấu ngâm của mình nhà.

cách làm sấu ngâm đường để được lâu, cách làm món sấu ngâm, cách ngâm trái sấu

Cách làm sấu ngâm đường để được lâu, cách làm món sấu ngâm, cách ngâm trái sấu

Một điều bạn cũng nên chú ý khi làm sấu ngâm đường đó là thời gian ngâm nè. Nếu ngâm quá lâu thì sấu sẽ bị mềm, quá ngắn thì sấu bị thâm và dễ bị chất, nên ngâm vừa đủ tới khi cùi sấu trắng, giòn thôi nhé.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong hai cách làm sấu ngâm đường đơn giản mà ngon rồi nè. Không quá khó phải không nào, chỉ hơi nhọc một chút ở khâu sơ chế sấu thôi. Nhưng đổi lại bạn sẽ thu được thành quả đáng tự hào và đáng giá nè.

cach ngam qua xau, cach lam xau ngam duong

Cach ngam qua xau, cach lam xau ngam duong ngon gion khong dong vang

Nước sấu ngâm bạn đừng vội bỏ đi vì đây là một trong những loại thức uống giải khát tuyệt vời nhất là trong mùa nè oi bức nhé.

Vừa được nhâm nhi quả sấu giòn ngon, vừa được giải tỏa nóng bằng nước sấu, một công nhưng nhiều việc. Còn điều gì mà bạn không mua ngay nguyên liệu về thực hiện ngay cho mình một hủ sấu ngâm thần thánh nhé. Chúc các bạn thành công với cách làm sấu ngâm đường thơm ngon, hấp dẫn trên nhé.

You may also like

You cannot copy content of this page