Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửĐau vùng thượng vị 7 nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

7 nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Vùng thượng vị của dạ dày là nơi tập trung rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Dựa vào vị trí và biểu hiện đau sẽ có một số bệnh lý gây nên hiện tượng đau vùng thượng vị. Cùng tìm hiểu nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm gì thông qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

I. Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

II. Những nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) thường gặp nhất

1, Trào ngược axit

Trào ngược axit xảy ra khi axit trong dạ dày dùng để tiêu hóa bị trở ngược lại thực quản khiến những ai mắc phải có cảm giác đau ngực và đau họng. Theo thời gian, trào ngược axit kéo dài thường dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược axit

Trào ngược axit – Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Bên cạnh đau vùng thượng vị, trào ngược axit có thể bao gồm các triệu chứng khác như ợ nóng, khó tiêu, đau rát họng, ho liên tục, khàn tiếng, vị giác bất thường, thậm chí là cảm giác như có khối u ở họng hoặc thực quản.

2, Nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) do ăn quá nhiều

Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn thường khiến dạ dày mở rộng vượt quá khả năng bình thường của nó, đồng thời kích thích tiết nhiều axit để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Điều này có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh dạ dày và gây đau vùng thượng vị. Các triệu chứng đi kèm khác như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng hay trào ngược axit.

3, Không dung nạp đường lactose

Sự không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể bạn gặp rắc rối khi tiêu hóa các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa tươi hoặc pho mát. Các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường gọi là lactose. Sự không dung nạp lactose thường xảy ra khi bạn không có đủ lactase trong cơ thể. Enzyme này rất quan trọng trong việc phá vỡ đường lactose.

Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày hoặc đau thượng vị, tiêu chảy, buồn nôn.

4, Uống quá nhiều rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia – Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Nguyên nhân đau vùng thượng vị dạ dày là do uống với mức độ vừa phải sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu bia tại một thời điểm hay trong thời gian dài có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày bị viêm và lâu dài có thể gây chảy máu dạ dày.

Uống nhiều rượu bia cũng gây ra những bệnh về dạ dày khác hay gan, mật (đường dẫn mật, túi mật). Đây là những bệnh thường gây ra những cơn đau ở thượng vị.

5, Viêm thực quản hoặc viêm loét dạ dày

Viêm thực quản và viêm dạ dày có thể là do trào ngược axit, nhiễm trùng hoặc sự kích ứng từ một số thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Rối loạn hệ thống miễn dịch cũng có thể gây viêm ở thực quản hoặc dạ dày.

Viêm thực quản hoặc viêm loét dạ dày

Viêm thực quản hoặc viêm loét dạ dày – Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn)

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tạo mô sẹo hoặc chảy máu. Các triệu chứng thông thường bao gồm đau thượng vị kèm theo cảm giác chua trong mồm, ho dai dẳng kéo dài, nóng rát ngực, khó nuốt ở cổ họng, buồn nôn, nôn mửa, trong nhiều trường hợp nôn cả ra máu.

6, Viêm túi mật hoặc sỏi mật

Nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) thường xảy ra khi túi mật bị viêm nhiễm hoặc tắc đường ống mật. Tình trạng trên được gọi là viêm túi mật, nếu để kéo dài có thể dẫn đến các bệnh về tụy như viêm tụy mạn tính hay ung thư đầu tụy.

Các triệu chứng phổ biến của viêm túi mật có thể bao gồm chán ăn, ăn không ngon, đau dữ dội quanh túi mật (phía trên bên phải của dạ dày), buồn nôn và ói mửa, đầy hơi, chướng bụng, sốt cao, vàng da và phân đặc sệt như nhựa đường.

7, Nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) do mang thai

Mang thai

Mang thai – Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Đau vùng thượng vị thường xuyên xảy ra khi người phụ nữ mang thai, do biến đổi hormone và những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, cơn đau thượng vị kéo dài và dữ dội khi phụ nữ mang thai có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Do đó, bà bầu nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường.

III. Đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng đau thượng vị kéo dài, người bệnh có thể dẫn đến những biểu hiện nặng hơn, chẳng hạn như:

Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh tình trạng mất máu quá nhiều có thể gây tử vong.

Đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) có nguy hiểm không?

Đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) có nguy hiểm không?

Thủng dạ dày – tá tràng: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ.

Hẹp môn vị: Lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ chua, nhất là vào buổi chiều; sau đó bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng nhiều hơn.

Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

IV. Cách khắc phục tình trạng đau thượng vị

Vì có nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị nên ngay khi thấy xuất hiện những cơn đau dữ đội mà trước đó chưa từng bị lần nào, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể là:

Khi bị đau thượng vị từng cơn, tốt nhất bạn nên uống nước có vị ấm như trà gừng, nước gừng, trà bạc hà,… Ăn các món canh, súp, cháo nấu từ cá, thịt hoặc rau quả cho thêm gừng để tăng tính ấm, khử bớt hàn lạnh.

  • Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Ăn các vị dễ tiêu, bổ mát như khoai tây, bắp cải, bí đao, súp lơ, xà lách, mộc nhĩ, rau má… uống nước mía, sinh tố trái cây tươi và nước bột sắn dây.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, chứa nhiều cồn như rượu, bia, thuốc lá.
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao
  • Cân bằng thời gian làm việc trong ngày để cơ thể cũng như hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi cũng như hồi phục.
Cân bằng thời gian làm việc - Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Cân bằng thời gian làm việc – Các nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) và cách khắc phục

Đau thượng vị tưởng như đơn giản nhưng nếu không xác định rõ nguyên nhân đau vùng thượng vị (đau bụng trên rốn) đồng thời không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho những ai mắc phải. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp chữa trị dứt điểm và tránh biến chứng không may xảy ra.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

You may also like

You cannot copy content of this page