I. Rối loạn thần kinh thực vật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Rối loạn thần kinh thực vật có tên gọi tiếng Anh là autonomic nervous system disorders – là tình trạng xảy ra khi mất cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm trong hệ thần kinh thực vật khiến các cơ quan nội tạng bị rối loạn và sau đó biểu hiện thành những triệu chứng bên ngoài.
Người bệnh sẽ dễ gặp phải hiện tượng khó thở, đau đầu, hồi hộp, đau dạ dày… về lâu dài sẽ khiến sức khỏe và tinh thần giảm sút.
Mặc dù không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng rối loạn thần kinh thực vật gây ra không ít khó khăn cho sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của rất nhiều người mắc phải. Vì thế bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn.
Vậy cụ thể hơn rối loạn thần kinh thực vật là gì và cách điều trị như thế nào, cùng Massageishealthy tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này qua những thông tin dưới đây nhé!
II. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ là hệ giao cảm và hệ phó cảm, 2 hệ này thường có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau.
Trường hợp 2 hệ bị mất cân bằng thì sẽ không điều hòa được hệ thống và dẫn đến tình trạng các cơ quan nội tạng bị rối loạn biểu hiện qua các triệu chứng cụ thể trên cơ thể gọi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Theo đó:
– Hệ giao cảm
+ Trung khu của hệ giao cảm ở sừng bên chất xám tủy sống từ ngực 1 đến thắt lưng số 2-3.
+ Trong hệ thống tim mạch, hệ thần kinh giao cảm có khả năng tác động để mạch bị co, khiến tim đập nhanh mạnh khiến huyết áp tăng lên kích thích tuyến mồi hôi hoạt động.
Và bởi vì chức năng của hệ thần kinh giao cảm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và hô hấp nên khi bị cường chức năng giao cảm sẽ xuất hiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực mạnh gây tăng huyết áp, vã mồ hôi và co thắt cơ trơn phế quản…
– Hệ phó giao cảm
+ Trung khu của hệ phó giao cảm được phân bố ở 3 vị trí: não giữa, hành cầu não và các đốt cuối cùng của tủy sống.
+ Hệ thần kinh phó giao cảm có tác dụng trái ngược với hệ thần kinh giao cảm khi cho một số tác dụng như: làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, thở chậm, tăng co thắt…
Vì 2 hệ này nhận nhiệm vụ trái ngược nhau nên khi sự cân bằng giữa hệ thống thần kinh bị mất đi sẽ gây ra bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.
III. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này là từ hậu quả của một số bệnh hoặc các tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh khác bao gồm:
– Nguyên nhân hậu quả của các căn bệnh
+ Các bệnh do nhiễm virút, sốc nhiễm trùng nhiễm khuẩn, viêm não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống…
+ Bệnh đái tháo đường, Basedow, cao huyết áp, loét dạ dày – tá tràng, bệnh tự miễn như Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp…
+ Các bệnh lý thoái hóa thần kinh, Parkinson, Alzheirmer, teo não, mất trí nhớ…
+ Tiếp xúc nhiều với các chất độc hại, nghiện rượu, ma túy…
+ Những bệnh nhân stress kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm, hưng cảm, kích động ngôn ngữ hành vi, bị hoang tưởng, ảo giác…
– Các nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc
+ Các thuốc gây phản ứng hoặc tình trạng dị ứng thuốc
+ Thuốc điều trị tim mạch, thần kinh, nội tiết…
+ Thuốc gây hội chứng ngoại tháp: cứng hàm lưỡi, tay chân run, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, khó thở, vã mồ hôi…
+ Thuốc hóa trị ung thư
IV. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và là trung tâm điều khiển chính đối với mọi hoạt động của cơ thể, vì thế bất cứ vấn đề gì không hay xảy ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những cơ quan khác trong cơ thể.
Dưới đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật với từng cơ quan và tùy vào loại rối loạn mà bệnh sẽ biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:
– Hệ thần kinh: gây đau đầu hoặc đau nửa đầu, lúc đầu có thể đau từng cơn nhưng về sau sẽ đau âm ỉ, đau không rõ ràng vị trí. Các triệu chứng này sẽ thay đổi theo thời tiết và có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Các cơn đau đầu có thể kèm theo chóng mặt, hay quên, giảm trí nhớ, kém tập trung. Vì thế những người đi khám đa khoa và đo điện não đồ thường được kết luật là rối loạn tuần hoàn máu não, rối loạn vận mạch.
– Hệ tim mạch: hồi hộp, trống ngực đánh nhanh, tăng hay hạ huyết áp. Đối với những bệnh nhân bị hạ huyết áp sẽ kèm theo tình trạng hoa mắt, choáng váng, có biểu hiện đau thắt ngực kèm cảm giác nóng ran nơi vùng ngực.
– Hệ tiêu hóa: do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột gây ra đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nôn, buồn nôn.
Một số biểu hiện làm co thắt ruột dữ dội gây đau bụng đôi khi phải đi cấp cứu và không tìm được nguyên nhân.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến ruột gan bị cồn cào, bồn chồn không yên khiến người bệnh lo lắng căng thẳng nên thường đến gặp các bác sĩ chuyên khoa dạ dày để được chẩn đoán.
– Hệ tiết niệu: rối loạn tiết niệu, khó tiểu, tiếu không tự chủ, kích thích tiêu tiện khi căng thẳng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Hệ bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.
– Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản, khó thở, nặng hơn khi thay đổi thời tiết hoặc stress hoặc hụt hơi khó thở và tức ngực.
– Hệ cơ xương khớp: buồn bực chân tay, máy giật cơ, đau nhức xương khớp khi trở trời.
– Hệ sinh dục: rối loạn tình dục, khó duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và bị khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ và rối loạn kinh nguyệt.
– Hệ lông tóc móng: bệnh có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch ngoài da…
– Cùng các triệu chứng toàn thân như: rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi cột sống và vai gáy, rối loạn lo âu, rối loạn kinh nguyệt. Các phản ứng sinh học trở nên chậm chạp hơn với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
V. Điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?
1. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bằng Tây y
Thông thường khi phát hiện ra các biểu hiện bệnh trên cơ thể, bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương án điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh phát triển, cải thiện sức khỏe của người bệnh nhanh chóng.
Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng:
– Nội khoa: thường dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B đặc biệt là vitamin B6, acid glutamic, thuốc an thần… Bên cạnh đó bạn có thể tiến hành châm cứu kết hợp các liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục và hạn chế căng thẳng…
– Ngoại khoa: xuất hiện khi tình trạng rối loạn thần kinh thực vật mà tăng tiết mồ hôi quá nhiều nhất là ở lòng bàn chân, bàn tay do hiện tượng cường chức năng giao cảm gây ra các ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt… Khi đó các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành các thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.
– Nhóm thuốc Propranolol chuyên được sử dụng để điều trị cao huyết áp với liều thấp từ 10-30mg có khả năng điều hóa hệ thống thần kinh sympathetic giúp giảm tình trạng hồi hộp hoặc giọng nói và tay chân run.
– Các loại thuốc trầm cảm như Apo amtriptyline có công dụng chống co thắt, giảm các cơn đau bụng và giảm triệu chứng buồn nôn do co thắt đường tiêu hóa.
2. Chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y
Ngoài những phương pháp dùng thuốc Tây, căn bệnh này còn có thể được điều trị dần bằng những bài thuốc Đông y.
Phương pháp Đông y phân chia bệnh rối loạn thần kinh thực vật thành nhiều hướng điều trị khác nhau tập trung theo các thể bệnh mắc phải như: Giải uất định chí, trừ đàm khai hết, thanh dưỡng tâm thần, ninh tâm an thần, giải uất, hòa vị hóa đàm…
Dưới đây là 6 bài thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật bạn có thể tham khảo.
– Bài thuốc 1: Hương nhu Chỉ thực thang
Sử dụng 12g sài hồ, , 9g xuyên khung, 10g hương nhu, 15g xương bồ, trúc như, trần bì, giới bạch, viễn chí, bạch thược, chỉ thực mang sắc uống trong ngày tương tự bài 1.
Uống thuốc liên tục trong ít nhất 2 tháng.
– Bài thuốc 2: Quy bản ngũ vị từ thang
Sử dụng đương quy, quy bản 30g, ngũ vị tử 6g, bạch thược 12g, thạch hộc 10g, ngọc trúc 15g, phòng phong 8g, sinh hoàng kỳ và bạch trật.
Sắc thuốc vừa đủ lượng chia làm 3 lần uống trong ngày theo tỷ lệ 3 bát nước sắc còn 1 bát thuốc. Liệu trình dùng liên tục trong một tháng sẽ có hiệu quả.
– Bài thuốc 3: Thiếu huyết dưỡng tâm
Sử dụng đương quy, bạch truật 10g, viễn chí, táo nhân 4g, long nhãn 8g, phục thần, hoàng kỳ, mộc hương 12g, nhân sâm 6g.
Sắc uống ngày 3 lần sẽ có tác dụng khai thông khí huyết, giảm đau đầu, lưỡi nhạt, chóng mặt, xanh xao, yếu chân tay, mạch tế, móng chân móng tay nhạt.
– Bài thuốc 4: Định tâm An thần thang
Sử dụng Phục thần, Toan táo nhân, Hoàng kỳ, Bình vôi, Viễn trí, Liên nhục, Đại táo, Dạ giao đằng, Lạc tiên… sắc uống mỗi ngày 3 lần để cải thiện bệnh.
– Bài thuốc 5: Phong thấp âm nhập mạch
Sử dụng xích thược, hương phủ 10g, xuyên khung, thanh bì, đương quy, đan sâm, sinh địa 12g, hồng hoa, đào nhân 6g, diên hồ sách 8g.
Sắc uống 3 lần/ ngày giúp làm giảm các triệu chứng thở gấp, đau thắt ngực, tim đập nhanh mạnh, môi tím tái, móng chân tay chuyển màu xanh tím, mạch tế hoặc kết đại, ho khạc ra máu, lưỡi xanh nhợt, có thể bị ứ huyết do phong thấp xâm nhập cơ thể khi mạch yếu, can tạng yếu.
– Bài thuốc 6: Thận thủy kém hư bốc hỏa
Quy thân, toan táo nhân, cát cánh, đan sâm, bạch linh mỗi loại 10g, bá tử nhân sao, ngũ vị tử 8g, viễn chí, nhân sâm, huyền sâm 6g, thiết môn, mạch môn 12g, sinh địa 16g.
Sắc uống giúp làm giảm các triệu chứng hồi hội, choáng váng, giật mình khi ngủ, ê mỏi thắt lưng, mạch tế sác, lưỡi đỏ. Uống ít nhất trong vòng 1 tháng.
3. Bài tập thở dành cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh vô cùng quan trọng đối với những người mắc phải căn bệnh này, bên cạnh đó bạn có thể kết hợp với bài thập thở sau đây, đặc biệt là những người có triệu chứng khó thở nhiều:
– Hít sâu bằng đường mũi
– Sau đó nín thở, cố gắng giữ hơi trong phổi khoảng 1 nhịp
– Cuối cùng thở chậm ra bằng miệng
Bạn nên luyện tập thường xuyên để kéo giảm nhịp thở trong khoảng 10-12 nhịp/ phút (người bình thường thở khoảng 16-18 nhịp/ phút). Bài tập này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hoạt động của toàn bộ cơ thể. Quan trọng nhất là bạn cần duy trì tâm lý thoải mái, không căng thẳng, stress.
VI. Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?
Thực tế bệnh rối loạn thần kinh thực vật cũng là một căn bệnh như những bệnh khác, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì mới điều trị dứt điểm bệnh.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn cần phải kiên trì và duy trì một lối sống lành mạnh hơn để bệnh dần biến mất.
Đặc biệt bệnh này có thể điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý giúp mọi người cân bằng lại hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó cảm từ đó người bệnh sẽ dần khỏe lên.
Theo các khuyến cáo của bác sĩ bạn chỉ cần xem như đây là một chế độ sinh hoạt lành mạnh mới vừa thiết lập lại cho bản thân mỗi ngày bao gồm:
– Cơ thể luôn đủ máu: bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng các loại thuốc, ăn uống nhiều loại thực phẩm bổ máu, tránh làm việc quá nhiều, tránh căng thẳng mệt mỏi. Một khi cơ thể có thể duy trì được lượng máu ổn định thì hệ tuần hoàn sẽ làm việc hiệu quả hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.
– Năng lượng cơ thể dồi dào giúp cơ thể không mệt mỏi: năng lượng là chỉ số đo lường trạng thái cơ thể khỏe mạnh do đó hãy tái tạo năng lượng của mình mỗi ngày bằng việc tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn nhiều rau củ quá, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh xa các chất kích thích.
– Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng: tinh thần là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức khỏe của bạn. Vì thế hãy cố gắng hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống, tự tạo niềm vui cho mình và hạn chế những điều tiêu cực để tránh căng thẳng. Khi đó khả nănng cải thiện bệnh là rất cao.
VII. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên bạn phải hiểu rõ rối loạn thần kinh thực vật không phải là một căn bệnh cụ thể mà là những sự rối loạn trong hoạt động của hệ thần kinh tự động.
Các rối loạn này khiến tín hiệu giữa nào và các phần của hệ thần kinh tự động bị gián đoạn, cụ thể như mạch máu, tim và tuyến mồ hôi. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự giảm hoạt động hoặc thực hiện chức năng bình thường ở một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể.
Có thể nói triệu chứng của bệnh này xuất hiện ở đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan đó.
Và ảnh hưởng nặng nề nhất chính là gây ra tâm trạng chán nản, buồn bực, mệt mỏi, không có sức sống thường xuyên, có nhiều trường hợp dễ bị trầm cảm, nhất là tình trạng trầm cảm sau sinh… suy nghĩ tiêu cực dẫn đến làm hại bản thân.
Vì thế mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây là thách thức lớn nhất đối với cả bác sĩ điều trị lẫn bản thân người bệnh.
Tuy nhiên trong những trường hợp nặng hơn, việc nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng và tổn thương thực thế sẽ khó khăn hơn.
Theo đó các rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật có nguy cơ gây ra các biến đổi thực thể tại những cơ quan trong cơ thể.
Dưới đây là những căn bệnh có thể là biến chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
1. Chứng xanh tím đầu chi
Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud.
Ngoài tình trạng xanh tím ở đầu chi thì người bệnh không có cảm giác đau nhức mà chỉ thấy sưng phồng. Chứng bệnh này xuất hiện do rối loạn nội tiết nên phải điều trị bằng nội tiết tố.
2.Chứng đỏ đầu chi
Biểu hiện là những cơn giãn mạch máu gây ra những mảng da màu đỏ tím ở các ngón tay kèm theo cảm giác đau dữ dội kéo dài nên thường phải ngâm tay vào nước lạnh để giảm đau.
Những biểu hiện tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo đường. Những biểu hiện tương tự như thế còn có thể gặp trong chứng tăng hồng cầu và đái tháo đường. Điều trị tình trạng này bằng thuốc giảm đau.
3. Bệnh Raynaud
Căn bệnh đặc trưng với các cơn đau do co thắt mạch tại động mạch, khiến màu da bị biến đổi theo pha co thắt khiến các ngón tay có nguy cơ bị loét.
Triệu chứng này nên được điều trị bằng hydergine mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 giọt rồi tăng dần lên 20 giọt tùy theo mức độ bệnh.
Nếu tình trạng nặng hơn có thể tiêm hydergine với liều 2ml mỗi ngày trong 2-3 tuần. Nếu điều trị bảo tồn không có kết quả thì phải cân nhắc khả năng phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm.
4. Chứng ngón tay và ngón chân chết
Người bệnh khi gặp lạnh sẽ khiến các đầu ngón tay ngón chân lạnh ngắt, tái nhợt như người chết.
Khi đó cần phải chống lạnh tối đa và tránh sử dụng nước lạnh đối với tay, chân và cần dùng bít tất thường xuyên.
5. Bệnh cứng bì
Đây là một loại bệnh tạo keo, các rối loạn về tuần hoàn tương tự bệnh Raynaud nên 2 bệnh này có thể kết hợp với nhau.
Hướng điều trị đặc hiệu của bệnh tạo keo chỉ đề cập đến những rối loạn nặng hoặc có thể phải tiến hành cắt bỏ dây thần kinh giao cảm sớm.
6. Phù nề thần kinh mạch
Bắt đầu phù đột ngột ở một khu vực nào đó trên cơ thể, thường gặp nhất là ở mi mắt và mặt. Tình trạng phù xuất hiện nhanh và biến đi cũng không lâu, có tính chất thoáng qua trong thời gian ngắn.
Điều trị tình trạng này chủ yếu là có chế độ ăn uống hạn chế muối kết hợp tiêm tĩnh mạch calcium cũng như các loại kháng sinh histamin.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật tuy không phải là những căn bệnh quái ác như ung thư nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định, làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt tác động nặng nề đến tâm lý.
Vì thế bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên sẽ thật sự hữu ích cho bạn để bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.