Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửRối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và người lớn – Kiến thức toàn tập

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và người lớn – Kiến thức toàn tập

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bệnh rối loạn tiêu hóa (còn được viết tắt là RLTH) là tình trạng các cơ vòng của hệ tiêu hóa bị co thắt 1 cách bất thường khiến các chức năng của hệ tiêu hóa bị biến đổi và từ đó gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bệnh rối loạn tiêu hóa nguyên nhân chủ yếu hầu hết là xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý ở người lớn còn với trẻ em nguyên nhân là do sức đề kháng còn yếu và sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và người lớn - Kiến thức toàn tập

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và người lớn – Kiến thức toàn tập

I. Bị rối loạn tiêu hóa (RLTH) là gì? Dấu hiệu biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Xét chung trong tất cả các căn bệnh xuất hiện trong cuộc sống thì có lẽ căn bệnh rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh có độ phổ biến rộng, gặp ở hầu hết mọi người và ít nhất ai trong chúng ta cũng đã từng 1 lần mắc phải căn bệnh này. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh lại gây nên những ảnh hưởng khó khăn đến sinh hoạt và cuộc sống.

1.1 Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Nguồn dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể có hấp thụ được hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì nguồn dinh dưỡng từ thức ăn sẽ được cơ thể hấp thụ một cách đầy đủ nhưng nếu hệ tiêu hóa có vấn đề xảy ra thì nguồn dinh dưỡng từ thức ăn có thể chỉ hấp thụ được 1 phần hoặc thậm chí là không hấp thu được gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề trên đó là do rối loạn tiêu hóa. Vấn đề này sẽ nghiêm trọng hơn khi rối loạn tiêu hóa gặp ở trẻ em. Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì? Và bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bé? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh không còn khá xa lạ với mỗi người chúng ta, với những triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ rệt luôn làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ăn uống không còn được ngon miệng từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đặc biệt là vấn đề đại tiện.

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa gồm những biểu hiện gì

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa gồm những biểu hiện gì

Bệnh rối loạn tiêu hóa chính là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. So với các căn bệnh khác xuất hiện trên cơ thể thì rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở rất nhiều người và không chỉ xuất hiện 1 lần mà bệnh có thể xuất hiện làm nhiều lần trên cùng 1 người. Mặc dù có độ phổ biến rộng nhưng bệnh rối loạn tiêu hóa lại không gây nguy hiểm đến tính mạng và căn bệnh này hoàn toàn có thể khắc phục được.

Như đã nói ở trên bệnh rối loạn tiêu hóa gặp ở tất cả mọi người đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất. Do cấu trúc của hệ tiêu hóa lúc này của trẻ còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, việc trẻ thường xuyên bị ốm phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh cộng thêm với chế độ ăn dinh dưỡng không hợp lý và các biến chứng của các bệnh trong cơ thể từ đó gây nên những bất thường trong hệ tiêu hóa và căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một trong những bất thường tiêu biểu nhất.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa, nhưng khác với người lớn, khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở trẻ sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé. Bởi đây là giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định nhưng khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện lượng dinh dưỡng đã bị thiếu hụt đáng kể.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa

Vì vậy mà rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường dẫn đến hậu quả là trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não, hệ miễn dịch từ đó bị suy giảm đáng kể. Sau này trẻ dễ mắc đi mắc lại căn bệnh này khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào hệ tiêu hóa.

Bệnh rối loạn tiêu hóa mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ làm cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Chính vì vậy mỗi người cần phải biết bảo vệ cơ thể trước các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đặc biệt là các bậc phụ huynh hãy chăm sóc trẻ thật tốt để căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không có cơ hội xuất hiện và không có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé.

1.2 Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa là gì?

Mặc dù căn bệnh rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm cho tính mạng song nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Với trẻ em thì có thể chậm lớn, quá trình phát triển của bé bị ảnh hưởng; với người lớn bệnh có thể gây nên các căn bệnh như: viêm đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc ung thư đường ruột.

Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa là gì?

Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa là gì?

Để căn bệnh rối loạn tiêu hóa không gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng như sinh hoạt, người bệnh cần phải nhận biết sớm nhất căn bệnh này thông qua các dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể. Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa có thể nhận biết được bao gồm:

Đầy hơi: Đây là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh đau dạ dày như bị ợ hơi, bụng thường căng lên, xuất hiện tình trạng trung tiện liên tục. Ngoài những dấu hiệu này, người bệnh còn xuất hiện dấu hiệu ợ chua, đắng miệng.

Đây là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa

Đây là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa

Đau bụng: vùng đau thường xuất hiện ở bên trái vùng bụng hoặc có thể xuất hiện ở một số vị trí khác ở vùng bụng, các cơn đau bụng phụ thuộc vào mức độ bệnh có thể là các cơn đau âm ỉ hoặc các cơn đau dữ dội. Đây là một triệu chứng điển hình khi xuất hiện các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Tiêu chảy, táo bón: khi xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cơ thể sẽ bị mất nước, giảm chất điện giải từ đó gây nên tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương; có một số trường hợp lại xuất hiện tình trạng tiêu chảy thay vì táo bón.

Tiêu chảy, táo bón: khi xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cơ thể sẽ bị mất nước

Tiêu chảy, táo bón: khi xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cơ thể sẽ bị mất nước

Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện, người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để kịp thời nhận biết bệnh và đi kiểm tra sức khỏe của bản thân tại các cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp điều trị sớm nhất, tránh để căn bệnh phát triển lâu trong cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa.

1.3 Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?

Trẻ ăn bị nôn, trớ; trường hợp nặng có thể có biểu hiện mất nước như: môi khô, mặt hốc hác, người mệt mỏi, hay quấy khóc, khóc không có nước mắt, ít đi tiểu, có thể có sốt.

Rối loạn đại tiện: Đi ngoài nhiều lần, phân sống hoặc lổn nhổn, trường hợp nặng hơn thì bị tiêu chảy. Cũng có khi trẻ bị táo bón, 2-3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, đóng khuôn, bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được. Khi bị rối loạn đại tiện, trẻ có thể biếng ăn, chậm lớn.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?

Trên đây là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa hàng đầu ở trẻ. Tốt nhất, khi bé có các triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần uống nhiều nước và men vi sinh bổ sung lợi khuẩn và theo dõi thường xuyên các biểu hiện bệnh.

Nếu trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, kém ăn, gầy sút cân… thì nên cho trẻ đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

1.4 Nguyên nhân gì gây ra chứng rối loạn tiêu hóa?

Phần lớn chúng ta đều cho rằng, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống. Có thể do bạn ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, cũng có thể do bạn ăn ít rau quả tươi, ăn không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày …. sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng, trên thực tế, rối loạn tiêu hóa còn có nhiều nguyên nhân khác nữa gây ra, vậy đâu mới là 1 câu trả lời đầy đủ?

Từ những thói quen ít ngờ tới

Những thói quen vô tình lại gây rối loạn tiêu hóa, bạn có bao giờ nghĩ vậy không? Trên thực tế, điều đó đúng đấy. Cứ nghĩ rằng nhiều chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng dùng quá liều có thể khiến bội tăng hiện tượng đầy hơi trong khung ruột.

Rồi khi khẩu phần ăn của bạn quá nhiều tinh bột nên vô tình tiếp tay cho phản ứng lên men của lực lượng vi sinh có hại luôn sống chực chờ trên nền ruột. Cũng có khi chỉ vô tình ăn nhiều hơn một chút các món ngọt ít ngờ tới khả năng đường ủ rồi lên men rồi thành rượu ngay trong lòng ruột…. và vô số lý do khác nữa.

Đến chế độ ăn quả tải

Đến chế độ ăn quả tải dẫn đến chung roi loan tieu hoa

Đến chế độ ăn quả tải dẫn đến chung roi loan tieu hoa

Khoan chưa kể đến bệnh lý, ai cũng biết rằng rối loạn tiêu hóa có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Việc ăn uống thường xuyên tại các quán xá vỉa hè, nhà hàng kém vệ sinh, hay mua các thực phẩm không rõ nguồn gốc … đều làm cho hệ tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh. Theo các chuyên gia sức khỏe, 7 thói quen ăn uống khiến hệ tiêu hóa dễ nổi loạn đó là :

  • Ăn đồ ăn lạnh
  • Ăn quà vặt quá nhiều
  • Rượu bia quá độ
  • Vừa ăn vừa làm việc
  • Ăn quá nhanh
  • Ăn quá no
  • Ăn nhiều thực phẩm chua cay

Và vô vàn các lý do khác gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh. Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa.

Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Tốt hơn hết, trong các trường hợp phải sử dụng đến thuốc kháng sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước.

Do công việc căng thẳng, ăn uống thất thường.

Do công việc căng thẳng, ăn uống thất thường làm mắc benh roi loan tieu hoa

Do công việc căng thẳng, ăn uống thất thường làm mắc benh roi loan tieu hoa

Ngoài việc ăn uống kém hợp lý ra thì môi trường áp lực, bận rộn khiến việc ăn uống theo một thời gian nhất định cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh đường tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên ăn quá nhanh, cũng đừng để bụng thường xuyên trong tình trạng “chẳng có gì” mới nạp năng lượng. Tốt hơn hết, bạn nên ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ để cải thiện đường tiêu hóa, kiểm soát căng thẳng cũng là cách giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý.

Một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Khi thấy các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng kéo dài, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón …. thì bạn nên cảnh giác vì đó có thể là báo hiệu của một số bệnh lý.

Phòng bệnh luôn an toàn và hiệu quả hơn chữa bệnh. Vì thế, bạn cần tránh trước khi bệnh tình xảy ra bằng cách ăn uống, sinh hoạt điều độ, đi khám bác sỹ định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định, sử dụng các sản phẩm bảo vệ đường ruột, dạ dày theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Khi gặp bất kỳ các vấn đề gì liên quan đến đường tiêu hóa nên được thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Sữa chua cũng là một lựa chọn để bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài vấn đề ăn uống, còn có 1 số nguyên nhân khác như

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh; công việc căng thẳng, ảnh hưởng từ một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.

1.5 Nguyên nhân gì gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Biết được nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các mẹ sẽ có kiến thức phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân benh roi loan tieu hoa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân benh roi loan tieu hoa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể và dài hơn người trưởng thành. Diện tích ống tiêu hóa của trẻ tương đối lớn, thành đại tràng rất mỏng, mạch máu nhỏ dưới niêm mạc nhiều. Do đó, nếu như đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.

Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, đường ruột rất dễ bị ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài, dẫn đến các triệu chứng: táo bón, đi ngoài nhiều lần, phân sống…

Sức đề kháng yếu: Khi sức đề kháng của trẻ yếu, các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng có thể xâm nhập và gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, đối với những trẻ không được bú sữa mẹ thì nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa càng cao.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nên với chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm cho trẻ có các dấu hiệu như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa hàng đầu ở trẻ nhỏ.

Do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện làm tre bi roi loan tieu hoa

Do hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện làm tre bi roi loan tieu hoa

Do dùng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh nhiều không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng sinh thái đường ruột, Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn bị nhiễm khuẩn, môi trường vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay cũng chính là con đường dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

– Rối loạn tiêu hóa cũng bắt nguồn từ những biến chứng của các bệnh như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản…

1.6 Những ai thường mắc bệnh rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề về sức khỏe thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa? Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ợ nóng, chẳng hạn như:

  • Béo phì;
  • Thoát vị cơ hoành dạ dày;
  • Mang thai;
  • Hút thuốc;
  • Khô miệng;
  • Hen suyễn;
  • Tiểu đường;
  • Liệt dạ dày;
  • Rối loạn các mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì.

Những yếu tố gây viêm đường ruột bao gồm:

  • Người dưới 45 tuổi;
  • Phụ nữ;
  • Bệnh sử gia đình về viêm đường ruột;
  • Vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kích thích ruột, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác;
  • Chủng tộc;
  • Bệnh sử gia đình;
  • Hút thuốc;
  • Thuốc isotretinoin;
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium và các loại khác.

II. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Cùng tìm hiểu xem bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì nói chung và rối loạn tiêu hóa nên ăn gì ở trẻ em nói riêng nhé! Như chúng ta đã biết, rối loạn tiêu hóa là bệnh rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai.

Từ người già cho đến các em nhỏ. Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu như đau bụng, sốt hay biếng ăn, bụng đầy hơi.

Roi loan tieu hoa nen an gi Khong nen an gi

Roi loan tieu hoa nen an gi Khong nen an gi

Đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất, cũng chính vì nó là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh.

Nếu được ăn những thức ăn phù hợp, người bị rối loạn tiêu hóa có thể khỏi ngay mà không cần đến thuốc điều trị hay giúp hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hóa một lần nữa.

Ngược lại nếu không biết mà sử dụng phải những thực phẩm không tốt sẽ khiến chứng rối loạn tiêu hóa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn đấy. Chính vì những lý do đó mà ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: ” Bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?” nhé!

2.1 Khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa:

Sữa chua: Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt cho bệnh rối loạn tiêu hóa do nó cung cấp các loại vi khuẩn lành mạnh, bổ sung men tiêu hóa và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Kim chi: Đây là món ăn của Hàn Quốc giúp thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn lành mạnh trong cơ quan tiêu hóa đồng thời cung cấp các chất xơ giúp tránh táo bón.

Thịt nạc và cá: Đây là những loại thịt trắng giúp cung cấp đạm cho cơ thể, thay thế cho thịt đỏ giàu chất béo hơn.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Như bánh mỳ, yến mạch, gạo lứt cung cấp các chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Chuối: Ăn chuối rất tốt khi bị rối loạn tiêu hóa, nó giúp hồi phục các chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.

Gừng: là loại thảo dược, loại gia vị quen thuộc nhưng có rất nhiều tác dụng, nó còn giúp giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, say tàu xe, đầy hơi, đau bụng, ăn không ngon.

2.2 Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày của người bệnh rất yếu và khá nhạy cảm. Chính vì thế mà hầu hết các loại thức ăn khi ăn vào đều có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải kiêng tất cả không ăn gì. Tùy thuộc tình trạng và triệu chứng của từng người mà chế độ ăn kiêng cũng khác nhau như:

Roi loan tieu hoa khong nen an socola

Roi loan tieu hoa khong nen an socola

  • a) Hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản

Nếu bạn cảm thấy đau ngưc, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược mỗi khi ăn đồ chua. Lúc đó cần tránh ngay:

– Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la

– Hạn chế các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao

Đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách bình tĩnh, thoải mái để giảm bớt triệu chứng của bệnh.

  • b) Nếu kèm theo bệnh viêm loét dạ dày

Khi bạn bị viêm loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể suy nhược và dễ đau nếu ăn thức ăn không phù hợp. Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản và kém hấp thu. Biểu hiện như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là khi tiêu thụ các sản phẩm lúa mì.

Do đó người bị rối loạn tiêu hóa khi kèm theo bệnh này nên:

– Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác.

– Chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ, ít chất xơ và axit, và mềm.

– Loại bỏ các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa rượu và Xanthine

Tóm lại: Khi bị rối loạn tiêu hóa các bạn nên quan sát kỹ triệu chứng của bệnh, tùy thuộc mức độ, cơ địa của mỗi người mà những biểu hiện có thể khác nhau. Và quan trọng nhất vẫn là biết được nguyên nhân gây bệnh để từ đó điều chỉnh thói quen ăn uống cho phù hợp.

III. Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa

Chế độ ăn phù hợp có thể giúp giảm tình trạng bệnh đi phần nào, tuy nhiên nếu không đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ dẫn đến sự suy kiệt của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cần chú trọng vào cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không làm cho hệ thống tiêu hóa bị kích thích và bị hoạt động quá tải, không hấp thụ phải các chất thừa cũng như gây hại cho tiêu hóa.

Che do dinh duong cho nguoi roi loan tieu hoa

Che do dinh duong cho nguoi roi loan tieu hoa

– Tối thiểu phải có món trứng, cá biển ít nhất 3 lần một tuần.

– Bổ sung đầy đủ nước, chất điện giải (như kali, natri) vì đây là những chất khoáng dễ bị mất đi khi tiêu chảy. Uống từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày, nếu có thể thì uống thêm các loại nước trái cây và nước khoáng.

– Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là chuối, ổi để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón xảy ra thường xuyên. Vitamin C trong trái cây giúp các vết loét trên thành ruột hồi phục một cách nhanh chóng hơn.

– Sữa chua là món ăn cần được bổ sung thường xuyên để tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong dạ dày phát triển. Tuy nhiên chỉ nên dùng sữa chua mà không nên dùng các loại sữa tươi khác vì dễ gây kích thích dạ dày.

– Ăn nhiều chất đạm, chất xơ,… Ưu tiên thịt “trắng” như thịt gia cầm, tốt hơn nữa là thịt “giả” như đậu hủ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, các thực phẩm có chứa nhiều ga, chất coffein. Thực phẩm chứa gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh. Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, bị ôi thiu, bày bán ngoài đường mà không có bảo quản tốt,…

Cải thiện chế độ sống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức khỏe như:

– Sinh hoạt điều độ giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vui vẻ sảng khoái.

– Ngoài chuyện ăn uống, người bị rối loạn tiêu hóa nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và điều chỉnh cho thật hợp lý. Nhiều khi việc mệt mỏi, kiệt sức do làm việc cũng gây nên ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe của chính mình.

– Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đi vệ sinh đúng giờ giúp hệ tiêu hóa có một chu kì hoạt động thông minh, và đầy đủ chức năng. Không nên vận động mạnh, ngủ luôn sau khi ăn no, không nên để cơ thể quá đói trong một thời gian dài.

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, môi trường làm việc, rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi hoạt động để phòng tránh vi khuẩn.

– Nên đi khám sức khỏe định kì từ 3-6 tháng một lần để kiểm tra chức năng của cơ thể hoạt động trơn tru cũng như phòng tránh được các mầm bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

IV. Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả không ngờ

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được mọi người áp dụng vì rất dễ áp dụng bởi các nguyên liệu có sẵn. Chúng giúp cho người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.

Cach tri roi loan tieu hoa tai nha hieu qua khong ngo

Cach tri roi loan tieu hoa tai nha hieu qua khong ngo

Rối loạn tiêu hóa là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp hiện nay. Căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc phải. Nó không quá nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng những triệu chứng mà chúng ta gặp phải lại vô cùng khó chịu. Việc điều căn bệnh này có thể thực hiện với nhiều phương thức khác nhau. Sau đây là các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà.

2.1. Những cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả.

  • Sử dụng lá ổi non

Một trong những cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được áp dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến việc sử dụng lá ổi non. Đây là cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà lành tính được cha ông ta truyền lại. Nó là bài thuốc dân gian ai cũng có thể áp dụng mà không gây ảnh hưởng phụ gì.

Lá ổi non có tác dụng điều trị triệu chứng đau bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa gây ra. Sử dụng cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy búp lá ổi non đem giã nát và chắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Chỉ cần thực hiện đều đặn thì sau vài ngày triệu chứng tiêu chảy sẽ giảm hẳn.

  • Sử dụng Gừng
Su dung gung ho tro chua tri roi loan tieu hoa tai nha

Su dung gung ho tro chua tri roi loan tieu hoa tai nha

Gừng là một trong những gia vị luôn có sẵn trong nhà bếp chúng ta. Đây cũng là một trong những vị thuốc đông ý thường được sử dụng để chữa rối loạn tiêu hóa. Sở dĩ gừng được liệt vào một trong các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà là bởi nó có tính cay nóng và một số chất có tác dụng là ruột sạch sẽ.

Để sử dụng gừng trong công việc điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà chúng ta chỉ cần uống hàng ngày với một ly trà gừng ấm sẽ điều trị được chứng rối loạn tiêu hóa đầy khó chịu.

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà là một trong những tinh chất có mùi thơm dễ chịu. Nó được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa nhờ các dưỡng chất có trong nó giúp ruột được sạch sẽ hơn.

Đồng thời, với việc sử dụng tinh dầu bạc hà, chúng ta có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bị tái phát lại của bệnh rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy mà nhiều người rất ưa chuộng sử dụng trà bạc hà sau bữa cơm hàng ngày.

  • Sử dụng táo để điều trị

Táo là một trong những loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Nó chứa trong mình nhiều chất xơ nên có thể điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà một cách hiệu quả.

Đồng thời, khi sử dụng táo, hệ thống nhu động ruột sẽ được tăng cường tốt hơn từ đó dẫn đến hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn. Hàng ngày, sử dụng một trái táo trước bữa ăn sẽ phát huy được tính hiệu quả.

  • Sử dụng tỏi kết hợp với bồ kết

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng cách sử dụng bài thuốc dân gian kết hợp từ tỏi và bồ kết rất dễ thực hiện và tìm kiếm. Chúng ta có thể lấy 2 củ tỏi nướng lên cho đến khi thấy mùi thơm và bên ngoài tỏi có lớp vàng.

Sau đó, thực hiện giã nát tỏi ra rồi đắp nó vào rốn người bị rối loạn tiêu hóa. Kết hợp với đó là sử dụng bồ kết đốt tồn tính nên rồi đem trộn tro của bồ kết khi đốt được với 1 ít xà phòng. Thực hiện n hét hỗn hợp trên vào hậu môn của người bị rối loạn tiêu hóa.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà này ngày nên áp dụng từ 1 đến 2 lần. Thực hiện kiên trì 10 ngày sẽ mang lại kết quả cao trong việc điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.

  • Sử dụng lá khổ sâm
Su dung la kho sam ho tro chua tri roi loan tieu hoa tai nha

Su dung la kho sam ho tro chua tri roi loan tieu hoa tai nha

Lá khổ sâm là loại thuốc đông y có sẵn tại các hiệu thuốc nam hiện nay. Chúng ta có thể sử dụng 20 gam lá khổ sâm tươi đem nhai nát với muối rồi nuốt chúng.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà này sẽ phát huy tác dụng sau 30 phút thực hiện, các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ giảm hẳn giúp chúng ta dễ chịu trở lại.

2.2 Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng là một trong những cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà cần thực hiện nhất để có thể đẩy lùi được căn bệnh này mà không cần đến bác sĩ. Để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý chúng ta cần xác định bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì có lợi và nên kiêng kỵ những thực phẩm gì?

  • Những thực phẩm nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt đối với người bị bệnh rối loạn tiêu hóa thì việc sử dụng các thực phẩm sau đây sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như: cà rốt đun chín kỹ, thịt nạc không dính mỡ, khoai tây, các loại chất tinh bột cơm, mỳ, các loại nước uống như trà đen, nước coca…

  • Những thực phẩm không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh những thực phẩm giúp hỗ trợ cho việc điều trị rối loạn tiêu hóa, chúng ta nên kiêng kỵ sử dụng các thực phẩm sau đây bởi chúng thường là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa. Cụ thể là các thức ăn có nhiều dầu mỡ, các thức ăn quá cay, ngọt hoặc quá nhiều chất đạm. Những loại ngũ cốc có hạt nguyên hoặc quả cứng cũng không tốt cho hệ thống đường ruột của người bị mắc bị đau bụng rối loạn tiêu hóa đi ngoài nhiều lần.

Với các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà kể trên, chúng ta có thể sử dụng và áp dụng một cách đơn giản nhanh chóng. Việc điều trị nên thực hiện đồng thời với chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể chữa bệnh rối loạn tiêu hóa một cách hiệu quả nhất.

V. Bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sau khi loại bỏ được những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa như đã nói ở trên. Việc tiếp theo của người bệnh đó là sử dụng thuốc. Tuy nhiên với chứng rối loạn tiêu hóa thì thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong việc điều trị bệnh mà thôi. Chỉ nên dùng khi thật cần thiết ví dụ như rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, nhưng cố gắng dùng càng ít càng tốt và phải hỏi ý kiến của bác sỹ có chuyên môn.

Bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Nên dùng thuốc Tây hay thuốc dân gian loại nào mới tốt, an toàn và cho tác dụng nhanh? Thông tin bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết được việc dùng thuốc trong trường hợp này như thế nào.

Bi roi loan tieu hoa uong thuoc gi nhanh khoi

Bi roi loan tieu hoa uong thuoc gi nhanh khoi

Tiêu chảy, chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu, đau quặn bụng … là những triệu chứng dai dẳng và hết sức khó chịu người bệnh phải trải qua khi bị rối loạn tiêu hóa. Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm song nếu để bệnh kéo dài, bệnh nhân có nguy cơ bị mất nước, suy sinh dưỡng và dễ mắc các chứng bệnh viêm nhiễm ở đường ruột khác như nhiễm trùng đường ruột, viêm đại tràng, ung thư đại tràng…

Đặc biệt trẻ em là đối tượng hay mắc chứng rối loạn tiêu hóa nhất và dễ gặp biến chứng hơn cả. Chính vì vậy mà một câu hỏi được nhiều người đặt ra là rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì? Làm sao để bệnh nhanh khỏi đây?

Một số loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa như: dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin) có tác dụng thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón.

Tất cả các loại thuốc trên đều là thuốc tây giúp bạn loại bỏ các triệu chứng của bệnh ngay. Nhưng nhớ là không được dùng nhiều vì sao thì chắc các bạn cũng đã rõ những tác dụng phụ của thuốc tây rồi đó.

5.1/ Dùng thuốc Tây điều trị rối loạn tiêu hóa

Sử dụng thuốc Tây trị rối loạn tiêu hóa có ưu điểm lớn là cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên thuốc tây cũng được xem là “con dao hai lưỡi” bởi nó có thể gây ra nhiều tác hại ngoài ý muốn cho bệnh nhân.

Dung thuoc Tay dieu tri roi loan tieu hoa co tot khong

Dung thuoc Tay dieu tri roi loan tieu hoa co tot khong

Chính vì vậy khi có ý định uống bất kì loại thuốc Tây nào để chữa rối loạn tiêu hóa bạn nên đi khám và nhờ bác sĩ kê đơn thuốc. Dùng thuốc đúng chỉ định, liều lượng và đúng thời gian quy định. Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa là:

– Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

Maalox: Giúp làm giảm chứng khó tiêu có kèm theo ợ chua, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản. Nên dùng thuốc sau bữa ăn ít nhất 30 phút

Domperidon: Dùng khi bị khó tiêu, táo bón, buồn nôn. Thuốc có tác dụng điều hòa nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống đường ruột. Loại thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, người từng bị xuất huyết đường ruột hoặc bị tắc ruột.

Neopeptine, Lactomin, Enterogemina…: Đây là những loại men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm chứng ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng, buồn nôn biếng ăn khi bị rối loạn tiêu hóa.

– Trường hợp đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy

Berberin: Kích thích tăng tiết mật giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol: Loại thuốc này rất có ích trong việc ngăn ngừa mất nước và bổ sung chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy kéo dài. Khi sử dụng cần lưu ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.

Loperamid: Là loại thuốc cầm tiêu chảy chỉ được bác sĩ chỉ định khi bị tiêu chảy kéo dài mà không phải do ngộ độc thực phẩm hoặc ăn phải hóa chất độc hại.

– Các thuốc điều trị bệnh lý liên quan

Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa được xác định do bệnh lý gây ra thì cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh lý mình đang mắc phải. Đó có thể là thuốc chữa viêm đại tràng hay thuốc chữa bệnh dạ dày…

5.2/ Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thuốc dân gian

Các thuốc dân gian thường chỉ có tác dụng tốt đối với trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nhẹ do ăn uống, dùng thuốc hoặc mắc bệnh không do nhiễm khuẩn, các trường hợp khác hầu như không có tác dụng. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

– Bài thuốc chữa RLTH số 1

  • Chuẩn bị: 20 ngọn lá khổ sâm tươi, 1 ít muối ăn
  • Cách dùng thuốc: Lá khổ sâm đem rửa thật sạch và cho vào miệng nhai kỹ . Từ từ nuốt cả nước lẫn bã.
  • Theo một số bệnh nhân chia sẻ thì sau khoảng 30 phút dùng thuốc sẽ thấy bụng dễ chịu.
  • Tác dụng: Giúp giảm chứng chướng hơi, đầy bụng do rối loạn tiêu hóa.

– Bài thuốc chữa RLTH số 2

  • Chuẩn bị: 5g lá khổ sâm khô, 2g nụ sim khô, 1g búp ổi khô.
  • Cách dùng thuốc: Tất cả các vị thuốc đem sao vàng và tán thành bột mịn. Pha với nước ấm chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Công dụng: Dùng khi rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, lỵ

– Bài thuốc chữa RLTH số 3

  • Chuẩn bị: 6g nha đam, đường cát trắng
  • Cách dùng thuốc: Lấy phần ruột nha đam đem say nhuyễn, trộn với lượng đường vừa đủ ngọt rồi ngậm và nuốt dần.
  • Tác dụng: Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng dùng rất tốt khi bị táo bón.
Bai thuoc dan gian chua roi loan tieu hoa bang cay nha dam lo hoi

Bai thuoc dan gian chua roi loan tieu hoa bang cay nha dam lo hoi

Bên cạnh việc tìm hiểu rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì để biết cách dùng thuốc cho nhanh khỏi thì bệnh nhân cũng cần chú ý điều chỉnh lại thói quen ăn uống của mình cho đúng cách . Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong thời gian bị bệnh, tránh stress và yêu cầu bác sĩ đổi loại thuốc điều trị đang dùng nếu nó là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Thông tin về căn bệnh rối loạn tiêu hóa và những dấu hiệu của bệnh đã được trình bày cụ thể phía trên. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thể nhận biết và phòng tránh căn bệnh rối loạn tiêu hóa một cách tốt nhất.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

You may also like

You cannot copy content of this page