Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 12 13 tháng tuổi dinh dưỡng và khoa học

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 12 13 tháng tuổi dinh dưỡng và khoa học

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I – Ăn dặm kiểu Nhật 13 tháng mẹ cần lưu ý điều gì?

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 13 tháng tuổi là giai đoạn rất đặc biệt với bé. Lúc này chế độ ăn uống của bé hẳn có nhiều thay đổi. Bố mẹ tham khảo một vài lưu ý quan trọng dưới đây nhé. Việc này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho bé tốt hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật 13 tháng, bé có thể tự ăn

Ăn dặm kiểu Nhật 13 tháng, bé có thể tự ăn

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

13 tháng nghĩa là bé đã trên 1 tuổi. Giai đoạn này có nhiều vấn đề quan trọng mẹ cần lưu ý.

Khi bé được 13 tháng, nghĩa là bé cần có 3 bữa ăn chính giống như người lớn. Ngoài 3 bữa chính đó, mẹ có thể bổ sung thêm 2-3 bữa phụ để bé có thêm dưỡng chất.

Thành phần chính trong bữa ăn dặm cho bé vẫn cần đầy đủ các nhóm chất: đạm, tinh bột, béo, xơ. Các nhóm chất này có trong thịt, cá, trứng, sữa, gạo, bột, rau củ, các loại đậu, trái cây…

13 tháng tuổi bé đã biết đi, vận động nhiều. Điều này khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng. Vì vậy trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho con.

Đặc biệt là canxi (có trong tôm, tép, nghêu, sò…); các loại vitamin (trong rau củ quả màu đỏ, cam, vàng).

Nếu bé có ham chơi hơn ăn, mẹ khi nuôi dạy bé đừng căng thẳng. Đừng la mắng hay ép khi thấy bé biếng ăn. Điều này khiến bé bị áp lực và sợ ăn uống hơn. Hãy thử nấu các mon mới mẻ, ngon miệng cho bé. Đôi khi điều cần thiết là bố mẹ cần bình tĩnh chờ đợi, giai đoạn đó sẽ qua.

Chế biến món ăn dặm kiểu Nhật bé 13 tháng

  • Chọn nguyên liệu

Nên chọn nguyên liệu tươi ngon, hợp vệ sinh cho bé. Ưu tiên thực phẩm tươi sống hơn thực phẩm đông lạnh. Các nguyên liệu chế biến cần đa dạng để thay đổi khẩu vị. Điều này giúp con ngon miệng.

Cháo là món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 13 tháng

Cháo là món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 13 tháng

  • Chế biến

Hãy duy trì thói quen cho bé ăn đồ nhạt. Đừng cho con ăn quá mặn. Khi nêm mắm muối, bố mẹ hãy nêm một lượng thật ít. Cũng hạn chế bỏ nhiều đường và hạn chế cho bé ăn đồ ngọt.

Giai đoạn này bé đã mọc răng và có thể nhai thức ăn tốt. Mẹ có thể nấu thức ăn mềm và cắt thành từng phần nhỏ con con tiện xúc ăn. Hãy chọn chế biến những món ăn giúp bé dễ tiêu.

Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cháo dinh dưỡng là món không thể thiếu. Cháo cho bé lúc này là cháo nấu nguyên hạt, chín kỹ. Mẹ có thể nấu theo tỉ lệ 1:3 (10g gạo nấu mới 30ml nước). Lúc này bé cũng đã có thể tập cho bé ăn cơm như người lớn.

  • Lưu ý khi cho bé tự ăn

Việc tập cho bé tự ăn sẽ giúp bé tự lập. Lúc này bé cũng thường có xu hướng tự bốc hoặc xúc ăn. Nếu bé ăn bốc, hãy rửa tay cho bé thật sạch.

Móng tay lúc nào cũng cần cắt ngắn sạch sẽ. Bên cạnh đó, khay để đồ ăn cũng hoàn toàn sạch sẽ, dễ lau dọn. Khi mới tự ăn, chắc chắn bé sẽ bôi thức ăn ra ngoài. Mẹ cần mặc yếm cho bé, và sẵn sàng chấp nhận việc này nhé.

II – Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12 13 tháng tuổi trở lên

Khi trẻ đước 12 tháng tuổi, chế độ ăn dặm cho trẻ có nhiều thay đổi. Các bữa ăn dặm là ưu tiên số 1. Khi trẻ 12 tháng tuổi, chế độ ăn dặm cho trẻ có nhiều thay đổi. Các bữa ăn dặm là ưu tiên số 1, bổ sung sữa tươi vào danh sách thực phẩm cho trẻ và hạn chế sữa công thức.

Sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản sẽ lên danh sách thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 tháng tuổi thật chi tiết cho các mẹ áp dụng nhé.

Giai đoạn này nhu cầu năng lượng của trẻ tăng, do vậy cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Bữa ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ

1. Nguồn dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột
  • Pho mát mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (nhưng không cho bé sữa bò cho đến khi 1 tuổi)
  • Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
  • Trái cây xắt hạt lựu, hoặc khoai tây nghiền
  • Rau cắt nhỏ vừa miệng, nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt)
  • Protein (trứng, thịt băm hoặc xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá không xương, đậu phụ, nấu chín và đậu nghiền)
  • Thức ăn cầm tay (bánh quy giòn cho trẻ mọc răng, ngũ cốc ít đường hình chữ O)

2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 1 tuổi

Thực đơn cho bé trong giai đoạn này chú ý vẫn cho trẻ bú mẹ nếu không sẽ phải bổ sung sữa 500ml/ngày. Ăn 3-4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày, bổ sung hoa quả , nước ép trái cây có đầy đủ vitamin cần thiết.

Thực đơn mẫu cho trẻ 1 tuổi /tuần

Thực đơn mẫu cho trẻ 1 tuổi /tuần

Thực đơn mẫu cho trẻ 1 tuổi /tuần

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Bạn nên cho bé ăn một món liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày rồi mới đổi món mới để có thể nhận biết rõ con bạn ăn tốt món nào hay bị dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có).

3. Tư vấn dinh dưỡng chuẩn nhất cho bé 12 tháng tuổi

– Câu hỏi 1: Thưa chuyên gia dinh dưỡng, con trai em hiện được 12 tháng tuổi, nặng 10kg. Thực đơn hàng ngày của bé như sau

  • 8h00: Ngủ dậy
  • 8h30: 60ml sữa
  • 9h30: Ăn ½ bát bột (đi rong)
  • 10h30: Ngủ 1 tiếng
  • 13h: Ăn một bát bột (ăn trong khoảng 45 phút)
  • 14h: Uống một ít nước cam và 70-90ml sữa
  • 15h00: Ngủ
  • 17h: Uống 100 – 120ml sữa
  • 18h00: Ăn sữa chua
  • 19h00: Uống sữa hoặc ăn bột (chật vật)

Bé nhà em có thói quen ngủ lúc 19h30. Nếu lúc này bé chưa ăn gì mà đã ngủ thì sau khi dậy (khoảng 21h) bé sẽ ăn đến 22h và ngủ đêm lúc 24h. Trong trường hợp em cố để bé ăn bột và không cho bé ngủ giấc lúc 19h30 thì đến tầm 22h bé sẽ ngủ luôn.

Nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn giúp em xem nếp ăn, ngủ của bé như vậy đã hợp lý chưa ạ?

– Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:

Đúng là nếp ăn, ngủ của bé nhà bạn hiện nay không khoa học lắm vì bé ngủ nhiều bữa trong ngày (4 bữa). Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ đêm của bé không sâu, hay trở mình, vặn vẹo, khóc đêm…

Bạn nên tập cho bé thói quen ngủ hai bữa một ngày, một giấc buổi trưa và một giấc ngủ dài buổi đêm. Thời gian của hai giấc ngủ còn lại, bạn cố gắng bày trò để bé vận động. Tốt nhất, bạn để bé chơi với các bé khác hoặc đưa bé ra ngoài đi dạo, chơi trò chơi bé thích…

Có thể trong thời gian đầu, bé chưa quen với nếp ngủ mới nên bạn sẽ gặp một chút khó khăn. Lúc này bạn có thể khắc phục bằng cách vẫn cho bé ngủ nhưng ngủ thời gian ít đi. Nếu trước đây, giấc ngủ của bé kéo dài từ 1h-1h30 phút/giấc, bạn nên giảm dần cho bé xuống còn 30 – 60 phút/giấc. Sau đó, bạn phải đánh thức bé dậy. Dần dần, bé sẽ bỏ được thói quen ngủ nhiều bữa trong ngày.

Một biện pháp nữa mà bạn có thể áp dụng để “chấn chỉnh” nếp ăn, ngủ cho bé là cho bé đi lớp, bé sẽ quen dần với nếp sinh hoạt của nhà trẻ.

– Câu hỏi 2:

Con tôi được 12 tháng, cháu cân nặng 11kg, cao 78cm, cháu đã biết đi, nhưng nhìn cháu không tròn trịa lắm, mỗi ngày ăn 3 cữ cháo, uống 5 cữ sữa 120ml, ăn trái cây và 1 hũ sữa chua. Cần tăng cường thêm như thế nào nữa cho cháu? Tôi có thể cho cháu ăn những thứ khác (phở, bún bò..) được không? Cháu có thể ăn cơm được chưa ạ? Tôi xin chân thành cám ơn.

– Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:

Bé 12 tháng, cân nặng 11 kg, cao 78 cm thì cả chiều cao và cân nặng của bé đều phát triển rất cân đối, chị không cần quá lo lắng!

Mỗi ngày bé ăn 3 lần cháo, uống sữa 5 lần mỗi lần 120 ml, ăn trái cây và 1 hũ sữa chua, chế độ ăn của bé như vậy có thể xem tương đối đầy đủ. Tuổi của bé có thể ăn nui, mì, phở, hủ tiếu…,thỉnh thoảng chị có thể cho bé ăn cơm nhão, mềm để bé làm quen với cơm.

Các bữa ăn phụ của bé chị có thể linh động thay đổi nhiều món như: tàu hủ, yaourt, bánh plan, khoai, bánh, chè, trái cây, sinh tố……

4. Một số món cháo, bột ăn dặm cho trẻ 12 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn ăn dặm của trẻ trên 12 tháng, nhiều bà mẹ băn khoăn không biết nên nấu những món nào phù hợp cho hệ tiêu hóa của bé. Sau đây Massageishealthy xin giới thiệu một vài món ăn dặm cho trẻ trên 12 tháng tuổi

Cháo thịt bò nấu súp

Cháo thịt bò nấu súp

Cháo thịt bò nấu súp

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo cao cấp Nestle: 4 muỗng canh
  • Nước: 1 chén rưỡu
  • Thịt bò (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Cà rốt (cắt nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn (tinh luyện): 1 muỗng canh

– Cách pha chế:

  • Đun sôi nước cho cà rốt khoai tây vào hầm mềm. Cho thịt bò vào, đun sôi khoảng 2 phút, bắc uống và chờ cho nguội bớt.
  • Múc nước hầm vào các nguyên liệu ra bát, trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều cho bé thưởng thức.

Cháo cà rốt đậu trắng

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo cao cấp Nettle: 4 muỗng canh
  • Đậu trắng: 1 muỗng canh (hấp chín tán nhuyễn)
  • Cà rốt (cắt nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn(dầu tinh luyện):1 muỗng canh
  • Nước: 1 bát

– Cách pha chế:

  • Cho cà rốt vào nước nấu mềm, bắc xuống và chờ cho nguội bớt
  • Cho đậu trắng vào khuấy đều
  • Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Cháo tôm đậu bắp

Cháo tôm đậu bắp

Cháo tôm đậu bắp

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo cao cấp Nettle: 4 muỗng canh
  • Tôm (bóc vỏ , băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Đậu bắp (bỏ hạt băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn tinh luyện: 1 muỗng
  • Nước: 1 bát

– Cách pha chế:

  • Cho đậu bắp vào nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Cho tôm vào đun sôi cho tới khi tôm chuyển sang màu đỏ, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.
  • Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Cháo thịt bò su su

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo cao cấp Nettle: 4 muỗng canh
  • Thịt bò (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Su su (cắt nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn (tinh luyện): 1 muỗng canh
  • Nước: 1 bát

– Cách pha chế:

  • Cho su su vào nước bắc lên bếp đun sôi.
  • Cho thịt bò vào khuấy đều, nấu chín bắc xuống chờ nguội bớt.
  • Trộn bột vào cho dầu ăn, khuấy đều cho bé thưởng thức.

Cháo tôm cải bẹ trắng

Cháo tôm cải bẹ trắng

Cháo tôm cải bẹ trắng

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo cao cấp NESTLE: 4 muỗng canh
  • Tôm (bóc vỏ,băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Cải bẹ trắng (cắt nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn( tinh luyện): 1 muỗng canh
  • Nước: 1 bát

– Cách pha chế:

  • Cho rau vào nước đun sôi.
  • Cho tôm vào đun cho tới khi tom chuyển sang màu đỏ, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.
  • Trộn bột vào cho thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Cháo thịt heo cải ngọt

Cháo thịt heo cải ngọt

Cháo thịt heo cải ngọt

– Nguyên liệu:

  • Bột gạo cao cấp NESTLE: 4 muỗng canh
  • Cải ngọt(băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn (tinh luyện): 1 muỗng canh
  • Nước: 1 bát

– Cách pha chế:

  • Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi.
  • Cho cải ngọt vào nấu mềm, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.
  • Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

5. Những điều cần chú ý khi bé gần thôi nôi

Những điều cần chú ý khi bé gần thôi nôi

Những điều cần chú ý khi bé gần thôi nôi

Bé của bạn đã nặng gấp 3 lần lúc sinh và đang tập đứng rồi đi. Tuổi này bé đã có thể chuyển qua 3 bữa bột đặc hoặc cháo đặc. Các cữ bú nên vào lúc sáng sớm – chiều – tối và ban ngày là 3 bữa ăn. Ví dụ như: bú mẹ – bột ngọt – bột mặn – cháo đặc – bú mẹ – bú mẹ.

Bé bắt đầu thích “tự phục vụ” như giành muỗng của mẹ, thò tay bốc thức ăn, cầm ly uống… Bạn chớ bỏ qua mà nên hỗ trợ bé để bé vui thích với bữa ăn, để thức ăn đem lại niềm hứng thú cho bé. Bạn hãy thử:

  • Mẹ một muỗng, con một muỗng, ta cùng thi đua (dù bé đổ ra quần áo là chính).
  • Cho bé bốc miếng chuối, đậu, cà rốt… luộc nhừ (dù sau đó bôi trét đầy mặt mũi).
  • Cho bé cầm ly với một tí sữa, tí nước trái cây… (dù sau đó bạn phải thay hết đồ cho bé).

Ông bà dạy rằng “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Vậy học ăn là hàng đầu, rồi bé sẽ ăn uống gọn gàng và có thói quen ăn uống tốt khi bé lớn lên.

Thời kỳ này có khi vài tuần bé ham chơi hơn ăn (biếng ăn sinh lý), bạn đừng quá căng thẳng, la mắng, ép bé… chẳng có tác dụng gì mà còn làm bé sợ thức ăn kéo dài. Bạn hãy bình tĩnh chờ đợi, rồi tình trạng đó sẽ qua.

Thông thường thì cháo đặc lại nghèo năng lượng hơn bột đặc, tuy nhiên có thể cho bé ăn thay đổi theo khẩu vị.

Tuổi này bé cũng thích “làm người lớn” một chút. Bé sẽ thích thú hơn nếu được ngồi chung bàn ăn với gia đình và nếm chút đỉnh thức ăn người lớn: vài muỗng canh, miếng chả đùm, nhai vài hột cơm…

Tuổi này bé cũng thích “làm người lớn” một chút.

Tuổi này bé cũng thích “làm người lớn” một chút.

Bạn có thể cho bé cầm và gặm miếng củ sắn, miếng táo, mận, miếng bánh mì, bánh lạt cứng… để chắc nướu răng, đỡ ngứa nướu khi mọc răng và còn để… nếm náp nữa. Song cần chú ý tránh để bé bị hóc. Lúc này bạn có thể cho bé ăn thêm yaourt, sữa bò, trứng cả lòng trắng lẫn lòng đỏ nhưng phải nấu chín kỹ.

Chúc các bạn nuôi con khỏe – dạy con ngoan nhé !

3.4/5 - (7 bình chọn)

You may also like