Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅ 10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi trở lên với cách nấu đơn giản (tương tự mẹ Ổi)

10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi trở lên với cách nấu đơn giản (tương tự mẹ Ổi)

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I – Tổng quan kiến thức về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho bé đầy đủ nhất

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hiện đang là là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của phương pháp này là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp ADKN này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa; tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm. Dưới đây là một số lưu ý về ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho bé, các mẹ có thể tham khảo.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Những thông số cơ bản khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, thêm 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
  • Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
  • Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)
  • Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé
10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi trở lên với cách nấu đơn giản (tương tự mẹ Ổi)

10 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi trở lên với cách nấu đơn giản (tương tự mẹ Ổi)

2. Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này

  • Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich, baguette), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ
  • Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu (đậu Hà Lan), cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi
  • Vitamin: cà rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, táo, dâu, quýt

3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho trẻ

Tại thời điểm này, các mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và tứng 2/3 lòng đỏ.

  • Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml), rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường. Bước sang giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường
  • Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.
  • Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.
  • Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

Vào giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường.

Có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường

Có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường

4. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn này

Những sai lầm cần tránh khi cho con ăn dặm của ThS. BS. Lê Thị Hải / Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng-Viện dinh dưỡng Quốc gia

  • Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
  • Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê
  • Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé
  • Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày
  • Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con.
  • Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn.
  • Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
  • Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có)

5. Các câu hỏi thường gặp của bậc làm cha mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

5. 1. Lợi ích của việc ăn dặm kiểu Nhật?

Nhiều mẹ Việt phải tìm mọi cách cho ăn bé mới chịu nuốt, trong khi các bà mẹ Nhật lại rất thảnh thơi. Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật là gì? Tại sao có sự trái ngược như vậy?

  • Để mỗi bữa ăn là vui chơi, không phải một cuộc chiế
  • Con không biếng ăn và ăn tốt
  • Ngoài việc tập ăn, bé còn được học kỹ năng nhai
  • Giúp bé được tự do khám phá đồ ăn; có tính kỷ luật (không ăn rong)
  • Giúp bé thể hiện cảm xúc đối với từng món.
  • Có nhiều món cho bé chọn lựa

Hiện nay, các bà mẹ chia sẻ và áp dụng rất nhiều cách nuôi dạy con. Trong vài năm trở lại đây, lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật đã được nhiều mẹ khẳng định sau một thời gian áp dụng.

Việc áp dụng phương pháp ăn dặm này tại Việt Nam được cho là khá dễ, bởi Nhật Bản cũng là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu là lúa gạo, thức ăn cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả.

Chị Thu (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã áp dụng thành công phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với cô con gái nhỏ đầu tiên. Cũng như trẻ em Nhật, bé Suri ăn dặm trong giai đoạn từ 5-15 tháng tuổi. Suri được tập ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần trong từng giai đoạn. Với thực đơn phong phú, bé Suri luôn tỏ ra hào hứng với mỗi bữa ăn.

Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật là giúp bé hào hứng khám phá thức ăn

Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật là giúp bé hào hứng khám phá thức ăn

Đặc biệt, lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật là ngoài việc tập ăn, bé còn được học kỹ năng nhai. Đây là kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thực phẩm thô, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Trẻ còn được học kỹ năng bốc bằng tay, xúc, gắp thức ăn bằng thìa, nĩa vừa giúp hình thành tính độc lập vừa khiến bữa ăn trở nên thú vị hơn.

“Tôi chưa bao giờ căng thẳng với những bữa ăn của con như nhiều bà mẹ than phiền vì bé rất hào hứng. Những bữa ăn của bé như là một cuộc khám phá mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích vì chúng được tự do trải nghiệm bằng chính đôi bàn tay”, chị Thu hào hứng chia sẻ.

Vì được tập luyện từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn được nhiều loại thực phẩm từ cá, gà, bò, heo, trứng, tôm cho đến các loại rau, củ, quả. Chị Thu áp dụng triệt để cách tập ăn cho con bằng cháo trắng với thức ăn riêng nên Suri biết phân biệt mùi vị từ rất sớm và không hề biếng ăn. Từ đó, chị biết rất rõ khẩu vị của con thích và không thích ăn gì.

Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật là thực đơn rất phong phú, bé không bị ngán

Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật là thực đơn rất phong phú, bé không bị ngán

Theo chị Lan Anh, ăn dặm kiểu Nhật không có bước ăn bột như phương pháp truyền thống. Các bé sẽ tập phản xạ tự nhai ngay trong giai đoạn đầu nên hiếm có đứa trẻ nào có thói quen ngậm thức ăn.

Mặc dù con gái chị mới hơn một tuổi nhưng đã nhai rất tốt và mỗi khi đi chơi không phải lỉnh kỉnh thức ăn, đồ chế biến như nhiều bé cùng tuổi. Mặc dù nhiều người lo ngại về việc cho các bé ăn cháo sớm sẽ đau dạ dày nhưng chị vẫn tin tưởng phương pháp này bởi thực tế “người Nhật sống thọ nhất thế giới”.

Bà mẹ này tâm sự: “Mặc dù không bụ bẫm như nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi nhưng con không muốn ăn tôi cũng không ép, không dọa nạt hay làm xiếc để dụ. Vì thế, với mỗi bữa ăn, con đều rất hứng thú và hợp tác tốt”.

Nhiều phương pháp ăn dặm có thể tốt với bé này nhưng lại không phù hợp với bé khác. Trước khi áp dụng phương pháp nào cho con, mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc xem cách chế biến, các yếu tố khác có phù hợp với mẹ và bé không rồi hãy quyết định áp dụng nhé. Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, tạp chí, hoặc qua các khóa học dinh dưỡng cho bé đấy.

12 tháng tuổi, bé bắt đầu được tập ăn cơm nát. 15 tháng tuổi, Suri đã có thể ăn được cơm và thức ăn gần như người lớn. 18 tháng tuổi, bé tự mình ăn hết suất. Việc áp dụng phương pháp này giúp chị Thu không quá vất vả trong việc ăn uống của con.

Không áp dụng nuôi con theo phương pháp này 100%, chị Lan Anh (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chỉ học tập tinh thần mà nó mang lại. Đó là những cách giúp con được tự do khám phá đồ ăn; có tính kỷ luật (không ăn rong); thể hiện cảm xúc đối với từng món; không ép con ăn khi không còn nhu cầu; biết nhai sớm; ăn thô đúng giai đoạn…

5. 2. Ăn dặm kiểu Nhật cần những gì?

Ghế ăn: Ghế ăn sẽ là “trợ thủ” đắc lực vừa giúp mẹ nhàn tênh, vừa rèn cho bé thói quen ăn uống khoa học, tốt cho hệ tiêu hóa

Yếm ăn: Với yếm ăn, bé được thỏa sức khám phá đồ ăn, bốc thức ăn bằng tay, tập cầm thìa, dùng đũa mà không bị bẩn quần áo

Bộ chế biến đồ ăn dặm cho bé: Khác với ăn dặm truyền thống chỉ cần một xoong nấu bột cháo và chiếc máy xay đồ ăn, ăn dặm kiểu Nhật cần nhiều dụng cụ hơn như cối, chày, rây lọc, dụng cụ mài rau củ quả, dụng cụ vắt trái cây

Bát, thìa và cốc tập uống: Mẹ nên chọn loại bát nhựa và thìa tập ăn bằng silicon, vì giai đoạn này nướu lợi của bé rất mềm và dễ bị tổn thương

Hộp trữ đông: Mẹ có thể chọn mua khay trữ đông có nhiều ngăn nhỏ và có nắp đậy. Thức ăn của bé được bảo quản trong hộp trữ đông vừa giữ được hương vị tươi ngon, lại vừa dễ dàng cho mẹ khi rã đông.

Cốc nấu cơm nát: Chỉ cần cho cốc nấu cơm nát vào trong nồi cơm điện của gia đình hoặc lò vi sóng, là bé đã có một bữa ăn ngon lành, chẳng tốn thời gian

5. 3. Ăn dặm kiểu nhật bắt đầu khi nào?

Thường là lúc bé khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. Bố mẹ có thể để ý những biểu hiện của bé như: chảy nhiều nước dãi, hay quan sát chăm chú người lớn ăn uống, thậm chí có lúc bé sẽ với tay đòi thức ăn. Khi cho bé nếm thử, bé có biểu hiện hợp tác, thì bố mẹ đã có thể tập cho bé làm quen với thức ăn dần

Các bố mẹ thường được khuyên nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghĩa là khoảng thời gian phổ biến cho bé ăn dặm là khoảng sau 6 tháng. Tuy nhiên, nhiều bé từ khoảng 5 đến 6 tháng tuổi là đã có biểu hiện đòi ăn.

Lúc này, bố mẹ có thể cho con ăn sớm. Nhưng lưu ý, giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé vô cùng non nớt. Cho con ăn dặm giai đoạn này mang tính chất là giúp con làm quen với thức ăn. Bú mẹ vẫn là quan trọng nhất.

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào là tốt nhất? Là khi bé có biểu hiện muốn ăn. Thường là lúc bé khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. Bố mẹ có thể để ý những biểu hiện của bé như: chảy nhiều nước dãi, hay quan sát chăm chú người lớn ăn uống, thậm chí có lúc bé sẽ với tay đòi thức ăn. Khi cho bé nếm thử, bé có biểu hiện hợp tác, thì bố mẹ đã có thể tập cho bé làm quen với thức ăn dần.

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào là câu hỏi của nhiều bố mẹ

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào là câu hỏi của nhiều bố mẹ

Nên nhớ, khi bé chưa hết 6 tháng tuổi, bữa ăn dặm lúc này không phải là bữa chính. Cơ quan tiêu hóa của bé lúc này chưa phát triển hoàn thiện, ăn quá sớm sẽ không hấp thu được hết chất dinh dưỡng.

Hơn nữa còn có thể không tốt cho dạ dày, hoặc bé bị dị ứng. Bé chỉ nên ăn một lượng rất ít. Bữa ăn chính vẫn là bú mẹ. Trước 4 tháng tuổi thì nên cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Một điều nữa cần lưu ý trong nuôi dạy bé, bố mẹ cũng không nên cho con ăn dặm quá trễ. Muộn nhất là 7 tháng tuổi cần cho bé ăn. Điều này giúp bé có đủ dinh dưỡng để phát triển. Vì sau 6 tháng tuổi thì nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của bé sẽ nhiều hơn. Và lúc này chỉ có mỗi sữa mẹ thì sẽ không đáp ứng được.

Giai đoạn đầu bé tập ăn, bố mẹ không nên cho thức ăn khó tiêu. Nên chọn những loại dễ ăn, dễ tiêu hóa, vệ sinh an toàn. Hạn chế đường, dầu vào thức ăn của bé.

Ngoài các loại bột ăn dặm, sẽ rất tốt khi bố tự tay chọn lựa nguyên liệu sạch. Tự tay chế biến thức ăn tươi ngon cho con. Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn. Bố mẹ nên tham khảo những món ăn dặm cho bé qua những nguồn tài liệu tin cậy.

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào? Khi trẻ bắt đầu muốn ăn (khoảng từ 5 tháng và đừng để quá 7 tháng)

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào? Khi trẻ bắt đầu muốn ăn (khoảng từ 5 tháng và đừng để quá 7 tháng)

Thời gian đầu khi bé mới tập ăn, bố mẹ nên cho bé ăn một cách thận trọng và quan sát phản ứng của bé. Khi bé đã quen với việc ăn, lúc này có thể cho bé ăn theo nhu cầu của bé.

Đặc biệt là phải giúp bé cảm thấy vui vẻ và ngon miệng. Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vui vẻ. Hoàn toàn không nên để bé căng thẳng hoặc có cảm giác bị ép ăn. Đó là một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi cho bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

5. 4. Ăn dặm kiểu nhật có cho dầu ăn không?

Một trong những sai lầm mà hầu như cha mẹ nào cũng gặp khi cho con ăn dặm được BS Trí Đoàn “sửa sai” là lời khuyên nên cho 1 – 2 thìa dầu ăn vào bát cháo/bột của trẻ để cung cấp thêm chất béo, cũng như giúp hòa tan các vitamin cho trong thức ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, theo BS Trí Đoàn điều này là không nên bởi vì, chất béo làm giảm co bóp của bao tử, giảm tống xuất thức ăn từ bao tử xuống ruột. Do đó, trẻ ăn nhiều chất béo thì đầy bụng, lâu tiêu, trướng bụng, trong khi ăn rau củ quả thì rất dễ tiêu.

BS khuyên, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đa dạng, chất béo có trong các loại thực phẩm khác nhau và với lượng đó là đủ để trẻ dung nạp các loại vitamin tan trong dầu, mỡ vào cơ thể.

Thực hành tốt những điều trên, mẹ sẽ bớt gặp phải những rắc rối về vấn đề ăn uống của con trong hành trình nuôi dạy con đấy.

II – Danh sách 10+ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

  1. Cà rốt nghiền cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)
  2. Nước đào với chanh(3 phút)
  3. Cháo rau chân vịt
  4. Sữa đậu nành trộn chuối(2 phút)
  5. Cháo đậu cô ve (10 phút)
  6. Súp sữa bí đỏ (10 phút)
  7. Mỳ (Udon) nấu nước rau củ (10 phút)
  8. Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua (10 phút)
  9. Súp bánh mỳ rau củ kiểu Ý (10 phút)
  10. Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)

Chi tiết nguyên liệu và cách chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi như sau

1. Cà rốt nghiền cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)

Cà rốt nghiền cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Cà rốt nghiền cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

  • Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
  • Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.

2. Nước đào với chanh (3 phút)

  • Nguyên liệu: 1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.
  • Cách làm: Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh là ok.
  • Chú ý: Nước chanh cho vào để giúp món nước đào không bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu không cần thiết.

3. Cháo rau chân vịt

Cháo rau chân vịt

Cháo rau chân vịt

  • Nguyên liệu: Cháo trắng 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.
  • Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường, nên được gọi là “kho báu vitamin”; rau nấu thành cháo, thích hợp cho thai phụ.

4. Sữa đậu nành trộn chuối (2 phút)

  • Nguyên liệu: 1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành
  • Cách làm: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.
  • Chú ý: Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát.

5. Cháo đậu cô ve (10 phút)

  • Nguyên liệu: Cháo trắng 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
  • Cách làm: Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

6. Súp sữa bí đỏ (10 phút)

Súp sữa bí đỏ

Súp sữa bí đỏ

  • Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)
  • Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p, sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
  • Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi.

7. Mỳ (Udon) nấu nước rau củ (10 phút)

  • Nguyên liệu: 20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.
  • Cách làm: Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.
  • Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm

8. Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua (10 phút)

  • Nguyên liệu: 30 đậu phụ, 1 /6 quả cà chua, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (hoặc 20g fille cá hồi)
  • Cách làm: Cá hồi nếu là cá hộp thì vắt sạch dầu, rồi dằm nát tới độ thô bé ăn; nếu là cá tươi thì hấp chín, xào với chút dầu cá hồi + hành tây cho thơm.
  • Đậu phụ luộc với chút muối trong 10 phút cho chín kỹ, cũng dằm nhuyễn.
  • Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn các thứ với nhau là xong.
  • Chú ý: Có thể lấy phần dầu ngâm cá hồi rưới lên trên nếu bé thích, nhưng không quá 1 thìa cà phê.

9. Súp bánh mì rau củ kiểu Ý (10 phút)

Súp bánh mì rau củ kiểu Ý

Súp bánh mì rau củ kiểu Ý

  • Nguyên liệu: 6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng rau củ, 10g cà chua, 1 tẹo phô mai sợi.
  • Cách làm: Bánh mỳ bỏ riềm cứng, xé nhỏ đun với nước dùng tới khi mềm và nở trương.
  • Cà chua hấp chín, bằm nhỏ (có thể dùng tương cà chua cũng được: 1 thìa cà phê), để lên trên bát súp cùn với chút phô mai sợi, thế là xong.

10. Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)

  • Nguyên liệu: 4 muỗng lớn cháo 1:5 (60 ml), 1 muỗng lớn cá dăm khô, một chút rong biển
  • Cách chế biến: (1) Cá dăm cho vào cái lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm nhỏ.
  • (2) Cho rong biển và (1) vào cháo.
  • Cá dăm khô có thể luộc sơ rồi băm nhỏ.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé hay ở bất cứ kiểu nào cũng đểu có những yêu cầu rất khắt khe để đảm bảo bé được hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Vì vậy, dù áp dụng theo kiểu thực đơn của Nhật hay theo phương pháp nào đi nữa thì mẹ cũng cần hết sức chú ý các vấn đề liên quan tới vệ sinh và dinh dưỡng nhé.

III – Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Thời gian ăn dặm của một đứa trẻ kéo dài từ khoảng độ 5 – 15 tháng tuổi. Từ các loại thức ăn loãng nhất cho đến đặc dần, từ nhuyễn min cho đến thô dần. Ngày xưa các mẹ hay áp dụng các phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé và hay có tư tưởng ép bé ăn hết khẩu phần ăn. Tuy nhiên đây là cách làm sai lầm vì sẽ khiến bé cực biếng ăn sau này, trở nên sợ ăn, sợ giờ cơm.

Ngày nay với sự thông thái của các bà mẹ thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang dần trở nên phổ biến và càng được áp dụng nhiều bởi các chị em.

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp khoa học và tiến bộ vì mục tiêu của nó là tập cho bé tiềm niềm vui trong ăn uống, ăn theo nhu cầu chứ không bắt bé ăn theo khẩu phần người lớn quy định. Đồng thời ưu điểm của phương pháp này chính là dạy bé cách tự lập trong việc ăn uống sớm hơn như có thể tự cầm muỗng hoặc nĩa để xúc thức ăn.

Qua bài viết này của Massageishealthy hôm nay hãy tự trang bị thêm kiến thức thật tốt để cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật bạn nhé. Bên dưới là một số gợi ý về thực đơn cho các bé 7 – 8 tháng tuổi ăn dặm theo kiểu Nhật mà các có thể tham khảo để áp dụng.

1. Một số thông số cơ bản bạn cần nắm

Trước khi cho bé bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật các bạn cần nắm các thông số cơ bản sau:

  • Số lượng bữa ăn dặm: 2 bữa/ngày.
  • Thời gian ăn dặm cho bé: 10h sáng và 5h chiều.
  • Đạm: 10-15 gram (sản phẩm sữa bò: 85-100gram; thịt lườn gà; trứng: cả lòng đỏ; đậu phụ 40-50 gram; cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà).
  • Cháo các bạn hãy nhớ tuân thủ tỉ lệ 1:7 (tức là 10g gạo với 70ml nước): 40-80g.
  • Rau: 25 gram (dưa chuột, nấm các loại,…).
Một số thông số cơ bản bạn cần nắm

Một số thông số cơ bản bạn cần nắm

2. Bật mí bạn những thực phẩm ăn được giai đoạn này.

  • Tinh bột: Có thể cho bé ăn các món của giai đoạn trước kết hợp thêm bún, phở, ngô nghiền, yến mạch, ngũ cốc ăn sáng hoặc khoai sọ.
  • Đạm: Các món của giai đoạn trước và bổ sung thêm đậu đỏ, trứng, cá ngừ, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), cá thịt đỏ (cá hồi), thịt ức gà.
  • Nhóm vitamin: xà lách, rau dền, ớt chuông.
  • Chất xơ: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, đậu bắp, dưa chuột, ớt xanh, xà lách, măng tây.

3. Hướng dẫn bạn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi.

Buổi ăn dặm lúc 10h sáng các mẹ có thể áp dụng những thực đơn sau cho bé nhé:

  • Cháo thịt đậu bắp – bí đỏ – cải bó xôi và sữa chua dâu.
  • Súp đậu Hà Lan khoai tây và sữa chua.
  • Cháo gan gà khoai lang, súp bí đỏ và tráng miệng bằng dâu tây nghiền.
  • Súp bí đỏ thịt gà và sữa chua tráng miệng.
  • Súp cá rau cải, sữa chua và cháo bánh mỳ khoai lang,
  • Súp đậu thịt hành, cháo đậu bắp rong biển, xoài miếng nhỏ.
  • Cháo gà bắp cải và cho bé tráng miệng bằng đu đủ thái miếng nhỏ.
  • Cháo thịt bò rau dền và chuối thái lát nhỏ.
Hướng dẫn bạn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi.

Hướng dẫn bạn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi.

Thực đơn ăn dặm lúc 5h chiều

  • Canh gà viên và súp hạt sen bí đỏ.
  • Nước hầm vỏ tôm và súp bí đỏ khoai tây.
  • Mỳ trứng gà và súp cá cà chua.
  • Cháo trắng, cá hồi, rau ngót.
  • Súp đậu thịt hành, cháo đậu bắp rong biển, xoài miếng nhỏ.
  • Súp cá hổi khoai tây và susu luộc.
  • Cháo bắp cải gà và đu đủ thái miếng nhỏ.
  • Cháo gan gà khoai lang, súp bí đỏ và tráng miệng bằng dâu tây nghiền.
Thực đơn ăn dặm lúc 5h chiều

Thực đơn ăn dặm lúc 5h chiều

Bên cạnh các buổi ăn chính các chị em có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, na dầm, xoài nạo, đu đủ nghiền, nước cam loãng.

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật áp dụng cho trẻ 8 tháng tuổi.

Bữa ăn lúc 10h sáng:

  • Trứng sốt cà chua, cháo tôm susu.
  • Cháo rong biển đậu bắp, súp đậu thịt hành và xoài thái miếng nhỏ.
  • Cháo bắp cải gà và đu đủ miếng nhỏ.
  • Spagetty, nước cam loãng và chuối sữa chua.
  • Cháo gan gà khoai lang, súp bí đỏ và tráng miệng bằng dâu tây nghiền.
  • Súp đậu Hà Lan khoai tây và sữa chua.
  • Cháo trắng và súp lơ nấu với cá hồi.
  • Cháo rau dền thịt bò và chuối thái lát.
Bữa ăn lúc 10h sáng

Bữa ăn lúc 10h sáng

Thực đơn áp dụng cho bữa ăn lúc 5h chiều

  • Canh cua mồng tơi và cháo trắng.
  • Cháo gan gà khoai lang, súp bí đỏ và tráng miệng bằng dâu tây nghiền
  • Cháo rau dền thịt bò và chuối thái lát.
  • Súp đậu Hà Lan khoai tây và sữa chua.
  • Trứng hấp nấm rơm và súp cá.
  • Súp cà chua, khoai tây trộn gan gà.
  • Bắp cả luộc, cháo trắng và cá quả xào hành.
  • Súp cá cà chua và mỳ trứng gà.
  • Canh bí đỏ và cháo bò nấm.
Thực đơn áp dụng cho bữa ăn lúc 5h chiều

Thực đơn áp dụng cho bữa ăn lúc 5h chiều

Bên cạnh các buổi ăn chính các chị em có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, na dầm, xoài nạo, đu đủ nghiền, nước cam loãng.

5. Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi

– Khi nấu cháo phải tuân theo tỷ lê 1:7 tức là 1 gạo và 7 nước. Giai đoạn này bạn không cần rây cháo mịn như lúc trước nữa mà có thể cho bé ăn thô hơn, chỉ cần nghiền bằng muỗng là được.

– Khi bé 7 – 8 tháng tuổi có thể cho bé ăn dặm cá thịt đỏ hoặc thịt nạc để đa dạng thực đơn hơn. Đồng thời cũng kết hợp cho bé ăn nhiều rau xanh mềm như lá rau chân vịt chẳng hạn.

– Không cần nêm thêm gia vị vào món ăn cho bé.

Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi

Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi

Giai đoạn này các bé đã thích khám phá thế giới xung quanh nên rất nghịch ngợm, bé có thể đưa tay vẩy thức ăn. Các mẹ không nên ngăn cấm mà hãy để bé thuận theo tự nhiên. Đây là cách giúp bé tìm được niềm vui khi ăn uống, học tiếp xúc với món ăn và tạo tiền đề cho bé tập tự ăn sau này.

Với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 8 tháng, hy vọng các bé sẽ hay ăn chóng lớn nhé. Chúc bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn nhé !

IV – Thực đơn ăn dặm chuẩn của viện dinh dưỡng cho trẻ 6, 7 8 tháng tuổi để bé phát triển tốt

Chắc hẳn không một bà mẹ nào muốn con mình phát triển không đủ chất hay còi xương chính vì vậy luôn quan tâm đến việc tìm hiểu những điều tốt nhất cho con mình. Bạn hãy dành thời gian tham khảo qua thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng dưới đây để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, hạn chế tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Thực Đơn Ăn Dặm Của Bé 6 Tháng Tuổi - Thực Đơn Hằng Ngày

Thực Đơn Ăn Dặm Của Bé 6 Tháng Tuổi – Thực Đơn Hằng Ngày

1. Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào?

Trước khi tham khảo thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng, mẹ cần biết nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 5,5 – 6 tháng mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vì thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu sau sinh nên trẻ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Chưa kể, giai đoạn này trẻ cũng hoạt động nhiều hơn, hao năng lượng nhiều hơn, nếu chỉ bú sữa mẹ con sẽ không được nhận đủ năng lượng để hoạt động trong ngày.

Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào?

Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào?

Cũng theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều ảnh hưởng tới quy trình ăn sau này của trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng, nếu cho ăn dặm sớm con có thể dễ bị đau dạ dày, ảnh hưởng tới vị giác và không được hưởng hoàn toàn sữa mẹ 6 tháng đầu đời, do mỗi lần bé ăn sẽ làm giảm đi một lần bú mẹ.

Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.

2. Thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng

Với những ai lần đầu làm mẹ, việc chuẩn bị thực đơn cho con không hề dễ dàng và có thể thiếu trước, hụt sau. Vì vậy, nếu mẹ còn lo lắng về thực đơn chuẩn cho trẻ, mẹ có thể tham khảo bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng dành cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi trở lên dưới đây.

Mẹ cũng lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ song song để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượng phát triển não bộ.

Theo các chuyên gia sữa mẹ, ăn dặm chỉ là làm quen với thực phẩm bên ngoài, dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn này ở trẻ vẫn là sữa mẹ tới 1 tuổi. Sau 1 tuổi, mẹ tiếp tục cho bú sữa mẹ kèm ăn các bữa chính trong ngày.

Mẹ có thể cảm nhận sữa mẹ thời điểm này tiết ra ít hơn do nhu cầu bú của trẻ ít hơn, nhưng sữa mẹ giàu kháng thể và giúp con phòng được nhiều bệnh trong 6 năm đầu đời. Chưa kể, trẻ cần được bú mẹ tối thiếu trong 2 năm và có thể tiếp tục cho bú mẹ tới 6 năm để hoàn thiện phát triển não bộ.

Dưới đây là bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng các mẹ có thể tham khảo:

Bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng

Bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng

3. Nguyên tắc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách

Tiếp tục cho bú sữa mẹ, đồng thời cho ăn sam. Hãy thực hiện chế độ ăn đúng theo Ô vuông thức ăn. Đặc biệt phải đầy đủ Canxi. Để trẻ thích nghỉ dần với thức ăn mới lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.

Thức ăn bổ sung : Theo ô vuông thức ăn; Để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung trong nồi bột của trẻ phải đầy đủ các thành phần như trong Ô vuông thức ăn.

Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).

Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..)

Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..)

Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột : thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.

4. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.

Theo bác sĩ Hương, trên thực tế trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ

Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

Hy vọng với thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng mà chúng tôi vừa chia sẻ trên, các bà mẹ sẽ có thêm kiến thức và thông tin trong việc chăm sóc trẻ đúng cách để bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, thông minh.

You may also like

You cannot copy content of this page