Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Axit Folic là gì, có tác dụng gì với bà bầu, 34 loại thức ăn, thực phẩm giàu Axit Folic các mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày

Axit Folic là gì, có tác dụng gì với bà bầu, 34 loại thức ăn, thực phẩm giàu Axit Folic các mẹ bầu nên bổ sung hàng ngày

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Axit Folic là gì, có tác dụng gì với bà bầu và nên bổ sung bằng cách nào?

Axit folic (chính là vitamin B9) một loại vitamin thiết yếu và có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai trong các giai đoạn thai kỳ. Việc ăn uống bổ sung đầy đủ chất acid folic hàng ngày giúp phòng chống dị tật ở thai nhi, thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào và chống trầm cảm ở mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu axit folic sau vào bữa ăn thường ngày của mình nhé.

Axit folic (folate) là dưỡng chất bà bầu cần cung cấp cho cơ thể ngay từ những tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ở thai nhi, nhất là khuyết tật ống thần kinh và tủy sống. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu axit folic dưới đây trong bữa ăn hàng ngày.

12 thực phẩm giàu Axit Folic, Axit Folic có nhiều trong những loại thức ăn, hoa quả, thực phẩm nào?

12 thực phẩm giàu Axit Folic, Axit Folic có nhiều trong những loại thức ăn, hoa quả, thực phẩm nào?

Axit folic nằm trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng ngày cho cơ thể (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm B tan trong nước, axit folic thuộc nhóm B là nhóm vitamin tan trong nước), axit folic là chất rất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào.

Thiếu axit folic sẽ dẫn đến bệnh lý thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia). Nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ axit folic sẽ đưa đến khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống (spina bifida).

Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu axit folic còn dễ bị thiếu máu, thiếu sắt hơn nam giới vì dự trữ sắt của họ thấp do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ không mang thai cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ thúc đẩy thiếu máu thiếu sắt và thiếu axit folic như: ra huyết kéo dài, ra huyết nhiều khi có kinh, ăn uống quá kiêng khem (có khi vì ám ảnh sợ béo phì). Nếu bị thiếu máu loại này, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, suy giảm trí nhớ…

Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu axit folic tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai. Thiếu axit folic ở phụ nữ có thai có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axit folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày phải có đủ 400g axit folic.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

B. Ăn gì bổ sung axit Folic cho bà bầu, axit folic có nhiều trong những thực phẩm đồ ăn nào?

1. Ngũ cốc chứa nhiều folic

Ngũ cốc

Ngũ cốc – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Trung bình một chén ngũ cốc sẽ chứa từ 100 đến 400mg axit folic. Vì vậy, đây sẽ là thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên vì hàm lượng axit folic có trong chúng. Tốt hơn hết mẹ nên chọn loại ngũ cốc giàu chất xơ nhưng ít đường. Mẹ nên ăn ngũ cốc vào bữa sáng, mẹ có thể thêm sữa hay sữa chua để ăn cùng với chúng.

2. Súp lơ

Súp lơ

Súp lơ – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Mặc dù súp lơ nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa và giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhưng chúng cũng chứa một lượng lớn axit folic. Trong nửa bát súp lơ chín có đến 50mg axit folic. Ngoài ra súp lơ cũng là loại rau giàu chất xơ có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng táo bón.

3. Đậu lăng

Đậu lăng

Đậu lăng – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Nửa bát đậu lăng chín cung cấp đến 180mg folate cho cơ thể. Loại đậu này còn chứa nhiều protein, chất xơ và ít chất béo. Đậu lăng khô có thể được mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch, rửa sạch và loại bỏ các mảnh vụn trước khi chế biến. Đun đậu lăng sôi 15 đến 20 phút và thêm gia vị hay cho chúng vào các món soup hay món hầm để nấu chung đều rất ngon.

4. Măng tây

 Măng tây

Măng tây – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

5 cây măng tây chứa đến 1.000mg axit folic. Tuy nhiên khi chế biến loại thực phẩm này không nên nấu quá lâu khiến mất đi lượng dưỡng chất này. Măng tây cũng không chứa chất béo hay cholesterol và dồi dào kali, chất xơ, nên đây là thực phẩm tốt cho mẹ bầu.

5. Cam

Cam

Cam – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Một ly nước cam đáp ứng đến 20% nhu cầu axit folic mỗi ngày. Loại nước uống này còn cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Vì vậy, cam là loại nước giải khát tuyệt vời cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ bầu nên mua cam tươi về nhà chế biến để dùng mà không nên mua cam vắt sẵn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhé.

6. Rau bina (cải bó xôi)

Rau bina (cải bó xôi)

Rau bina (cải bó xôi) – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Rau bina đứng thứ ba trong danh sách các thực phẩm giàu axit folic. Mỗi nửa bát rau bina sẽ cung cấp 100mg foltate. Ngoài ra, loại rau này còn có các dưỡng chất khác như: lutein và beta carotene, đây là hai dưỡng chất giúp cơ thể chống lại các triệu chứng ung thư. Rau bina cũng giàu sắt có ích cho mẹ bầu.

Mời các bạn xem thêm: THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN các mẹ bầu nên bổ sung

Bà bầu bổ sung axit folic thì nên ăn thực phẩm, thức ăn hoa quả nào?

7. Dưa vàng

Dưa vàng

Dưa vàng – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Trong quả dưa vàng thơm ngon có hàm lượng rất cao vitamin A, vitamin C và axit folic. Một trái dưa vàng có đến 100mg folate đấy.

8. Trứng

Trứng

Trứng – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Trứng là thực phẩm giàu dưỡng chất mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ. Chính vì vậy trong quả trứng cũng có nguồn axit folic cung cấp cho cơ thể mẹ bầu. Một quả trứng gà có 25mg axit folic.

9. Đậu côve đỏ

Đậu côve đỏ

Đậu côve đỏ – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Nếu mẹ bầu ăn một cốc đậu côve đỏ thì mẹ đã cung cấp 80% nhu cầu thiết yếu của cơ thể mỗi ngày rồi đấy. Loại đậu này rất rẻ, dễ chế biến và được bán ở nhiều nơi nên mẹ sẽ không quá khó khăn để kiếm ra chúng.

10. Hạt hướng dương

Axit Folic Có Nhiều Trong Thực Phẩm Nào - Acid Folic Cho Bà Bầu

Axit Folic Có Nhiều Trong Thực Phẩm Nào – Acid Folic Cho Bà Bầu

Một trong những thức ăn vặt cho mẹ bầu giàu axit folic là hạt hướng dương. Không chỉ vậy, hạt hướng dương còn cung cấp magie, sắt và canxi. Loại hạt này còn giúp bạn hạn chế cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu của thai kỳ.

11. Đậu phộng

Đậu phộng

Đậu phộng – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Một cốc đậu phộng chỉ đáp ứng 10% nhu cầu lượng folate mà cơ thể cần mỗi ngày nhưng mẹ bầu cũng đừng bỏ qua loại thực phẩm này vì chúng còn chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

12. Quả bơ

Quả bơ

Quả bơ – axit folic chứa nhiều trong thực phẩm nào, thức ăn nhiều folic cho bà bầu

Món bơ có thể được chế biến rất nhiều món như sinh tố, sushi có đến món salad. Loại quả này không chỉ giàu folate mà còn chứa nguồn chất béo có lợi cho sức khỏe mẹ và sự phát triển não bộ của bé.

13. Cải xoăn

Cải xoăn chính là thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu hàng đầu. Lượng folate trong chỉ nửa chén rau cải xoăn (axit folic là một dạng folate tổng hợp) lên tới 100mg – con số vượt trội hơn rất nhiều so với các rau củ quả khác. Loại rau này còn bổ máu, nhiều vitamin C và vitamin B. Cải xoăn có thể ăn luộc hoặc nấu canh đều được.

14. Trái cây họ cam, quýt

Trái cây tươi nói chung đều là thực phẩm giàu axit folic nhưng loại chứa nhiều nhất vẫn là hoa quả họ cam quýt. Ví dụ, một trái cam trung bình có thể chứa khoảng 50 mcg axit folic. Đó cũng là lý do từ lâu nay kinh nghiệm dân gian luôn khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều cam, bưởi, quýt,…

15. Dưa vàng

Bên cạnh cam, quýt, bơ như đã nói ở trên thì dưa vàng cũng là một loại hoa quả khác mà bạn có thể tham khảo khi muốn bổ sung axit folic cho cơ thể. Mỗi quả dưa vàng trung bình cung cấp 100 mg axit folic và lại còn giàu vitamin A và C. Dưa vàng ăn ngọt, mát, rất thích hợp với mùa hè, là món tráng miệng ngon miệng để mẹ vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu.

16. Sữa, các sản phẩm từ sữa

Sữa các loại là nguồn dinh dưỡng canxi, vitamin A, B, D, chất béo, protein,… tuyệt vời. Và axit folic cũng nằm trong danh sách dài những dưỡng chất sữa đem đến cho mẹ. Không chỉ sữa mà cả các sản phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua, bơ, sữa hạt óc chó,… cũng đều có công dụng tương tự và mẹ nên dùng nhiều trong suốt thai kỳ.

17. Khoai tây

Khoai tây là một trong những loại củ quả quen thuộc trong bữa ăn, là nguồn tinh bột phổ biến, có thể chế biến đa dạng nhiều món (luộc, nghiền, chiên, xào, nấu canh,…). Ngoài axit folic, khoai tây còn có nhiều kẽm thúc đẩy sự phát triển thần kinh não của em bé trong bụng. Món súp khoai tây nấu với rau củ khác như nấm dinh dưỡng, cà rốt,… cùng thịt ninh nhừ là một món ăn gợi ý tuyệt vời.

18. Đu đủ

Đu đủ giàu vitamin A, E, C và cả axit folic là thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu và mẹ sau sinh. Ăn đu đủ cũng là cách chữa đầy bụng, khó tiêu thường gặp ở bà bầu hiệu quả. Đu đủ còn giúp tăng lượng nước ối, tăng cường khả năng miễn dịch. Quá nhiều lợi ích chỉ trong một loại quả, không có lý do gì mẹ từ chối món ăn này đúng không?

Mời các bạn xem thêm: 23 THỰC PHẨM BỔ MÁU, chữa việc thiếu máu, thiết sắt ở bà bầu

19. Dâu tây

Bên cạnh việc chứa nhiều axit folic, dâu tây còn giàu chất xơ, vitamin A, C, E, D, K, canxi, sắt, kẽm. Không chỉ nên dùng trong thai kỳ mà kể cả sau khi sinh, mẹ cũng nên bổ sung dâu tây vào thực đơn của mình.

Axit folic trong dâu tây sẽ cho mẹ đầy đủ dưỡng chất, từ đó bảo vệ con khỏi các dị tật về não. Tình trạng hoa quả bị phun thuốc độc hại hiện nay khá phổ biến. Vậy nên khi mua trái cây tươi, mẹ nên tìm tới sản phẩm có nguồn gốc đảm bảo từ nhà phân phối uy tín như Adayroi.com để được an tâm tối đa.

20. Củ cải đường

136 gram củ cải chứa 148 mcg folate – một hàm lượng vô cùng ấn tượng. Đây còn là nguồn cung cấp vitamin C và chất đường tự nhiên làm món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều cả về hình thức lẫn hương vị. Củ cải có thể làm món thịt kho củ cải quen thuộc và đưa cơm hay dùng để nấu với canh hầm cũng là một gợi ý không tồi.

21. Cải bắp Brussel (cải bixen)

Rau mầm Brussels hay được gọi ở Việt Nam là bắp cải tí hon, là loại thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu tiêu biểu khác. Một nửa chén rau chín cung cấp khoảng 47 mcg folate, chiếm 12% lượng axit folic khuyến cáo mỗi ngày. Cải bixen được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ sảy thai và hình thành dị tật thai. Đây cũng là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp chống viêm cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác.

22. Gan bò

Đừng chỉ quan tâm đến các loại thịt bò tươi ngon, chế biến thành nhiều món ngon mà quên đi phần nội tạng của nó. Có thể nói, thực phẩm giàu axit folic nhất chính là gan bò. Chỉ 8 gram gan bò đã có tới 212 mcg folate. Gan bò còn chứa nhiều chất quan trọng thúc đẩy quá trình sản sinh enzim và hormone cần thiết.

Tuy nhiên, đây không phải loại thực phẩm dễ dàng tìm kiếm. Bạn có thể mua chúng ở các siêu thị lớn và nên mua sản phẩm có nhãn mác đảm bảo, tránh mua nội tạng thiếu vệ sinh.

23. Mầm lúa mì

Mầm lúa mì là một nguồn axit folic tuyệt vời mà ít người biết đến. Tất nhiên, để tìm mầm lúa mì ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị xung quanh không quá dễ dàng. Bạn có thể đặt mua sản phẩm nhập khẩu trên các trang bán hàng online.

24. Chuối

Một quả chuối là đã đủ cung cấp 60% lượng axit folic mà mẹ cần trong ngày. Đây là một loại quả vừa rẻ, dễ tìm lại mang tới rất nhiều lợi ích tốt: cung cấp vitamin B6, chất xơ, giúp chống đói nhanh chóng,…

25. Bí đao

Đặc biệt là bí đao mùa đông được xem là nguồn cung cấp acid folic rất phong phú và dồi dào. Một bát bí đao có thể cung cấp tới 15% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày.

Bí đao còn giàu vitamin B1, vitamin C, vitamin B6, niacin, pantothenic acid, fiber and và kali. Giống như bí ngô, dưa hấu, bí đao mùa đông rất giàu dưỡng chất, không để lại phản ứng phụ và dễ ăn cho tất cả mọi đối tượng.

26. Nấm

Các loại nấm nói chung được xem là nguồn dưỡng chất rất giàu acid folic, protein, vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa và kháng sinh. Nấm có chứa canxi, kali, sắt, vitamin D, đồng, selen. Ngoài ra nấm còn là món ăn có hàm lượng mỡ, cholesterol, carbonhydrate thấp nên rất hợp với phụ nữ mang thai.

Nó có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholesterol), hạn chế bệnh ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch. Mọi người có thể ăn nấm thường xuyên như làm súp, sa-lát, xào nấm, hầm thịt hoặc làm món khai vị. Tuy ngon miệng nhưng sử dụng nấm cần có kinh nghiệm để phòng tránh sự cố nhiễm độc.

27. Ớt chuông

Ớt chuông là thực phẩm giàu folate và acid folic. Một bát nhỏ 92g ớt chuông thô cung cấp cho cơ thể 10,5% nhu cầu acid folic cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, ớt chuông còn giàu vitamin B1, C, B6, mangan, kali, chất xơ, trytophan và các chất chống oxy hóa khác.

Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau, thường là ớt ngọt, dễ tiêu thụ, có mùi vị thơm và chế biến được nhiều món, giống như rau, có thể ăn sống hoặc chế biến theo sở thích của từng người.

28. Đậu và các loại cây họ đậu

Đậu và các loại cây họ đậu: rất đa dạng như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu ván, đậu Lima… rất giàu acid folic và là nguồn cung cấp chất đạm và khoáng chất bổ ích cho cơ thể.

Trung bình, một bát hoặc 30g đậu đóng hộp cung cấp 8% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày. 1/2 bát đậu luộc cung cấp khoảng 12% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này rất an toàn cho nhóm người già, kể cả ăn chay lẫn những người không ăn chay.

29. Mùi tây

Mùi tây không chỉ làm tăng hương vị cho thức ăn mà còn có rất nhiều lợi thế to lớn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là acid folic, chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C, vitamin A và rất nhiều nguyên tố vi lượng chống ung thư, kháng viêm và tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Vì lợi ích này mà mùi tây được xếp là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, không để lại những tác dụng xấu.

30. Hoa quả và nước ép trái cây

Hoa quả và nước ép trái cây: rất nhiều nhóm rau xanh, trái cây có lợi cho sức khỏe con người, trong đó có nguồn dưỡng chất acid folic như chuối, dưa hấu, chanh, cam, bưởi, nhóm quả mọng, cà chua. Có thể ở dạng tươi hay nước ép đóng hộp.

Đây là nhóm thực phẩm có sẵn, giàu acid folic và phù hợp với nhóm người cao niên, nên ăn hàng ngày. Trường hợp không thích ăn cà chua nên thay bằng nhóm hoa quả khác để bổ sung acid folic cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.

31. Rau diếp, xà lách

Rau diếp, xà lách: theo nghiên cứu thì một suất ăn rau diếp, xà lách (khoảng 80g) cung cấp cho cơ thể 16% nhu cầu acid folic mỗi ngày. Ngoài acid folic rau diếp, xà lách còn giàu dưỡng chất như protein, vitamin A, K, C và mangan, magie, canxi, sắt, kali, chất xơ và kẽm, hoàn toàn không có cholesterol nên có tác dụng giảm đột quỵ, tim mạch và cao huyết áp, rất lý tưởng cho nhóm người già, cao niên.

Tuy nhiên, để mang lại lợi ích cao nhất nên chọn thực phẩm an toàn, canh tác bằng phương pháp hữu cơ. Một suất ăn rau diếp, xà lách (khoảng 80g) cung cấp cho cơ thể 16% nhu cầu acid folic mỗi ngày

32. Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường

Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường: sản phẩm ngũ cốc tăng cường là nhóm giàu acid folic, nguồn cung cấp acid folic chủ yếu cho con người trong ngày.

Rất đa dạng như mì ống, ngũ cốc, bánh mì, ngũ cốc dùng cho buổi sáng. Có thể thỏa mãn 25% đến 100% nhu cầu acid folic cho cơ thể. Ngoài ra, đây còn là nhóm thực phẩm dạng bột an toàn, rất ít khi xảy ra sự cố cho người già và phụ nữ mang thai.

33. Sữa bầu

Sữa bầu: Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh một chế độ ăn uống giàu axit folic mẹ bầu cũng có thể tăng lượng axit folic tự nhiên thông qua con đường uống sữa bầu.

Trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu sữa bầu uy tín cho bạn lựa chọn và thông thường, các hãng sản xuất sẽ tính toán kỹ để khi bạn pha một ly sữa theo đúng tỷ lệ hãng đưa ra có thể bổ sung 150 – 200 mcg Axit folic vào cơ thể.

34. Thực phẩm chức năng

Sử dụng các thực phẩm chức năng như: Elevit, Blackmores, Prenatal DHA, Pregnacare hay Procare sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ bầu muốn kịp thời bổ sung lượng lớn Axit folic đi kèm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể trong suốt thời kỳ “tam cá nguyệt”.

Tuy nhiên cần lưu ý uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu thấy có tác dụng phụ như nôn nao, tăng nghén, táo bón thì nên xin bác sĩ tư vấn đổi loại thuốc khác phù hợp với mình.

Những gợi ý về các loại thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu kể trên chắc chắn đã giúp bạn trả lời được thắc mắc axit folic có trong thực phẩm nào mà bà bầu nên dùng. Có một điều lưu ý là bạn chỉ nên ăn đầy đủ chất chứ không nên ăn quá nhiều, với bất kỳ chất dinh dưỡng nào cũng vậy chứ không chỉ riêng axit folic.

Khi mang thai, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ, mẹ cùng gia đình hãy có những kế hoạch chăm sóc bà bầu thật cẩn thận như nghỉ ngơi điều độ, thư giãn tinh thần,…

C. Tác dụng của Axit Folic đối với sức khỏe của bà bầu và trẻ nhỏ

Tác dụng của axit folic đối với cơ thể là giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Axit folic được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng thiếu axit folic và một số loại bệnh thiếu máu (thiếu các tế bào hồng cầu) gây ra do thiếu hụt axit folic.

Axit folic đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên thuốc không thể điều trị bệnh thiếu vitamin B12 và không ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống có thể xảy ra.

1. Vai trò của axit folic trong suốt giai đoạn thai kỳ

  • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Trong thời kỳ mang thai, não và tủy sống của bé đã được hình thành trong tử cung nên việc bổ sung đủ lượng axit folic vào thời điểm quan trọng này sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh, ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và tủy sống như khiếm khuyết ở ống thần kinh (NTDs), nứt đốt sống hoặc có thể sinh ra thiếu một phần não bộ.

  • Phòng tránh bệnh thiếu máu

Axit folic đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu nên cần bổ sung đầy đủ axit folic cho mẹ bầu và thai nhi để ngăn được tình trạng thiếu máu, tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai hoặc trẻ mới sinh ra mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.

  • Giảm nguy cơ ung thư

Axit folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư, ví dụ như bệnh ung thư vú. Một số người sử dụng axit folic để ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung. Nó được dùng để ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ cũng như giảm mức độ hóa chất trong máu (tan huyết tố). Tuy nhiên, những giả thuyết này đang gặp phải rất nhiều tranh luận và chưa thể đưa ra được kết luận chính xác.

  • Ngăn chặn một số bệnh lý khác

Axit folic còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.

2. Tác dụng của axit folic đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em

Khả năng ngôn ngữ của trẻ: Axit folic đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm ngôn ngữ. Một nghiên cứu năm 2011, khi so sánh giữa các bà mẹ có sử dụng và các bà mẹ không sử dụng axit folic thì nhận thấy rằng, các bà mẹ sử dụng axit folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Vì vậy, axit folic có rất nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi bởi nó tác động đến sự phát triển trí não và phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTD – Neural Tube Defects) ở trẻ.

Sức khỏe trẻ nhỏ: Axit folic còn có khả năng giúp ngăn chặn những dị tật bẩm sinh ống thần kinh nằm xung quanh hệ thần kinh trung ương do các ống này không khép kín và những dị tật về não, tủy sống như trẻ không có não và hộp sọ thường khó sống lâu hoặc tật nứt đốt sống gây khuyết tật vĩnh viễn.

3. Nhu cầu uống axit folic khi nào?

Bổ sung axit folic khi cơ thể bị thiếu axit folic, dấu hiệu nhận biết:

  • Vấn đề nhận thức như trầm cảm, khó tập trung, dễ quên, cáu kỉnh, sa sút trí nhớ
  • Đau nhức cơ thể
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở
  • Vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, chán ăn kéo dài
  • Loét miệng, sưng lưỡi
  • Giảm vị giác

Axit folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ axit folic và uống thêm thuốc bổ trợ chứa axit folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.

Lượng axit folic bà bầu cần bổ sung theo từng giai đoạn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để có liều lượng axit folic phù hợp cũng như được theo dõi và làm xét nghiệm sàng lọc dị tật trong quá trình mang thai.

Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trước khi mang thai: 400 mcg, trong 3 tháng đầu mang thai: 400 mcg, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg, khi cho con bú: 500 mcg. Nếu nạp axit folic từ viên vitamin tổng hợp, bạn hãy nhớ kiểm tra xem lượng axit folic trong một liều đã đủ hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp axit folic từ thực phẩm bổ sung.

Một vài phụ nữ có nguy cơ sinh con bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh cao có thể được khuyến nghị nên dùng một liều cao hơn 5 mg axit folic mỗi ngày cho đến khi thai được 12 tuần. Nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh tăng cao nếu người phụ nữ hoặc chồng của họ bị khuyết tật ống thần kinh, từng có thai và thai nhi đó bị khuyết tật ống thần kinh hoặc chồng của họ có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, những phụ nữ đang dùng thuốc chống động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì họ có thể cần phải dùng liều axit folic cao hơn. Tốt nhất bạn nên tự trang bị kiến thức về bệnh động kinh, thuốc chống động kinh và mang thai.

4. Axit folic uống có những dạng và hàm lượng nào?

  • Viên nang, thuốc uống: 5 mg, 20 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm, như sodium folate: 5 mg/mL.
  • Viên nén, thuốc uống: 400 mcg, 800 mcg, 1 mg.
  • Viên nén, thuốc uống [không chất bảo quản]: 400 mcg, 800 mcg.

Các vấn đề thường gặp

  • Xơ vữa động mạch
  • Alzheimer

5. Khi sử dụng vitamin axit folic cần lưu ý

  • Nên uống axit folic giữa 2 bữa ăn
  • Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
  • Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì axit folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu
  • Uống axit folic thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

6. Trước khi dùng axit folic bạn nên biết những gì?

Bạn không nên sử dụng thuốc này nếu bạn đã từng bị dị ứng với axit folic hoặc nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Bệnh thận (hoặc nếu bạn đang chạy thận nhân tạo);
  • Thiếu máu tán huyết;
  • Thiếu máu ác tính;
  • Thiếu máu chưa có sự chẩn đoán của bác sĩ và khẳng định qua xét nghiệm;
  • Nhiễm trùng;
  • Nghiện rượu.

Nếu bạn có bất kỳ các bệnh khác, bạn có thể cần điều chỉnh liều hoặc thực hiện xét nghiệm đặc biệt để sử dụng axit folic một cách an toàn.

7. Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới axit folic không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

8. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến axit folic?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Thiếu máu ác tính (một loại vấn đề máu) – việc sử dùng axit folic trong khi bạn bị thiếu máu ác tính có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn nên chắc chắn rằng liệu bạn có mắc bệnh thiếu máu ác tính hay không trước khi bắt đầu dùng thuốc bổ sung axit folic.

Nên dùng axit folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Uống axit folic với nhiều nước. Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn. Báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.

Giai đoạn thai kỳ các bà mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng, thế nên đừng bỏ qua những gợi ý về các loại thực phẩm giàu axit folic nêu trên của chúng tôi nhé!

Nguồn tham khảo:

You may also like

You cannot copy content of this page