“Trẻ chậm nói có sao không” là câu hỏi thường trực của bố mẹ khi phát hiện hoặc có ai đó nhận xét về các kỹ năng phát triển của trẻ, đặc biệt là khi trẻ 2 tuổi chậm nói thì có sao không?
Trẻ chậm nói có sao không? Mẹo để chữa trẻ chậm nói
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Thông thường, trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu là nguyên nhân sinh lý thông thường thì cha mẹ chỉ cần tạo động lực cho trẻ nói, hướng dẫn trẻ tập nói là các bé hoàn toàn có thể phát triển bình thường.
Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian thì cha mẹ có thể dùng mẹo để chữa trẻ chậm nói như trò chuyện với trẻ những chủ đề, màu sắc trẻ ưa thích, cho trẻ đi học, hướng dẫn trẻ thể hiện nhu cầu bằng lời nói…
✔️✔️✔️ Xem nhiều hơn cách chữa trẻ chậm nói tại: Omegajunior
Trẻ chậm nói có sao không? Dấu hiệu và bài test trẻ chậm nói
Tuy nhiên, nếu em bé đã trên 2 tuổi hoặc thậm chí ít tháng tuổi hơn có dấu hiệu chậm nói kèm một số biểu hiện vận động khác thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý như chứng tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ hoặc thậm chí là thính lực suy giảm.
Trẻ chậm nói có sao không? Nguyên nhân, tác động và cách cải thiện chính xác
Để xác định rõ nguyên nhân, thông thường cha mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được tư vấn chữa trị chính xác. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một vài bài test nhỏ và quan sát dấu hiệu sau đây trước khi quyết định đưa bé đi khám:
– Khi có người gọi, nhiều lần trẻ không phản ứng
– Khi cha mẹ yêu cầu trẻ thực hiện một vài mệnh lệnh đơn giản như: chào, há miệng, uống nước thì trẻ có biểu hiện nhận thức kém
– Trẻ không nói được 2-3 từ khi đủ 24 tháng, hoặc nói được 3 từ đơn khi đủ 18 tháng
Tác động khi trẻ chậm nói
Thế giới loài người phát triển được nhờ không ngừng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ chậm nói làm giảm cơ hội tương tác, từ đó dẫn đến trẻ phát triểnchậm hơn bạn bè cùng lứa về nhận thức, giao tiếp với xã hội.
Trẻ chậm nói có sao không hoàn toàn phụ thuộc vào cách dạy trẻ
Nếu đã xác định được con bạn bị chậm nói, dù là do sinh lý hay bệnh ý thì bạn cũng cần hướng dẫn con luyện nói.
Luyện nói cho trẻ chậm nói là mục đích của mọi phương pháp. Để giúp bé có thể hòa nhập, phát triển tương đồng với các trẻ khác, bạn hãy áp dụng một số phương pháp đã được các chuyên gia khẳng định tính hiệu quả:
– Hãy tạm quên công việc và những bộn bề trong cuộc sống, đặt ra một khoảng thời gian dành cho trẻ để trò chuyện, hát ca, dạy trẻ giao tiếp.
Ngày nay thai giáo và giáo dục sớm đã trở thành một phần của cuộc sống nên cha mẹ hoàn toàn dễ dàng tìm thấy nguồn tài liệu phong phú.
– Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp vì nhiều gia đình có thói quen chăm sóc trẻ quá kỹ càng, làm con đánh mất cơ hội được độc lập, được tự chủ, và từ đó đánh mất nhu cầu giao tiếp cơ bản
– Dù làm gì, hãy luôn tương tác với trẻ. Hãy cho trẻ xem tivi khi bạn ở bên cạnh tương tác với trẻ, học cách sử dụng tivi đúng cách để tránh tình trạng giao tiếp một chiều với tivi.
– Nếu phân vân cho trẻ đi học hay ở nhà với một người chăm sóc duy nhất, hãy mạnh dạn cho trẻ đến trường học để tạo môi trường tốt cho trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ
Khám trẻ chậm nói ở Bệnh viện
Xã hội hiện đại kéo theo sự gia tăng của các căn bệnh mới đối với trẻ em. Chậm nói là một trong những căn bệnh phổ biến nhất có tỷ lệ cao do bác sĩ chẩn đoán khi bé có các dấu hiệu chậm phát triển về kỹ năng giao tiếp.
Việc hiểu rõ tác động và dấu hiệu để có thể đánh giá chính xác trước khi có các can thiệp sớm hoặc đưa trẻ em đi khám là cần thiết.
Nếu bạn đã từng nghe nói hoặc thấy một em bé như vậy, hãy thể hiện những hành động đúng đắn, thân thiện vì trẻ bị chậm nói cần sự chia sẻ, hướng dẫn của người xung quanh.