Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửUng thư dạ dày Ung thư dạ dày các giai đoạn đầu, cuối – Tổng hợp bệnh đầy đủ

Ung thư dạ dày các giai đoạn đầu, cuối – Tổng hợp bệnh đầy đủ

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa và có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Đây là căn bệnh phổ biến ở Đông Nam Á và Việt Nam nên việc tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày là vô cùng quan trọng.

I. Ung thư dạ dày là bệnh gì? Giai đoạn cuối chữa được không, sống bao lâu?

Ung thư dạ dày là căn bệnh có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới.

Ung thư dạ dày là bệnh gì? Giai đoạn cuối chữa được không, sống bao lâu?

Ung thư dạ dày là bệnh gì? Giai đoạn cuối chữa được không, sống bao lâu?

Mỗi tế bào lót thành trong của dạ dày đều có thể trở thành dạng ung thư. Ung thư có thể phát triển thành khối u hoặc vết loét trong dạ dày hoặc nó có thể lây lan khắp toàn bộ thành dạ dày. Ung thư dạ dày cũng được gọi là ung thư bao tử. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột (intestinal metaplasia) và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh.

Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người từ 50 đến 70 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nữ. Những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày khá mơ hồ và thường bị nhẫm lẫn với các biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày khiến cho bệnh nhân không thể phát hiện ra bệnh.

Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người từ 50 đến 70 tuổi

Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người từ 50 đến 70 tuổi

Ung thư dạ dày được chia thành năm giai đoạn. Khi bệnh đã diễn biến đến giai đoạn cuối thì có thể lan qua gan, tụy, hạch bạch huyết và các cơ quan khác, tiên lượng rất xấu. Nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi ung thư dạ dày có thể đạt 97,1 – 100%.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, ung thư dạ dày sớm là khi tổn thương chỉ nằm ở lớp niêm mạc chưa xâm lấn vào lớp dưới. Bình thường, thành dạ dày có 4 lớp từ trong ra ngoài: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, ngoài cùng là lớp thanh mạc. Giữa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc ngăn cách nhau bởi lớp cơ niêm.

Ung thư dạ dày sớm có nghĩa là chưa có di căn nơi khác vì lớp niêm mạc không có mạch máu và cũng chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Vì vậy, chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh.

Không giống ung thư ở giai đoạn muộn, ung thư dạ dày sớm không có biểu hiện triệu chứng, thường phát hiện được tình cờ khi nội soi. Khi có biểu hiện triệu chứng như đau bụng, chán ăn, đầy bụng, xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen là khi ung thư đã ở giai đoạn muộn.

Các nhà khoa học đã chỉ rõ, ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%; trong khi tỷ lệ này ở giai đoạn sớm là 97,1 – 100%. Cũng tỷ lệ này sau 5 năm bệnh nhân vẫn còn sống khỏe mạnh mà không phải điều trị hóa chất hoặc các phương pháp gì khác sau cắt tách dưới niêm mạc dạ dày qua nội soi.

giai đoạn cuối thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%

Giai đoạn cuối thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%

Ung thư dạ dày được phát hiện giai đoạn muộn chủ yếu là phẫu thuật cắt dạ dày và sau đó phải điều trị hóa chất toàn thân, làm chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm đáng kể. Thậm chí, với những bệnh nhân được phát hiện muộn, ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống sót trong 5 năm là rất thấp, tỷ lệ sống sót trên một năm cũng không cao.

Tuy nhiên, hiện nay khả năng tầm soát ung thư cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ của Việt Nam không được tốt cho nên tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày trong vòng 5 năm rất cao, tới 80%, tỷ lệ này ở Mỹ là hơn 50%.

Ung thư được coi là nỗi sợ hãi kinh hoàng nhưng rất ít người quan tâm đến việc dự phòng. Hiện nay, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn.

II. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Bệnh ung thư dạ dày là loại ung thư rất nguy hiểm về đường tiêu hoá. Nếu gặp phải các dấu hiệu như chướng bụng, nôn ra máu,… bạn cần lưu ý. Hiện nay, bệnh ung thư dạ dày đang rất phổ biến ở nước ta.

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Mỗi năm căn bệnh có thể gây ra khoảng 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc bệnh ung thư dạ dày cao. Sau đây là các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:

1. Cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi

Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn. Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.

2. Đau bụng trên

Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không. Không những thế người đau dạ dày mãn tính còn thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo quy luật. Nếu như trước kia những cơn đau thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, thấy đau bất cứ lúc nào, không theo quy luật nào thì đó có thể là dấu hiệu bệnh đã phát triển thành ung thư dạ dày.

3. Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt

Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh. Bên cạnh đấy còn không có hứng ăn uống, ăn mất ngon. Người bệnh cảm thấy hơi thở luôn nóng, không muốn ăn, ngay cả những món yêu thích hay khi đổi món, ghét ăn thịt, nhất là thịt mỡ.

không có hứng ăn uống, ăn mất ngon.

Không có hứng ăn uống, ăn mất ngon.

Theo Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas thì một trong những biểu hiện sớm của ung thư dạ dày là thường xuyên bị ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Sarpel cũng nhấn mạnh những triệu chứng này có khi liên quan đến căn bệnh khác chứ chưa hẳn là ung thư dạ dày. Thế nhưng, tốt hơn hết là bạn nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời sẽ không nguy hại cho sức khỏe.

4. Nôn ra máu, đại tiện ra máu

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Khi bị ung thư dạ dày, máu trong phân sẽ có màu nâu sẫm hoặc đen do máu bị tác động của men tiêu hóa. Còn khi nôn mửa thì máu sẽ có màu đỏ tươi đôi khi có lẫn cặn bã từ phần thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.

Mặc dù nôn hoặc đại tiện ra máu không chỉ do ung thư dạ dày gây ra, bởi viêm ruột, viêm đại tràng đều có thể dẫn đến triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, khi thấy dấu hiệu này thì cho dù là mắc bệnh gì cũng cực kỳ nguy hiểm nên cần đi khám ngay.

5. Đầy bụng sau khi ăn

Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn…

6. Đi ngoài ra phân đen

Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc. Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu. Đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư dạ dày.

7. Đau dạ dày dai dẳng

Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thất bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau. Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.

Đau dạ dày dai dẳng

Đau dạ dày dai dẳng

Khi dạ dày bị viêm loét thì sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Tuy nhiên, những cơn đau này thường không liên tục, lúc có lúc không và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn vài giờ.

Thế nhưng, nếu nó là dấu hiệu ung thư dạ dày thì cơn đau thường xuyên và dai dẳng hơn. Các cơn đau cũng trở nên quặn thắt, dữ dội chứ không âm ỉ như lúc đầu. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu này thì bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám ngay nhé.

8. Chán ăn, ăn không ngon

Bạn cảm thấy rất đói nhưng chỉ mới ăn được một ít thì cảm giác đói và thèm ăn mất hẳn. Phó giáo sư – Tiến sĩ Umut Sarpel, bác sĩ giải phẫu chuyên khoa ung thư tại bệnh viện Mount Sinai ở New York thì đây là chứng “no sớm”, một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Đặc biệt, nếu bạn ăn ít nhưng vẫn cảm thấy nhanh no hơn trước đây thì cần đi khám chứ không nên chủ quan bỏ qua.

9. Sụt cân bất thường

Bạn không ăn kiêng nhưng cân nặng vẫn giảm bất thường thì cần nên lưu ý. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1, bệnh suy tuyến thượng thận… và ung thư dạ dày cũng nằm trong số đó.

Tuy nhiên, quá trình sụt cân này diễn ra từ từ chứ không đột ngột nên nhiều người thường bỏ qua đến khi bệnh chuyển nặng thì rất khó chữa trị. Do đó, nếu cân nặng cứ sụt đều đặn mỗi tháng một ít thì bạn cũng nên đi khám để ngăn chặn bệnh kịp thời.

Sụt cân bất thường

Sụt cân bất thường

Ngoài những triêu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như: người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da… thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u…

Chính vì vậy ngoài việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên bạn cần phải để ý việc sinh hoạt hằng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư dạ dày.

III. Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn phát triển?

Ung thư dạ dày là khối u ác tính rất nguy hiểm có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Cần hiểu đúng về các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu đến tiến trình phát triển ung thư dạ dày để có cách phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn phát triển?

Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn phát triển?

Bệnh ung thư dạ dày có nhiều giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu bệnh thường khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. 5 giai đoạn của bệnh như sau:

Giai đoạn 0 (giai đoạn đầu)

  • Giai đoạn 0 là ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
  • Giai đoạn này còn gọi là ung thư biểu mô khi các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày.
  • Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.

Giai đoạn 1

  • Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc.
  • Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau.
  • Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới.
  • Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 2

  • Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết
  • Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 3

  • Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.

Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

  • Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
  • Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
  • Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.
  • Đây là ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể. Khi người bệnh được chẩn đoán giai đoạn này, cơ hội sống sót là rất ít.

IV. Triệu chứng khi bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ai cũng biết ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt khi bước vào giai đoạn cuối thì sự sống bị đe dọa bất cứ khi nào. Một vài biểu hiện của bệnh khi ở giai đoạn cuối như sau:

– Đau bụng ở 2 mức độ cấp tính và mạn tính. Đau cấp tính thì đau đột ngột, dữ dội do mô tế bào bị tổn thương trầm trọng. Đau mạn tính là đau nhẹ cho tới đau nặng rồi kéo dài liên tục trong vài tuần, vài tháng.

– Dấu hiệu nôn và buồn nôn. Lúc này dạ dày bị đầy hơi do bị kích thích và các khối u lớn chèn ép.

– Dấu hiệu khô miệng và ăn rất ít. Chúng gây ra bởi các yếu tố liên quan tới điều trị. Như xạ trị vùng mặt, dùng thuốc chống trầm cảm, chống co thắt. Từ sự kém ăn, ăn ít này mà bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, sút cân nhanh chóng và thiếu máu, người mệt mỏi.

– Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện ở việc bị táo bón hoặc tiêu chảy. Do hoạt động ít, uống ít nước, không ăn được.

– Ngoài ra, sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu cũng làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng. Trong khi điều trị, thuốc giảm đau mạnh, thuốc kháng cholin, thuốc chống trầm cảm có thể gây liệt nhẹ thần kinh của ruột khiến bị táo bón.

– Sút cân và thiếu máu do ăn ngủ kém. Ngoài ra, chúng kèm theo các biểu hiện khác như nuốt nghẹn, đau bụng, sốt nhẹ, mệt mỏi…

V. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng tác động rất nhiều tới kết quả điều trị ung thư dạ dày. Theo đó, bệnh nhân ung thư dạ dày phải đảm bảo bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm dinh dưỡng sau:

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

– Thực phẩm giàu protein và calo ở đồ ăn như: Sữa, trứng, phomat. Ngoài ra, sắt, canxi, vitamin D cũng là nhóm chất cực kỳ cần thiết thông qua thực phẩm: cá, bắp cải, súp lơ.

– Thực phẩm có lượng chất xơ thấp. Có trong các loại ngũ cốc như: Gạo, ngô, yến mạch, khoai tây, sắn, khoai lang. Tuy nhiên phải đảm bảo là những thực phẩm sạch, không chế biến với đường, chất phụ gia.

– Ăn các loại nấm và thực phẩm chế biến từ nấm. Thành phần của các loại nấm có chứa các chất ung thư (nấm đen, nấm trắng). Chúng giàu chất xơ thô và canxi không chỉ chống lại tế bào ung thư mà còn cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể.

– Ăn rau củ quả tươi, đặc biệt là mầm cải xanh. Ăn khoảng 70g mầm cải hàng ngày giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và ung thư hiệu quả.

– Ăn gia vị hành, tỏi vì chúng có khả năng chống lại tế bào ung thư. Hành tây còn có chất quercetin chúng vốn là chất chống ung thư tự nhiên vô cùng hiệu quả.

VI. Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Khi nhận kết quả chẩn đoán ung thư dạ dày, rất nhiều bệnh nhân bi quan và không biết rằng tỷ lệ sống của các bệnh nhân hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, hiệu quả của phương pháp điều trị và tinh thần, tâm lý của bệnh nhân.

Do đó, không ai có thể khẳng định được bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bệnh nhân có tỷ lệ sống cao hay là không, một số yếu tố có thể ảnh hưởng bao gồm:

Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

  • Khối u: Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh hay sự lan rộng của tế bào ung thư.
  • Tình trạng cụ thể người bệnh: về sức khỏe, tâm lý, khả năng đáp ứng phác đồ điều trị của từng bệnh nhân.
  • Yếu tố khách quan: phương pháp điều trị, phác đồ điều trị…
  • Bệnh nhân phát hiện càng sớm thì có tỷ lệ sống càng cao, kéo theo thời gian sống tăng lên.
  • Ở những bệnh nhân được điều trị khi phát hiện giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 70%.
  • Nhưng ở giai đoạn sau thì rất nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh có thể đi chiều hướng tốt nhất.

Về thời gian sống bao lâu ảnh hưởng trực tiếp bởi tinh thần của người bệnh. Nếu bệnh nhân hợp tác tốt trong quá trình điều trị thời gian có thể kéo dài hơn so với bình thường. Người nhà thường dấu bệnh nhân về tình trạng bệnh. Đây là cách hay để không bị ảnh hưởng tâm lý như vậy sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn.

Với những bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao. Nhất là tinh thần lạc quan thì có nhiều cơ hội khỏi bệnh. Thông thường, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cùng sống thêm được 1 – 2 năm, 3 năm hoặc lâu hơn nữa. Tùy từng trường hợp khác nhau và tiến triển của bệnh.

bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao

Bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao

Căn bệnh này thường âm thầm hình thành và tiến triển qua nhiều giai đoạn từ khi bắt đầu hình thành các tế bào ung thư cho đến khi khối u xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và tiến hành điều trị kịp thời, đúng phương pháp và điều trị triệt để.

Với những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sót trong 5 năm rất thấp, thậm chí chỉ có thể sống sót trong vài tháng. Do đó, việc phòng tránh ung thư dạ dày và khám phát hiện, điều trị bệnh sớm ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian duy trì sự sống của bệnh nhân. Lời khuyên dành cho bạn là nên thường xuyên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện tin cậy để tầm soát ung thư và bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư.

Như đã phân tích ở trên, tiên lượng K dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn phát triển của bệnh. Ở giai đoạn đầu, nhờ phẫu thuật kịp thời kết hợp với các biện pháp điều trị khác giúp điều trị triệt để khối u, ngăn ngừa tái phát và di căn, bệnh nhân thường có tỷ lệ sống cao hơn, thời gian sống có thể từ 5 năm trở lên, thậm chí có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, do triệu chứng của bệnh K dạ dày ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết, bệnh nhân thường nhầm lẫn với chứng đau dạ dày, cho nên phần lớn khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn mới phát hiện ra bệnh. Đối với những trường hợp này, khi không thể tiến hành phẫu thuật nữa, thì mục tiêu chữa trị là kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Để có thể tiên lượng được bệnh nhân ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu, phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, thời gian duy trì sự sống còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tâm lý, sự hợp tác điều trị và điều kiện kinh tế của mỗi người. Cho dù bệnh nhân mắc bệnh ung thư gì đi chăng nữa thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Bệnh nhân cần có tinh thần lạc quan, vui vẻ, khát khao được sống và kiên trì điều trị đúng phương pháp.

Luôn lạc quan vui vẻ

Luôn lạc quan vui vẻ

Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Bởi các phương pháp điều trị tây y thường để lại các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân như ăn ngủ kém, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc… khiến cơ thể bị suy nhược. Do đó có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong do sức khỏe suy giảm, không thể chống chọi được với hóa xạ trị chứ không phải do khối u phát triển.

Để phòng tránh bệnh, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, giảm ăn các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng, xào, hun khói). Ngoài ra cần hiểu rõ tiền sử bệnh của gia đình, nếu gia đình có thành viên từng mắc K dạ dày, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn. Hoặc nếu bạn từng phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP và bị viêm nhiễm dạ dày – tá tràng mạn tính thì nên điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa tái phát.

Điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa tái phát.

Điều trị dứt điểm và có biện pháp phòng ngừa tái phát.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả hiện nay đó là áp dụng đông tây y kết hợp. Các biện pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị là để nhằm điều trị trực tiếp lên khối u, loại bỏ các tế bào ung thư. Còn mục đích của phương pháp đông y là để ngăn chặn các tác dụng phụ của hóa xạ trị, giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và di căn khối u.

VII. Bệnh ung thư dạ dày có chữa khỏi được không?

Khi mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày đa phần bệnh nhân đều nghĩ rằng tỉ lệ sống sót của các bệnh nhân là như nhau, tuy nhiên trên thực tế cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mới có thể biết được tỉ lệ sống sót của người bệnh là bao nhiêu.

Vậy ung thư dạ dày sống được bao lâu, bệnh có chữa được không, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu những thông tin về căn này để có câu trả lời chính xác nhé.

Bệnh ung thư dạ dày có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư dạ dày có chữa khỏi được không?

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay trên thế giới với tỉ lệ tử vong cao đứng thứ 2 sau bệnh ung thư phổi, chính vì thế khi chẳng may mắc phải căn bệnh này sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy lo lắng và dự cảm một kết thúc không có hậu.

Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà chúng ta có thể biết được rằng ung thư dạ dày có chữa được không, và mất bao lâu để chữa.

Với những người ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm và chữa trị phù hợp thì tỉ lệ thành công và bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 5 năm lên đến 90% và 10 năm là 70% vì thế việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Bệnh ung thư dạ dày có thể di căn khá cao, những biến chứng của bệnh rất nguy hiểm có thể khiến cho sức khỏe của người bệnh suy yếu nhanh chóng dẫn đến sức đề kháng kém, ăn uống không hấp thu được và nguy cơ tử vong là rất cao.

Càng về sau nếu không được phát hiện sớm thì khả năng điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều có thể bạn phải tiến hành rất nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, xạ tri, hóa trị…. tuy nhiên ở những giai đoạn cuối thì kết quả không được khả quan lắm vì khối u đã lớn dần và lan rộng ra các tế bào xung quanh.

Cho dù là bất kì bệnh nào thì việc phát hiện sớm bênh là điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh cũng như cho chúng ta biết được rằng bệnh có chữa được không.

VIII – Các phương pháp chữa trị ung thu dạ dày, ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Bệnh ung thư dạ dày khi chưa di căn, nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Theo các chuyên gia, người bị ung thư dạ dày sớm, chưa có di căn đến nơi khác, chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Thì chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh.

Có nhiều phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm bệnh. Theo PGS.TS.Nguyễn Văn Hiếu (Bệnh viện K) ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.

Các phương pháp chữa trị ung thu dạ dày, ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Các phương pháp chữa trị ung thu dạ dày, ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp.

Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.

Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Thông thường, khi tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.

Thống kê của Chương trình phòng chống Ung thư Quốc gia cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới phát hiện, trong đó có 70.000 ca tử vong, 80% bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn.

IX – Cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam hiệu quả cao

Trên thực tế khi bị ung thư dạ dày người ta thường nghĩ đến biện pháp phẫu thuật, tuy nhiên với phương pháp này thì tỉ lệ rủi ro cũng khá cao. Các bạn có thể sử dụng một số bài thuốc chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam như sau:

Cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam hiệu quả cao

Cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam hiệu quả cao

1. Các chữa ung thu dạ dày bằng thuốc Nam cổ truyền

Nguyên liệu:

  • 1 nắm thiên niên kiện
  • 1 lạng bán chi liên
  • 2 lạng bạch hoa xà thiệt thảo
  • 2 lạng bồ công anh
  • 6 quả hồng táo

Cách dùng:

– Trộn tất cả nguyên liệu trên vào ấm sau đó cho khoảng 15 chén nước vào đun sôi trong vòng 2 giờ, nên đun lửa nhỏ sau đó cho nước ra rồi lại cho khoảng 10 chén nước vào đun tiếp trong 2 giờ. Khi đã làm đúng như trên thì chắt nước riêng ra rồi trộn với nước lần 1 vào uống thay nước.

– Với loại nước này nên uống lúc đói bụng, có thể uống trước bữa ăn 1-2 giờ, uống khi nước đã nguội.

2. Chữa khỏi ung thư dạ dày bằng củ sả, lá đu đủ

Chữa khỏi ung thư dạ dày bằng củ sả, lá đu đủ

Chữa khỏi ung thư dạ dày bằng củ sả, lá đu đủ

Chuẩn bị bài thuốc:

  • 20 lá đu đủ.
  • 2 củ sả.

Cách làm bài thuốc:

– Lá đu đủ đem phơi khô, còn củ sả cũng cắt nhỏ phơi khô.

– Mỗi ngày, đem 2 lá đu đủ khô và 1/10 chỗ sả đã phơi khô nấu với 2 lít nước, uống như một loại trà hằng ngày.

Công dụng bài thuốc:

– Khi sử dụng khoảng 1-2 tuần đầu sẽ thấy phân và nước tiểu có mùi hôi hơn bình thường, không đáng lo ngại vì là biểu hiện trục xuất chất độc ra khỏi cơ thể.

– Lá đu đủ có khả năng chống lại các tế bào ung thư và an toàn vì không mang độc tố. Đây là cách chữa khỏi ung thư dạ dày bằng cây thuốc nam nhiều người tin dùng. Có nhiều bệnh nhân đã chữa khỏi ung thư dạ dày nhờ bài thuốc đơn giản này.

3. Chữa khỏi ung thư dạ dày bằng nước ép mãn cầu xiêm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 miếng mãn cầu xiêm khoảng 200g.

Cách làm:

Miếng mãn cầu xiêm đem bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ để loại bỏ hạt, cho thịt mãn cầu vào máy xay nhuyễn. Uống mỗi ngày 1 ly nước ép mãn cầu xiêm.

Chữa khỏi ung thư dạ dày bằng nước ép mãn cầu xiêm

Chữa khỏi ung thư dạ dày bằng nước ép mãn cầu xiêm

Các nghiên cứu cho thấy mãn cầu xiêm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt các tế bào ung thư. Uống 1 ly nước ép mãn cầu xiêm có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư gấp 1000 lần so với 1 liệu pháp hóa trị.

Đặc biệt, uống nước ép mãn cầu xiêm thích hợp với tất cả mọi người, không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Chữa ung thư dạ dày bằng nước ép mãn cầu xiêm là cách đơn giản, hiệu quả mà bệnh nhân không nên bỏ qua.

X. Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ dân gian, cổ truyền

Ung thư dạ dày nếu đến giai đoạn nặng hoặc di căn không thể chữa khỏi nhưng ở giai đoạn đầu, khi khối u vừa mới nhú bạn hoàn toàn có thể ngăn cản sự phát triển và tăng sinh của nó hiệu quả bằng một số bài thuốc dân gian quý.

Lá đu đủ: bài thuốc từ lá đu đủ bắt nguồn từ một người Úc. Ông bị ung thư và sắc nước lá này uống chữa bệnh ung thư dạ dày và khỏi. Từ đó, bài thuốc quý mới được lưu truyền rộng rãi, vượt qua cả năm châu.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ lá đu đủ

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ lá đu đủ

Bài thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày rất đơn giản, hái lá đu đủ cả cuống rồi rửa sạch, đem thái nhỏ phơi héo (khô quá nhựa trong lá sẽ mất hết). Cho khoảng 1,5 lít nước đun sôi dùng làm nước uống hàng ngày. Hoặc sắc lá đu đủ cho đến khi nước ngả màu cánh dán để chắt nước uống.

Hoa hòe: cây hoa hòe có màu trắng ngà tinh khiết có nhiều tác dụng với sức khỏe như giảm mỡ máu, giải nhiệt, huyết áp. Ngoài ra còn dùng để chữa một số loại như ung thư đại tràng, ung thư máu, ung thư dạ dày. Bài thuốc chữa ung thư dạ dày gồm có hoa hòe, bạch thảo sương, bạch mao căn. Tất cả các nguyên liệu này sắc cùng nước uống hàng ngày.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ hoa hòe

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ hoa hòe

Nghệ: là loại gia vị có hoạt chất curcumin kháng ung cực mạnh. Người Ấn Độ coi đây là vua của các loại gia vị khi món nào cũng dùng đến. Chính vì thế mà Ấn Độ là nước có tỉ lệ ung thư thấp nhất thế giới.

Dùng 3 nguyên liệu mật ong, chanh và nghệ. Nghệ tươi rửa sạch để cả vỏ và thái lát mỏng. Chanh vắt lấy nước cốt. Đun sôi khoảng 1,5lit nước và cho nghệ vào đun cho đến khi nước ngả màu vàng vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút nữa. Đợi nước nghệ nguội thì cho tiếp mật ong cùng nước cốt chanh vào.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ nghệ mật ong chanh tươi

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ nghệ mật ong chanh tươi

Ủ nước này trong 3 ngày nơi thoáng mát và sau đó vớt bác ra cho vào tủ lạnh sau 1 tuần có thể dùng. Mỗi ngày dùng 1-2 thìa canh, ngày dùng 2 lần. Duy trì đều đặn người bệnh ung thư sẽ khỏe.

Mãng cầu xiêm: Nghiên cứu cho thấy, mãng cầu xiêm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt các tế bào ung thư gấp 1000 lần so với hóa trị.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ mãn cầu xiêm

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ mãn cầu xiêm

Dùng mãn cầu xiêm đem bỏ vỏ, loại bỏ hạt và cắt miếng nhỏ rồi cho thịt mãn cầu vào máy xay nhuyễn. Uống mỗi ngày 1 ly nước ép mãn cầu xiêm này để chống lại các cơn đau dạ dày.

Bạch xà thiệt thảo: Còn được gọi tên là cây thân thảo lưỡi rắn trắng mọc ở bờ ruộng rất nhiều. Dùng 60g xà thiệt thảo, 60g cỏ tranh đem rửa sạch và ngâm với 40g hạt bo bo thêm chút muối trắng.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bạch xà thiệt thảo

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bạch xà thiệt thảo

Sau đó rửa sạch lại và cho cùng 1,5 lít nước đun sôi. Gạn phần nước và cho thêm 40g đường đỏ khuấy đều dùng làm nước uống hàng ngày. Bài thuốc này hoàn toàn lành tính vì thế người bệnh có thể dùng trong 3-6 tháng.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bạch xà thiệt thảo

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bạch xà thiệt thảo

Bán chi liên: được coi là một trong những vị thuốc dùng để kháng ngăn ngừa khối u phát triển, hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư mang lại hiệu quả cao. Dùng 20g bán chi liên, 40g xạ đen, 40g bạch xà thiệt thảo rửa sạch cùng nước muối loãng và cho thêm nước sắc lấy nước uống hàng ngày.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bán chi liên

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bán chi liên

Bạch xạ đen: là loại cây dây leo thân gỗ, có khắp các khu rừng rậm ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cây này có hợp chất Quinon có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bạch xạ đen

Các bài thuốc chữa ung thư dạ dày từ bạch xạ đen

Lấy 100g xạ đen tươi rửa sạch, cho vào siêu đất, đổ thêm 800 ml nước vào. Đun sôi trong vòng 30 phút rồi gạn lấy nước uống thay trà trong ngày. Dùng khi nào nước sắc nhạt màu thì thay ấm khác. Lưu ý khi dùng bài thuốc này là không ăn rau muống vì rau muống sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ.

XI. Ung thư dạ dày có tính di truyền hay không?

Ung thư dạ dày là một bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Không chỉ là nỗi lo lắng đối với bản thân người bệnh, ung thư dạ dày còn là nỗi lo lắng của rất nhiều người thân trong gia đình với câu hỏi: Ung thư dạ dày liệu có tính di truyền không?

Theo một số nghiên cứu khoa học, một trong trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày là viêm teo mãn tính – có khuynh hướng di truyền. Gen mắc bệnh này có nguy cơ truyền từ mẹ sang con lên đến 48%. Bên cạnh đó, một số hội chứng có tính di truyền như bệnh đa polyp tuyến, ung thư đại trực tràng không đa polyp… đều có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có tính di truyền hay không?

Ung thư dạ dày có tính di truyền hay không?

Những thành viên trong cùng một gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do cùng có một hoàn cảnh và điều kiện sống giống nhau. Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học trong gia đình như ăn nhiều thức ăn chứa nitrosamin, nhiều muối và hóa chất, sử dụng nhiều bia rượu và thuốc lá chính là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu và phân tích trên đây chỉ cho thấy mối liên quan không mật thiết giữa các nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày và yếu tố di truyền, và chưa có bằng chứng nào khẳng định chắc chắn về vấn đề ung thư dạ dày có tính di truyền hay không.

Chính vì vậy, ngay khi có các biểu hiện mới chớm bệnh, bạn nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa, các bệnh viện lớn để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, trong đó có xét nghiệm vi khuẩn Hp.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp

Xét nghiệm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp cũng là thủ phạm hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày, và nó trở nên đặc biệt nguy hiểm khi có khả năng lây truyền qua đường ăn uống. Nhiễm trùng Hp cũng gây ra u mô lympho tại niêm mạc dạ dày (MALT). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày lên đến 40%.

Chính vì vậy, bạn hãy phòng ngừa mắc và tái nhiễm vi khuẩn Hp, cũng như phối hợp trong các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Chủ đề: ung thư dạ dày có lây không, dày thành dạ dày, virus gây ung thư dạ dày, k dạ dày, bệnh ung thư có lây không, ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu, ung thư dạ dày di căn gan, điều trị ung thư dạ dày, ung thư dạ dày bệnh học, dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối, ung thư dạ dày có chữa được không, ung thư dạ dày sống được bao lâu, ung thư dạ dày là gì, nguyên nhân ung thư dạ dày, ung thư dạ dày dieutri.

You may also like

You cannot copy content of this page