Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅Góc tác dụng ✅ Tác dụng của vitamin C với làn da và sức khỏe cơ thể như thế nào?

Tác dụng của vitamin C với làn da và sức khỏe cơ thể như thế nào?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Tác dụng của vitamin C với làn da đó là vitamin c giúp thúc đẩy sự hình thành collagen, ngăn ngừa khô da, hạn chế tác hại từ tia UV giúp da trắng mịn. Vitamin C còn có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe, việc thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến 1 số vấn đề về da, tóc, sức khỏe, nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Bài viết khá dài nhưng tương đối đầy đủ, bạn có thể xem nhanh mục mình quan tâm bằng việc Click vào nội dung ngay tại Dàn Ý Nội Dung Bài Viết nhé.

I. Vitamin C là gì, thiếu vitamin C sẽ bị bệnh gì?

1. Vitamin C là gì?

Vitamin C (Acid Ascorbic – AA) là một trong những chất chống lão hóa lâu đời và vẫn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vitamin C vốn có sẵn ở cơ thể mỗi người, đóng vai trò trong quá trình tái tạo và sản sinh collagen. Hầu hết các loại thực vật, động vật đều có khả năng tự tổng hợp Vitamin C, nhưng một số động vật có xương sống và con người lại không có khả năng này. Bởi vậy, chúng ta phải bổ sung Vitamin C từ các loại thực vật, thuốc uống, chất bôi ngoài da.

Vitamin C (Axit ascorbic) có tác dụng quan trọng đối với xương và mô liên kết, cơ bắp và các mạch máu. Tác dụng của vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, góp phần vào quá trình sản xuất hồng cầu được diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, axit ascorbic có công dụng điều trị và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin C.

Vitamin C vốn có sẵn ở cơ thể mỗi người, đóng vai trò trong quá trình tái tạo và sản sinh collagen.

Vitamin C vốn có sẵn ở cơ thể mỗi người, đóng vai trò trong quá trình tái tạo và sản sinh collagen.

Vốn là một trong những cụm từ quen thuộc đối với những ai quan tâm về lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp với các công dụng như tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật, Vitamin C còn là chất chống oxy hóa rất mạnh có tác dụng chống lão hóa, giúp đẹp da, hạn chế các bệnh do thoái hóa gây ra, đặc biệt còn có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

2. Các dấu hiệu thiếu vitamin C bạn nên biết

Vitamin C góp phần vào sự tăng trưởng tế bào, giúp cơ thể phát triển bình thường. Thiếu vitamin C có thể gây một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Phụ nữ trưởng thành cần ít nhất 75mg vitamin C mỗi ngày, trong khi đàn ông trưởng thành cần ít nhất 90mg. Thiếu vitamin C có thể gây một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau đây.

Tình trạng thiếu vitamin C là đáng kể. Tuy nhiên, thiếu vitamin C ở mức độ trầm trọng và gây triệu chứng thì tương đối hiếm gặp, mặc dù cũng có các trường hợp triệu chứng khớp lại là dấu hiệu thiếu vitamin C

Mệt mỏi: Người thiếu vitamin C rất dễ bị mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ ngon giấc hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể. Khó chẩn đoán rằng cơ thể thiếu vitamin C nếu chỉ dựa trên dấu hiệu mệt mỏ

Thay đổi tâm trạng: Sự thiếu hụt này ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của một người. Người thiếu vitamin C sẽ thường xuyên nóng nảy và dễ bị kích động, ngay cả khi đây không phải là tính cách của họ.

Giảm cân: Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến giảm cân không giải thích được và thậm chí khiến một người nào đó trở nên gầy gò. Đây là hiện tượng phổ biến ở những người bị suy dinh dưỡng.

Đau người: Cơ bắp, khớp mỏi và đau báo hiệu sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin C. Đôi khi triệu chứng này không được chú ý hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm khớp.

Bầm tím: Một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn gặp vấn đề với lượng vitamin C là khi xuất hiện vết bầm tím dễ dàng. Nếu bạn thấy mình bị bầm tím khi chỉ va chạm rất nhẹ, hoặc bầm tím không giải thích được và không nhớ vì sao nó xuất hiện, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Vấn đề răng miệng: Vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng, thiếu nó có thể gây tụt lợi. Đây một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng.

Tóc và da khô: Tóc khô, ngay cả khi đã dưỡng ẩm, và da khô, bị kích ứng hoặc mẩn đỏ mặc dù đã sử dụng các loại kem hoặc kem dưỡng ẩm, cũng là một dấu hiệu cho thấy lượng vitamin C chưa đủ.

Nhiễm trùng: Vitamin C cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến bạn dễ mắc bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng khác thường xuyên hơn.

Chảy máu mũi: Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên thì đó là triệu chứng của vitamin C. Sự hấp thụ vitamin C thích hợp làm giảm sự mỏng manh của các mạch máu nhỏ.

Nếu có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng mô tả ở trên, bạn nên gặp bác sĩ. Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ tiết lộ lượng vitamin C của bạn có nằm trong mức khỏe mạnh hay không.

3. Thiếu vitamin C sẽ dễ bị bệnh gì?

Bình thường, vitamin C thực hiện hai chức năng chính trong cơ thể. Nó là đồng yếu tố (cofactor) của các men thúc đẩy các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Nó tồn tại hai dạng trong tự nhiên: dạng quay trái, có tác dụng xúc tác men và dạng quay phải có tác dụng chống ôxy hoá.

Tác dụng của vitamin C với làn da và sức khỏe cơ thể như thế nào?

Tác dụng của vitamin C với làn da và sức khỏe cơ thể như thế nào?

Dạng quay trái có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxyl hoá lisin và prolin. Hydroxyprolin tạo thành sẽ có tác dụng ổn định chuỗi xoắn ba (triple helice) của sợi collagen. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hoá của tế bào.

Vitamin C và thoái hoá khớp: Tác dụng của vitamin C trên tiến trình của thoái hóa khớp này dựa trên tính chất chống ôxy hóa của vitamin C và khả năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các collagen týp I, II và aggrecan, là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp.

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, các con vật được cung cấp đầy đủ vitamin C được cải thiện rõ rệt tình trạng sụn khớp so với các động vật thiếu vitamin C. Nghiên cứu Fragminham điều tra chế độ ăn uống mặc dù không cho thấy giảm tỷ lệ thoái hóa khớp tùy theo lượng vitamin C sử dụng, nhưng nó cho thấy dùng liều cao vitamin C làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tổn thương Xquang của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây trên cộng hưởng từ lại chưa chứng tỏ điều này.

Vitamin C và loãng xương: Vitamin C làm tăng tổng hợp collagen týp I, cần thiết cho thể hiện osteocalcin, hoạt tính của men phosphatase kiềm và khoáng hóa xương. Một số nghiên cứu cho thấy, vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi. Chế độ ăn thiếu vitamin C ở phụ nữ làm tăng nguy cơ tương đối gãy xương.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

II. Tác dụng của vitamin C với làn da trong làm đẹp

Việc sử dụng vitamin C không đầy đủ có thể gây khô da và sần sùi, tăng sừng hóa ở nang lông, đặc biệt đối với những làn da hóa da sớm, xỉn màu, nám da, tàn nhang,… do tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi và chất độc hại hoặc các tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật, Vitamin C còn được xem là thần dược trong việc chống lão hóa và làm đẹp. Do đó, để hạn chế các tác nhân này đối với làn da “quý báu”, bạn nên tăng cường dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da thêm khỏe mạnh. Cách hữu hiệu nhất không gì ngoài tăng cường Vitamin C cho cơ thể đặc biệt là đối với vùng da mặt.

1. Vì sao vitamin C có tác dụng làm đẹp da?

Bạn cần hiểu rõ về làn da để hiểu được cơ chế tác động của vitamin C. Cấu tạo da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì là lớp ngoài cùng của da, gồm có 4 lớp chính: tính từ ngoài vào trong là lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Lớp đáy chính là nơi sản sinh hắc tố melanin , nguyên nhân hình thành các vết thâm, nám. Vitamin C có tác dụng ngăn sự hình thành và làm mờ hắc tố melanin. Tuy nhiên, vitamin C phải được đưa vào sâu lớp đáy của thượng bì mới thực sự phát huy hiệu quả.

2. Công dụng không ngờ của Vitamin C đối với làn da

Thúc đẩy sự hình thành collagen

Với chức năng là sợi liên kết giữa các mô trong cơ thể, collagen giúp giữ da luôn căng mịn, không có vết nhăn. Thiếu collagen sẽ dẫn đến tình trạng da thiếu độ căng, xuất hiện nếp nhăn, chân chim.

Vitamin C đóng vai trò như chất chống oxy hóa và là yếu tố quan trọng để tổng hợp collagen. Bởi hầu hết các bác sĩ đều cho rằng vitamin C là thành phần chủ chốt trong việc hình thành collagen, mà nếu vắng mặt vitamin C, các amino acids không thể kết nối để tạo ra collagen.

Ngăn ngừa khô da

Vitamin C hấp thu qua đường ăn uống trong các loại thực phẩm như trái cây, rau củ có màu đỏ. Vì thế, khi cơ thể bạn luôn tích trữ sẵn một lượng vitamin C đủ, làn da của bạn cũng sẽ được tác động trở nên sáng hơn và có sức sống từ vitamin giúp cho da không bị khô, nhăn do ảnh hưởng lão hóa.

Tác dụng của vitamin C với làn da trong làm đẹp

Tác dụng của vitamin C với làn da trong làm đẹp

Hạn chế tác hại từ tia UV

Trong các nghiên cứu khoa học da liễu, vitamin C không phải là một lớp màng bảo vệ cho da bạn khỏi tia nắng mặt trời mà các tác dụng của nó sẽ giúp bạn chống lại sự oxy hóa của làn da do tia cực UV gây ra, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gốc tự do mà tia UV kích thích sản xuất một cách hữu hiệu.

Trong các nghiên cứu khoa học da liễu, vitamin C không phải là một lớp màng bảo vệ cho da bạn khỏi tia nắng mặt trời mà các tác dụng của nó sẽ giúp bạn chống lại sự oxi hóa của làn da do tia cực UV gây ra, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gốc tự do do tia UV kích thích sản xuất.

Làm trắng, mịn da

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do, có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ. Vitamin C cần thiết cho sự tạo thành collagen, sửa chữa các mô trong cơ thể và tham gia vào một số quá trình chuyển hóa các chất.

Tất cả những điều này thực sự khiến vitamin C là một chất có tác dụng tốt đối với nhan sắc của chị em, đặc biệt là làm da trắng sáng.

Trị vết thâm nám

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng cải thiện nhiều vấn đề về da như lấy đi những nốt đen trên da (lớp sừng già), ức chế việc tạo thành melanin, làm mờ sắc tố melanin, giúp da trắng sáng, làm mờ vết thâm, nám, tàn nhang. Nhờ thúc đẩy quá trình hình thành sợi collagen, da sẽ được làm đầy sẹo lõm do mụn.

Giảm nếp nhăn

Việc thiếu vitamin C sẽ làm hư hại collagen, từ đó hình thành các nếp nhăn. Do đó, việc cung cấp dưỡng chất này kịp thời sẽ làm giảm nhăn cho da lão hóa và đồng thời cũng có tác dụng sản sinh collagen bên dưới da.

Bằng việc đắp mặt nạ chứa vitamin C tuần 2-3 lần, làn da của bạn sẽ rạng rỡ và tươi sáng hơn. Bạn có thể sử dụng mặt nạ thiên nhiên hoặc loại mặt nạ miếng có chứa Vitamin C. Một số loại mặt nạ thiên nhiên tự làm chứa Vitamin C bạn có thể thực hiện:

Tác dụng của vitamin C với làn da trong làm đẹp

Tác dụng của vitamin C với làn da trong làm đẹp

– Mặt nạ quả bơ: Chứa hàm lượng vitamin C và rất nhiều các vitamin khác như là B, A, E, D, K, beta-carotene. Để làm mặt nạ từ bơ rất đơn giản, các bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ nửa quả bơ, dằm nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, bạn bôi một lớp mỏng bơ lên mặt, để trong vòng 20 phút, sau đó rửa mặt sạch.

– Mặt nạ cà chua: Cà chua có chứa nhiều vitamin C giúp làm sáng da. Cách làm mặt nạ cà chua khá đơn giản, bạn chỉ cần lột vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn, thêm vài giọt chanh tươi và sau đó đắp lên mặt, Để trong vòng 15- 20 phút sau đó rửa sạch mặt. Thực hiện mặt nạ tuần 2-3 lần, mặt nạ cà chua giúp da sáng hồng trông thấy.

3. Bổ sung vitamin C vào cơ thể bằng cách nào?

Cung cấp Vitamin C vào cơ thể bằng cách nào cũng tốt, tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng: Nếu bạn muốn làm trắng da, làm mờ vết thâm, làm mờ nám, giúp da khỏe mạnh hơn… ở vùng mặt, thì bôi trực tiếp lên mặt sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn so với các cách làm khác.

Hãy cùng xem qua một số phân tích về hiệu quả của các cách làm dưới đây:

Đắp mặt nạ vitamin C: Nếu đắp mặt nạ, bạn nên duy trì tuần 2-3 lần/tuần. Việc làm này giúp làn da của bạn rạng rỡ và tươi sáng hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng bề mặt, khó thẩm thấu qua da, không ổn định.

Bổ sung vitamin C từ thực phẩm: Cách này được sử dụng phổ biến và an toàn. Tuy nhiên cần có chế độ cung cấp đều đặn mỗi ngày và trong thời gian dài thì mới có tác dụng rõ rệt.

Tiêm vitamin C trực tiếp vào da: Cách làm này đã nhận nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm, dễ gây sốc.

Uống Vitamin C: Cách làm này hạn chế ở chỗ sẽ không có tác dụng cục bộ lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên, nhờ vào tính tiện lợi, phương pháp này cũng được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.

Thoa trực tiếp Vitamin C lên da: Tác động trực tiếp lên vùng da cần cải thiện, cho hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt sau thời gian ngắn sử dụng.

4. Lưu ý khi sử dụng vitamin C

Bổ sung vitamin C với liều lương thế nào? Tuy Vitamin c có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da, nhưng bạn không được sử dụng quá nhiều.

Các tác dụng phụ khi sử dụng dư vitamin C thường gặp là: có nguy cơ bị tiêu chảy, loét đường tiêu hoá (nếu uống vào lúc bụng trống), sỏi thận oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành axít oxalic tạo sỏi), tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, giảm độ bền hồng cầu.

Nhu cầu khuyến cáo cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg . Hạn chế dùng vitamin C liều cao (quá 1g/ngày), nếu dùng lâu dài ( trên 2 tháng) nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Mời bạn tìm hiểu thêm về:

III. Tác dụng của vitamin c đối với cơ thể là gì?

1. Chất kích hoạt enzyme

Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể.

Làm cho can-xi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.

2. Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol

Giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.

3. Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể

Tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài. Tăng cường hệ miễn dịch, thải độc: vitamin C giúp hỗ trợ sản xuất interferon- một loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra vitamin C cũng giúp giảm độc tính của thuốc và giúp đào thải chúng qua nước tiểu.

4. Phòng chống ung thư

Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.

5. Chống cảm lạnh

Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn.

Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.

Chú ý:

– Vitamin C chủ yếu có trong rau quả tươi. Các loại thực phẩm giàu VC như cam, táo, sơn tra, chanh, kiwi, cà chua, ớt xanh, giá đậu, bông cải xanh và một loạt các loại rau lá đậm màu.

– Nếu chế độ ăn uống không đủ đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể, thì có thể thay thế bằng dạng viên bổ sung (2-3 viên mỗi ngày). Vitamin C là chất hòa tan trong nước. Nếu lượng Vitamin C trong cơ thể dư thừa, chúng sẽ tự động bài tiết khỏi cơ thể, không mang độc tính.

– Ngoài ra, người hút thuốc lá, aspirin, thuốc tránh thai, thường xuyên căng thẳng tâm lý và làm việc trong môi trường nóng bức có thể tăng cường bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể.

– Các sản phẩm mỹ phẩm thường chứa nhiều vitamin C, dùng không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ. Vitamin C có tính thẩm thấu mạnh, sử dụng quá nhiều khiến da bị mất nước, khô da và thậm chí đỏ rát da.

– Vitamin C có trong mỹ phẩm có thể được điều chế qua nhiều hình thức. Vì vậy, phụ nữ muốn làm đẹp, hãy dùng rau quả tươi và hoa quả để sự hấp thụ vitamin C được tốt hơn.

Tác dụng của vitamin c đối với cơ thể là gì?

Tác dụng của vitamin c đối với cơ thể là gì?

6. Phòng chống bệnh tim mạch

Vitamin C giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt quan trọng đối với mạch máu nuôi tim. Loại vitamin này còn giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông để giảm thuyên tắc mạch.

7. Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh

Vitamin C tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh và hooc mon, tổng hợp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Loại vi chất này còn giúp hấp thụ tốt chất sắt, canxi và axit folic trong cơ thể.

IV. Vitamin C có trong các loại thực phẩm nào?

Tác dụng của vitamin C đối với sức khỏe của chúng ta là vô cùng to lớn. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể là rất quan trọng. Bên cạnh dùng thực phẩm chức năng, một trong những cách bổ sung hiệu quả nhất là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Dưới đây là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C:

Rau quả:

  • Ớt
  • Bông cải xanh
  • Cải bắp
  • Cải Brussels
  • Su hào
  • Đậu trắng
  • Súp lơ
  • Cải xoăn

Trái cây:

  • Ổi
  • Đu đủ
  • Kiwi
  • Cam
  • Vải
  • Dâu tây
  • Dứa
  • Bưởi hồng hoặc đỏ

– Dâu tây: Một chén dâu tây thái lát có cùng một lượng Vitamin C tương đương với một trái cam – tức 98 mg. Vitamin C là chất có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ.

– Ngoài ra, đặc tính chống ôxy hóa trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể – một căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Việc tăng cường thêm dâu tây và khẩu phần ăn uống sẽ giúp làm giảm những tổn hại do quá trình ôxy hóa gây ra cũng như hạ thấp lượng mỡ trong máu

Đu đủ: Mỗi nửa quả đu đủ cung cấp đến 238 mg Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thường xuyên bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm, bạn nên lưu ý bổ sung đu đủ trong chế độ dinh dưỡng.

– Hơn nữa, đu đủ còn là loại trái cây chứa nhiều vitamin A , canxi và dồi dào nguồn kali. Đu đủ cũng chứa vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc làm mạnh đường tiêu hóa, đu đủ cung cấp ít năng lượng và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp với chế độ giảm cân.

Dứa: Ngoài việc giàu Vitamin C, dứa còn chứa các enzyme làm giảm đầy hơi và trợ giúp tiêu hóa. Nó cũng chứa nước sẽ giúp bạn bù lượng nước cho cơ thể. Loại trái cây nhiệt đới này còn giúp bạn bổ sung lượng đường tự nhiên khi bạn bị thiếu hụt.

Cam ngon và giàu Vitamin C. Cam đứng đầu danh sách giàu Vitamin C để bạn lựa chọn. Cam cũng chứa 60% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn. Cam có vị ngọt tự nhiên và có một hương vị tuyệt vời.

– Bạn nên ăn cam cắt miếng hơn là uống nước cam vì nó bị hủy bớt vitamin, chất xơ và đôi khi cho thêm đường có thể dẫn đến thay đổi lượng đường trong máu và làm tăng cân.

Cherries (anh đào): Anh đào rất giàu Vitamin C và là một loại quả tự nhiên chữa bệnh tuyệt vời. Ăn anh đào giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn có thể thưởng thức anh đào tươi hoặc thêm chúng vào sinh tố, hoặc trộn kem với anh đào tươi là những món phụ tuyệt vời.

Dưa chuột Một nguồn tuyệt vời nữa cung cấp vitamin C là dưa chuột. Dưa chuột chứa 95% nước, giàu kali, và rất tốt cho đường tiêu hóa. Uống sinh tố dưa chuột hoặc ăn sống giúp cơ thể không bị khát háo

Ớt chuông đỏ Một trong những món ăn ưa thích của nhiều người là ớt chuông đỏ. Ngoài việc giàu vitamin C, ớt chuông đỏ là thực phẩm ăn vặt hoàn hảo bởi nó ít đường và ngọt tự nhiên. Một trái ớt chuông đỏ chứa đủ yêu cầu Vitamin C hàng ngày của bạn.

– Sử dụng chúng trong món salad, món xào, súp, và thậm chí ăn sống. Khi bạn nấu ớt chuông đỏ, lượng vitamin C bị mất tương đối vì vậy bạn nên ăn chúng ngay sau khi nấu hoặc ăn tái để có được những lợi ích tốt nhất.

Củ cải Một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C và ngon miệng là củ cải. Nhờ nguồn tuyệt vời của vitamin C và ít hydrat cacbon nên củ cải có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Bạn có thể nướng chúng hoặc thêm chúng vào các loại canh.

– Củ cải cũng được biết đến như là một thực phẩm chống lại virus.Cải bắp được coi là vua dinh dưỡng. Ngoài giàu chất dinh dưỡng, cải bắp còn chứa cả những hợp chất bảo vệ giúp chống lại những bệnh như ung thư và các bệnh tim mạch.

Cải bắp sống chứa rất nhiều vitamin C. Khi chế biến tốt nhất là luộc hoặc xào để duy trì được tối đa các chất dinh dưỡng khác.

Vitamin C có trong các loại thực phẩm nào?

Vitamin C có trong các loại thực phẩm nào?

V. Hậu quả khi cơ thể thiếu vitamin C như thế nào?

Chính vì đóng vai trò vô cùng quan trọng nên việc thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy khôn lường, trong đó phải kể đến các hậu quả như:

Làm giảm sức đề kháng của cơ thể: thiếu vitamin C khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đây cũng là nguyên nhân của thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, giảm lượng cholesterol trong máu, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và viêm phổi, vết thương lâu lành: Các nhà khoa học thấy rằng, thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen, đặc biệt là trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương… khiến cho vết thương lâu lành, sức chống đỡ của các mao mạch giảm, có các điểm xuất huyết rải rác ở da hoặc các vết thâm tím rộng trên da.

Các vấn đề về da, tóc, răng miệng: Thiếu vitamin C khiến cho da thiếu collagen, từ đó xỉn màu và thiếu sức sống, các biểu hiện lão hóa, da nhăn nheo cũng xuất hiện rõ rệt hơn.

Trong khi đó thì với mái tóc, hậu quả dễ nhận thấy khi cơ thể thiếu vitamin C chính là tóc khô, xơ, dễ gãy, da đầu nhiều gàu, tóc rụng nhiều. Thiếu vitamin C cũng biểu hiện trên răng miệng với các dấu hiệu như nhiệt miệng, chảy máu chân răng…

Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm: Có rất nhiều bệnh nguy hiểm được cho là có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin C như hen, tim mạch, thiếu máu, bệnh scorbut hay ung thư…

VI. Tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều vitamin C

Công dụng của vitamin C đối với cơ thể gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Axit ascorbic (vitamin C) là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước rất cần thiết cho các chức năng sinh lý của cơ thể con người. Axit ascorbic là yếu tố quan trọng trong chuyển hóa protein và tổng hợp collagen, là dạng protein có trong mô liên kết.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi, nam giới cần bổ sung khoảng 90 mg vitamin C mỗi ngày, nữ giới cần ít hơn. Tuy nhiên, hấp thu vitamin C quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ và tương tác thuốc cho cơ thể.

Mức dụng nạp vitamin C tối đa cho cơ thể không gây hại là khoảng 2000 mg/ngày. Trẻ 1-3 tuổi cần bổ sung khoảng 400 mg, 650 mg đối với trẻ từ 4-8 tuổi và 1.200mg cho trẻ từ 9-13 tuổi. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều vitamin C:

Buồn nôn và tiêu chảy

Đây là những triệu chứng phổ biến nhất khi bổ sung quá nhiều vitamin C, đặc biệt khi uống vitamin C lúc đói. Nguyên nhân là do hiệu ứng thẩm thấu của vitamin trong đường tiêu hóa. Quá nhiều vitamin C có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

Điều này xảy ra khi vitamin không được hấp thụ đúng cách bởi hệ tiêu hóa, thường do bổ sung quá liều. Vấn đề này có thể được giải quyết khi giảm liều lượng hoặc tạm thời dừng sử dụng.

Sỏi thận

Các hợp chất của sỏi thận gọi là oxalate, được tạo ra khi vitamin C chuyển hóa. Oxalate này được bài tiết trong nước tiểu. Tuy nhiên, oxalate ở mức cao có thể kết hợp với canxi trong máu gây ra sỏi thận. Đây là khuyến cáo để những người có tiền sử gặp các vấn đề về thận như sỏi thận nên tránh xa việc bổ sung vitamin C liều cao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống hơn 1000 mg vitamin C có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người chỉ uống 90 mg mỗi ngày.

Hấp thụ sắt dư thừa

Một trong những đặc tính tuyệt vời của vitamin C là nó có thể làm tăng hấp thu sắt. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới những bệnh nhân bị bệnh hemochromat di truyền.

Bệnh tim mạch

Vitamin C có các đặc tính chống oxy hóa. Đây là yếu tố giúp ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh tật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin C cao có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt với những người đã có nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn.

Nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ thời kỳ mãn kinh hay người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ khoảng 300 mg vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, dữ liệu này chỉ dựa trên một số nghiên cứu và chưa có cơ sở vững chắc.

Cơ hội bị tổn thương di truyền

Trong một nghiên cứu với các đối tượng khỏe mạnh, vitamin C được dùng hàng ngày trong khoảng 6 tuần. Với liều 500 mg mỗi ngày, thiệt hại oxy hóa đã được xác định. Một vài nghiên cứu đã cho thấy, xu hướng pro-oxidant của vitamin C, đặc biệt khi dùng ở liều lượng cao.

Dựa trên điều này, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng vitamin C có thể gây tổn hại và thay đổi DNA, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh đe dọa tính mạng như ung thư.

Với các đối tượng dùng liều dưới 500 mg sẽ không gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, điều này cũng do bổ sung vitamin C không thông qua thực phẩm tự nhiên.

Can thiệp với thuốc làm loãng máu

Vitamin C được kết luận là có gây ra phản ứng bất lợi với một số loại thuốc. Vitamin C ở liều cao có thể gây ra sự tắc nghẽn chức năng loãng máu của các thuốc chống đông máu.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người đã uống thuốc có tác dụng chống đông máu không nên dùng nhiều hơn 1 gram vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, trong những trường hợp như vậy cần phải theo dõi thường xuyên cơ chế đông máu và lượng vitamin C trong cơ thể người đó.

Vitamin C liều cao cũng gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Với kết quả thử nghiệm bilirubin huyết thanh và creatinin huyết thanh, sự hiện diện vitamin C với số lượng cao đã cho thấy sự can thiệp, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.

Lượng vitamin C cao có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm đường trong máu. Trong trường hợp bạn được yêu cầu nên xét nghiệm công thức máu, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng thuốc bổ vitamin C.

Hỏng răng

Độ pH thấp của axít ascorbic có thể làm hỏng men răng khi dùng trong thời gian dài, men răng là lớp ngoài cùng, rất cứng giúp bảo vệ răng.

Phát ban

Một trong những phản ứng độc hại do dư thừa vitamin C là phát ban da, thường gặp ở trẻ sơ sinh, giống như dị ứng.

Mệt mỏi

Bổ sung vitamin C quá mức có thể gây mệt mỏi, chóng mặt và buồn ngủ.

VII. Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Có hơn 13 loại vi chất cần thiết cho cơ thể con người để tồn tại và phát triển, trong đó có vitamin C. Trong khi đó cơ thể của con người lại không thể tự sản xuất vitamin C như hầu hết các loài động vật khác.

Vì vậy, khi thiếu vitamin C sẽ xuất hiện một số bệnh như chảy máu cam, vết thương chậm lành, đặc biệt khi thiếu vitamin C dễ mắc bệnh scorbut (chảy máu nướu răng, có vết bầm tím dưới da thành nốt hay thành mảng, nhất là khi có va chạm nhẹ, nặng). Nếu một trường hợp bị bệnh sốt phát ban (sốt xuất huyết) mà bản thân cơ thể người đó đang bị thiếu vitamin C thì triệu chứng xuất huyết càng nặng hơn, đa dạng hơn.

Việc dùng vitamin C cần tuân theo tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên coi vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ). Cũng như không nên coi vitamin C như một thứ thuốc làm “mát” trong mùa nắng nóng. Mà mỗi gia đình cần cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày, chú ý đến bữa ăn của bà mẹ đang mang thai, nuôi con bú và trẻ em.

Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Với người bệnh tăng huyết áp không được dùng vitamin C dạng sủi vì loại này có natri clorid sẽ làm tăng vọt huyết áp sau khi uống. Các trường hợp đang bị sỏi tiết niệu hoặc tiền sử mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng không nên dùng hoặc nếu phải dùng thì nên dè dặt và phải có ý kiến của bác sĩ. Vitamin C có thể gây dị ứng nên cần hạn chế đến mức tối đa khi dùng dạng tiêm.

Viên sủi là một dạng bào chế đặc biệt nhằm tạo ra sự hấp dẫn và dễ chịu khi đưa thuốc vào cơ thể, cung cấp vitamin giúp cơ thể giảm mệt mỏi, làm việc hiệu quả. Trong viên sủi còn có các chất tạo màu và hương như hương chanh, hương cam, với mục đích tạo thành một thứ đồ uống giải khát thông thường, có đường để có vị ngọt. Tác dụng này đã gây một hiệu ứng tâm lý khá tốt, nhất là đối với trẻ em.

Tuy nhiên, nhiều người không biết cách hoặc sử dụng viên sủi chưa đúng cách: uống quá nhiều trong ngày, uống không đúng thời điểm, trong người đang có bệnh không thể uống viên sủi nhưng vẫn uống dẫn đến việc không những không khỏe mà còn nguy cơ gây bệnh.

Thuốc dạng sủi, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị, hay còn gọi là tá dược như chất tạo màu và tạo hương (hương chanh, hương cam) với mục đích giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn; chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành muối ăn và các bọt khí CO2.

Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.

Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi. Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn với lượng lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng của thuốc.

Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Một dạng thuốc đang dùng khá nhiều hiện nay là viên thuốc sủi bọt, khi hòa tan có mùi vị thơm ngon ngọt cứ trông như nước giải khát.

Viên sủi bọt C thông dụng hiện nay chứa 1g (1.000mg) vitamin C, trong khi nhu cầu khuyến cáo cung cấp hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg. Trong một số trường hợp thiếu vitamin đến độ ở tình trạng gọi là bệnh lý, khi ấy mới dùng vitamin liều cao gọi là liều điều trị. Vitamin C cũng thế.

Việc dùng vitamin C liều cao để trị cảm cúm hiện vẫn còn sự tranh cãi. Dùng vitamin C liều cao lâu ngày (quá 1g mỗi ngày) rất dễ bị các tác dụng phụ như đã nói ở trên.

Điều cần phải nhắc lại là những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng dạng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi. Bởi vì, bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa natri (do chứa natri bicarbonat hoặc natri carbonat nhằm phản ứng với acid citric cũng có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt).

Và vì vậy, có một số người không được dùng thuốc sủi bọt do phải kiêng muối, tức không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid). Nếu người đã bị tăng huyết áp mặc dù đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt.

Khi dùng Vitamin C, bạn nên dùng vào buổi sáng vì nếu bạn dùng buổi tối có thể gây khó ngủ. Phải dùng sau khi ăn, vì nếu bạn uống vào lúc bụng đói có thể gây xót dạ dày.

Ngoài việc tiêm, uống, vitamin C được dùng như một loại thực phẩm giải khát làm đẹp da với nhiều nguy cơ tiểm ẩn đối với sức khỏe.

Thận trọng khi dùng dịch vụ tiêm vitamin C

Dịch vụ tiêm C, truyền hoa quả, và đưa vitamin C vào da bằng máy xung điện để làm mát, mịn da với mức chi phí đa dạng từ 1 – 3 triệu đ/lần trị liệu đang khá phổ biến ở các thẩm mỹ viện và một số trung tâm y tế mùa hè này. Tuy nhiên đưa vitamin C vào cơ thể thế nào để hiệu quả, tránh những tai biến lại là cả một vấn đề.

Do tác động của tia tử ngoại, tế bào biểu mô tiết ra hắc tố melanin làm cho da sậm màu. Song, cũng có nhiều trường hợp da bị sạm do bệnh lý như: Suy thận mạn, thay đổi nội tiết, có thai…

Trong các trường hợp này dùng vitamin C liều cao để chữa sạm da không hiệu quả mà còn có những phản ứng phụ như: Tăng tiết bã nhờn da, nguy cơ sỏi thận… Một số người tiêm vitamin C liều cao, lâu dài (có khi 2-3 tháng) với hy vọng làm đẹp da, chống sạm da là chưa có cơ sở khoa học xác đáng.

Điều này có thể gây dị ứng vitamin C và một số bệnh khác do thừa vitamin C. Dùng vitamin C thường xuyên (như uống viên sủi, ngậm kẹo vitamin C) sẽ làm cho cơ thể quen đi, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt. Nếu dùng liều cao (1.000 mg mỗi ngày) kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, ở người thiếu men G6PD còn có thể bị tán huyết.

Hiện nay trên thị trường, dịch vụ tiêm C để giúp làn da mịn màng, mát mẻ khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ chuyên môn để tiêm C đúng, chuyên nghiệp. Dùng hình thức tiêm bắp (tiêm sâu dưới da) tuy an toàn nhưng người được tiêm sẽ có cảm giác đau xé da và đau rất lâu. Tiêm ven đỡ đau hơn nhưng nếu kỹ thuật tiêm kém, mũi tiêm chêch ra khỏi ven sẽ có thể gây biến chứng hoại tử da.

Hấp thụ tự nhiên: Chậm nhưng chắc

Mặc dù có những nguy hiểm trên nhưng phải thừa nhận vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trên da, là một chất chống ôxy hóa mạnh, tham gia vào quá trình sản xuất colagen cần thiết cho da.

Vitamin C bổ sung cho cơ thể thường xuyên đúng cách là biện pháp dưỡng da, giảm quá trình lão hóa hữu hiệu. Vì vậy, định kỳ bạn có thể đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn uống C sủi hoặc tiêm một mũi vitamin C định kỳ.

Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Cách uống vitamin C dạng sủi đúng cách nhất.

Để tránh những tai biến và tác dụng phụ khi dùng vitamin C, thay vì tiêm, dùng liều cao trong một thời gian ngắn khiến cơ thể khó hấp thu, bạn nên chú ý đến các phương pháp hấp thu vitamin tự nhiên.

Trong một hai ngày bạn khó có thể thấy ngay tác dụng. Nhưng dùng phương pháp hấp thụ tự nhiên hàng ngày cơ thể sẽ thích nghi tốt hơn và hiệu quả đẹp da, tăng sức đề kháng sẽ lâu dài hơn.

Chế độ ăn uống: Để có làn da mát mẻ trong mùa hè, bạn tuyệt đối tránh ăn nhiều mỡ, đường, chất cay, nóng, đồ uống có gas… Hãy bồi dưỡng và nâng cấp làn da với những loại quả có màu vàng, đỏ (giàu vitamin A và C) rất sẵn trong mùa hè: Đu đủ, gấc, cà chua, bí đỏ, xoài, cam, quýt, dứa…

Chúc các bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.

You may also like

You cannot copy content of this page