Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I. Sau xạ trị ung thư có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Bố em bị ung thư phổi giai đoạn 3, đã điều trị hóa chất được 4 đợt và chuẩn bị sang giai đoạn xạ trị. Hiện tại bố em đã truyền xong và về nhà, tuy nhiên, em đang mang thai ở tháng thứ 4, vậy cho em hỏi nếu bố em xạ trị và đi về nhà như thế thì liệu xạ trị có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh không ạ? Em cảm ơn!

Trần Thanh Hà(Thanh Hóa)

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xin trả lời với em là hoàn toàn không ảnh hưởng gì vì xạ trị ở đây là xạ trị ngoài, người ta sử dụng năng lượng bức xạ cao chiếu vào trong vùng xạ (vùng tổn thương) để phá hủy các tổn thương ở phổi. Và sau khi bệnh nhân đi ra khỏi phòng xạ trị thì không còn gây ảnh hưởng gì đối với người xung quanh.

Ngay cả đối với bản thân bệnh nhân thì di chứng cũng chỉ ở những giai đoạn sau chứ không phải là ngay tức thì. Do đó, trường hợp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bản thân em và mọi người xung quanh.

Còn nếu sử dụng đồng vị phóng xạ dạng uống, ví dụ như điều trị ung thư tuyến giáp, dùng thuốc iod 131 thì những chất thải của bệnh nhân như mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, phân… có thể bị nhiễm xạ. Trường hợp này bệnh nhân nên lưu lại bệnh viện 24 giờ, sau đó về nhà sinh hoạt bình thường.

Hiện nay, kỹ thuật tiến bộ nên thời gian cách ly ngày càng rút ngắn hơn, tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên cẩn thận, lưu lại bệnh viện 24 giờ vì tại bệnh viện đã có sẵn quy trình xử lý chất thải của bệnh nhân để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bệnh nhân sau xạ trị có gây nguy hiểm cho người thân khi tiếp xúc hay không?

Cho đến thời điểm hiện nay, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị được xem như phương pháp “tối ưu” trong điều trị ung thư. Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ khối u trong cơ thể. Với những khối u lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định truyền hóa chất hoặc chiếu xạ đốt khối u trước phẫu thuật (hóa trị bổ trợ hoặc xạ trị bổ trợ).

Xạ trị dùng các chất phóng xạ tác động vào khu vực ung thư. Xạ trị thu nhỏ khối u trước phẫu thuật kèm thêm một đợt hóa chất sau phẫu thuật nhằm hạn chế tối đa nguy cơ ung thư tái phát.

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Trước tiên, phải khẳng định sau khi ra khỏi phòng xạ trị, bệnh nhân không còn mang theo trên người những tia xạ đó nữa nên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe người khác. Mặt khác, các phòng xạ trị cũng được xây dựng theo tiêu chuẩn thế giới, tường xây dày 25-30 cm, theo quy chuẩn rất khắt khe, nên hạn chế tối đa tia xạ phát tán ra bên ngoài.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống đồng vị phóng xạ I 131 diệt tế bào ung thư. Phóng xạ I 131 sẽ rời khỏi cơ thể trong vòng vài tuần, chủ yếu là qua nước tiểu, nhưng cũng có thể qua nước bọt, và phân.

Để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới những người xung quanh, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc trong vòng vài ngày sau điều trị:

– Hạn chế xuất hiện ở nơi công cộng, không nên đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng.

– Uống nhiều nước để loại bỏ đồng vị phóng xạ I 131 ra khỏi cơ thể.

– Duy trì khoảng cách an toàn với người khác > 1m.

– Sau khi dùng toilet: rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dội rửa toilet vài lần sau khi sử dụng.

– Sử dụng những dụng cụ ăn uống hằng ngày riêng, khăn tắm riêng; quần áo cũng giặt riêng.

– Tránh hôn hoặc quan hệ tình dục.

Người thân cũng nên chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân (qua mồ hôi, nước miếng…) trong vòng 48 giờ sau khi uống. Đặc biệt, bạn gái chưa kết hôn hoặc đang mang thai thì nên tuyệt đối không tiếp xúc với bệnh nhân uống đồng vị phóng xạ trong vòng một tháng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Nếu bạn được xạ trị từ bên ngoài, bạn không mang tính phóng xạ và không cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để bảo vệ những người xung quanh khỏi các bức xạ.

Quá trình điều trị được thực hiện trong những phòng đặc biệt có phóng xạ. Các bác sĩ xạ trị không ở trong phòng trong quá trình điều trị nhưng có thể nhìn thấy bạn và nói chuyện với bạn qua hệ thống liên lạc trong suốt quá trình điều trị.

Nếu bạn được cho thuốc xạ trị chẳng hạn như iod phóng xạ, nó sẽ rời khỏi cơ thể trong vòng vài tuần, chủ yếu là qua nước tiểu, nhưng cũng có thể qua nước bọt, và phân. Để giảm nguy cơ tiếp xúc cho những người khác, bạn sẽ được yêu cầu tuân thủ một số hướng dẫn cơ bản trong vòng vài ngày sau điều trị.

Đối với liệu pháp xạ trị từ bên trong, chất phóng xạ được niêm phong bên trong vật đựng bằng kim loại. Nếu được cấy vào cơ thể tạm thời, bạn sẽ cần phải thực hiện một số biện pháp an toàn đặc biệt chỉ khi phóng xạ còn nằm bên trong cơ thể để tránh phóng xạ tiếp xúc với những người xung quanh.

Những dịch cơ thể như nước tiểu, mồ hôi, máu hoặc phân thường không được xem là có tính phóng xạ và không cần phải có những biện pháp phòng vệ đặc biệt nào. Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chuyên biệt hơn.

Nếu bạn cần phải ở lại bệnh viện khi cấy, thường bạn sẽ được ở trong một phòng riêng. Mặc dù các y tá và những nhân viên chăm sóc khác cho bạn không thể ở lại trong phòng lâu được nhưng họ vẫn có thể cung cấp cho bạn tất cả sự chăm sóc cần thiết. Cũng cần phải giới hạn khác viếng thăm khi bạn nguồn phóng xạ đang trong người bạn.

Hầu hết các bệnh viện không cho phép những phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ hơn 18 tuổi được thăm bệnh nhân đang mang nguồn phóng xạ. Khách viếng thăm phải ngồi cách xa ít nhất 1,8m trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày (10 đến 30 phút).

Đối với những nguồn phóng xạ được cấy vĩnh viễn, độ phóng xạ của chúng sẽ yếu hơn và bệnh nhân thường có thể về nhà sau khi cấy ghép. Nếu bạn được cấy vĩnh viễn, bạn sẽ cần phải tránh tiếp xúc gần với những người khác trong vòng vài ngày đầu khi phóng xạ có tính hoạt động cao nhất. Nguồn phóng xạ sẽ mất dần năng lượng mỗi ngày.

Trong vòng từ vài tuần đến vài tháng sau khi cấy, bạn sẽ được yêu cầu không được tiếp xúc gần hằng ngày đối với những phụ nữ có thai, trẻ em trong vòng nhiều hơn vài phút. Bạn cũng thường được khuyên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ trong một giai đoạn ngắn. Các bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu như có những lưu ý cẩn trọng chuyên biệt nào khác mà bạn cần phải thực hiện tại nhà.

II. Những điều cần biết về xạ trị ung thư

1. Xạ trị là gì, có mấy phương pháp xạ trị?

Xạ trị là dùng những hạt năng lượng cao hoặc sóng để tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau rát da. Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, cho biết xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả bệnh nhân đều biết khi nào cần xạ trị và tác dụng phụ của liệu pháp này.

Xạ trị còn được gọi là liệu pháp xạ, có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc thuốc. Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng.

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Các bác sĩ thực hiện cần được đào tạo chuyên về xạ trị để xác định đúng liều lượng bức xạ mà bệnh nhân có thể nhận, từ đó đưa ra chỉ định phù hợp. Về cơ bản liều lượng tia xạ cần căn cứ vào từng ca cụ thể, thể trạng bệnh nhân, loại ung thư và vị trí khối u.

Cần đưa tia xạ với liều lượng phù hợp tới vùng có khối u càng chính xác càng tốt, đồng thời đảm bảo an toàn cho những tế bào lành xung quanh.

“Khi nào tôi cần xạ trị” là câu hỏi phổ biến của nhiều bệnh nhân ung thư. Trên thực tế, xạ trị được áp dụng nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Cứu chữa hoặc giảm nhẹ.

Xạ trị cứu chữa được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ hy vọng phương pháp điều trị này (áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác) có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi lây lan, hoặc làm u co nhỏ lại rồi mổ lấy ra.

Xạ trị giảm nhẹ được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã lan ra sát cột sống, thực quản hoặc phổi.

Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, trong và xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.

Xạ ngoài là dùng máy để hướng trực tiếp chùm bức xạ tới vùng khối u. Có 6 cách xạ ngoài:

– Xạ trị điều biến liều (IMRT) là dùng các chùm bức xạ được điều chỉnh đúng với hình dáng khối u để giảm thiểu tổn thương các mô lành xung quanh.

– Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT): Cần chụp ảnh khối u để lên kế hoạch và hướng điều trị riêng biệt.

– Xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT): Chụp ảnh khối u ba chiều, chiếu chùm bức xạ liều cao thẳng vào khối u, nhờ đó giảm đáng kể lượng bức xạ ảnh hưởng tới các tế bào khác.

– Xạ phẫu: Chiếu các chùm tia xạ tập trung từ nhiều hướng phát ra một liều xạ mạnh nhắm thẳng vào khu vực khối u.

– Xạ trị lập thể: Dựa vào hình ảnh chi tiết, lập kế hoạch điều trị bằng máy tính 3D và thiết lập chiến lược điều trị để đưa ra liều lượng chính xác nhất.

– Xạ trị bằng máy cung cấp liều xạ từng lát, có thể sử dụng để diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Xạ trị trong sử dụng một dạng thức có tên gọi là xạ áp sát. Theo đó, tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u.

Xạ trị hệ thống: Bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm thuốc phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư.

Để đảm bảo độ an toàn tối ưu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, các bác sĩxạ trị cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị chính để đưa ra phương thức xạ tốt nhất cho từng ca cụ thể. Mỗi phương án điều trị được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân, loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u cũng như tiền sử bệnh của từng người.

Suốt nhiều thập kỷ qua, xạ trị được chứng minh giúp điều trị triệt để nhiều loại ung thư, song nó cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Tác dụng này khác nhau ở từng bệnh nhân, trong đó cảm giác mệt mỏi là phổ biến nhất. Tác dụng phụ cấp tính thường gặp là đau rát da quanh vùng xạ.

Các cảm giác này sẽ biến mất dần khi liệu trình xạ trị kết thúc. Dù vậy không phải tất cả bệnh nhân đều bị tác dụng phụ, điều này có thể liên quan đến tiền sử bệnh, cấu tạo gene và thói quen sinh hoạt.

2. Bệnh nhân đang mang thai có thể điều trị xạ trị?

Bệnh nhân mang thai bị ung thư ở vị trí cách xa vùng chậu có thể được điều trị bằng xạ trị sau khi đã thảo luận với bác sỹ chuyên khoa xạ trị. Còn với những bệnh nhân mang thai, bị ung thư ở vùng chậu sẽ phải cân nhắc cẩn thận.

Các bác sỹ sẽ thảo luận với bệnh nhân về phác đồ điều trị cụ thể: nên tiến hành xạ trị, trì hoãn việc điều trị, chấm dứt mang thai hay sử dụng phương pháp điều trị thay thế khác…

3. Xạ trị có ảnh hưởng đến việc có con sau này không?

Với những bệnh nhân chiến thắng ung thư, việc sinh con là một quyết định khó khăn cho cả nam và nữ. Họ phải cân nhắc nhiều thứ trước khi quyết định mang thai. Thông thường, việc mang thai sau điều trị ung thư là an toàn cho cả mẹ và bé.

Việc mang thai dường như không làm tăng nguy cơ ung thư tái phát. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể được yêu cầu phải đợi một vài năm trước khi cố gắng sinh con.

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị là gì, xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Thời gian chờ đợi này phụ thuộc vào một số yếu tố như: loại ung thư và giai đoạn, phương pháp điều trị và tuổi của phụ nữ. Một số chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu, sau khi kết thúc điều trị. Họ cho rằng những trứng hỏng sẽ rời khỏi cơ thể trong vòng 6 tháng đầu tiên.

Một số chuyên gia khác khuyến cáo phụ nữ nên chờ từ 2 đến 5 năm trước khi cố gắng mang thai. Vì ung thư nhiều khả năng sẽ tái phát trong những năm này và điều trị ung thư trong thai kì phức tạp hơn

Không có khuyến cáo chắc chắn nào về việc bệnh nhân nam sau điều trị ung thư phải chờ bao lâu. Nhưng các chuyên gia thường khuyên nên đợi từ 2 đến 5 năm. Tinh trùng có thể bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư và nên được thay thế trong 2 năm.

Nhiều bệnh nhân ung thư lo lắng rằng sau này sinh con, con họ cũng bị ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đứa trẻ sinh ra từ bố/mẹ bị ung thư không có nguy cơ cao hơn so với những đứa trẻ có bố/mẹ khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số bệnh ung thư di truyền từ cha mẹ sang con thông qua gen. Nếu bệnh nhân mắc một trong những bệnh ung thư di truyền này, con cái họ có thể có nguy cơ cao hơn.

Với những bệnh nhân này, họ có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh qua ống nghiệm và kiểm tra sự thay đổi gen di truyền ở các trứng đã được thụ tinh. Chỉ những phôi không có gen đột biến mới được sử dụng. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về nguy cơ ung thư và di truyền cho con cái.

Tổng hợp tất cả những phương pháp chữa trị ung thư tốt nhất hiện nay

Ung thư là 1 bệnh nan y song cho tới nay khi khoa học đã phát triển mà vẫn chưa thể tìm được những biện pháp trị ung thư dứt điểm. Tuy nhiên thì nhờ có khoa học phát triển thì cũng từ lâu đã việc điều trị căn bệnh ung thư cũng từ lâu đã được cải thiện hơn hẳn, mở ra được Nhiều hy vọng hơn cho người bệnh ung thư.

Mỗi biện pháp trị ung thư sẽ có những ưu & nhược điểm khác nhau. vì đó, thì thông thường những thầy thuốc sẽ phối hợp những phương pháp lại với nhau nhằm cho 1 kết quả chữa khả quan nhất. Cụ thể 1 số phương pháp trị ung thư hiện tại có thể kể tới như:

Phẫu thuật trị ung thư

Tổng hợp tất cả những phương pháp chữa trị ung thư tốt nhất hiện nay

Đây là phương pháp thường hay được sử dụng để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận có chứa những tế bào ung thư. cách này thường được dùng ở giai đoạn đầu và mang lại hiệu quả tương đối khả quan do Thời điểm này 1 số tế bào mới phát triển đồng thời chưa lan sang bộ phận khác.

Trong phẫu thuật thì được biến thành Rất nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất vẫn là giải phẫu chẩn đoán, giải phẫu xác định giai đoạn, giải phẫu cắt bỏ khối u.

Phẫu thuật chẩn đoán: Đây là phương pháp nhằm xác định xem còn có sự có mặt của tế bào ung thư ở cơ quan đó hay không. Việc làm Thời điểm này là một số bác sĩ sẽ cắt hay là rạch 1 vết nhỏ trên da để xác định 1 số mô nghi ngờ ung thư.

Phẫu thuật xác định giai đoạn: Đây là cách thực hiện khi đã xác định chắc chắn rằng đã bị ung thư. phương pháp phẫu thuật này nhằm Giúp những thầy thuốc có khả năng xác định được quá trình & kích thước của khối u và đo được mức độ dic ăn để còn có một số biện pháp trị kịp thời.

Giải phẫu cắt bỏ khối u: biện pháp này thường được sử dụng ở giai đoạn đầu của ung thư. Hiện nay các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm cắt bỏ những khối u đồng thời những mô xung quanh, biện pháp này thì hay được phối hợp với cả xạ trị hoặc là hóa trị để mang lại 1 số kết quả tốt nhất.

Xạ trị chữa ung thư

Tổng hợp tất cả những phương pháp chữa trị ung thư tốt nhất hiện nay 2

Xạ trị là biện pháp dùng 1 số tia bức xạ có nguồn năng lượng cao nhằm chiếu trực tiếp vào vị trí của 1 số khối u ác tính nhằm phá hủy hay là teo nhỏ khối u hạn chế sự phát triển của nó. Xạ trị thì thường được dùng khi căn bệnh chưa di căn.

Xạ trị có thể dùng riêng lẻ đồng thời còn có thể kết hợp với các cách khác để mang lại hiệu quả hơn như giải phẫu phối hợp xạ trị. Khi xạ trị phối hợp với giải phẫu thì có thể Sử dụng xạ trị trước hay là sau đều được đều mang lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh.

trong xạ trị thì cũng có Rất nhiều loại khác nhau, có thể kể tới như xạ trị ngoài là chiếu tia xạ từ phía ngoài vào cơ thể, xạ trị ở trong là Sử dụng chiếc hộp bé có chứa phóng xạ đặt vào các hốc tự nhiên của thân thể & căm trực tiếp vào những bộ phận có chứa khối u ác tính, xạ trị chuyển hóa là người bị bệnh sẽ được Sử dụng hoặc tiêm chất phóng xạ I313 vào cơ thể.

phương pháp xạ trị này thì thường hay sẽ đi kèm các tác dụng phụ đối với cả bệnh nhân như sẽ khiến cho người bị bệnh mệt mỏi, sốt cao, tiêu chảy….Có những tác dụng phụ này là do sử dụng cách này thì không chỉ mỗi tế bào ung thư bị tiêu diệt mà ngay cả một số tế bào khỏe mạnh khác cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Tuy nhiên thì thường hay những tác dụng phụ này cũng chỉ xảy ra ở trong thời gian ngắn sau xạ trị, nên người bị bệnh có thể yên tâm.

Hóa trị trị ung thư

Tổng hợp tất cả những phương pháp chữa trị ung thư tốt nhất hiện nay 3

Hóa trị là biện pháp những bác sĩ sử dụng 1 Lượng hóa chất nhằm tiêm vào cơ thể nhằm xóa bỏ các tế bào ung thư trong thân thể. Đây là các hóa chất rất đặc biệt cần chỉ được dùng khi một số bác sĩ chỉ định đồng thời không 1 hiệu thuốc nào bán cả.

Hóa trị thường được áp dụng phối hợp với xạ trị & phẫu thuật hơn là dùng riêng lẻ, do đây là biện pháp để loại bỏ các tế bào ung thư còn lại sau khi xạ trị & giải phẫu. hơn thế nữa, thì hóa trị cũng được Dùng nhằm kéo dài sự sống khi một số tế bào ung thư từ lâu đã di căn, và nó Giúp khiến cho giảm sự đau đớn của một số khối u tác động lên người bệnh.

Tương tự như với xạ trị thì hóa trị cũng có 1 số tác dụng phụ đối với cả người bệnh khi 1 số hóa chất này được tiêm vào thân thể do chúng chẳng thể phân biệt được đâu là tế bào ung thư đâu là tế bào khỏe mạnh.

song người bệnh cũng có thể yên tâm vì 1 số mệt mỏi, hoặc tác dụng phụ khác sau hóa trị cũng sẽ biến mất nếu bệnh nhân có được một chế độ sinh hoạt & dinh dưỡng phù hợp nhất

Ngoài các phương pháp trị phổ biến như trên thì Hiện nay còn nhiều biện pháp khác có khả năng kể tới như điều trị ung thư bằng cách nội tiết, điều trị ung thư bằng biện pháp miễn dịch

Khoa học càng ngày càng phát triển thì sẽ mở ra thêm Nhiều cơ hội điều trị ung thư cho bệnh nhân. nhưng điều trọng nhất ở trong việc chữa trị ung thư chính là ở bản thân người bệnh. người bệnh nên phải giữ một tinh thần lạc quan, ý chí chống chọi sẽ Hỗ trợ cho kết quả chữa trị được tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

  • 1. Quy trình hướng dẫn, chăm sóc bệnh nhân khi xạ trị – Khoa xạ trị- xạ phẫu – Bệnh viện TWQĐ 108
  • 2. Having a Baby After Cancer: Pregnancy/Cancer.Net
  • 3. Radiotherapy- what patients need to know/IAEA
  • 4. What to Know About Pregnancy After Cancer

You may also like

You cannot copy content of this page