Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửChữa bệnh về dạ dày Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Em nghe nói tới việc dùng thuốc giảm đau gây hại tới dạ dày, vậy nếu trường hợp bị đau dạ dày thì có được dùng thuốc giảm đau không ạ.

Em rất muốn biết liệu đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không, có thuốc nào giảm đau không gây hại dạ dày trên thị trường hiện nay không? Gia đình em có người bị đau dạ dày nên em rất muốn biết điều này, mong chuyên mục tư vấn trả lời giúp em với. Em xin cảm ơn!

( Nguyễn Hoàng Phan Anh, 18 tuổi – Hà Nội )

I. Giải đáp việc bị đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Chào Phan Anh! Cảm ơn câu hỏi thú vị của bạn, tin chắc có rất nhiều người cũng đang có chung thắc mắc “Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không” này, đặc biệt là những người đang bệnh đau dạ dày.

Như chúng ta đã biết, đau dạ dày thường là những cơn đau dữ dội do tổn thương tại dạ dày gây ra, đau kéo dài do viêm loét khiến người bệnh đứng ngồi không yên. Để chế ngự các cơn đau người bệnh thường tìm tới thuốc giảm đau dạ dày uống với hi vọng dứt cơn đau khỏi bệnh.

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau tuyệt đối không nên bởi thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ có thể gây ra, tác hại tới dạ dày cũng có nên khi dùng thuốc giảm đau cần đặc biệt lưu ý.

II. Vậy có những loại thuốc giảm đau nào hiện nay?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giảm đau dạ dày được áp dụng sử dụng. Thường được chia làm 3 loại khác nhau gồm:

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

 – Thuốc giảm đau loại Morphin

Đây là nhóm thuốc có đặc tính giảm đau mạnh, thường dùng trong trường hợp bị những cơn đau nặng nghiêm trọng. Tuy nhiên thuốc có đặc tính gây nghiện nên không được lạm dụng, được dùng kiểm soát bệnh khá nghiêm ngặt và không dùng quá 7 ngày.

 – Thuốc giảm đau loại Pracetamol

Thuốc giảm đau này gồm thuốc thông dụng như Pracetamol và thuốc chống viêm không Steroid.

Nhóm thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp giảm đau, hạ sốt do bệnh cúm, viêm đường hô hấp, đau râng, sau phẫu thuật, đau đầu, đau xương khớp. Hoặc dùng dự phòng huyết khối, tắc mạch trong trường hợp bị bệnh tăng huyết áp như: viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, hẹp van 2 lá.

Ngoài ra thuốc Pracetamol và thuốc chống viêm không Steroid còn được dùng để nghiên cứu dự phòng và điều trị bệnh Polip đại tràng, Bệnh Alzheimer…

 – Thuốc giảm đau hỗ trợ

Là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ hoặc thuốc dùng kết hợp với các thuốc giảm đau ở nhóm trên để giảm tác dụng không mong muốn có thể gây ra.

Như vậy, thuốc giảm đau có rất nhiều loại khác nhau và chỉ định áp dụng trị bệnh còn phụ thuộc vào bệnh lý người bệnh mắc phải và chỉ định dùng. Tuyệt đối thuốc giảm đau dạ dày không phải một loại nên không thể áp dụng cho mọi cơn đau tại vị trí, bệnh lý khác nhau. 

III. Cảnh giác thuốc giảm đau gây hại tới dạ dày

Như bạn Phan Anh có nói ở trên là nghe nói dùng thuốc giảm đau có thể gây hại tới dạ dày. Điều này hoàn toàn đúng vì khi dùng thuốc giảm đau tác dụng phụ luôn được các nhà y học khuyến cáo hàng đầu đó là cẩn trọng tác dụng phụ viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid.

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Sở dĩ hay gặp phải tác dụng phụ này nhất khi dùng thuốc giảm đau là do thuốc làm tổn thương bào mòn trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác còn làm giảm chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc.

Nên khi sử dụng một số loại thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây phá hoại dạ dày gây ra một số căn bệnh như: Bệnh đau dạ dày, bệnh viêm loét thượng vị, viêm loét dạ dày – tá tràng, chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng.

Ví dụ một số thuốc giảm đau hay dùng có tác dụng gây hại tới dạ dày như: 

Thuốc giảm đau Ibuprofe

Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng do ức chế sự tổng hợp và phóng thích của prostaglandin. Hay dùng trong giảm đau nhiều nhưng tác dụng phụ không mong muốn có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu đường ruột.

Thuốc giảm đau Aspirin

Trước đây thuốc Aspirin  có tác dụng giảm đau, kháng viêm tốt nên rất hay dùng, tuy nhiên ngày nay khuyến cáo ít dùng thuốc aspirin hơn vì thuốc có thể gây viêm loét dạ dày cao, làm giảm quá trình đông máu và nhiều tác dụng phụ khác rất nguy hiểm.

Thuốc giảm đau Indomethacin

Hay dùng trong trường hợp bị viêm đau khớp xương cấp và mãn tính. Tuy nhiên thuốc indomethacin đang ngày càng ít được dùng vì có thể gây tác dụng phụ viêm loét dạ  dày – ruột, rối loạn đông máu.

Thuốc giảm đau Diclofenac (voltaren, diclofen)

Thuốc giảm đau này có khả năng giảm đau nhanh, chống viêm tốt nên hay dùng trường hợp đau nhức do thoái hóa, thấp khớp, đau lưng đau hông.

Tuy nhiên khi dùng cần chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày vì có thể gây chảy máu đường ruột, dạ dày rất cao nếu dùng kéo dài.

IV. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau cần ghi nhớ

Không thể phủ nhận vai trò của thuốc giảm đau trong các trường hợp giảm đau nhanh cho bệnh nhân. Tuy nhiên khi lựa chọn đúng thuốc,  phù hợp với tính chất, cường độ cơn đau để phát huy tốt tác dụng của thuốc mà không gây ra tác dụng phụ đe dọa tới sức khỏe người bệnh.

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày có được uống thuốc giảm đau không?

Nguyên tắc cơ bản trong dùng thuốc giảm đau mọi người có thể biết như:

  • Không lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài nhiều ngày do bệnh mãn tính,
  • Không dùng thuốc giảm đau cho trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Áp dụng thuốc giảm đau trong trường hợp nhẹ, vừa, nặng theo thuốc mà bác sĩ chỉ định, người bệnh không thể tự ý dùng thuốc giảm đau.
  • Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không có tác dụng chữa khỏi bệnh vì vậy tuyệt đối không sử dụng mình thuốc giảm đau chữa bệnh.
  • Phối hợp thêm các loại thuốc khác cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giảm nguy cơ dùng thuốc giảm đau gây hại cho dạ dày thì người bệnh nên dùng sau khi ăn, dùng hàm lượng liều dùng theo chỉ định bác sĩ để phối hợp dùng thuốc cho hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Theo: Benhduongtieuhoa.

You may also like

You cannot copy content of this page