Những món ăn đem lại may mắn đầu năm của Việt Nam và các nước láng giềng
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Nếu như ở Việt Nam có bánh chưng, bánh tét thì ở các nước láng giềng chúng ta cũng có những món ăn đặc trưng riêng cho ngày Tết. Những món ăn may mắn đầu năm đó còn tượng trưng cho sự may mắn và mong ước của người dân để hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.
Table of Contents
1. Trung Quốc ăn gì đầu năm để may mắn – Bánh bao, sủi cảo, há cảo
Tết âm lịch ở Trung Quốc thường kéo dài trên 10 ngày. Trong những ngày đó, bữa tối của ngày đầy năm mới được xem là bữa ăn quan trọng nhất.
Vì là bữa cơm sum họp đầu năm nên mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt. Có rất nhiều món ăn được dùng trong bữa ăn này nhưng phổ biến nhất là bánh bao và cá.
Món bánh bao tượng trưng cho sự may mắn, còn món cá tượng trưng cho sự dư giả, sung túc cho gia chủ. Cả hai món ăn đều tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng cho mọi người.
Bên cạnh đó, món sủi cảo có hình giống quan tiền cũng là một món ăn rất được ưa chuộng ở Trung Quốc vào những ngày đầu năm mới này.
Đối với người Trung Quốc, bữa cơm đầu năm là bữa ăn quan trọng nhất. Trong dịp này, các thành viên trong gia đình đoàn tụ, các thế hệ sum vầy ấm áp. Họ không chỉ quây quần thăm viếng, chúc nhau một năm mới an lành mà còn cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống để cầu may mắn.
Người Trung Quốc rất coi trọng đến phong tục đặc biệt là trong ngày Tết, cho nên bàn tiệc đầu năm của họ có rất nhiều những món ăn may mắn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cá và bánh bao.
Hai món ăn này mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, no ấm. Trong đó, từ “cá” phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”. Bên cạnh đó, món mì trường thọ và bánh sủi cảo hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn mang lại may mắn cho cả năm.
Tùy theo vùng miền mà món ăn “may mắn” ở Trung Quốc rất khác nhau. Người miền Bắc có thói quen ăn sủi cảo vào đêm giao thừa và sáng mùng Một. Sủi cảo xuất hiện từ hơn 1.800 năm trước với mục đích ban đầu là… chữa bệnh.
Thời Đông Hán có vị lương y dùng mì miếng lớn gói thực phẩm tính nhiệt để cân bằng các dược phẩm mang tính hàn. Đến đời nhà Minh và nhà Thanh, món ăn này mới trở nên phổ biến.
Sủi cảo có hình dạng như nén bạc, ngụ ý tiền bạc vào đầy nhà. Nhân sủi cảo cũng đa dạng, nhân rau trộn thịt đồng âm với “có của”, nhân ngọt tượng trưng cho năm mới ngọt ngào tốt đẹp, nhân đậu phộng có ý nghĩa trường thọ…
Người miền Nam lại có tập tục ăn chè trôi nước, với ước mong gia đình đoàn viên, phúc thọ mỹ mãn. Ngoài ra, bữa cơm cuối năm của người Trung Quốc thường không thể thiếu món cá, do từ “cá” đồng âm với từ “dư”, với ngụ ý “năm nào cũng dư thừa”.
2. Món ăn đầu năm mới ở Hàn Quốc – Canh Tteokguk
Hàn Quốc có một món ăn đặc trưng cho ngày đầu năm mới là món canh Tteokguk. Món canh này được làm từ bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành hoa.
Người Hàn Quốc sử dụng món ăn này với mong ước cả gia đình sẽ có được sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn. Canh Tteokguk thường được ăn kèm với kim chi.
Theo phong tục, người Hàn Quốc trong ngày đầu năm mới sẽ nấu canh Tteokguk (gồm bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành hoa) để thưởng thức và cầu may mắn.
Mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới. Món canh Tteokguk ăn cùng với kim chỉ cải thảo hoặc kim chỉ củ cải trắng sẽ hấp dẫn và đậm đà hơn.
3. Người Mông Cổ ăn gì trong dịp Tết – Bánh bao nhân thịt cừu
Người Mông Cổ gọi Tết là Tsagaan Sar, có nghĩa là “mặt trăng trắng”. Tết Mông Cổ được tính theo lịch Tạng, nên mỗi năm khi gần Tết thường có nhiều tranh cãi nên chọn ngày nào là thích hợp. Người Mông Cổ ăn Tết không thể thiếu bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, bánh ngọt và trà sữa.
Đặc biệt bánh buuz (giống như bánh bao) là món ăn quý dành để đãi khách. Bánh buuz không lớn, thường có nhân bằng thịt cừu và ít rau cải, vỏ bằng bột mì không lên men. Khi ăn phải hút hết dầu rồi mới thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh.
Tết cổ truyền của Mông Cổ cũng được kéo dài 3 ngày như ở Việt Nam. Món ăn được người Mông Cổ ưa chuộng trong những ngày Tết là bánh bao nhân cừu và sữa ngựa.
Đây cũng là món ăn mà người Mông Cổ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bữa cơm sum họp của người Mông Cổ dĩ nhiên cũng phải đầy đủ thành viên trong gia đình để đón giao thừa và cầu chúc cho một năm mới an lành.
Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng 3 Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa.
Những món này cũng hiện diện trong bữa ăn hằng ngày của họ nhưng sẽ được chăm chút hơn vào ngày Tết. Đó là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi, uống cùng sữa ngựa lên men hoặc trà nóng. Mọi người cũng sẽ quây quần đón giao thừa trong không khí ấm cúng, cầu năm một năm sung túc, an lành.
4. Singapore, Malaysia dịp năm mới thường ăn món gì để cầu mong một năm nhiều tài lộc
Món ăn đặc trưng của người Singapore và Malaysia trong ngày Tết nguyên đán là Yu Sheng. Món ăn này được làm từ cá hồi và rau củ. Món Yu Sheng này thường được trộn chung với nước sốt để ăn.
Các thành phần chế biến món ăn cũng mang rất nhiều ý nghĩa: cá hồi tượng trưng cho sự may mắn, cà rốt tượng cho sự phát đạt, dưa leo tượng trưng cho sự trẻ trung, dầu ăn tượng trưng cho sự phát tài.
Khi món ăn được dọn ra sẽ được bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh, người ăn sẽ xới tung tất cả lên sao cho càng cao càng tốt, nhưng không được làm rơi ra ngoài và hét lohei (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức.
Bên cạnh đó, người dân Malaysia và Singapore thêm cá vào món Yu Sheng để cầu may mắn, thêm cà rốt để cầu cho phát đạt, thêm dưa leo cầu trẻ mãi không già, và thêm dầu lên trên các nguyên liệu với ngụ ý tăng may mắn, phát tài.
Về mặt ẩm thực, khi nhắc đến món ăn mang ý nghĩa may mắn trong dịp đầu năm mới của Singapore thì chúng ta không thể nói đến món Yu Sheng – gỏi cá thịnh vượng.
Người Singapore (đặc biệt là giới kinh doanh và thương nhân) rất yêu thích thưởng thức món ăn này trong mỗi dịp năm mới (đặc biệt là ngày thứ 7 của tháng Giêng), bởi đây là món ăn biểu tượng cho thành đạt, an khang và thịnh vượng.
Khi nhắc đến món ăn mang ý nghĩa may mắn trong dịp đầu năm mới của Singapore thì chúng ta không thể nói đến món Yu Sheng – gỏi cá thịnh vượng
Yu Sheng là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua… Khi món ăn được dọn ra sẽ được bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh, người ăn sẽ xới tung tất cả lên sao cho càng cao càng tốt, nhưng không được làm rơi ra ngoài và hét “lohei” (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức.
5. Lạp là món ăn mang lại sự may mắn của đất nước nào – Lào
Tết của người Lào có tên là Songkran. Trong những ngày lễ lớn này, món ăn mà người Lào sử dụng là món lạp được chế biến từ thịt gà và bò tươi. Người ta thường dùng món lạp ăn kèm với cơm nếp. Đây là món ăn tượng trưng cho tài lộc cho gia đình và người thân.
Tết trên đất nước Triệu Voi còn được gọi là Songkran, diễn ra từ ngày 14 – 16/4. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới của người Lào không thể thiếu món lạp. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc. Món ăn này được làm từ thịt gà hoặc thịt bò tươi, ăn kèm cơm nếp.
Người dân Lào dùng món ăn này với ý nghĩa cầu tài lộc dồi dào trong năm mới. Bên cạnh đó, họ còn biếu tặng món lạp cho những người thân thiết với ý nghĩa cầu tài, lộc đến cho người nhận.
Theo tiếng Lào, Lạp có ý nghĩa là phúc lộc dồi dào và nhiều may mắn. Món ăn này làm từ thịt bò hoặc thịt gà băm nhỏ, trộn cùng nhiều loại rau thơm, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, ăn cùng cơm nếp hoặc xôi.
Người Lào cũng nấu món lạp để đem đi biếu, tặng nhau thay lời chúc đầu năm mới và mong ước tài lộc đến với người thân. Món ăn này được nấu rất cẩn thận vì theo người Lào, nếu Lạp không ngon tức là cả năm đó họ sẽ gặp điều không may.
6. Campuchia ăn món gì đầu năm mới – Món cà ri
Ngày Tết của người Campuchia được gọi là Chol Chnam Thmay. Đặc sản ngày Tết của người dân Campuchia chính là món cà ri. Người dân Campuchia thường đem món ăn này lên chùa để làm lễ trước rồi sau đó cả nhà mới ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức.
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là món cà ri. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên.
Sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng. Du lịch Campuchia dịp tết, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn có vị cay nồng đặc trưng cực kì hấp dẫn này.
7. Ấn Độ để cầu lấy điều may mắn trong ngày tết thường ăn gì – Vị đắng
Người Ấn Độ thì lại chuộng những thức ăn có vị đắng. Đối với họ, vị đắng của thức ăn tượng trưng cho sự may mắn cho năm mới. Đặc biệt, tất cả các món ăn được dùng vào ngày Tết sẽ được nêm gia vị gấp đôi gia vị để cho thật mặn hoặc thật ngọt.
Người Ấn Độ hy vọng những món ăn này sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ cản trở con đường làm ăn của họ. Món trà pha sữa trâu bò cũng được ưa chuộng với mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ.
8. Tết của người Việt Nam
Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng. Đối với người Việt, những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên. Từ những ý nghĩa sâu xa đó, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt từ hàng nghìn năm trước.
Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng. Ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, bên cạnh bánh chưng, người dân còn gói bánh tét.
Loại bánh này có nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng được gói hình trụ. Vào những ngày cận tết, người Việt thường quây quần bên nồi bánh chưng, vừa nấu bánh vừa hàn huyên tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong năm cũ và nói lên những mong muốn trong năm mới.
Mỗi đất nước đều có những món ăn đặc trưng cho ngày Tết của riêng mình. Dù là món ăn nào đi nữa thì chung quy mọi người đều mong ước cho một năm mới an lành với nhiều may mắn đến với gia đình mình.
Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.