Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Món ngon ngày Tết ✅ 6 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông và đẹp (dùng lá dong, lá chuối)

6 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông và đẹp (dùng lá dong, lá chuối)

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Chi tiết cách làm và cách gói bánh chưng xanh truyền thống vuông đẹp trong ngày Tết

Làm thể nào để hiểu và làm theo chính xác nhất những cách gói bánh chưng bằng lá chuối, lá dong (có thể gói bằng tay hoặc dùng khuôn vuông) để có được chiếc bánh chưng vuông vứt một cách nhanh chóng trong những ngày Tết. Bạn nghĩ thật khó phải không nào?

Tuy nhiên để gói được những chiếc bánh chưng ngon thì đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công từ trong khâu chọn nguyên liệu đến cách gói bánh chưng và cách luộc để đảm bảo bánh vừa dẻo, xanh, thơm ngon và giữ được lâu. Hương vị ngày Tết sẽ thiếu đi nếu thiếu vắng sự xuất hiện của những chiếc bánh chưng xanh.

Dù đẹp hay không, bạn vẫn muốn tự lựa nguyên liệu và chính tay mình gói từng chiếc bánh cho gia đình và biếu tặng người thân. Bánh chưng ngày Tết là món ăn rất phổ biến và truyền thống của người Việt Nam trong dịp lễ, tết.

5 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông đẹp và nhanh

5 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông đẹp và nhanh

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết truyền thống Việt Nam

Đã từ rất lâu, từ thời vua Hùng thứ 6 đã có sự xuất hiện của bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng không đơn thuần là món ăn vào những dịp lễ đặc biệt cúa dân tộc Việt, nó còn được nâng lên trở thành biểu trưng của nền văn hiến Việt.

Chỉ một chiếc bánh nhỏ nhưng chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa, lòng tự tôn dân tộc và âm dương ngũ hành: màu xanh của lá (mộc), nhân thịt màu đỏ (hỏa), nhân đậu màu vàng (thổ), gạo nếp màu trắng (kim). Tìm hiểu tục gói bánh chưng không dùng khuôn còn cho ta biết thêm nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng.

Bánh chưng chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa, lòng tự tôn dân tộc

Bánh chưng chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa, lòng tự tôn dân tộc

Đằng sau chiếc bánh chưng là cả một giai thoại, đong đầy xúc cảm và ý nghĩa: tự tôn dân tộc và ý nghĩa lịch sử, sự trường tồn với thời gian. Bởi vậy mà các cụ thường ví: mâm cao cỗ đầy không bằng đôi cặp bánh chưng ngày Tết.

Lưu ý để gói bánh chưng xanh được dài vuông đẹp và chặt

  • 1. Chọn lá dong xanh gói bánh chưng

Lá dong được rửa sạch và để ráo nước Bí quyết đầu tiên giúp bạn luộc bánh chưng xanh và ngon là cách chọn lá dong. Nên chọn lá dong không to quá cũng không nhỏ quá. Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá.

Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng gió. Không phơi quá khô mà chỉ cần ráo nước là được. Lá dong khi bắt đầu gói bánh chưng, bạn nên lau khô kho lá dong nhé!

Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý

Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý

Bí quyết đầu tiên giúp bạn luộc bánh chưng xanh và ngon là cách chọn lá dong. Nên chọn lá dong không to quá cũng không nhỏ quá. Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá.

Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng gió. Không phơi quá khô mà chỉ cần ráo nước là được. Lá dong khi bắt đầu gói bánh chưng, bạn nên lau khô kho lá dong nhé!

  • 2. Chọn gạo nếp làm bánh

Gạo nếp để gói bánh chưng ngon phải là loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều nhau. Gạo ngâm khoảng 10 – 12 giờ bằng nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà.

Đặc trưng của bánh chưng là vị mặn của gạo nếp, vị thơm của đỗ, vị thơm và béo ngậy của thịt… vì vậy cần chú ý cho lượng muối vừa đủ với số lượng gạo và đồng đều với đỗ, thịt.

Gạo nếp để gói bánh chưng ngon phải là loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng

Gạo nếp để gói bánh chưng ngon phải là loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng

Nếu bạn muốn gạo nếp được xanh, và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh cực đẹp khi gói bánh chưng đấy!.

  • 3. Chọn đỗ xanh

Đỗ xanh là phần nhân nằm gần tâm bánh chưng (phần thịt). Bạn có thể mua đỗ đã tách vỏ hoặc chưa tách vỏ. Nếu mua đỗ đã tách vỏ bạn chỉ cần ngâm đỗ, nhưng đỗ chưa tách thì bạn cần ngâm để đỗ tróc vỏ và đãi sạch vỏ đỗ.

Đỗ xanh là phần nhân nằm gần tâm bánh chưng (phần thịt)

Đỗ xanh là phần nhân nằm gần tâm bánh chưng (phần thịt)

Dù phải tách vỏ và mất thời gian, nhưng một trong những bí quyết để gói bánh chưng ngon là bạn nên dùng đỗ xanh còn nguyên vỏ để có độ thơm, ngon và vệ sinh. Mầu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng.

  • 4. Lạt buộc

Chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc. Chọn lạt giang giúp cho bánh chưng được buộc mềm dẻo mà chắc, đó cũng chính là bí quyết gói bánh chưng ngon mà bạn cần biết.

Chọn lạt giang giúp cho bánh chưng được buộc mềm dẻo mà chắc, đó cũng chính là bí quyết gói bánh chưng ngon mà bạn cần biết.

  • 5. Hành khô và thịt

Để gói bánh chưng ngon, không thể thiếu thịt và hành khô. Hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ. Hạt tiêu tự xay hoặc mua tại chợ. Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ). Mỡ thịt để cho bánh béo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui cho năm mới.

Thịt thái miếng to đều, ướp gia vị vừa đủ, rắc ít hạt tiêu để thêm hương nồng nàn và đặc biệt sau khi bánh chín sẽ có mùi thơm và vị cay nhẹ. Một điều chú ý là bạn không nên cho mắm để ướp thịt gói bánh chưng, bởi cho mắm

Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ)

Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ)

Để gói bánh chưng ngon, không thể thiếu thịt và hành khô. Hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ. Hạt tiêu tự xay hoặc mua tại chợ. Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ (thường là thịt ba chỉ). Mỡ thịt để cho bánh béo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui cho năm mới.

Thịt thái miếng to đều, ướp gia vị vừa đủ, rắc ít hạt tiêu để thêm hương nồng nàn và đặc biệt sau khi bánh chín sẽ có mùi thơm và vị cay nhẹ. Một điều chú ý là bạn không nên cho mắm để ướp thịt gói bánh chưng, bởi cho mắm vào thịt sẽ khiến bánh chưng gói xong không để được lâu đâu nhé!

Nguyên liệu làm và gói bánh chưng xanh

  • Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
  • Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
  • Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới (tùy theo số bánh sẽ gói)
  • Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
  • Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu

Cách 1: Cách gói bánh chưng (nhân và gạo nếp)

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.

Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng.

Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng.

Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).

Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.

Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm

Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm

Bước 3: Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô.

Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm – 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.

Thái thịt miếng to bản, dày và ướp thịt

Thái thịt miếng to bản, dày và ướp thịt

Cách 2: Cách gói bánh chưng vuông bằng tay không cần khuôn

Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt. Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo.

Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống

Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống

Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân

Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân

Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh

Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh

Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước. Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt.

Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt

Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt

Bước 7: Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

Cách 3: Cách gói bánh chưng xanh bằng khuôn

Bước 1: Xếp lá: giống y như xếp để gói bằng tay! Xếp mặt trái của hai lá dong để đè lên nhau như hình, tiếp đó bạn đặt ngang mặt xanh của một lá dong khác lên hai lá xếp dọc. Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau và úp ngược khuôn trong vào trước này.

Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau

Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau

Bước 2: Bắt đầu gói bánh bạn xếp lá dong như gói bằng tay, sau đó, đặt khuôn lên trên. Các bạn bắt đầu gói khuôn như trong hình minh họa.

Bắt đầu gói bánh bạn xếp lá dong như gói bằng tay, sau đó, đặt khuôn lên trên

Bắt đầu gói bánh bạn xếp lá dong như gói bằng tay, sau đó, đặt khuôn lên trên

Bước 3: Sau đó, bạn lồng khuôn trong vào khuôn ngoài, mở lá và nhấc khuôn trong ra, là bạn đã hoàn thành phần xếp lá thành hình khuôn vuông vức rồi.

Sau đó, bạn lồng khuôn trong vào khuôn ngoài

Sau đó, bạn lồng khuôn trong vào khuôn ngoài

Bước 4: Mở nhấc khuôn ra ngoài. Bước tiếp theo của cách gói bánh chưng bằng khuôn, bạn cần cho nguyên liệu gói bánh chưng vào.

Đầu tiên bạn đổ một bát gạo nếp vào trước, dàn đều ra khắp khuôn, bằng phẳng. Sau đó bạn cho một nắm đậu xanh lên, dàn đều.

Bước 5: Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp để ở giữa, rồi một bát đỗ xanh. Cuối cùng bạn đổ tiếp một bát gạo nếp lên trên cùng rồi gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều bánh chưng. Tiếp theo là cho gạo và nhân vào trong.

Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp để ở giữa, rồi một bát đỗ xanh

Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp để ở giữa, rồi một bát đỗ xanh

Bước 6: Sau khi cuốn gọn gàng các lớp lá thừa, bạn dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ nhàng khuôn bánh ra rồi bạn buộc lạt mỏng.

Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt, chỉ cần lạt buộc mềm nhưng chặt, không làm chiếc bánh bị nhăn nhúm mà cần phải buộc đối xứng để chiếc bánh thêm vuông.

Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt

Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt

Cách 4: Cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn

Mặt thì vuông vức chữ điền, bụng no đậu đỗ lại nghiền thịt heo. Bánh chưng là món ăn đã gắn liền với ngày tết cổ truyền của người Việt Nam ta hàng trăm năm nay, là món ăn mang đậm hương vị tết không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn nhé.

Bánh chưng là món ăn đã gắn liền với ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

Bánh chưng là món ăn đã gắn liền với ngày tết cổ truyền của người Việt Nam

Nguyên liệu gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn

  • Gạo nếp (chọn nếp cái hoa vàng) 1kg
  • Đậu xanh 400g
  • Thịt ba chỉ 500
  • Lá chuối tươi: 1 bó
  • Lá dứa (lá nếp ) : 1 bó
  • Lạt chẻ mỏng

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn

Bước 1: Chuẩn bị gói bánh

– Rửa sạch lá dứa và xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Rửa qua gạo, ngâm gạo với nước (nước thường + nước cốt lá dứa + một chút muối ) lá dứa trong khoảng 7 đến 8 tiếng.

– Đỗ xanh đã vỡ, đãi sạch vỏ rồi cũng ngâm trong vòng 7 đến 8 tiếng. Sau đó vớt lên để ráo nước. Thịt ba chỉ chọn loại tươi ngon, thái miếng, ướp với tiêu và bột canh. Lá chuối lau hoặc rửa sạch để ráo nước.

Bước 2: Gói bánh

– Xếp hai mảnh lá chuối song song sát nhau như hình, thêm một mảnh lên trên, song song và ở chính giữa hai mảnh bên dưới.Thêm 3 đến 4 lớp lá chồng lên.

Xếp tiếp lên trên 4 mảnh lá hình chữ nhật nhỏ tạo thành hình chữ thập.

Xếp tiếp lên trên 4 mảnh lá hình chữ nhật nhỏ tạo thành hình chữ thập.

– Đổ gạo lên lá đã bày, sau đó đến đỗ, rồi đến thịt, thêm tiếp 1 lớp đỗ và 1 lớp gạo.

– Gấp 2 bên đối diện của hình chữ thập vào nhau, tiếp tục gấp tương tự với hai bên còn lại. Gấp hai bên lá vào nhau và cố định bằng dây lạt. Tiếp tục gấp 2 bên còn lại tạo thành hình vuông. Cố định bằng 1 dây lạt khác.

Gấp 2 bên đối diện của hình chữ thập vào nhau

Gấp 2 bên đối diện của hình chữ thập vào nhau

Buộc thêm lạt để bánh thêm chặt và đẹp hơn.

Buộc thêm lạt để bánh thêm chặt và đẹp hơn.

Bước 3: Luộc bánh

– Xếp bánh vào nồi ngay ngắn, thêm nước ngập bánh. Đun trong khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ. Mỗi tiếng kiểm tra một lần và thêm nước sôi để giữ cho mực nước luôn ngập bánh. Sau 10 giờ, bánh chín, để nước bớt nóng trong vòng 2 tiếng, vớt bánh ra.

Tự tay gói bánh chưng thật đơn giản đúng không nào, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên, bánh chưng để thắp hương, bánh chưng biếu tặng họ hàng gần xa.

Còn gì bằng ngày tết cả nhà quây quần bên nhau gói bánh chưng rồi cùng ngồi bên bếp lửa đun bánh và trò chuyện. Chỉ mới nghe thôi là chỉ muốn bay về nhà ăn tết với bố mẹ ngay bây giờ thôi. Mong rằng bài viết về cách gói bánh chưng bằng lá chuối không dùng khuôn có thể giúp gì đó cho bạn.

Cách 5. Cách gói bánh tét truyền thống đúng kiểu Nam Bộ

Cách gói bánh tét là công thức làm bánh truyền thống đặc trưng của người Nam Bộ. Nếu như trong những ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu bánh chưng thì ở miền Nam, ngày Tết không thể thiếu bánh tét.

Cách gói bánh tét truyền thống đúng kiểu Nam Bộ

Cách gói bánh tét truyền thống đúng kiểu Nam Bộ

Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh tét

  • Gạo nếp ngon: 2 kg
  • Đậu xanh chà vỏ: 700 gram
  • Thịt ba chỉ: 1 kg
  • Lá dong (hoặc lá chuối): 50 – 60 tấm
  • Lạt buộc: 100 – 120 chiếc
  • Gia vị cần có: hành tím, tiêu xay, muối ăn, nước mắm, hạt nêm
Nguyên liệu gói bánh tét

Nguyên liệu gói bánh tét

Cách gói bánh tét

Bước 1: Ngâm gạo đỗ, chuẩn bị lá gói bánh

– Ngâm gạo nếp, đỗ xanh: Vo và đãi sạch gạo nếp. Làm xong, bạn đem ngâm với nước ấm qua đêm. Tương tự như gạo nếp, đỗ xanh bạn cũng vo sạch rồi đem ngâm cho đỗ mềm.

– Chuẩn bị lá gói bánh: Nếu bạn sử dụng lá chuối, bạn dùng dao nhẹ nhàng rọc bỏ phần cuống sao cho không làm rách lá. Tiếp đến, cắt lá thành các khổ chừng 30 x 30 cm rồi đem rửa sạch cả hai mặt. Rửa xong, mang lá nhúng qua nước sôi để lá mềm, không bị rách khi gói.

– Trường hợp bạn sử dụng lá dong, bạn cũng dùng dao rọc bớt phần cuống cứng nhưng không làm tách đôi lá. Rửa lá dong sạch cả hai mặt rồi lau khô. Với lá dong, bạn không cần phải nhúng qua nước sôi trước khi gói.

Chuẩn bị lá gói bánh

Chuẩn bị lá gói bánh

Bước 2: Chuẩn bị nhân gói bánh tét

Gạo nếp: Sau một đêm ngâm, bạn trút gạo ra rá sau đó vo thêm một lần nữa cho sạch hẳn. Tiếp đến, vẩy gạo cho ráo nước rồi trộn 2 thìa cafe muối thật kỹ.

Đỗ xanh: Vo lại đỗ một lần nữa rồi đem đồ chín. Với phần hành tím, bạn băm nhỏ rồi phi thơm 1/2. Khi hành tím thơm vàng, cho nhân đậu xanh vào xào cùng. Nêm một chút tiêu + muối cho nhân đậu được đậm đà.

Thịt ba chỉ: Rửa sạch rồi thái thịt thành những miếng to bản có độ dày chừng 0.3 cm. Thái xong, đem ướp thịt với một chút mắm + tiêu + bột nêm + ½ chỗ hành tím còn lại. Ướp thịt trong ít nhất 30 phút.

Chuẩn bị gạo đỗ thịt làm nhân bánh

Chuẩn bị gạo đỗ thịt làm nhân bánh

Bước 3: Gói bánh tét

Xếp lá: Xếp đè hai phần lá lên nhau theo chiều ngang. Tiếp đến, bạn lại xếp đè hai mảnh lá nữa theo chiều dọc lên phía trên. Lưu ý là nên xếp lá to ở dưới, lá nhỏ ở trên để tránh bánh bị vỡ khi gói và luộc.

Gói bánh: Đầu tiên, bạn cho gạo nếp sau đó dàn đều vào giữa lá theo chiều dọc. Dàn gạo nếp xong, bạn tiếp hành cho đậu xanh vào và cũng dàn đều. Tuy nhiên, khi dàn đậu bạn cần đảm bảo phần đậu nằm trọn bên trong phần gạo, không bị tràn ra ngoài.

– Sau khi có được lớp gạo + đỗ, bạn đặt phần thịt lên trên. Tiếp tục phủ lên thịt 1 lớp đậu xanh và một lớp gạo tương tự như lần phủ đầu tiên. Cuối cùng, bạn gấp hai mép lá ở hai đầu và cuộn tròn lại như cây giò. Cố định bánh bằng 2 – 3 chiếc lạt mềm.

Gói bánh tét

Gói bánh tét

Bước 4: Luộc bánh

– Xếp vào dưới đáy nồi luộc phần cuống lá dong hoặc lá chuối để đảm bảo bánh không bị cháy khi luộc. Tiếp đến, xếp bánh vào nồi luộc ngay ngắn, thẳng hàng để các phần bánh chín đều. Đổ nước ngập bánh và đặt nồi lên bếp luộc.

– Thời gian luộc bánh tối thiểu là từ 10 – 12 tiếng. Lúc này, bánh sẽ đảm bảo mềm, ngon và không bị lại gạo trong suốt những ngày Tết. Sau khi luộc xong, bạn nên ép bánh để bánh nhanh khô hơn, hình dáng đẹp mắt hơn.

Luộc bánh tét

Luộc bánh tét

Một số lưu ý khi gói bánh tét

Gói bánh tét: Khi gói bánh tét, bạn có thể dùng khuôn gói để đòn bánh được đẹp mắt hơn. Trường hợp bạn không sử dụng lạt để gói thì có thể thay thế bằng các cuộn dây màu đều được.

Nhân bánh: Trường hợp bạn gói bánh tét bằng lá chuối thì với phần nhân gạo, bạn nên bổ sung thêm màu xanh để khi cắt bánh, bánh sẽ ngon hơn. Để tạo màu xanh cho gạo, bạn có thể giã nát lá dong hoặc lá chuối già lấy nước cốt rồi đem ngâm cùng gạo.

Bánh tét – cách gói bánh tét ngon

Bánh tét – cách gói bánh tét ngon

Ở nhiều vùng miền, cách gói bánh tét truyền thống còn có thể được làm theo kiểu bánh tam sắc hoặc ngũ sắc. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị các loại màu tự nhiên như đỏ của gấc, tím của củ dền, xanh lá dứa… sau đó trộn vào gạo là được.

Cách 6: Cách gói bánh chưng bằng tay không cần khuôn vuông vắn đẹp mắt

Cách gói bánh chưng vuông dân tộc Việt Nam ta có nhiều thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của truyền thống văn hóa Việt Nam.

Cách gói bánh chưng vuông vắn bằng tay cho ngày Tết

Cách gói bánh chưng vuông vắn bằng tay cho ngày Tết

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Làm bánh chưng ngon và đẹp thì cần một đôi tay khéo léo để gói bánh đẹp và chắc. Những buổi sum họp gia đình mọi người vây quanh cùng trò chuyện cùng gói những chiếc bánh chưng để đón Tết thì chiếc bánh được làm ra tràn đầy ý nghĩa phải không nao. Hãy cùng Massageishealthy học cách gói bánh chưng đẹp theo sự hướng dẫn dưới đây nhé.

Nguyên liệu cần có cho món bánh chưng này

  • Thịt ba chỉ: 100g/cái
  • Gạo nếp: 400g/cái
  • Đỗ xanh: 100g/cái
  • Hạt tiêu, muối, hành
  • Lạt: 2-4 chiếc/cái
  • Lá dong: 4 chiếc/cái

Các bước gói bánh chưng vuông bằng tay đơn giản

– Bước 1: Cách lựa chọn lá gói bánh. Một số gia đình dùng cách làm bánh chưng bằng lá chuối, vậy nên chọn á xanh, không bị rách.

Tuy nhiên, khuyên bạn là nên dùng cách gói banh chưng lá dong thì sẽ dễ gói hơn và nhìn cũng đẹp mắt hơn. Lá dong có bán phổ biến ngoài chợ nên có thể mua được dễ dàng. Bạn nên chọn những lá to đều, lá không bị táp cũng không rách, đặc biệt nên chọn là có màu xanh mướt nhé.

Lá dong có bán phổ biến ngoài chợ nên có thể mua được dễ dàng

Lá dong có bán phổ biến ngoài chợ nên có thể mua được dễ dàng

– Bước 2: Cách chọn lạt buộc và gạo nếp. Để chọn lạt buộc thì nên dùng loại lạt giang, mỏng nhưng dai, để khi gói không dứt giữa chừng cùng không quá cứng, khó buộc bánh.

Khi mua lạt về ta cho vào nồi nước có chút muối, hấp lên để lạt mềm hơn trước khi dùng gói bánh. Chọn gạo nếp tất nhiên nên chọn nếp câng, hoặc nếp cái hoa vàng thì gạo sẽ dẻo, thơm và ngon hơn, lựa những hạt tròn, to và mẩy.

– Bước 3: Chọn đậu và thịt. Thường khi chọn đỗ xanh, có 2 lựa chọn phổ biến là đỗ xanh mỡ và đỗ xanh tiêu.

Bạn nên chọn đỗ xanh tiêu, dù hạt bé hơn nhưng khi dùng gói bánh sẽ bở và thơm hơn đỗ xanh mỡ. Thịt mua gói bánh chưng nên là thịt ba chỉ, vừa có nạc lại vừa có mỡ, không quá khô cũng không bị bã thịt sau khi luộc bánh như thịt thăn.

Tất nhiên, tùy vào khẩu vị gia đình mà có thể chọn phần thịt có mỡ nhiều hơn hoặc nạc nhiều hơn một chút là được.

Tùy vào khẩu vị gia đình mà có thể chọn phần thịt có mỡ nhiều hơn hoặc nạc nhiều

Tùy vào khẩu vị gia đình mà có thể chọn phần thịt có mỡ nhiều hơn hoặc nạc nhiều

– Bước 4: Xử lí nguyên liệu. Để cách gói bánh chưng có màu xanh thì mua thêm lá dứa hoặc lá giếng, rửa sạch rồi xay nhỏ, vắt lấy phần nước xanh của lá và trộn với gạo, như thế vỏ bánh sẽ có màu xanh cực bắt mắt sau khi luộc.

Cách gói bánh chưng bằng khuôn thường sẽ đều, cân bánh và đẹp mắt hơn, nhưng khi ăn lại phải dỡ lá khá khó khăn, vì vậy, nên chọn cách gói bánh chưng bằng tay đẹp mà lại đơn giản hơn nhiều sau đây nha.

– Bước 5: Đem lá dong đi rửa thật sạch rồi dùng khăn sạch lau khô cả 2 mặt lá. Tiếp đến ta dùng chiếc dao mỏng và sắc để lột phần cuộn lưng, như vậy khi gói lá dong sẽ mềm hơn, không bị gãy giữa chừng. Phần sống lá ta cũng không bỏ đi mà giữ lại để lót nồi luộc bánh.

– Bước 6: Vo sạch gạo nếp rồi để ngâm từ đêm trước hôm gói bánh, chuẩn bị gói thì vớt gạo ra chõ ráo, sau đó chó vào chút muối, xắc đều, như vậy bánh sẽ đậm đà hơn, không bị quá nhạt.

Đỗ xanh ta cũng ngâm với nước chừng nửa ngày cho mềm thì chà vỏ và đãi cho sạch. Với đỗ ta còn phải đem hấp lên cho chín và dùng đũa đánh tơi lên, dùng tay nắm thành các viên đủ dùng cho 1 chiếc bánh chưng. Thái thịt lợn thành miếng mỏng nhưng to bản, đem ướp cùng chút muối, tiêu và hành cho ngấm gia vị.

– Bước 7: Gói bánh. Có một số người khi gói bánh thường sử dụng cách gói bánh chưng 2 lá, nhưng cách gói này khó, hơn nữa trong quá trình luộc và nén bánh dễ làm bánh bị bục, vì thế chúng ta sẽ dùng cách gói bánh chưng 4 lá nhé.

– Bước 8: Đặt 2 chiếc lá theo chiều dọc, 2 chiếc đặt theo chiều ngang, lá nào nằm bên ngoài thì nên quay mặt phải của lá ra, nhìn bánh sẽ đẹp mắt hơn, lá trong thì lật ngược lại, như vậy bánh mới có màu xanh.

Đổ một bát gạo nếp vào giữa các lớp lá vừa xếp, cho tiêu đỗ xanh và nhân thịt, rồi lại cho một lớp gạo nếp lên trên để phủ toàn bộ thịt và đậu.

6 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông và đẹp (dùng lá dong, lá chuối) 2

Cho một lớp gạo nếp lên trên để phủ toàn bộ thịt và đậu.

Cho một lớp gạo nếp lên trên để phủ toàn bộ thịt và đậu.

– Bước 9: Dùng tay gấp mép lá lên, nắn chỉnh cho vuông, gói 2 bên ngang rồi đến 2 bên dọc. Trong lúc 1 tay dùng để giữ bánh thì tay kia luồn lạt.

Tiếp đến ta bẻ phần lá dưa ở đầu bánh, gập lại cho vuông rồi xếp 2 bên phần nhọn vào. Khi buộc lạt thì dựng đứng bánh lên, buộc ngang dọc, chắc tay vừa đủ, không nên quá lỏng cũng không nên quá chật, số lượng lạt thì tùy thuộc vào bạn lựa chọn, thường là 3,4 lạt/chiếc.

Số lượng lạt thì tùy thuộc vào bạn lựa chọn, thường là 3,4 lạt/chiếc.

Số lượng lạt thì tùy thuộc vào bạn lựa chọn, thường là 3,4 lạt/chiếc.

Lúc đầu các bạn sẽ gói bánh không quen những chiếc bánh ban đầu không được đẹp thì các bạn cũng không nên nản làm dần các bạn sẽ quen tay và khéo léo hơn thôi. Nét đẹp truyền thống này nên được giữa gìn và lưu truyền cho các con cháu mai sau vì Tết là cái Tết đoàn viên mà.

Làm bánh chưng ngon và đẹp thì cần một đôi tay khéo léo để gói bánh đẹp và chắc

Làm bánh chưng ngon và đẹp thì cần một đôi tay khéo léo để gói bánh đẹp và chắc

Chúc các bạn gói bánh chưng thành công và luôn đồng hành cùng Massageishealthy nhé.

Quy trình luộc bánh chưng xanh ngày Tết

  • Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên.
  • Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.
  • Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước.
  • Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào.
  • Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.
  • Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh.
  • Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên.
  • Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc.
  • Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi.
Các bước luộc bánh chưng

Các bước luộc bánh chưng

  • Đủ 12 giờ đun bếp củi thì bánh chín, đảm bảo sẽ không bị “lại gạo”, bị sượng sau này.
  • Bánh chưng vớt ra nghi ngút khói, để nguội trong cái lạnh giao mùa, ngấm sương đêm và hương vị đất trời.
  • Sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước.

Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.

5 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông đẹp và nhanh

5 cách gói bánh chưng xanh truyền thống bằng tay hoặc bằng khuôn vuông đẹp và nhanh

Như vậy, Massageishealthy đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách gói bánh chưng xanh vuông đẹp mắt rồi đó nhé! Để có được những chiếc bánh chưng ngon và hấp dẫn thì đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và công sức, dịp Tết cũng chính là thời gian rảnh rỗi để bạn bắt tay vào gói bánh chưng đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi.

Chúc các bạn thành công khi làm và gói bánh chưng xanh vuông đẹp bằng khuôn hoặc bằng tay rất đơn giản trong dịp Tết Nguyên Đán nhé!

4.2/5 - (12 bình chọn)

You may also like