Trang chủ Món ngon mỗi ngày ✅Cách làm bánh ✅ 2 cách làm bánh dầy giò, bánh dầy nhân đậu xanh truyền thống bằng bột nếp, bột gạo siêu đơn giản

2 cách làm bánh dầy giò, bánh dầy nhân đậu xanh truyền thống bằng bột nếp, bột gạo siêu đơn giản

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

1. Cách làm bánh dầy đậu xanh truyền thống bằng bột nếp, bột gạo tẻ

Cách làm bánh dầy đậu xanh truyền thống bao giờ cũng có một lớp đậu xanh phủ ngoài với vị dẻo mềm và đảm bảo được độ mịn, không nhão dính. Để làm được những chiếc bánh dầy đúng tiêu chuẩn trên, bạn thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang Massageishealthy như sau.

3 cách làm bánh dầy giò, bánh dầy nhân đậu xanh truyền thống bằng bột nếp, bột gạo siêu đơn giản

Cách làm bánh dầy giò, bánh dầy nhân đậu xanh truyền thống bằng bột nếp, bột gạo siêu đơn giản

Nguyên liệu làm bánh giầy

  • Bột nếp: 200 gram
  • Bột gạo tẻ: 10 gram
  • Muối ăn: 1/3 thìa cafe
  • Đường kính trắng: 150 gram
  • Dầu ăn: 2 thìa cafe
  • Đỗ xanh chà vỏ: 200 gram
Nguyên liệu làm bánh giầy – cách làm bánh giầy giò

Nguyên liệu làm bánh giầy – cách làm bánh giầy giò

Cách làm bánh dầy truyền thống

  • Bước 1: Làm vỏ bánh giầy

Chuẩn bị một chiếc âu cơ vừa. Cho vào trong âu chừng 170 ml nước ấm. Tiếp đến, bạn bỏ chừng 1/5 thìa cafe muối + 50 gram đường vào hoà cho tan.

Khi đường và muối đã tan hết, cho vào âu nước bột nếp + bột gạo rồi khuấy kỹ cho bột dẻo, mịn và không còn vón cục. Nhào bột trong âu xong, tiếp tục cho ra khay nhào để đạt được khối bột dẻo. Tiến hành ủ bột trong vòng 15 – 20 phút.

Nhào bột làm vỏ bánh giầy – cach lam banh giay

Nhào bột làm vỏ bánh dầy

  • Bước 2: Làm chín đỗ xanh

Trong quá trình chờ ủ bột vỏ bánh, bạn tiến đến bước làm nhân bánh. Trước hết, bạn tiến hành ngâm đỗ từ 2 – 4 tiếng cho hạt đỗ mềm. Công đoạn này bạn nên thực hiện trước khi bắt tay vào làm để tránh mất thời gian.

Ngâm đỗ xong, đem đỗ đi vo thật sạch rồi đổ vào xửng hấp cùng khoảng 1/5 thìa cafe muối. Hấp chín đỗ rồi bỏ vào máy xay và xay nhuyễn. Nếu không có máy xay thì bạn có thể thực hiện công đoạn giã bằng tay.

Giã nhuyễn đỗ làm nhân – cách làm bánh giầy

Giã nhuyễn đỗ làm nhân

  • Bước 3: Làm nhân bánh giầy.

Trộn đều 2/3 lượng đỗ đã nhuyễn mịn với đường. Chuẩn bị 1 chiếc chảo đáy bằng rồi cho toàn bộ phần dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng, tiến hành cho đỗ đã trộn đường vào sên cho tới khi đỗ mịn nhuyễn, sánh lại.

Để đỗ đã sên nguội tự nhiên trong vòng từ 7 – 10 phút. Đỗ nguội, bạn viên đỗ thành những viên nhân nhỏ rồi để riêng ra đĩa. Ở công đoạn này, bạn có thể thêm một chút dừa tươi nạo sợi trộn vào trước khi đem viên.

Sên đỗ làm nhân – banh giay

Sên đỗ làm nhân

  • Bước 4: Thời gian hấp chín bánh dầy bao nhiêu phút?

Lấy khối bột đã ủ ra ngoài và nhào thêm từ 3 – 5 phút nữa cho bột thật dẻo. Xong xuôi, bạn lấy từng viên bột nhỏ, vê tròn rồi ấn dẹt sau đó đặt viên nhân đậu vào giữa. Bọc kín chiếc bánh dầy lại sao cho đỗ không bị chườm ra ngoài. Làm lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu.

Sau khi làm xong bánh, bạn xếp bánh giầy đã viên vào xửng và hấp chín. Thời gian hấp bánh sẽ rơi vào khoảng 10 – 12 phút tuỳ theo kích thước chiếc bánh và mức lửa mà bạn hấp. Hấp bánh chín xong, để bánh nguội bớt trong khoảng 3 phút.

Hấp chín bánh giầy – cách làm bánh giầy giò

Hấp chín bánh giầy – cách làm bánh giầy giò

  • Bước 5: Làm áo và thưởng thức bánh giầy

Để thưởng thức những chiếc bánh giầy thơm ngon, bạn chỉ cần thực hiện nốt công đoạn cuối cùng đó là phủ áo bánh giầy. Để thực hiện, bạn trải đều 1/3 lượng đỗ chín đã giã nhuyễn ra mâm hoặc đĩa phẳng.

Cho từng chiếc bánh giầy đã chín lăn đều qua lớp đỗ. Lúc này, đỗ sẽ bám đều bề mặt của chiếc bánh. Lăn bánh qua đỗ xong, bạn hơi nhẹ tay ấn chiếc bánh dẹt xuống là được. Lúc này, món bánh dầy đậu xanh của bạn đã hoàn thiện.

Bánh giầy đậu xanh – cach lam banh giay

Bánh giầy đậu xanh – cach lam banh giay

Thưởng thức món bánh dầy đậu xanh và bánh dầy giò

Bánh dầy đậu xanh sau khi hoàn thiện là bạn có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, nếu muốn món bánh ngon và dễ ăn hơn, bạn có thể kẹp thêm bánh với giò lụa.

Thái miếng giò lụa với độ mỏng khoảng 0,5 cm, bề ngang tương đương kích thước của chiếc bánh giầy. Đặt miếng giò lên trên một chiếc bánh sau đó dùng một chiếc bánh dày khác kẹp lên trên.

Ngoài ra, để bánh dầy không bị dính tay khi thưởng thức, bạn có thể đặt một chiếc lá chuối tươi ở dưới đáy bánh. Đây cũng là cách được cha ông ta áp dụng trong hầu hết các món bánh dầy, kể cả bánh dầy chay.

Bánh giầy giò – cách làm bánh giầy giò

Bánh giầy giò – cách làm bánh giầy giò

Cách làm bánh dầy trước kia chỉ được thực hiện trong những dịp lễ hội hoặc ngày rằm, mồng một. Ngày nay, món ăn này đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều, đôi khi là món ăn sáng, điểm tâm hàng ngày.

Vì vậy, bạn đừng bỏ qua công thức thực hiện cách làm bánh dầy trên đây để có được những chiếc bánh vừa ngon, vừa sạch cho cả nhà nhé. Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon chúc các bạn thực hiện thành công và ngon miệng nhé!

2. Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh giầy giò là công thức làm bánh dân giã, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và thường được thực hiện trong các dịp lễ Tết. Để có được những đĩa bánh giầy giò dẻo ngon, mịn bánh thì bạn thực hiện theo công thức của Massageishealthy như sau.

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Nguyên liệu làm bánh dầy giò

  • Bột nếp: 200 gram
  • Bột gạo: 20 gram
  • Đậu xanh: 200 gram
  • Đường cát trắng: 100 gram
  • Giò lụa: 200 gram
  • Lá chuối tươi: 2 – 3 tàu
  • Muối ăn tinh: ½ thìa café
  • Dầu ăn: 2 thìa cafe

Cách làm bánh giầy giò ngon như sau

Bước 1: Nhào bột

Trộn chung bột nếp và bột gạo cho thật đều rồi đem rây quay rây mắt nhỏ để bột thật mịn. Rây bột xong, trộn tiếp phần bột đã có này với khoảng 30 gram đường.

Sau khi đã có được bột khô, bạn từ từ cho nước lọc vào nhào bột cho đến khi bột trở thành khối dẻo mịn, không vón cục. Lúc này, bạn cho vào bột 1 thìa café dầu ăn và tiếp tục nhồi kỹ cho đến khi bột không còn dính tay.

Nhồi bột xong, cho bột vào âu sạch rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Để bột nghỉ từ 20 – 30 phút. Trong lúc này, bạn tiến hành thực hiện các công đoạn tiếp theo trong quy trình làm bánh giầy.

Bước 2: Chuẩn bị đậu xanh

Để đậu xanh ngon nhất, bạn nên ngâm đậu xanh từ 4 – 6 tiếng hoặc qua đêm để cho đậu mềm. Nếu không có thời gian, có thể ngâm đậu với nước ấm khoảng 2 tiếng trước khi thực hiện.

Ngâm đậu xong, đem vo và đãi đậu kỹ. Tiếp đến, cho đậu xanh vào đồ chín sau đó đem giã nhuyễn. Sau khi thu được phần đậu này, bạn chia làm hai phần bằng nhau. Một phần bạn để riêng ra bát, một phần bạn cho lên chảo và sên quyện với đường + dầu ăn.

Với phần đậu xanh vừa sên xong, bạn chờ cho đậu nguội rồi dùng tay viên đậu lại thành những viên tròn nhỏ. Xếp riêng phần đậu đã viên để làm nhân bánh.

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Bước 3: Nặn và hấp chín bánh giầy

Lấy phần bột gạo đã ủ ra ngoài rồi nhồi thêm từ 3 – 5 phút nữa cho bột mịn hẳn. Tiếp theo, chia bột thành những phần nhỏ, vê tròn rồi ấn dẹt. Sau khi đã có được vỏ bánh, cho nhân đậu xanh vào giữa sau đó bọc kín bánh lại. Nhẹ tay ấn bánh cho hơi dẹt.

Rửa sạch và lau khô lá chuối. Có được lá chuối rồi, bạn cắt thành các miếng lá vuôn tương đương với kích thước của chiếc bánh giầy. Đặt bánh giầy lên miếng lá chuối và cho vào xửng hấp chín trong vòng 25 – 30 phút.

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Bước 4: Hoàn thiện cách làm bánh dầy giò

Sau khi bánh giầy đã chín, bạn chờ cho bánh nguội bớt rồi nhấc ra ngoài. Trải đều lớp đỗ xanh đã giã nhuyễn trước đó vào mâm phẳng sau đó cho các miếng bánh giầy lăn qua. Lăn bánh cho tới khi vỏ bánh bám đều đỗ là được.

Khi lớp vỏ bánh giầy đã bám đều đậu xanh, bạn xếp từng chiếc bánh vào các miếng lá chuối nhỏ. Xếp đều từng miếng bánh vào khay hoặc đĩa.

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Thưởng thức bánh giầy kẹp giò

Bánh giầy giò đậu xanh sau khi hoàn thành là bạn có thể thưởng thức. Tuy nhiên để tăng mùi vị cũng như tính hấp dẫn của món bánh, dân gian thường kẹp bánh với giò lụa.

Thái giò lụa thành khoanh mỏng vừa với đường kính tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với đường kính của chiếc bánh giầy. Đặt miếng giò lên trên 1 miếng bánh sau đó dung một miếng bánh khác kẹp lên trên. Nhẹ nhàng ấn cho hai miếng bánh chặt lại và thưởng thức.

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh bằng bột nếp bột gạo dẻo mịn không nát

Cách làm bánh dầy giò đậu xanh là món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Lễ hội, Tết cổ truyền và nhất là trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương. Món bánh này không những ngon mà còn rất lành, do vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm để làm cho mọi thành viên trong gia đình thưởng thức nhé.

3. Cách làm bánh đúc lạc nhân đậu phộng miền Bắc đơn giản

Là một trong những món bánh truyền thống, gắn liền với những hình ảnh giản dị, thơ mộng của các làng quê Việt Nam, mỗi miếng bánh đúc còn chứa đựng trong nó tấm lòng thơm thảo của các bà, các mẹ. Không chỉ nổi tiếng ở riêng các miền quê Bắc Bộ, qua thời gian, món bánh này đã phổ biến ở cả 3 miền của đất nước.

Để tạo nên vị giòn giòn, thơm ngon đặc trưng của món bánh đúc truyền thống, sau đây Massageishealthy sẽ mách bạn cách làm bánh đúc giòn ngay tại nhà nhé!

Cách làm bánh đúc lạc nhân đậu phộng miền Bắc đơn giản

Cách làm bánh đúc lạc nhân đậu phộng miền Bắc đơn giản

Bánh đúc có nguồn gốc từ đâu?

Trong ẩm thực truyền thống của người dân Việt Nam, món bánh đúc là loại bánh dân giã tồn tại khá lâu đời. Ở mỗi vùng, mỗi miền, bánh đúc lại có một hương vị đặc trưng riêng. Song, nhìn chung, bánh đúc thường được làm từ bột gạo hay bột năng (miền Nam) đi kèm với một số gia vị.

Người dân ở miền Bắc coi bánh đúc là thức quà tuy dân giã, mộc mạc song đi xa lại khó mà quên được. Cái hương vị ngầy ngậy béo béo, mềm mềm, giòn giòn của bánh, quyện với vị ngọt và mùi thơm của tương khiến cho người ta khi ăn có cảm giác thật lạ miệng, khó mà có thể cưỡng lại được.

Bánh đúc không chỉ giòn giòn, mềm mịn, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn vô cùng dễ làm và giá cả cũng rất thấp. Ngoài được thưởng thức giống như một thức quà quê, một món bánh trong mỗi bữa ăn sáng, bánh đúc còn được ăn kèm với rất nhiều các món ăn khác như cá kho, thịt kho, canh riêu cua, mắm tôm,…

Từ một loại bánh đúc truyền thống được làm với bột gạo pha với nước vôi trong, ngày nay bánh đúc đã được chế biến ra nhiều kiểu với nhiều hương vị khác nhau như bánh đúc dừa, bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc ngô,…

Hướng dẫn cách làm bánh đúc giòn ngon

Nguyên liệu

  • Bột gạo: 500g
  • Nước vôi trong: 20ml
  • Nước sôi: 1,5l
  • Muối ăn: ½ thìa cà phê
  • Dầu thực vật: 20ml
  • Đậu phộng: 200g

Cách làm

Bước 1: Trước hết, chúng ta tiến hành với đậu phộng. Ta thực hiện ngâm đậu phộng trong nước sôi với thời gian từ 2-3 tiếng, giúp cho chúng nở mềm và dễ dàng bóc vỏ.

– Tiếp theo ta dùng lực ở tay để bóc vỏ và tách nhân đậu phộng ra khỏi hạt rồi đãi và rửa lại sao cho chúng thật sạch vỏ. Cuối cùng cho vào nồi, đổ ngập nước và tiến hành luộc cho tới khi chín.

Bước 2: Cho bột gạo vào một chiếc bát to (hoạc một chiếc thau nhỏ) hòa thật đều cùng với 1,5l nước sôi, cho vào hỗn hợp ½ thìa cà phê muối cùng 20ml nước vôi trong. Tiếp theo ta trộn thật đều hỗn hợp cho đến khi chúng hòa quyện vào với nhau.

Bước 3: Chúng ta cho hỗn hợp vừa mới được trộn đều vào một chiếc nồi rồi đặt lên bếp, để lửa thật nhỏ, tiến hành khuấy thật đều tay cho tới khi thấy bột sánh lại. Chú ý khi bạn cảm thấy khuấy bột có hơi nặng tay thì nên cho thêm 20ml dầu ăn vào cùng rồi đạy nắp lại và đun trong thời gian khoảng 15 phút nữa nhé!

Bước 4: Sau khi đun hết 15 phút, bạn mở nắp nồi và khuấy đều hỗn hợp bột thêm lần nữa và đun lửa nhỏ lại trong khoảng một phút nữa là bột đã chín rồi đó!

Bước 5: Quay lại với những hạt đậu phộng đã tách vỏ luộc chín, ta tiến hành cho chúng vào bánh, có thể thực hiện bằng những cách làm sau: Cho trực tiếp đậu phộng đã luộc chín vào hỗn hợp bột rồi tiến hành đảo đều hoặc ta đổ bột ra một chiếc khay lớn rồi rắc đậu phộng đã luộc chín lên phía trên bề mặt của bánh.

Bước 6: Cuối cùng để cho dễ bóc bánh, bạn nên lót lá chuối vào đáy của khay rồi mới đổ bánh ra. Khi cảm thấy bánh đã nguội và đã đóng đông lại, chúng ta tiến hành cắt thành những miếng vừa miệng là có thể thưởng thức rồi đó!

– Để có thể ăn ngon miệng hơn, bạn có thể ăn kèm với nước chấm tự pha chế hay làm món sốt tôm với thịt để món bánh đúc nhân đậu phộng được ngon và lạ miệng hơn nhé!

Thực ra, để cho bánh đúc được giòn và ngon hơn phụ thuộc rất nhiều vào bước chọn bột gạo. Nhìn chung cũng không có gì khó, bột gạo bạn chỉ cần pha với nước vôi trong là được. Tuy nhiên, mỗi người khi nấu bánh đều có bí quyết riêng của mình để làm cho bánh có hương vị đặc trưng.

Nếu như chúng ta pha nước vôi quá nhiều sẽ khiến bánh có vị mặn và hơi nồng của nước vôi trong, còn nếu như chúng ta pha quá ít thì bánh sẽ bị nhão và không được giòn.

Một lưu ý nho nhỏ nữa là trong quá trình nấu bánh bạn cần phải đổ cho thật đều tay để bánh không bị khê cháy hay bị vón cục vào với nhau. Hãy tưởng tượng một miếng bánh đúc được phủ một màu trắng ngà, vừa mềm, vừa mịn, lác đác điểm thêm một vài hạt đậu phộng, chỉ nhìn thôi là đã thấy ngon mắt rồi.

Như vậy, trên đây Massageishealthy đã gợi ý cho bạn tuyệt chiêu cách làm bánh đúc giòn và thơm ngon ngay tại nhà. Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn có thể nấu cho gia đình của mình món bánh đúc vừa giòn giòn, thơm ngon lại vừa vô cùng bổ dưỡng.

4. Cách làm bánh căn truyền thống miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

Cách làm bánh căn miền Trung, công thức làm bánh căn trứng cút – món bánh đặc trưng của miền Trung, Nam Bộ với các bước thực hiện đơn giản, bánh xốp mềm thơm không hề khó cho người lần đầu thực hiện. Nguyên liệu cần chuẩn bị và tiến hành làm bánh căn như sau.

Cách làm bánh căn miền Trung, công thức làm bánh căn trứng cút ngon

Cách làm bánh căn miền Trung, công thức làm bánh căn trứng cút ngon

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh căn miền Trung

  • Gạo lúa thơm: 1 kg
  • Cơm nguội khô: 1 bát con
  • Cà chua: 2 quả
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Tôm tươi: 300 gram
  • Trứng cút: 20 – 30 quả
  • Lá hẹ: 1 mớ vừa
  • Gia vị cần có: dầu ăn, mắm, đường, bột nêm…
  • Rau sống ăn kèm: xà lách, xoài xanh, dưa chuột, húng quế…
Nguyên liệu chính làm bánh căn

Nguyên liệu chính làm bánh căn – Cách làm bánh căn miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

Cách làm bánh căn trứng cút đặc sản miền Trung

  • Bước 1: Xay bột làm bánh căn

Vo sạch 1 kg gạo đã chuẩn bị. Tiếp đến, bạn đem phần gạo này ngâm lẫn với 1 bát con cơm nguội trong vòng 1 đêm. Hết thời gian ngâm, bạn lại đem vo kỹ gạo một lần nữa.

Cho hỗn hợp gạo và cơm nguội vào cối xay cùng với nước và xay mịn thành bột nước. Yêu cầu của bột nước này là vừa đủ độ sánh, mịn, không quá lỏng cũng không không được đặc quánh. Xay xong, để ủ bột tự nhiên trong lúc chờ thực hiện các công đoạn làm bánh khác.

Bột làm bánh căn

Bột làm bánh căn – Cách làm bánh căn miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

  • Bước 2: Làm dầu hẹ

Cắt rễ, đem rửa sạch phần lá hẹ tươi. Làm xong, bạn dùng dao thái lá hẹ thành các khúc thật nhỏ. Với phần tỏi khô, bạn cắt chân bóc vỏ sau đó đem đập dập (không băm nhỏ).

Đun nóng khoảng 3 thìa canh dầu ăn sau đó cho tỏi vào chao trong khoảng 10 giây. Chao xong, bạn vớt tỏi bỏ ra ngoài rồi cho lá hẹ vào đảo đều. Khi chảo lá hẹ dậy mùi thơm thì bạn tắt bếp, trút dầu hẹ ra bát con.

Dầu hẹ

Dầu hẹ – Cách làm bánh căn miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

  • Bước 3: Làm nước chan bánh căn miền Trung

Chuẩn bị tôm, cà chua: Cà chua đem rửa sạch và thái nhuyễn hoặc thái múi cau mỏng nhỏ. Tôm thịt bạn bóc vỏ, làm sạch rồi đập dập, băm nhuyễn tôm.

Làm nước chan: Phi thơm một chút tỏi với khoảng 1 thìa canh dầu ăn sau đó cho cà chua, tôm tươi vào xào thơm. Tiếp đến, bạn cho vào chảo chừng nửa lít nước lọc và đun cho sôi. Cuối cùng, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Nước chấm bánh căn

Nước chấm bánh căn – Cách làm bánh căn miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

  • Bước 4: Nướng bánh căn trứng cút

Chuẩn bị bếp than hồng đỏ lửa. Khi bếp than đã sẵn sàng, bạn đặt những chiếc khuôn bánh căn lên trên để làm nóng. Dùng cọ phết một lớp dầu ăn đều khắp khuôn để đảm bảo bánh nướng không bị dính.

Từ từ đổ bột bánh căn đã có vào khuôn với lượng bằng 2/3 khuôn. Sau đó, bạn đập trứng cút vào bánh rồi đậy nắp khuôn lại và chờ 3 – 4 phút cho bánh chín. Bánh chín, nhấc bánh ra ngoài và thoa phần dầu hẹ lên trên.

Nướng bánh căn

Nướng bánh căn – Cách làm bánh căn miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

Những lưu ý khi làm bánh căn trứng cút theo kiểu miền Trung

Nướng bánh: Bánh căn chuẩn là khi được nướng bằng bếp than hồng. Tuy nhiên trong trường hợp gia đình bạn không chuẩn bị được bếp than, bạn có thể sử dụng lò nướng để nướng bánh. Không nên nướng bằng bếp gas hay bếp than tổ ong vì sẽ làm bánh có mùi khó chịu, không thơm.

Nhân bánh: Ngoài nhân là trứng cút, bạn có thể tuỳ chọn những loại nhân khác theo sở thích của mình như thịt băm, hải sản… Tương tự với phần nước chan bánh, bạn cũng có thể điều chỉnh/bổ sung thêm thịt, trứng nếu muốn.

Bánh căn

Bánh căn – Cách làm bánh căn miền Trung – Bánh căn trứng cút ngon

Thưởng thức bánh căn thơm ngon

Sau khi nướng xong, bạn phết lớp dầu hẹ lên trên và chan nước dùng rồi thưởng thức. Nên thưởng thức món bánh căn trứng cút khi nóng và ăn kèm các loại rau ghém, rau sống để tăng tính hấp dẫn của món ăn, làm cho món bánh không bị khô ngán.

Bánh căn được xem là đặc sản của miền đất Trung và Nam Bộ. Nếu một lần đến đây mà không được thưởng thức bánh căn trứng cút thì chắc hẳn sẽ là thiếu sót lớn. Rất hy vọng với những chia sẻ về cách làm bánh căn miền Trung trên đây thì dù chưa một lần được đến, bạn vẫn có thể thưởng thức được món bánh đặc trưng này.

Vậy là Massageishealthy đã giới thiệu đến bạn những cách làm bánh dầy đậu xanh, bánh giầy kẹp giò truyền thống và các loại bánh truyền thống khác. Chúc các bạn thành công và ngon miệng.

You may also like

You cannot copy content of this page