Trang chủ Tử vi - Phong thủy - Cung hoàng đạo ✅ Tết Nguyên Tiêu là Tết gì, là ngày nào: Ý nghĩa, Lời chúc, Cách sắm lễ, Văn khấn đầy đủ nhất

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì, là ngày nào: Ý nghĩa, Lời chúc, Cách sắm lễ, Văn khấn đầy đủ nhất

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

Tết Nguyên Tiêu hay còn có tên gọi khác là Rằm Tháng Giêng là một ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc, còn ở Việt Nam được gọi với tên ngày Tết Thượng Nguyên. Theo truyền thuyết xưa thì nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Đây là dịp mọi người lên chùa cúng sao giải hạn, cầu cho năm mới được nhiều an lành.

 

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì, là ngày nào: Ý nghĩa, Lời chúc, Cách sắm lễ, Văn khấn đầy đủ nhất

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì, là ngày nào: Ý nghĩa, Lời chúc, Cách sắm lễ, Văn khấn đầy đủ nhất

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngày Tết Nguyên Tiêu thì hãy cùng Massageishealthy khám phá nguồn gốc, ý nghĩa cũng như những điều cần chuẩn bị để ngày này được chỉnh chu và trọn vẹn nhé!

Vào dịp rằm tháng giêng, bà con nông dân sẽ khẩn trương chuẩn bị mọi thứ cần thiết, cho đến tối ngày 15/1 âm lịch cũng là thời điểm để mọi người ra đồng thu gom cây cỏ khô và châm lửa tiêu hủy sâu bọ. Còn theo một số ý kiến khác thì nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu  bắt đầu từ các hoạt động của Phật giáo.

Vào ngày này, chư Tăng sẽ tập trung đông đủ để nghe Đức Phật thuyết pháp. Vì vậy, những người theo đạo Phật thường dùng ngày này để tưởng nhớ đến Đức Phật. Tuy Rằm tháng Giêng so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu lan) không có quy mô lớn nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt.

Bởi đây là ngày trùng với Tết Nguyên Đán và ngày lễ Thượng Nguyên trong dân gian. Đồng thời, cũng là ngày rằm đầu tiên của năm mới nên thu hút sự tham gia của đông đảo người dân để cầu nguyện cho một năm mới an lành.

Hình ảnh ngày Tết Nguyên Tiêu

Hình ảnh ngày Tết Nguyên Tiêu

2. Tết Nguyên Tiêu là ngày bao nhiêu?

Nếu bạn không biết Tết Nguyên Tiêu là ngày bao nhiêu thì câu trả lời là ngày này sẽ diễn ra vào hai ngày 14 và 15 tháng giêng Âm lịch. Cụ thể là từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) và  trọn ngày 15 (ngày rằm) tới nửa đêm ngày 15 (đêm trăng rằm).

Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng giêng Âm lịch

Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng giêng Âm lịch

3. Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu đối với Việt Nam ra sao?

Được mang ý nghĩa là sự đoàn viên, đoàn tụ, là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại, quây quần bên nhau cùng ăn một bữa cơm với những món ăn đặc sản truyền thống Việt và trò chuyện, tâm sự với nhau.

Ở Việt Nam, đây là dịp để người dân lên chùa lạy Phật, ước nguyện cho một năm bình an, an lành và thực hiện cúng sao giải hạn.

Ngoài ra, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu đối với các Phật Tử là ngày rằm đầu tiên của năm mới để lễ bái chư Phật, chư Tăng, chư Bồ-tát, phóng sanh, cúng dường Tăng Ni và làm những công việc phước thiện để cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng, cầu cho quốc thái dân an, chúng sanh an lạc và mưa thuận gió hòa. Vào ngày này người dân thường sẽ chuẩn bị mâm cúng gia tiên và mâm đồ cúng Phật.

Cúng tổ tiên, ông bà vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Cúng tổ tiên, ông bà vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu là Tết Thượng Nguyên hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên. Vào  ngày xưa đây là dịp mà các nhà vua hội họp các Trạng Nguyên để thiết đãi yến tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển ngắm cảnh, thưởng hoa và làm thơ. Theo sử sách Trung Hoa, đây không phải là một ngày lễ Phật.

Cho đến nay, Tết Nguyên Tiêu của người Hoa được coi là một ngày lễ rất thiêng liêng trong dịp đầu năm mới và còn có tên gọi khác là “Hội hoa đăng” hay “Lễ hội đèn hoa”.

Lễ có nguồn gốc từ tập tục cúng tế thời vua Hán Vũ Đế cai trị, người dân sẽ treo đèn trên cây nêu được cắm trước cửa nhà, sau đó đốt đèn, chơi lồng đèn và thời gian có thể kéo dài bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 17 tháng giêng Âm lịch.

Ngoài ra trong ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa còn có những tập tục khác như ăn bánh trôi, cầu an cầu phước, ngâm thơ hoặc thi đoán hình thù tên lồng đèn,… và đặc biệt là viết những ước nguyện của mình lên đèn lồng hoặc bỏ vào tờ giấy gắn lên và thả bay lên trời nhằm để điều ước có thể trở thành hiện thực.

4. Sắm lễ cúng Tết Nguyên Tiêu đúng cách

Vì đây là một ngày quan trọng nên mọi thứ cần được chuẩn bị đầy đủ, chỉn chu để tránh xảy ra những sai sót không đáng có và mang lại điềm gở đầu năm. Vào ngày này người dân thường sẽ chuẩn bị lễ cúng Phật cùng song song với lễ cúng ông bà tổ tiên.

Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương khác nhau mà mâm cúng lễ cũng sẽ khác nhau. Nhưng những món đồ không thể thiếu ở bất kỳ đâu là nến, hoa quả tươi lâu, màu đẹp, hoa cắm bình, hương, đèn.

Với mâm cúng Phật, thì bạn cần lưu ý chuẩn bị nước sạch, mâm hoa quả, các thực phẩm dành riêng cho mâm cúng chay. Những nguyên liệu cần dùng để nấu những món ăn chay cần được lựa chọn kỹ lưỡng, đầy đủ và bạn nên tìm mua những loại rau, củ, quả chất lượng và an toàn nhất hiện nay.

Bạn cũng cần chuẩn bị những nguyên liệu, một số gia vị cần thiết cho món ăn thêm đậm đà, có đầy đủ sắc hương vị. Với mâm cúng tổ tiên, bạn có thể chuẩn bị những món ăn truyền thống: chả giò, xôi, thịt heo quay bánh hỏi, nem, chả lụa…

Bên cạnh đó bạn cần lưu ý để hai mâm cúng phải tách biệt, không được để chung. Mâm cúng ông bà tổ tiên để bên dưới và mâm cúng Phật để trên.

Những nguyên liệu để chuẩn bị cả mâm cúng chay lẫn mặn thì bạn cần mua những thực phẩm tươi ngon tiện lợi. Tránh mua những loại thực phẩm kỵ húy, không nên chuẩn bị vào ngày Tết Nguyên Tiêu.

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng cần phải chỉn chu và đầy đủ

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng cần phải chỉn chu và đầy đủ

5. Văn khấn cúng lễ Nguyên Tiêu

Ngoài chuẩn bị đầy đủ cho mâm cúng lễ Nguyên Tiêu thì khi cúng bạn cần biết các khấn bái như thế nào là đúng, tránh phạm phải điều kỵ, lỗi sai. Văn khấn cúng lễ Nguyên Tiêu như sau:

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Nam Mô A di đà Phật!

Bên cạnh văn khấn cúng tổ tiên thì bạn cũng nên biết thêm về văn khấn cúng sao giải hạn vào rằm tháng giêng:

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu

Tín chủ (chúng) con là: ………………….

Ngụ tại: ………………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

6. Sưu tầm 10 lời chúc Tết Nguyên Tiêu thật hay

Còn được mang ý nghĩa là Tết đoàn viên, cũng là ngày rằm đầu tiên trong năm mới, vì vậy những lời chúc hay và ý nghĩa là hoàn toàn không thể thiếu. Bạn có thể tham khảo một số lời chúc Tết Nguyên Tiêu hay sau.

Những câu chúc hay dịp Nguyên tiêu

Những câu chúc hay dịp Nguyên tiêu

Chúc bạn có một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Chúc bạn sẽ có một năm thật rực rỡ và thành công,

Năm mới chúc bạn sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như cuộc sống

Chúc bạn năm mới ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc và sẽ có một năm thật trọn vẹn.

Chúc bạn mỗi ngày của năm mới sẽ luôn gặp nhiều may mắn, niềm vui, và hạnh phúc.

Năm mới lại về, năm cũ đi qua, kính chúc gia đạo thuận hòa, song thân đắc thọ, may đến rủi qua, đồng lòng vượt khó.

Năm hết tết đến, chúc mọi người sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn và cầu được ước thấy.

Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho trọn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý. Hứng cho tròn An Khang. Cả nhà đều Sung túc.

Chúc bạn sẽ có một năm mới vạn sự như ý, công danh tấn tới, tài lộc đầy nhà..

Chúc bạn có một năm mới với nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc bên bạn bè, người thân, người thương và gia đình của mình.

Đón ngày lễ Tết rằm tháng Giêng trọn vẹn bên gia đình

Đón ngày lễ Tết rằm tháng Giêng trọn vẹn bên gia đình

Như vậy với những thông tin bổ ích trên, Massageishealthy tin rằng bạn sẽ hiểu thêm về ý nghĩa văn hóa truyền thống và những điều quan trọng cần chuẩn bị để có một ngày Tết Nguyên Tiêu thật trọn vẹn và thân tình

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like