5 loại trái cây cúng ngày khai trương trong mâm ngũ quả gồm những gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
5 loại trái cây cúng ngày khai trương trong mâm ngũ quả gồm chuối, tượng trưng cho Đông phương với màu xanh lá cây, Bưởi là Trung phương, có màu vàng tươi, Lê biểu tượng của Tây phương với màu trắng hơi đục, Hồng táo là Nam phương, có màu đỏ chót, một loại quả khác tượng trưng cho Bắc phương, sẫm màu như dừa, sung, vú sữa.
Table of Contents
1. Ý nghĩa của việc cúng khai trương như thế nào?
Người xưa thường có câu “đầu xuôi – đuôi lọt”, vì thế trong kinh doanh hay làm việc thì phần lễ lạt rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số người vẫn còn rất lúng túng khi không biết trái cây cúng khai trương cần những gì, cách cúng đúng như thế nào?
Dân gian ta thường hay truyền tai nhau rằng: “Đất có Thổ công – sông có hà bá”, tức là mỗi một vùng đất mà con người đang cư ngụ đều có một vị thần gọi là Thổ địa cai quản.
Vì thế, khi một công ty, quán xá hay cửa hàng kinh doanh bắt đầu được hình thành, khởi sự làm ăn thì con người luôn luôn phải nhớ làm lễ khấn cúng khai trương tại bàn thờ thổ địa – thần tài. Đó như một cách mà người trên cõi dân gian như muốn thông báo và trình diện các vị thổ thần.
Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng văn hóa thì đây chính là một trong những lễ cúng cực kỳ quan trọng mà dân kinh doanh cần thực hiện nghi thức, chuẩn bị mâm lễ vật thật chu đáo để cầu tài lộc, mua may bán đắt và khách hàng luôn luôn đổ xô đến mua.
Vậy một trong những phần của mâm lễ vật đó là trái cây cúng khai trương cửa hàng, sẽ gồm những gì, 5 loại trái cây cúng ngày khai trương trong mâm ngũ quả là những quả gì?
2. Mâm trái cây cúng khai trương bao gồm những gì
Thông thường, tục khai trương sẽ xuất hiện nhiều trong những ngày đầu năm mới của Tết Nguyên đán. Khi ấy, dân kinh doanh sẽ quyết định chọn một ngày để thực hiện nghi lễ khai trương đầu năm, bắt đầu một chu kỳ thời gian sẽ xóa bỏ những ưu phiền của năm cũ và bắt đầu năm mới làm ăn phát đạt, may mắn và thịnh vượng hơn.
Do đó trái cây cúng khai trương phổ biến, gần gũi, quen thuộc và dân dã chính là mâm ngũ quả.
2.1. Quan niệm về mâm ngũ quả
Chắc hẳn đối với mỗi người thì cụm từ “mâm ngũ quả” chẳng còn xa lạ gì nữa bởi chúng ta sẽ thường bắt gặp nó trong dịp Tết cổ truyền, Tết trung thu… Nhưng không phải ai cũng biết rõ tường tận định nghĩa hay quan niệm về mâm ngũ quả.
Thực ra, mâm ngũ quả là loại mâm lễ vật thường có 5 loại quả khác nhau (theo Trung Quốc ngũ là 5). Đối với người Việt Nam, số 5 thể hiện ước muốn đạt ngũ phúc lâm môn, cụ thể là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Còn theo phong thủy truyền thống, 5 loại quả này sẽ có 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho nguồn của cải 5 phương mà con cháu muốn dâng lên để kính dâng tổ tiên cũng như các vị thần linh.
Mâm ngũ quả thường được bày trên bàn thờ tổ tiên ông bà trong những dịp lễ Tết hay ngày cưới, ngày khai trương của công ty, nhà hàng… với ý nghĩa là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn mà ông cha ta đã dạy từ xa xưa hoặc biểu tượng cho thành quả sung túc, đủ đầy của một năm làm việc vất vả…
2.2. Mâm ngũ quả cúng khai trương có những gì?
Như đã nói, ngũ quả sẽ có 5 màu vì thế mâm trái cây cúng khai trương thông thường sẽ gồm có:
- Nải chuối, tượng trưng cho Đông phương với màu xanh lá cây.
- Bưởi là Trung phương, có màu vàng tươi.
- Lê, biểu tượng của Tây phương với màu trắng hơi đục.
- Hồng, táo… là Nam phương, có màu đỏ chót.
- Thêm một loại quả khác tượng trưng cho Bắc phương, sẫm màu như dừa, sung, vú sữa…
Tuy nhiên, phía trên chỉ là trái cây cúng khai trương theo quan niệm của mâm ngũ quả chung chung. Tùy theo từng vùng miền Nam – Bắc, ngoài ra sẽ có thêm một số loại quả khác:
- Miền Bắc: quất, bưởi, dưa hấu, lựu, đào, quýt, táo, thanh long, táo, cam….
- Miền Nam: mãng cầu, dừa, xoài, sung, thơm (dứa)…
3. Cách cúng khai trương tốt lành
Sau khi đã biết được trái cây cúng khai trương gồm những gì thì tiếp theo mọi người cần phải nắm bắt được cách cúng khai trương đúng và bài văn khấn chính xác nhất.
3.1. Chọn ngày giờ tốt hợp phong thủy
Trong lễ cúng khai trương thì bên cạnh việc tìm hiểu mâm lễ vật thì mọi người cần chú ý đến cả vấn đề chọn ngày giờ tốt, hợp phong thủy để thực hiện nghi lễ.
Đây được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi giờ tốt hay giờ xấu sẽ quyết định sự vượng cát hay hung cho gia chủ vào thời khắc khai trương.
Do đó, nếu chọn được ngày giờ tốt thì chắc chắn việc kinh doanh cũng như làm ăn của gia chủ đó sẽ cực kỳ thuận lợi, gặp nhiều may mắn và an khang thịnh vượng. Còn ngày giờ xấu, sẽ bị ngược lại.
Tùy vào độ tuổi của từng người, sẽ xác định được thời khắc khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả này còn phụ thuộc vào quá trình công đức cũng như công việc của gia chủ. Tốt nhất là bạn nên nhờ một vị thầy cao minh, uy tín để xem xét cho.
3.2. Chuẩn bị mâm cúng đúng phong thủy
Một trong những điều để giúp lễ khấn khai trương diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ thì tương tự như ngày vía thần tài. Ngày vía thần tài cúng gì?
Cách sắm lễ mâm cúng mặn, chay đầy đủ nhất, đặc biệt là trái cây cúng khai trương phải luôn luôn tươi ngon. Ngoài ra, một số lễ vật phổ biến cần có như gạo, muối, trà, rượu, nước, bánh kẹo, trầu cau, giấy cúng… phải có đủ.
Lễ mặn thường có gà, heo sữa quay, bánh bao, chè xôi… Tóm lại, bạn vẫn nên tùy theo khả năng tài chính cũng như quy mô cơ sở để sắm sửa cho thật phù hợp.
3.3. Nên cúng khai trương trong nhà hay ngoài sân?
Nhiều người vẫn thường lo lắng khi không biết cúng khai trương trong nhà hay ngoài sân để thuận lợi hơn. Thông thường, các bàn cúng trong dịp như vậy sẽ được làm ở ngoài sân hoặc ở vị trí quan trọng – trước cửa của công ty hay cửa hàng, nhà hàng…
Như vậy, mới có thể thông báo hoặc trình diện được đến các vị Thổ thần cũng như nhiều vị thần linh khác lân cận trong khu vực.
Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề thực sự quan trọng lắm nên không cần quan tâm nhiều, mà bạn chỉ cần chuẩn bị thật chu đáo, kỹ lưỡng mâm cúng đặc biệt là trái cây cúng khai trương cửa hàng.
Bởi, nhiều người tin rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, nếu lễ cúng quan trọng này diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp thì công việc làm ăn cũng như giao dịch kinh doanh của bạn sẽ cực kỳ xuôi chèo, mát mái.
3.4. Những lưu ý khi làm lễ cúng khai trương
Để quá trình lễ cúng khai trương diễn ra thật suôn sẻ và không hề gặp bất kỳ trở ngại, thiếu sót gì thì mọi người cần lưu ý một số điều:
- Cần lên danh sách các lễ vật cúng khai trương trước để tránh thiếu sót và chuẩn bị được kỹ lưỡng nhất là những loại trái cây thơm ngon, tươi mát.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại nhang, trầm hương mùi dễ chịu để sử dụng cho buổi cúng vái.
- Không nên lo lắng, mất bình tĩnh mà hãy thả lỏng để tâm hồn mình thư thái, quan trọng nhất là tâm thành khấn. Khi ấy bạn sẽ thực hiện mọi việc một cách vuông tròn.
- Thực ra, vị trí hay cách đặt mâm cúng rất quan trọng, vì thế bạn nên nhờ một người có kinh nghiệm giúp đỡ, hướng dẫn trong việc này để sai sót.
- Khi khấn vái thật thành tâm để giao tiếp và bày tỏ được tấm lòng thành với bề trên đồng thời nhớ tiến hành đúng thủ tục để mang lại hiệu quả cao nhất.
Có như vậy, các vị thổ thần cũng như thần linh tứ phương sẽ dễ dàng tiếp nhận lòng thành của gia chủ và không hề quấy nhiễu mà ngược lại còn tích cực bảo vệ để họ được yên ổn làm ăn, phát triển.
4. Văn khấn cúng khai trương
Nếu mọi người đã biết trái cây cúng khai trương gồm những gì nhưng vẫn còn đang băn khoăn vì không biết bài văn khấn cúng như thế nào chuẩn xác, đúng nhất thì có thể tham khảo dưới đây.
Nguyên bài văn khấn cúng khai trương sẽ là:
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. –
Con kính lạy quan Đương Niên hành khiển thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương
– Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: …………………………………….
Hôm nay là ngày … tháng … năm …., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng:
Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn).
Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng Bách linh … cúi xin soi xét.
Chúng con kính mời: quan Đương Niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các Thần linh cai quản khu vực này.
Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị, hữu ích về vấn đề trái cây cúng khai trương mà Massageishealthy đã tổng hợp được. Hy vọng thông qua đó, mọi người sẽ có thêm được thật nhiều kiến thức mới mẻ để thực hiện nghi lễ cúng khai trương cho đúng.
Cách bày xếp, trang trí mâm ngũ quả ngày Tết đẹp cúng tổ tiên ông bà
Đối với mỗi gia đình người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết là vô cùng quan trọng vì nó thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Mâm ngũ quả ngày tết thường có 5 loại màu sắc theo thuyết ngũ hành, bao gồm có: Kim (màu trắng), Thủy (màu đen), Mộc (màu xanh), hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng) với mong ước được hưởng ngũ phúc: Khỏe mạnh, sống lâu, bình yên, giàu có, sang trọng.
Tùy vào các vùng miền khác nhau thì mỗi gia đình có cách xếp mâm ngũ quả khác nhau, lựa chọn những loại quả khác nhau để bày lên mâm ngũ quả. Vì vậy, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, hợp phong thủy và có ý nghĩa tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền.
Mâm ngũ quả miền Bắc thường bao gồm có: Chuối, dưa hấu (màu xanh); Bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); Hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); Đào hoặc lê (màu trắng); Mận hoặc nho (màu đen).
Các loại quả được bày trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng
- Chuối: Thể hiện sự che trở của trời đất cho con người và mong gia đình luôn sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau
- Cam, quýt, quất, hồng: Thể hiện sự may mắn
- Qủa lê, đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt
- Qủa sung: Mong ước sự sung túc, no ấm
Một số cách bày mâm ngũ quả đẹp miền Bắc
Miền nam thường bày mâm ngũ quả ngày tết theo quan niệm: ”Cầu Sung Dừa Đủ Xài”
Với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, con cháu đầy đàn. Tuy nhiên, người miền nam thường kiêng kỵ một số loại trái không bày trên mâm cúng do tên gọi của chúng như:
- Chuối: đọc gần giống “chúi” làm ăn không lên được
- Táo (bom), lê: Đổ bể, làm ăn thất bại
- Quýt, cam: Quýt làm cam chịu
Miền trung có cách trình bày mâm ngũ quả ngày tết rất đơn giản, bình dị
Không kiêng kị cam quýt như người miền Nam và cũng không câu lệ ngũ hành như người miền Bắc. Qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách rất bình dị, đơn giản của họ. Mâm ngũ quả trên bàn thờ chỉ cần tươi ngon, đẹp mắt thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên.
Ngày nay, người Việt vẫn luôn giữ gìn được những truyền thống tốt đẹp đặc biệt là tục thờ cúng tổ tiên với mâm ngũ quả ngày tết. Tuy nhiên, cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết cũng có một số thay đổi và không còn cứng nhắc như trước nữa. Ngoài 5 loại quả trong ngũ hành, trừ những loại quả kiêng kỵ thì thì người ta có thể bày thêm một số loại quả khác cho mâm ngũ quả sinh động và đẹp mắt.
Một số cách bày xếp mâm ngũ quả đẹp ngày Tết hợp phong thủy
Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả đẹp ngày tết mà đơn giản, nhanh chóng:
Nguyên liệu:
- Xoài: 2 quả
- Dưa hấu: 2 quả
- Bưởi: 1 quả
- Dứa (Thơm): 1 quả
- Nho: 1 chùm
- Cam, táo, lê : Mỗi thứ vài quả
- Hoa cúc: Vài bông
- Cốc: 3 cái
Hướng dẫn:
Các bạn mang tất cả mọi thứ đi rửa sạch để ráo nước rồi mới mang bày trên mâm.
Bước 1: Nếu các bạn khéo léo khắc được chữ “Vạn sự Như ý” lên quả dưa hấu thì làm còn không thì chỉ cần để nguyên quả dưa rồi buộc nơ vào cuống của quả dưa là cũng rất đẹp rồi.
Để quả dưa đứng được như trong hình thì các bạn cắt một chút ở phần đuôi của quả dưa đi tạo thành mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu cân ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.
Bước 2: Tiếp theo xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc ở giữa và 2 quả xoài ở 2 bên.
Bước 3: Qủa bưởi được đặt ở giữa trước 3 cốc, Tiếp tục xếp các loại trái cây như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.
Bước 4: Tầng thứ 2 bạn xếp thêm mấy quả cam và đặt chùm nho lên trên quả bưởi.
Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm vài bông hoa cúc vào các chỗ trống nhìn sẽ bắt mắt và đầy đặn hơn.
- Bước 6: Để mâm ngũ quả lung linh hơn bạn có thể chăng đèn nhấp nháy xung quanh nhé.
Với hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp và nhanh, đơn giản này, mình mong là sẽ giúp ích được cho các bạn trong dịp tết 2017 sắp tới.
Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết
- Bưởi: phúc lộc, viên mãn
- Thanh long: rồng mây hội tụ
- Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
- Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
- Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
- Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
- Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
- Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
- Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
- Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
- Dừa: viên mãn
- Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
- Quất: sung túc, lộc lá
- Đào: sự thăng tiến, danh lợi.
Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
Cho dù sinh sống ở đâu, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán.