Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửXuất huyết dạ dày Xuất huyết dạ dày là gì, xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày là gì, xuất huyết dạ dày có chữa được không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Xuất huyết dạ dày là gì, xuất huyết dạ dày có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người khi lâm vào tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra lời giải thích chính xác cho câu hỏi này.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Trước khi tìm hiểu xuất huyết dạ dày có chữa được không, bạn cần nắm rõ một số thông tin liên quan đến nó.

Xuất huyết dạ dày là dạng tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày. Khi đó, tại vùng niêm mạc của bao tử sẽ xuất hiện các vết rỉ loét máu gây nhiều đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh. Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi từ 20-50 tuổi.

Người có nguy cơ cao mắt xuất huyết dạ dày là người có tiền sử mắc bệnh xơ gan, viêm loét dạ dày hành tá tràng, dùng nhiều rượu bia hay thuốc giảm đau, kháng viêm.

Tùy vào từng tình trạng xuất huyết dạ dày mà có thể kết luận xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm có thể gây mất máu cấp và ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiều trường hợp phát hiện muộn, khi đưa đến bệnh viện thì không thể cứu được. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm thông qua các biểu hiện đau vùng thượng vị, nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì hoàn toàn có thể chữa được.

Muốn chữa xuất huyết dạ dày tận gốc, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì, đó có thể là viêm loét dạ dày nhưng cũng có thể là do xơ gan biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên…

Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh lý không quá nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì chúng sẽ biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh.

Vì hầu hết người bệnh khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bệnh lý này thường tìm đến thuốc Tây mong muốn trị nhanh và sớm thoát khỏi cơn đau hành hạ.

Nhưng Tây y bản chất là con dao 2 lưỡi, nếu không được chỉ định và sử dụng đúng liều có thể gây nguy hiểm khiến nhiều người dở khóc dở cười vì những tác dụng thừa của chúng, phần lớn trong số đều rơi vào tình trạng tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.

Xuất huyết dạ dày chữa như thế nào?

Khi người bệnh trong tìn trạng nguy kịch, máu chảy ồ ạt, không tự cầm máu được thì cần thực hiện biện pháp sơ cứu tại chỗ trong khi chờ cấp cứu như sau:

Đặt bệnh nhân nằm lên giường hay một mặt phẳng sao cho 2 chân cao hơn đầu. Bệnh nhân nằm im tại chỗ, không di chuyển hay hoạt động. Đắp thêm chăn để ủ ấm, làm hạ thân nhiệt khi bị mất máu.

Cho bệnh nhân ăn lót dạ bằng mẩu bánh mì mềm hay ăn cháo loãng rồi uống thuốc cầm máu. Loại thuốc này sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nhà không có thuốc thì có thể uống nước muối loãng để cầm máu. Sau đó đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Trường hợp cấp tính, xuất huyết dạ dày có chữa được không phụ thuộc vào quá trình sơ cứu này. Nếu bạn không sơ cứu khẩn cấp, trong quá trình đi viện, người bệnh có thể bị mất máu quá nhiều do tác động từ việc di chuyển. Lúc này nguy cơ vong là rất cao.

Với trường hợp mất máu ít (dịch nôn chỉ ra một chút máu, chỉ có một chút phân có màu đen), bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng bài thuốc sau để cầm máu:

Có thể sử dụng thuốc Đông y để cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày

Có thể sử dụng thuốc Đông y để cầm máu khi bị xuất huyết dạ dày

Sử dụng 2 đến 4 miếng đậu trộn lẫn với khoảng 3 thìa ăn cơm đường đỏ. Đem hỗn hợp này đun sôi với một bát nước trong 10 phút rồi ăn với cơm. Cách này giúp chữa xuất huyết do viêm loét dạ dày rất tốt.

Đối với phương pháp Tây y, người bệnh có thể dùng phương pháp nội soi và chích chất làm xơ hay phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ được bác sĩ chỉnh định phương pháp phù hợp. Với trường hợp có vết loét to, giải pháp cuối cùng là phải cắt bỏ đoạn dạ dày đó để tranh nguy cơ ung thư.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn biết được xuất huyết dạ dày là gì, có chữa được không? Bạn hãy lưu ý để biết cách phòng tránh khi bị bệnh.

4/5 - (2 bình chọn)

You may also like