Trang chủ Phụ nữ và làm đẹp ✅Kiểu tóc đẹp ✅ Bà bầu nhuộm tóc có được không, có ảnh hưởng gì thai nhi không, Thai kỳ và những con số biết nói!

Bà bầu nhuộm tóc có được không, có ảnh hưởng gì thai nhi không, Thai kỳ và những con số biết nói!

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bà bầu nhuộm tóc có ảnh hưởng gì không và những điều mẹ nên biết

Bà bầu nhuộm tóc có được không, có ảnh hưởng gì không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều thai phụ. Đối với phụ nữ mà nói, làm đẹp là một trong những nhu cầu không thể thiếu, dù là trước, sau, hay đang trong quá trình mang thai.

Điều lưu ý là trong quá trình mang thai, các mẹ luôn được nhắc nhở và lưu ý hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hạii, đế tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, việc nhuộm tóc, sơn móng tay hay sử dụng các loại hóa mỹ phẩm trong giai đoạn này đều cần phải thật thận trọng.

Bà bầu nhuộm tóc có được không, có ảnh hưởng gì thai nhi không, Thai kỳ và những con số biết nói!

Bà bầu nhuộm tóc có được không, có ảnh hưởng gì thai nhi không, Thai kỳ và những con số biết nói!

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Bà bầu có nên nhuộm tóc, có ảnh hưởng gì không?

Hiện nay, thực tế chưa có bằng chứng cụ thể nào khẳng định, chứng minh chính xác việc nhuộm tóc khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi vì trên thực tế, có rất ít thuốc nhuộm có khả năng thẩm thấu qua da để gây hại cho bé. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên nhuộm tóc, vì hơi hóa chất amoniac có trong thuốc nhuộm có thể gây ảnh hưởng tới não bộ của thai nhi.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ đang trong quá trình hình thành các cơ quan và bộ phận cơ thể. Do đó, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý để bảo vệ tuyệt đối cho con trước những nguy cơ gây hại từ bên ngoài.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhuộm tóc sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhuộm tóc sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi

2. Bà bầu khi nhuộm tóc cần lưu ý những gì?

Như đề cập ở trên, thực tế có rất ít thuốc nhuộm có khả năng thẩm thấu vào cơ thể của mẹ bầu. Trong quá trình nhuộm tóc, các thợ nhuộm thường chỉ bôi thuốc từ chân tóc xuống tới ngọn, cách da đầu một khoảng vừa đủ để các loại hóa chất độc hại không tiếp xúc trực tiếp với da.

Vậy nên, khả năng hóa chất dính vào da đầu hầu như rất ít. Nếu các mẹ lo ngại việc nhuộm tóc sẽ là “cầu dẫn” để các loại hóa chất xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng tới thai nhi thì có thể thử với phương pháp nhuộm Ombre.

Bằng cách nhuộm này, các thợ nhuộm chỉ bôi thuốc vào phần đuôi tóc, không ảnh hưởng gì đến da dầu, vừa đẹp lại an toàn, qua thời kỳ nhạy cảm 3 tháng đầu, mẹ cũng có thể thử cách này, dù không thực sự được khuyến khích.

Việc nhuộm tóc bằng cách nào, cũng được khuyên rằng, mẹ bầu nên chờ đến tam cá nguyệt thứ hai. Bởi vì trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi còn rất yếu ớt nên rất dễ bị tác động bởi những yếu tố gây hại.

Do đó, nếu có ý định nhuộm tóc, mẹ bầu nên chờ đến khoảng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Lúc này, thai nhi đã lớn dần và ổn định hơn, các mẹ cũng có thể chủ động hơn trong việc làm đẹp. Dù vậy, cũng như đã đề cập, việc nhuộm tóc với mẹ bầu dù ở tam cá nguyệt thứ 2 vẫn không được khuyến khích.

Nếu rất muốn nhuộm tóc an toàn mẹ bầu nên chờ đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Nếu rất muốn nhuộm tóc an toàn mẹ bầu nên chờ đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Liên quan đến việc nhuộm tóc an toàn hơn cho mẹ bầu, ngoài việc chờ đến tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cũng nên chọn những loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thiên nhiên, để hạn chế tối đa các nguy cơ gây hại.

Đa số các loại thuốc nhuộm trên thị trường hiện nay đều có chứa rất nhiều hóa chất độc hại, bao gồm chì, paraphenylene, dihydroxybenzene, aminophennol, vv…

Vậy cho nên, các mẹ nên lưu ý chỉ chọn thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng, có thành phần cụ thể, tốt nhất vẫn là ưu tiên cho những sản phẩn có uy tín trên thị trường. Về thuốc nhuộm an toàn, việc sử dụng thuốc nhuộm có thành phần từ cây lá móng là một gợi ý tuyệt vời cho các mẹ đấy.

Việc nhuộm tóc trong quá trình mang thai có thể không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng chắc chắn đều gây hư tổn ít nhiều cho mái tóc của mẹ. Để nhanh chóng phục hồi sức sống cho mái tóc, các mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của các loại dầu xả chuyên dụng.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng thêm dầu dừa, tinh dầu bưởi, vv…vì các loại dầu từ thiên nhiên này tốt cho mẹ bầu nói riêng và sức khỏe nói chung.

Sau khi nhuộm mẹ bầu có thể dùng dầu dừa để dưỡng lại mái tóc

Sau khi nhuộm mẹ bầu có thể dùng dầu dừa để dưỡng lại mái tóc

Bà bầu nhuộm tóc có ảnh hưởng gì không, đến đây chắc chắn các mẹ đã tìm được câu trả lời rồi nhỉ? Tuy việc làm đẹp này cũng khá chính đáng, song nếu có thể, mẹ bầu nên chọn những phương pháp làm đẹp an toàn nhất, hoặc không nhuộm, để bảo vệ tuyệt đối cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Những con số biết nói về các giai đoạn thai kì bạn nên nắm

Đối với mỗi người phụ nữ, mang thai luôn là điều vô cùng thiêng liêng. Mẹ sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn thai kỳ với những cung bậc cảm xúc thật khác biệt! Bài viết này giúp mẹ hiểu rõ hơn về những gì sẽ diễn ra trong quá trình mang thai thông qua những con số diệu kỳ bên dưới nhé!

Những con số biết nói về các giai đoạn thai kì bạn nên nắm

Những con số biết nói về các giai đoạn thai kì bạn nên nắm

2 vạch

Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ không quên được cảm xúc vỡ òa khi que thử thai hiện kết quả 2 vạch màu hồng rõ nét phải không? Mẹ có thể tự tin chào mừng con yêu đến với thế giới này rồi!

40 tuần

Là khoảng thời gian phát triển trung bình của một thai nhi: 40 tuần.

Bác sĩ sẽ dựa vào thời gian này để xác định và thông báo ngày dự sinh của mẹ. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thai nhi có dấu hiệu chuyển dạ sớm hoặc trễ hơn so với thời gian dự tính nhé, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự chuẩn bị tốt hơn.

35 tuổi

Có nhiều dẫn chứng cho thấy, phụ nữ sinh con sau tuổi 35, thai nhi có nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể cao ( hội chứng Down) .

Tỉ lệ trung bình là 1/ 192 nghĩa là cứ 192 ca sinh con sẽ có 1 ca bị đột biến gen!

Khi quyết định sinh con sau tuổi 35, mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như xảy thai, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, sinh mổ.

Do đó, trong suốt quá trình mang thai, mẹ được khuyến khích thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc di truyền, siêu âm độ mờ da gáy ( bắt đầu từ tuần thứ 11 của thai kỳ) nhằm phát hiện sớm nguy cơ hội chứng DOWN.

10 đến 15 cân

Có không ít quan niệm sai lầm về cân nặng của mẹ bầu, vậy đâu mới là con số tiêu chuẩn? Câu trả lời là: Mẹ chỉ nên tăng từ 10- 15kg trong suốt giai đoạn mang thai.

Thay vì chú trọng đến số lượng ( tư tưởng ăn cho 2 người ) thì mẹ nên tập trung vào một thực đơn thông minh- cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé!

Việc tăng quá nhiều cân trong thời gian ngắn sẽ kéo theo nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phù tay chân, khó khăn trong việc đi lại và sinh khó.

Tuy nhiên, đừng vì quá lo lắng về cân nặng mà mẹ tự ép mình vào chế độ ăn kiêng kham khổ nhé! Vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ tử vong hoặc sinh non của trẻ sơ sinh.

24 giờ vỡ ối

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé thì bác sĩ luôn tạo điều kiện để thai phụ sinh trong 12- 24 giờ sau khi vỡ ối!

Sau khoảng thời gian lý tưởng đó, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để tăng cường các cơn co thắt, hỗ trợ quá trình sinh nở của mẹ.

Dù phải đợi chờ từng ngày, dù phải trải qua bao nhiêu mệt mỏi, đau đớn – tất cả rồi sẽ được đền bù xứng đáng khi mẹ được ngắm nhìn nụ cười đầu tiên của con yêu!

3/5 - (2 bình chọn)

You may also like