Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Bệnh Gout là gì, có chữa được không? Bệnh Gút kiêng ăn gì? Cách hỗ trợ điều trị bệnh Gout đơn giản hiệu quả

Bệnh Gout là gì, có chữa được không? Bệnh Gút kiêng ăn gì? Cách hỗ trợ điều trị bệnh Gout đơn giản hiệu quả

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I. Bệnh Gout là gì, có nguy hiểm và có điều trị khỏi được không?

Bệnh Gout (hay còn gọi là bệnh Gút, còn trong Đông y gọi là bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra. Trong bệnh gút, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là Acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thể muối Urat. … Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp.

Bình thường axit uric được lọc và đào thải qua thận, khi axit uric tăng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở các vị trí trong cơ thể như: khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân,…gây ra viêm khớp, sưng tấy đỏ tại chỗ, đau đớn khi chạm vào.

Trong số các loại bệnh thường gặp ngày nay thì bệnh Gout là một trong những mối lo ngại của rất nhiều người, nhất là phái mạnh. Dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng căn bệnh này cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bệnh. Để giúp bạn hiểu chi tiết về căn bệnh này hãy tham khảo bài viết dưới dây cùng Massageishealthy nhé!

Bệnh Gout (hay còn gọi là bệnh Gút) trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra.

Bệnh Gout (hay còn gọi là bệnh Gút) trong Đông y gọi là bệnh thống phong là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra.

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

II. Biểu hiện và triệu chứng của bệnh gút

2.1 Cơ chế hình thành và nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout

Theo như các nghiên cứu nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là so sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể.

Purin cũng được hấp thụ nhiều từ các loại thức ăn như gan, nội tạng động vật, các loại đậu, cá cơm,…

Tăng Axit uric còn liên quan đến các bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, rối loạn chuyển hóa máu…

Có các nguyên nhân chính gây tăng axid uric máu dẫn đến mắc bệnh gút gồm

Tăng bẩm sinh: Một số người bệnh cơ thể bị thiếu men khi còn nhỏ dẫn đến lượng axit uric không ổn định sẵn gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (trường hợp này rất hiếm gặp nhưng lại rất nặng và rất khó chữa khi mắc phải).

Nguyên nhân nguyên phát: Đây là nguyên nhân chủ yếu gắn liền với yếu tố gen di truyền, gia đình. Bệnh nhân trong những trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường dẫn đến nồng độ axit uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo

Nguyên nhân thứ phát: Đây được xem là yếu tố bên ngoài, sự tiêu thụ thức ăn chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…thường xuyên uống rượu bia kích thích sự gia tăng axit uric trong máu cao dẫn đến bệnh gút. Nguyên nhân thứ phát được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các ca mắc bệnh gút trong xã hội ngày nay.

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh gút còn gắn với các bệnh lý như: đa hồng cầu, đau tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, môi trường sống bị nhiễm chì, sử dùng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy cũng là điều kiện thuận lợi để Gout phát triển.

Bệnh Gout là gì, có chữa được không? Bệnh Gút kiêng ăn gì? Cách hỗ trợ điều trị bệnh Gout đơn giản hiệu quả

Bệnh Gout là gì, có chữa được không? Bệnh Gút kiêng ăn gì? Cách hỗ trợ điều trị bệnh Gout đơn giản hiệu quả

2.2 Các giai đoạn phát triển của Gout

Bệnh gút được chia ra làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu hiện và đặc trưng khác nhau

Giai đoạn 1: Tăng axit uric máu không triệu chứng

Giai đoạn này nồng độ acid tăng cao, tuy nhiên chưa có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nhức. Đây là giai đoạn tăng axit uric trong máu.

Ở giai đoạn này việc yêu cầu trị chưa thực sự cần thiết, tuy nhiên được khuyến cáo tầm soát và theo dõi thường xuyên.

Giai đoạn 2: Gút cấp tính

Trong giai đoạn này, tinh thể muối đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo sưng khớp và nóng đỏ.

Các triệu chứng này bùng phát nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h, gọi tắt là “đợt tấn công của gout” , các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, sau đó với những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất.

Để kiểm soát giai đoạn này bênh nhân nêu dùng các liệu pháp để giữ cho nồng độ axit uric dưới ngưỡng 6 mg/dl

Giai đoạn 3: Giai đoạn tổn thương khớp giữa các đợt gút cấp

Kế từ lúc cơn gút cấp đầu tiên cho tới gian đoạn này thường cách nhau từ 5 đến 10 năm tùy theo thể trạng và chế độ ăn uống của từng người.

Ở giai đoạn này các đợt tấn công của gout không còn thường xuyên và theo chu kỳ, bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau, chức năng hoạt động của các khớp hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, các tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ hình thành và lắng đọng trong các khớp. Các cơn đau sẽ được kiểm soát nếu duy trì axit uric ở mức 6.0 mg/dl

Giai đoạn 4: Gút mạn có hạt

Giai đoạn cuối của bệnh gút, với các tinh thể muối điển hình bám chặt vào các khớp. Đây là giai đoạn cuối của bệnh gút.

Theo thời gian, các tinh thể axit uric lắng đọng tạo thành các dạng hạt làm cho các cơn đau tăng nhanh theo từng đợt, sau đó viêm khớp liên tục, biến dạng khớp, kéo dài phá hủy các khớp, đồng thời các mô xung quanh cũng bị tổn thương và dẫn đến dị tật.

Giai đoạn này gút tiến triển rất nhanh. Tại Việt Nam phần lớn bệnh nhân gút rơi vào giai đoạn này mới điều trị, ở giai đoạn này bệnh gút trở nên phức tạp và khó kiểm soát, vì các biến chứng tác động vào cơ thể, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Bệnh gút ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những phác đồ điều trị thích hơp. Với những bệnh nhân đã có nhiều biến chứng, để điều trị có hiệu quả yêu cầu bệnh nhân phải được kiểm soát một cách chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt từ dùng thuốc, ăn uống và lối sống.

2.3 Cách phòng ngừa, tránh bệnh gout

Để tránh việc chịu những ảnh hướng xấu từ căn bệnh này bạn nên lưu ý những cách phòng tránh dưới đây để bảo vệ sức khoẻ của bản thân:

Bổ sung nước: Nước giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh thống phong.

Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng axit uric máu.

Tăng cường thực phẩm chứa ít purin: Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purin thấp.

Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia khuyên nên dùng.

Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Các thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu, sò, trai,…

Các loại thức ăn cay, nóng. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.

Không uống rượu, hạn chế uống bia, đồ uống có gas. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.

Kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần, nếu thấy có dấu hiệu của bệnh gút hãy nhanh chóng khám và điều trị ngày còn sớm.

Luyện tập thể dục thể thao: Việc duy trì luyện tập giúp cơ thể ổn định được cân nặng, hạn chế tình trạng dư cân béo phì từ đó giảm được áp lực cân nặng của cơ thể lên các khớp xương.

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp.

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp.

Việc luyện tập thể dục thể thao làm giúp thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu qua đó hạn chế sự lắng động các tinh thể muối urat nên ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gút cho chúng ta.

III. Bệnh gout có nguy hiểm không? Có chữa khỏi hẳn được không?

Do đặc điểm của bệnh gút là giữa các cơn gút cấp hầu như không có triệu chứng, tiến triển bệnh lại âm thầm, do vậy người bệnh thường chủ quan, chỉ điều trị khi thấy đợt đau khớp.

Hơn nữa để điều trị bệnh gút hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn, chế độ tập luyện và dùng thuốc, cũng như phải theo dõi thường xuyên, lâu dài; các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút lại có nhiều tác dụng phụ.

Do đó không phải bệnh nhân nào cũng tuân thủ được liệu trình điều trị của bác sĩ. Điều này khiến bệnh tiến triển thành gút mãn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gút có mối liên quan mật thiết đến chế độ sinh hoạt ăn uống vì vậy, chế độ sinh hoạt là vấn đề cần hết sức chú ý: về chế độ sinh hoạt ăn uống thì nên ăn uống đủ kalo nhưng nên kiêng, hạn chế thức ăn chứa nhiều purin như tôm cua, chọn thức ăn chứa ít purin như thịt trắng, thịt gia cầm và kiêng bia rượu.

Nếu bạn kiêng được như thế và điều chỉnh chế độ ăn và kiểm soát được nồng độ axit uric không tăng lên, ở trong giới hạn bình thường thì có nghĩa là bạn đã khỏi được bệnh gút.

Nếu bạn không giữ gìn được thì axit uric tăng lên, lắng đọng tại các khớp và gây nên gút tái phát thì gút cấp lại xuất hiện trở lại.

Vì vậy bệnh gút là bệnh chữa không khỏi nhưng nếu chúng ta điều trị một cách đúng mức và chế độ ăn hợp lý thì không cần lo lắng về nó quá nhiều.

IV. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Cơn gút cấp rất quen thuộc với những bệnh nhân bị bệnh gút tái phát nhiều lần. Mỗi lần cơn gút cấp xuất hiện ngoài gây đau đớn cho bệnh nhân, nó còn gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân do phải ăn uống kiêng khem.

Các biến chứng do bệnh gút gây ra đều khá nguy hiểm và có thể gián tiếp khiến bệnh nhân tử vong.

1. Ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động

Bệnh nhân Gút thường phải đối diện với các cơn gút cấp nhiều mức độ. Nhưng triệu chứng cơ bản và đầu tiên phải chịu đó là đau, đau dữ dội, sưng tấy , viêm đỏ ở các khớp xương khiến cho việc đi lại, vận động trở nên khó khăn, đau đớn.

Các cơn đau sẽ dữ dội hơn khi về đêm, làm cho người bệnh trằn trọc, mất ngủ, ngủ không ngon,..làm sinh hoạt bị đảo lộn, cơ thể mệt mỏi không thể tập trung vào công việc.

2. Biến dạng các khớp xương

Những cơn đau Gút thường xuyên xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đi lại, vận động, sinh hoạt hàng ngày lâu dần gây teo cơ, tiêu xương dẫn tới các thương tật không phục hồi.

3. Hạt và sự phá hủy khớp của bệnh gút

Bệnh nhân Gút không được phát hiện sớm và kịp thời, bệnh sẽ tiếp tục phát triển, các tinh thể muối tích tụ ngày càng nhiều làm hình thành các hạt (chính là hạt sạn tinh thể muối).

Bình thường chúng xuất hiện dưới da và không gây đau. Tuy nhiên một khi cơn đau cơn bục phát hạt sẽ khiến các khớp sưng tấy đỏ, tổn thương nghiêm trọng sụn khớp.

Hơn nữa, các hạt này luôn liên tục phát triển về kích thước sau những lần cơn đau xuất hiện.

Chúng chèn ép, đè lên làm phá hủy các mô, sự liên kết khớp xương thậm chí có thể khiến bạn mất khả năng vận động.

4. Suy thận và sỏi thận

Hầu hết, các bệnh nhân bị Gút lâu năm đều bị ảnh hưởng tới thận. Có thể là suy giảm chức năng thận, nghiêm trọng hơn thì sỏi thận, suy thận.

Bởi người bị bệnh Gút có nồng độ axit uirc trong máu cao, luôn luôn có nhu cầu đào thải chúng ra ngoài.

Chính vì lí do này đã vô tình tạo điều kiện cho các muối lắng đọng lại tại thận hình thành sỏi thận, dẫn tới chức năng thận suy giảm khiến cho thận ứ nước, ứ mủ,..Đây cũng chính là biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút.

5. Các bệnh về tim mạch huyết áp

Ngoài các bệnh trên người mắc bệnh Gút còn phải đối diện với các nguy cơ bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,..

V. Một số phương pháp hỗ trợ trị bệnh gouts hiệu quả hiện nay

Bên cạnh sản phẩm Lá nương, bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp một số loại cây từ thiên nhiên rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày để hỗ trợ điều trị chứng bệnh gouts nguy hiểm này.

Áp dụng các cách hỗ trợ điều trị bệnh Gout bằng thuốc nam không chỉ mang đến hiệu quả cho quá trình hỗ trợ điều trị bệnh Gout mà còn đảm bảo về mức độ an toàn, bởi lẽ phương pháp này không gây ra các tác dụng phụ.

Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là bệnh gì? Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp.

Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là bệnh gì? Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp.

5.1 Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng thảo dược

+ Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng chuối hột

Chuối hột, đặc biệt là chuối hột rừng có rất nhiều công dụng chữa bệnh như chữa yếu sinh lý, trị đau mỏi xương khớp, chữa phong thấp, cao huyết áp, tiểu đường…

Đặc biệt nhờ có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp cơ thể có khả năng đào thải axit uric tốt hơn nên chuối hột còn được dân gian sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút

Để hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng loại thảo dược này, y học cổ truyền có bài thuốc kết hợp quả chuối hột rừng với một số nguyên liệu khác.

Cụ thể lấy 3g quả chuối hột + 4g củ ráy rừng ( từ 1 năm tuổi trở lên ) + 1g khổ qua + 2g tì giải. Các nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị đem sao vàng, hạ thổ, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

+ Lá bằng lăng – Thảo dược hỗ trợ trị bệnh gút hiệu quả

Theo dược sĩ Võ Mạnh Hùng- Nguyên trưởng khoa dược Bệnh viện Y Học Cổ Truyền tỉnh Bình Định thì trong lá già của cây bằng lăng có chứa một lượng lớn các hoạt chất này có tác dụng ức chế chất có hại từ đó làm giảm axit uric trong máu.

Từ lâu người dân Philippin đã sử dụng lá bằng lăng nấu nước uống hàng ngày vừa giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, vừa ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Một số nước trên thế giới cũng đã đưa dịch chiết từ lá bằng lăng vào trong việc bào chế thuốc chữa bệnh.

Hàng ngày bệnh nhân lấy khoảng 50 lá bằng lăng già, đem rửa sạch rồi hãm với nước sôi uống. Để nhanh chóng có thể nấu trực tiếp lá bằng lăng với nước sôi khoảng 5 phút là uống được.

5.2 Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa

Nước dừa: chứa thành phần chính và chiếm tới 95% là nước nên có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng đào thải axit uric trong máu cũng cũng như trong xương khớp.

Nhờ vậy việc uống nước dừa thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cho bệnh nhân khống chế tốt bệnh gút.

Lá trầu không: Chứa thành phần tinh dầu có hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn , giảm sưng đau do bệnh gút.

Chuẩn bị 100g lá trầu không và 1 quả dừa tươi chặt vát gáo. Lá trầu không đem rửa sạch, thái nhuyễn và cho vào quả dừa.

Chú ý gạn bớt chút nước dừa ra trước khi cho lá trầu không vào để nước khỏi trào ra ngoài. Để 30 phút và chắt nước ra uống vào buổi sáng trước khi ăn.

Có thể ăn uống bình thường sau khi đã đi đại tiện. Dùng nước dừa lá trầu không trong 1 tuần liên tục thì ngưng.

5.3 Giảm bớt bệnh gút bằng lá tía tô

Thành phần tinh dầu có trong lá tía tô là một vị thuốc tự nhiên có tác dụng giảm đau, kháng viêm và làm giãn nở các mạch máu, từ đó hạn chế được các cơn đau và chứng sưng viêm ở bệnh gút.

Ngoài ra lá tía tô còn có tác dụng giữ ấm khớp, lợi tiểu nên có khả năng đào thải axit uric trong máu, ngăn ngừa bệnh gút tái phát trở lại.

Để hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng thảo dược lá tía tô nên kết hợp trong uống ngoài thoa nhằm đạt được kết quả toàn diện. Cách bào chế và dùng thuốc cụ thể như sau:

– Uống nước sắc lá tía tô: Trong các đợt gút cấp, lấy 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, vò xơ hơi nát rồi cho vào ấm hãm uống giống như pha trà.

– Đắp lá tía tô: Dùng cây tía tô bao gồm lá và cành giã nát rồi đắp vào vị trí khớp bị viêm và sưng đau trong 30 phút.

Các hoạt chất và tinh dầu có trong lá tía tô sẽ nhanh chóng ngấm vào trong ức chế phản ứng viêm và xoa dịu các cơn đau.

5.4 Hỗ trợ điều trị giảm bệnh gút bằng thuốc nam

Hỗ trợ điều trị giảm bệnh gút bằng thuốc nam

Hỗ trợ điều trị giảm bệnh gút bằng thuốc nam

+ Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng cây sói rừng

Cây sói rừng được coi là một trong những loại cây thảo dược có công dụng rất tốt trong việc bài trừ phong thấp, tiêu độc rất tốt.

Đặc biệt nó còn giúp giảm axit uric trong máu cực tốt. Một trong những nhân tố khiến bạn bị bệnh gout.

Cây sói rừng bạn lấy phần rễ đem phơi khô hoặc có thể dùng tưoi khoảng 30gr rồi đem sắc với nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể uống thay nước hằng ngày.

+ Mẹo hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng cây Hy Thiêm

Nhắc đến cây Hy Thiêm không phải ai cũng biết tuy nhiên nó lại chính là cây chó đẻ hoa vàng hay một số nơi còn gọi đó là cây nụ áo rìa.

Một trong những cây mọc hoang dại ở bìa đường, bìa rừng. Theo đông y thì cây hy thiêm là một trong những loại cây có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh trừ thấp, giảm đau, và các chứng bệnh xương khớp, bệnh gút, bệnh ngoài da…

Theo nghiên cứu y học thì trong cây Hy Thiêm có chứa nhiều các hoạt chất có lợi có công dụng rất tốt trong việc hạ axit uric trong máu.

Chính vì vậy mà nó là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh gout.

5.5 Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng đông y

  • Bài thuốc số 1

Thành phần bài thuốc gồm các dược liệu quý như: Sinh địa, Tỳ giải, Xích thược, Tần giao, Thổ phục linh, Hoàng cầm, Phòng phong , Bạch giới tử, Ngưu tất, Đương quy, Bạch truật, Cam thảo, Đại hoàng, Tri mẫu, Mộc thông…

Các loại thảo dược này đem sắc lên uống ngày 1 thang chia làm 3 lần sẽ giúp cân bằng chuyển hóa axit uric trong máu, thông kinh hoạt lạc, giảm đau, kháng viêm, bổ can thận, trừ thấp nhiệt, bổ huyết, hoạt huyết, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gút cấp và mãn tính, phòng chống bệnh tái phát.

  • Bài thuốc số 2

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả này được ưu tiên áp dụng cho những trường hợp bệnh kéo dài, hay tái phát, khớp xương bị co cứng và biến dạng, đau dữ dội, chân tay tê dại, khó co duỗi.

Bạn lấy 12g Bạch truột, xương truột, trạch tả, chỉ xác, bạch linh, bạch thược, cát căn, sinh địa, 16g tỳ giải, 10g thanh bì, cam thảo 4g, táo 3 quả, đem sắc cùng 5 bát nước đến khi còn khoảng 3 bát, chia thành 3 lần uống trong một ngày

  • Bài thuốc số 3

Bạn lấy 20g Cốt khí, thổ phục linh, 12g mộc qua, ngưu tất, hoàng bá, xương truột, sinh địa, cát căn, trạch tả, uy linh tiên, 10g phòng phong, táo 3 quả, cam thảo 4g sắc cùng 5 bát nước đến khi còn lại 3 bát, chia 3 lần uống trong một ngày.

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gút này áp dụng cho những trường hợp khớp xương đột nhiên bị sưng tấy, nóng đỏ, đau dữ dội, khó cử động, kèm theo sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn.

5.6 Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng đậu xanh

Trong đậu xanh có nhiều tác dụng kháng viêm cao và có nhiều chất xơ giúp làm giảm quá trình thoái hóa, hấp thu đạm nên giảm sự hình thành các axit uric trong cơ thể gây ra bệnh gút.

Tuy nhiên, khi chế biến đậu xanh không nên lọc bỏ vỏ vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ đậu xanh nói riêng và vỏ các loại đậu đỗ nói chung mới thực sự có nhiều tác dụng trong việc giải độc.

Cách chế biến đậu xanh để hỗ trợ điều trị bệnh gút như sau: Đậu xanh để nguyên vỏ, rửa sạch sau đó ninh nhừ. Chia đều sáng tối, mỗi bữa một bát. Ăn liên tục trong vòng một tháng.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng thảo dược đậu xanh này cần phải có sự kiên trì bởi nếu không thực sự quyết tâm sẽ khó có thể trị được bệnh gút triệt để.

5.7 Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng lá lốt

Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, toàn cây lá lốt đều có chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên.

Rễ lốt có chứa tinh dầu. Lá và thân lốt chứa các chất có lợi và tinh dầu sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau nên có khả năng hạn chế các triệu chứng viêm khớp, bệnh gút rất tốt.

  • Bài thuốc uống

Cách 1: Mỗi ngày, dùng 5-10g lá lốt phơi khô, nếu dùng lá tươi thì 15-30g, sắc với 2 chén nước đặc tới khi còn 1/2 chén để uống sau khi ăn tối. Dùng bài thuốc liên tục 10 ngày.

Cách 2: Dùng 30g lá lốt, 30g vòi voi, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước tươi cắt nhỏ rồi sao vàng và cho vào ấm sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén thì chia làm 3 lần uống 1 ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 1 tuần.

  • Bài thuốc ngâm

– Rửa sạch 30g lá lốt tươi rồi cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Sau đó cho muối vào và để nguội bớt rồi ngâm tay và chân trước khi ngủ giúp giảm đau nhức do bệnh gút. Áp dụng liên tục 1 tuần.

5.8 Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng lá sake

Lá sa kê có chứa nhiều các chất kháng sinh, giúp bài trừ đọc tố trong cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, huyết áp cao. Và các chứng bệnh liên quan đến thận, xương khớp.

Để hỗ trợ điều trị bệnh gout bạn cần khoảng 3-4 lá sa kê phơi khô, cắt nhỏ rửa sạch. Đem sắc với 2 lít nước để dùng hằng ngày.

Ngoài ra, có thể phối hợp lá sa kê với cỏ xước và dưa chuột (dưa leo) vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp và dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Cách dùng: lấy 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr dưa chuột (dưa leo) và 50 gr cỏ xước khô đem nấu nước uống hàng ngày.

VI. Thực đơn cho người bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì thì tốt?

Như trên đã phân tích chế độ sinh hoạt và ăn uống có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến việc hình thành bệnh gout vì thế việc điều chỉnh chế độ ăn uống khi đã mắc phải căn bệnh này là điều hết sức cần thiết.

Mặc dù đối với từng trường hợp, mức độ bệnh sẽ có thực đơn chi tiết cho mỗi người nhưng vẫn có những nguyên tắc chung mà người bệnh cần biết và lưu ý.

6.1 Bị bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

+ Về đồ ăn, bệnh gút kiêng ăn gì?

  • Hải sản

Những loại hải sản như sò, cá trích, cá ngừ, cá cơm… rất giàu chất purin, khi đi vào cơ thể sẽ sinh ra các tinh thể axit uric tại các mô mềm và khớp, khiến người bệnh đau nhức hơn.

Thay vào đó, bạn có thể bổ sung một lượng nhỏ cá hồi, tôm, cua vào bữa ăn vì những loại hản sản này được cho là khá an toàn với những người mắc bệnh gút.

  • Các loại thịt đỏ

Thịt bò, trâu, ngựa, dê…là những loại thịt đỏ cần hạn chế sử dụng khi mắc bệnh gút. Hàm lượng chất đạm có gốc purin trong thịt đỏ rất cao có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến người bệnh.

  • Trứng gia cầm

Trứng gia cầm như trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng… rất giàu đạm, protein và nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhưng lại không tốt cho người mắc bệnh gút.

  • Thực phẩm nhiều chất béo

Thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào hoặc quay, mỡ và da động vật, mì tôm,…thường chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh gút.

  • Các loại đậu

Đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành chứa nhiều đạm thực vật cũng nên hạn chế trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh gút.

  • Phủ tạng động vật

Phủ tạng của các loài động vật là lưỡi, tim, gan, lòng, thận, óc…cũng nên hạn chế để hỗ trợ điều trị bệnh gút được hiệu quả.

  • Các loại thực phẩm khác

Một sớ loại thực phẩm như măng tây, măng tre, nấm, súp lơ, bạc hà (dọc mùng),…có khả năng đẩy nhanh tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể để tạo tình tinh thể uric nên cần phải hạn chế.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn một lượng nhỏ vì purin thực vật dễ được đào thải hơn.

+ Về thức uống

  • Đồ uống có gaz, nhiều đường

Các loại thức uống như nước ngọt có gaz, soda, nước trái cây không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì mà còn kích thích sản sinh axit uric.

  • Đồ uống chứa nhiều vitamin C

Nước trái cây như cam, chanh, bưởi, thơm…thường chứa nhiều vitamin C rất tốt cho cơ thể nhưng đối với người bị bệnh gút, những loại nước vị chua nhiều vitamin C lại có thể gây kết tủa urat tại ống thận, làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng ăn, người mắc bệnh gút cũng không nên ăn quá khuya để giảm gánh nặng cho gan, hạn chế quá trình chuyển hóa đạm sinh ra axit uric.

Đối với người bị bệnh gút cũng như bất cứ căn bệnh nào, chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến việc hỗ trợ điều trị bệnh.

6.2 Bệnh gout nên ăn rau, hoa quả gì?

+ Các loại hoa quả người bệnh gout nên ăn

  • Dưa hấu

Tính lạnh, vị ngọt của dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin.

Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính. Người bị bệnh gout nên ăn dưa hấu, nhất là trong giai đoạn cấp tính.

  • Dưa leo

Dưa leo có kiềm tính, lại chứa nhiều nước (90% là nước), mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết lượng axit uric qua đường tiết niệu ở người bệnh gout.

  • Lê, táo

Lê, táo là loại quả kiềm tính, mát, vị ngọt, rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị gout. Trong thành phần hai loại trái cây này có chứa nhiều nước, muối, kali, không có nhân purin.

  • Nho

Là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố, ngọt, không có nhân purin, nho sẽ giúp người bị bệnh gout giảm đau hiệu quả.

  • Dâu tây

Do có chứa nhiều vitamin C so với các trái cây khác nên dâu tây giúp làm giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, dâu tây cũng có chứa chất quecritin giúp làm giảm sưng, đặc biệt tốt khi dùng cùng với khóm.

  • Blueberry (việt quất)

Quả Blueberry hay còn gọi là quả việt quất là thứ trái cây tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người bị gút. Blueberry có hoạt tính kháng viêm, nó còn có hoạt tính làm giảm axit uric máu.

Không chỉ giúp ích trong gút, chất này còn có hoạt tính chống oxy hóa có lợi ích cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư.

  • Bưởi

Bưởi là một loại quả có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị gút. Kali cũng giúp thận thải tinh thể muối qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm.

Bưởi là một loại quả có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị gút.

Bưởi là một loại quả có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị gút.

+ Một số loại rau tươi tốt cho người bệnh gout 

  • Rau cần

Rau cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp.

Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

  • Súp lơ

Súp lơ là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có axit uric máu cao.

  • Cải xanh

Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gout.

  • Các loại cà

Cà pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống.

Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

  • Cải bắp

Cải bắp là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có axit uric trong máu cao.

  • Củ cải

Củ cải có tính mát, vị ngọt, kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

  • Khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

  • Bí đỏ

Bí đỏ có tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, béo phì và tăng axit uric trong máu.

  • Bí xanh

Bí xanh có tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải axit uric qua đường tiết niệu khá tốt.

6.3 Bệnh gout có ăn được thịt gà không?

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, trong thịt gà có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Đáng được kể đến đó là các loại vitamin B, các khoáng chất như sắt, photpho, lưu huỳnh… và các loại acid amin khác. Trong đó, có một số chất rất tốt cho những người bệnh gout như:

– Một chất có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa các cơ quan của hệ bài tiết trong cơ thể như gan và thận.

Có tác dụng ngăn chặn sự kết tủa của axit uric trong máu cũng như làm giảm nồng độ axit uric. Do đó, chất này rất tốt đối với người bệnh gout. Trong khi đó thịt gà có chứa hàm lượng chất này rất cao.

– Phốt pho: Đây là một khoáng chất rất cần thiết để hỗ trợ cho sự phát trển của xương khớp cũng như làm tăng khả năng bài tiết của các cơ quan trong cơ thể như gan và thận.

Tuy thịt gà có những thành phần rất tốt cho người bệnh gout nhưng không nên quá lạm dụng. Vì trong thịt gà còn có chứa một lượng chất purin – đây là chất gây ra bệnh gút ở nhiều người.

Vì thế chúng ta cần ăn thịt gà cho hợp lý. Lượng purin có trong thịt gà không quá cao, ở mức độ chấp nhận được.

Đối với người bệnh gút thì chỉ được ăn thịt gà không vượt quá 110mg – 175mg purin mỗi ngày, tránh việc làm tăng lượng purin trong cơ thể và khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Tóm lại, người bệnh gout có thể ăn được thịt gà (thịt lườn là tốt nhất) vì trong thịt gà có chứa nhiều lượng rất tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh gút nói riêng. Tuy nhiên, người bệnh gút phải ăn thịt gà với lượng vừa đủ mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh Gout này từ đó có thể bảo vệ bản thân phòng tránh việc mắc bệnh và có được những giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bản thân.

Nguồn tham khảo:

Ngày chỉnh sửa cuối: 08/31/2019

4.3/5 - (9 bình chọn)

You may also like