Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửViêm loét dạ dày Bệnh viêm dạ dày mạn tính – Nguyên nhân và cách chuẩn đoán chính xác

Bệnh viêm dạ dày mạn tính – Nguyên nhân và cách chuẩn đoán chính xác

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) không kèm viêm chợt (non erosive) được xác định qua mô bệnh học với sự thâm nhập các tế bào lymphocyte, tương bào và ít tế bào đa nhân trung tính.

Thông thường các triệu chứng viêm dạ dày lâm sàng, hình ảnh đại thể của niêm mạc dạ dày nhìn qua nội soi và mô bệnh học không tương quan với nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính.

Diễn tiến của viêm dạ dày mạn tính đi từ tổn thương bề mặt niêm mạc dạ dày (viêm nông) dẫn đến sự phá hủy dần các tuyến dạ dày tương ứng Viêm teo dạ dày (atrophic gastritis) và cuối cùng là Viêm dạ dày teo (gastric atrophy) cùng với hình ảnh nổi rõ mạng mao mạch của lớp dưới niêm mạc dạ dày khi quan sát qua nội soi, cùng lúc có nhiều vùng bị dị sản niêm mạc ruột.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính - Nguyên nhân và cách chuẩn đoán chính xác

Bệnh viêm dạ dày mạn tính – Nguyên nhân và cách chuẩn đoán chính xác

Viêm dạ dày mạn tính có thể được phân thành 3 loại (type) để dễ dàng xác định cho việc điều trị: type A (tổn thương vùng phình vị và thân vị), type B (tổn thương vùng hang vị) và type trung gian (kết hợp cả 2 loại A và B)

Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày mạn tính

  • Nhiễm Helicobacter Pylori (chủ yếu gây tổn thương hang vị).
  • Viêm dạ dày tự miễn (thường là tổn thương dạng type A)

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn tính

Chẩn đoán xác định

  • Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, thường đau lâm râm thượng vị, buồn nôn, ăn chậm tiêu.
  • Nội soi chẩn đoán và sinh thiết (tiêu chuẩn vàng)

Chẩn đoán phân biệt

  • HC khó tiêu chức năng
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh lý đường mật
  • Viêm tụy cấp

Điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Điều trị đặc hiệu: tùy theo nguyên nhân

Điều trị triệu chứngcác thuốc antacids, ức chế thụ thể H2, ức chế bơm proton, thuốc giảm co thắt cơ trơn.

Điều trị tiệt khuẩn H.pylori (có thể dùng theo công thức bên dưới uống kéo dài từ 10-14 ngày):

  • Ức chế bơm proton + Clarithromycin 500mg + Amoxicillin 1g. Uống 2 lần trong ngày, trước khi ăn.
  • PPI (1*2 lần / ngày) + Bismuth subsalicylate (2 viên* 4 lần)
  • Tetracyclin500mg (1*4 lần) + Metronidazole 250mg (1*4 lần) (hoặc Bismuth subcitrate potassium 140mg+Metronidazol 125mg + Tetracyciln 125 mg * 4 lần / ngày)
  • PPI (1*2 lần) + Amoxicillin (1g*2 lần) trong 5 ngày
  • PPI + Clarithromycin500mg (1*2 lần) + Metronidazol 500mg (1*2 lần) trong 5 ngày tiếp theo

Kiêng cữ gì khi bị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Tránh dùng các thức thực phẩm nhiều gia vị, chua, cà phê, sữa, rượu bia, thuốc lá, nhiều chất béo, mấm nêm, rau sống

Chú ý

Theo dõi và tái khám đúng hẹn tại nơi đang điều trị, không được thấy giảm các triệu chứng là không quay lại tái khám.

Trường hợp Viêm teo DD kèm dị sản niêm mạc ruột cần theo dõi mô học qua nội soi định kỳ /năm

Các dạng khác của viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày thấm nhập Lymphocyte (Lymphocytic Gastritis)

Mô bệnh học thấm nhập nhiều Lymphocyte T, tương bào. Nguyên nhân gây bệnh không rõ. Niêm mạc dày, phù nề, nổi sẩn (varioliform) quan sát qua nội soi. Điều trị bằng Corticoides.

Viêm dạ dày thấm nhập Eosinophil (Eosinophilic Gastritis)

Mô bệnh học dạ dày thấm nhập nhiều Eosiniphil rãi đều đến lớp thanh mạc. Triệu chứng liên quan đến trạng thái dị ứng toàn thân. Niêm mạc chủ yếu ở hang vị sung huyết và phù nề. Điều trị: Corticoides.

Viêm dạ dày dạng hạt (Granulomatous Gastritis)

Thường đi kèm bệnh Crohn. Niêm mạc dạ dày tá tràng sung huyết /viêm chợt, loét. Hiếm khi dạng lâm sàng này đi kèm với các bệnh lý khác: nhiễm nấm Candida, Giang mai, lao, nhiễm Sarcoidose.

Nguồn: Người bệnh.

You may also like

You cannot copy content of this page