Massageishealthy bật mí bạn cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết ở Miền Bắc và cách tính thời điểm lặt lá mai, tuốt lá mai lúc nào là phù hợp nhất với thời tiết mỗi năm để hoa mai vàng nở hoa ngay vào dịp Tết.
Đã hàng ngàn năm nay những nhánh mai vàng trở thành biểu tượng mùa xuân trên khắp đất nước báo hiệu một năm mới đến với những điều tốt đẹp, tươi mới.
Tuy nhiên việc nuôi dưỡng để mai nở hoa đúng vào dịp Tết luôn là bài toán khó với bất cứ ai. Hôm nay hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu qua cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết ở miền Bắc nhé!
A Đặc điểm về cây hoa mai vàng dịp Tết truyền thống
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cây mai có tên khoa học là Ochna integerrima, họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai). Mai thuộc loài hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được xem là giống cây dễ trồng nhất.
Mai không quá kén đất trồng bởi vì thực tế cho thấy trên các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… đều vẫn trồng mai được.
Chỉ cần đất không chết hay đất có quá ít dinh dưỡng dẫn đến không thể trồng các giống cây mai kiểng được là có thể dễ dàng trồng mai.
Cây mai đại đa số thường không phù hợp được với đất bị úng nước, đất thường xuyên bị ngập lụt, ngập nước, vì bộ rễ chính của cây mai thường rất dài nên nếu có nước ngập lâu ngày sẽ dẫn đến bộ rễ bị thúi khiến cây bị héo, úa, vàng lá và chết dần dần.
Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây.
Rễ cái (hay bộ rễ chính) bị thúi nước hay bị đứt, bị hư tổn sẽ không có khả năng mọc dài ra lại được, nhưng rễ bàng thì hoàn toàn khác, khi bị đứt chúng sẽ mọc ra lại ngay sau đó.
Vì vậy bộ rễ bàng của cây mai đóng một vai trò tương đối quan trọng cho việc sinh tồn, sinh trưởng và phát triển của cây mai sau này, đây là một trong những điểm quan trọng trong cách chăm sóc mai vàng để nở hoa đúng dịp Tết.
B Các điều kiện khí hậu cơ bản để trồng mai
Đối với cây mai kiểng, mai được bứng về trồng trong chậu thì yếu tố chủ yếu quyết định là dáng cây là điều khiến cây mai ra hoa đúng dịp Tết. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp.
Do cây mai được bứng về trồng trong chậu lớn, nên lượng đất không được nhiều, dẫn đến ảnh hưởng việc bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây mai trong chậu tương đối phức tạp hơn những cây mai được trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn, đất sân bãi rộng rãi, thoáng đãng.
Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25 – 30 độ là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10 độ thì mai sinh trưởng kém.
Cây mai thường ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa.
Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.
C Cách tính thời điểm lặt lá mai, giúp mai vàng nở hoa đúng dịp Tết
Tính từ ngày mai bị tuốt hết lá, trên cành mai sẽ xuất hiện các nụ hoa nhỏ, ở các nách lá mọc ra. Mỗi nụ hoa này sẽ tiếp tục phát triển để trở thành hoa cái vớ lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong một hoa cái có nhiều nụ nhỏ.
Từ lúc hoa mai bung vỏ lụa cho đến khi nở hẳn là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết ấm áp thì hoa mai bạn trồng phải có vỏ lụa từ ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp có những bông hoa rực rỡ với các cánh hoa mềm mại như lụa cho ngày đầu năm mới.
Chính vì vậy khi trồng hoa mai phải tính toán kỹ việc lặt lá mai, thời tiết hiện tại của mỗi năm, biết nhìn kích cỡ nụ hoa để dự đoán thời gian nở chính xác.
1. Thời tiết vào tháng chạp của năm đó
Từ ngày 10 tháng Chạp bạn đã phải dần chú ý những điểm sau:
- Nếu thời tiết có nắng ấm áp thì mai sẽ nở sớm hơn, vì thế lúc này bạn nên lặt lá muộn.
- Trường hợp ngược lại nếu như thời tiết có mưa hay trời tự dưng chuyển lạnh thì mai sẽ nở trễ và bạn cần phải lặt lá sớm.
2. Quan sát kích thước nụ mai để chọn ngày lặt lá phù hợp
Việc bạn thường xuyên quan sát và hiểu chính xác được các thông tin về nụ hoa trên cây cũng sẽ giúp cho bạn canh đúng ngày, đúng thời gian để tiến hành tuốt lá, lặt lá cho mai nở đúng dịp Tết.
- Đối với các giống mai vàng 5 cánh, nếu như bạn thấy nụ mai vẫn còn nhỏ thì nên lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.
- Nếu thấy nụ hoa chưa lớn hẳn thì nên lặt lá vào ngày 16 tháng Chạp.
- Trường hợp bạn thấy nụ hoa đã khá lớn và có khả năng bung vỏ lụa trong vòng 3 – 4 ngày sắp tới thì hãy lùi ngày lặt lá đến khoảng 19, 20 tháng Chạp hoặc sau ngày 20 tháng Chạp.
Như vậy, kể từ thời điểm ngày 10 tháng Chạp (10/12 Âm lịch), Massageishealthy khuyên bạn nên thường xuyên quan sát kỹ, chi tiết nụ hoa và kích thước của từng cây mai lớn nhỏ, phát triển như thế nào rồi kết hợp với tình hình thời tiết hiện tại để tính toán ngày nào tiến hành trẩy lá mai, lặt hoặc tuốt lá mai.
Bạn tính toán làm sao miễn cho đúng đến ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp), nụ hoa mai cái bung vỏ lụa là được.
D Cách chăm sóc mai vàng nở hoa đúng Tết ở miền Bắc chính xác
Những đặc điểm vừa nói trên sẽ áp dụng chính xác cho loại hoa mai vàng 5 cánh. Vì thế nếu như bạn đang trồng một giống mai nhiều cánh hơn thì bạn nên tiến hành việc lặt lá sớm hơn so với thời hạn lặt lá mai 5 cánh đã dự tính.
Bên cạnh đó việc lặt lá mai cũng không phải là yếu tố quyết định việc mai nở đúng ngày hay không vì còn rất nhiều sự tác động.
Do đó sau khi lặt lá bạn phải tiếp tục quan sát, nếu nhận thấy mai có khả năng nở trễ hơn nhịp điệu bình thường thì thúc cho mai nở bằng cách pha loãng phân NPK với tỉ lệ 10 lít nước/1 muỗng canh phân để tươi gốc mai.
Ngược lại nếu trời đang nắng mà đổ mưa bất chợt thì mai sẽ nở sớm hơn bình thường. Lúc này bạn cần hạn chế tưới nước cho mai và tránh đem mai ra phơi nắng để hãm độ nở của hoa lại. Tưới nước lạnh hay nước đá vô chậu mai cũng giúp hãm độ nở của mai.
Trồng mai miền Bắc nên trồng ở nơi nhiều nắng, tránh tưới quá ẩm. Nên tưới bằng các loại nước không lên men như nước trắng, nước vo gạo, nước bể phốt hoặc nước ốc ngâm trong.
Nếu các bạn biết kỹ thuật thiến đào thì áp dụng cho mai luôn. Thời gian thiến là vào đầu mùa hè, quãng tháng 4 dương lịch.
Uốn tỉa và hãm cho mai Bắc nở cũng khá dễ và gần giống đào và mai Nam, tuy nhiên thời gian hãm dài hơn. Cây mai Bắc lâu định hình thế cành, nếu uốn phải từ 6 tháng đến 1 năm mới ăn khuôn.
Tỉa bấm ngọn nên tiến hành khoảng 2 lần/năm để có được độ lớn và độ dài của dăm như ý, thường 1 lần tháng 2 âm lịch, 1 lần tháng 8 âm lịch. Thời gian mai ra hoa kể từ khi tỉa lá thông thường là khoảng 50 – 60 ngày, tùy điều kiện nhiệt độ thời tiết của mỗi năm.
1. Làm sao để chăm sóc hoa mai nở đúng dịp Tết Nguyên Đán?
Hoa mai là loại cây mang sắc thái mùa xuân, mang không khí tết cổ truyền của người dân Việt Nam nói chung và người miền nam nói chung.
Hoa mai thích hợp với khí hậu nóng vì thế được trồng nhiều ở miền nam và miền nam trung bộ, miền tây. Vậy thời điểm nào ta cần lặt lá, tuốt là cho hoa mai để cây nở hoa đúng dịp tết ?
Hoa mai có nhiều loại như cây mai vàng, cây mai trắng, mai tứ quý,…. Nhưng nhiều nhất vẫn là cây mai vàng, vì chúng dễ trồng, dễ trăm sóc, hoa lại to và đẹp.
Muốn cho hoa Mai nở đúng vào dịp Tết thì việc bắt buộc phải làm là lặt lá Mai, chứ không phải là tuốt lá Mai như bạn đã nghe, vì nếu tuốt lá không khéo sẽ tuốt luôn cả những mầm hoa đang có ở nách lá.
Phải canh ngày lẩy lá Mai sao cho đúng lúc, đây có thể được coi là một công việc quan trọng hàng đầu để cây mai có thể tập trung dinh dưỡng phát triển để nẩy nụ.
2. Thời điểm lặt lá mai cho cho hoa mai vàng nở đúng Tết năm nhuận
Tùy vào từng thời điểm thời tiết mà chúng ta lặt lá hoa mai sao cho phát triển tốt. Thông thường loại Mai vàng 5 cánh người ta thường lẩy lá Mai vào rằm tháng chạp.
Nếu tháng chạp (tháng 12 âm lịch) năm đó mà thời tiết có nắng, khô nóng hoặc có gió mạnh thì hoa Mai sẽ nở sớm hơn (có thể nở trước Tết), chính vì vậy bạn phải trẩy lá mai trễ hơn (dự kiến có thể từ 16-20 tháng chạp).
Ngược lại nếu năm nào mưa nhiều mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều hoặc ít có gió chướng thì mai sẽ nổ trễ hơn, vì thế phải lẩy lá Mai vào trước ngày rằm khoảng ngày 10-14 tháng chạp.
Đối với những năm nhuận
Những cây Mai được trồng ở những chổ đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trể hơn những cây Mai trồng ở chổ đất xấu còi cọc, vì thế cũng được lẩy lá sớm hơn.
Mai có nhiều hơn năm cánh
Những giống Mai có nhiều cánh (khoảng 12 cánh trở lên) cũng thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh vài ngày vì thế cũng phải lẩy lá Mai sớm hơn.
3. Lưu ý về cách lặt lá mai, tuốt lá mai Tết
- Khi lặt lá hoa mai tết không được nắm tuốt lá vì như vậy sẽ làm gẫy, tét mầm hoa.
- Nên một tay nắm chắt cành, tay còn lại cầm chắc từng lá Mai lật ngược về phía sau hoặc nắm chắc lá kéo lên phía trên, cuống lá sẽ đứt.
- Phải lẫy hết toàn bộ số lá trên cây. Sau khi lẫy lá, ngừng tưới nước một vài ngày, rồi lại tiếp tục tưới nước trở lại bình thường.
Trên đây là những kinh nghiệm của nhiều người đã trồng mai từ trước truyền lại sau nhiều năm kinh nghiệm. Sau khi lặt lá xong chúng ta cần chăm sóc mai vàng để mai có thể hồi phục nhanh sau khi tuốt lá.
Tuy mai là giống cây dễ trồng nhất nhưng việc điều khiển sao cho mai nở đúng vào những ngày Tết là điều rất khó khăn.
Hy vọng với những chia sẻ về cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng Tết ở miền Bắc trên đây của Massageishealthy sẽ áp dụng được và ngày Tết gia đình sẽ tràn ngập những sắc hoa mai vàng rực rỡ.
Chúc các bạn thành công và có một cành mai đẹp đón Tết truyền thống dân tộc nhé.