Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi chuẩn cho trẻ em và người lớn

Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi chuẩn cho trẻ em và người lớn

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Cùng Massageishealthy xem qua 4 bài lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi chuẩn 2019 với cho các điều dưỡng với các quy trình chuẩn đoán và bài kế hoạch giáo dục sức khỏe phù hợp.

1 Viêm phổi là bệnh gì? Bệnh viêm phổi nguy hiểm như thế nào?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên viêm phổi thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm: Viêm phế nang, túi PN, ống PN, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng.

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi là nhiễm trùng vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, lúc này virus làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi.

Bệnh viêm phổi là gì?

Bệnh viêm phổi là gì? – Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Triệu chứng điển hình của viêm phổi là sốt, ho đờm đục và đau ngực khi ho. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình và có thể dẫn đến việc đi viện trễ, lúc này điều trị khá khó khăn và đôi khi cần sử dụng các máy móc thông khí hỗ trợ.

Viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Có rất nhiều loại vi sinh vật gây ra viêm phổi.

Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi oxy. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường.

2. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ chuẩn đoán viêm phổi?

Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt dai dẳng kèm lạnh run
  • Đau ngực và khó thở
  • Bạn dùng thuốc cho trẻ nhỏ tuổi (5 tuổi) hoặc người lớn tuổi (65 tuổi)
  • Ho có máu hoặc đờm từ phổi
  • Khó thở, thở nông, thở nhanh và hụt hơi.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về một trong những triệu chứng kể trên, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án chăm sóc hoặc chuẩn đoán, chăm sóc bệnh viêm phổi thích hợp nhất.

3. Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Các chuyên gia hô hấp đã nghiên cứu và kết luận rằng, bệnh viêm phổi có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và cách thức điều trị.

Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp một cách triệt để không để lại di chứng gì có thể bình phục hoàn toàn.

Còn trong trường hợp, người bệnh phát hiện muộn, không được chữa trị đúng cách bệnh viêm phổi dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.

Về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phổi thì thường phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh, tình trạng viêm phổi mà gây ra những biến chứng như:

Vi khuẩn trong máu: Khi có hiện tượng viêm nhiễm nhiều phế nang trong phổi, người bị viêm phổi sẽ có triệu chứng khó thở. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu rồi lan nhanh đến các cơ quan khác.

Áp xe phổi: Bệnh viêm phổi có thể gặp biến chứng tiềm năng là một khoang chứa mủ trong khu vực phổi bị ảnh hưởng. Đó là hiện tượng áp xe phổi.

Tràn dịch và nhiễm trùng xung quanh: Thông thường, màng phổi rất mịn có thể cho phép phổi dịch chuyển một cách dễ dàng dọc theo thành ngực khi hít thở. Tuy nhiên, khi màng phổi bị viêm dịch có thể tích lũy, bị nhiễm bệnh.

Hội chứng ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp): Đây là hiện tượng viêm ở cả hai vùng phổi làm việc hít thở khó khăn, giảm oxy máu.

Trong điều trị viêm phổi, các bác sĩ chuyên khoa căn cứ vào mức độ nặng của triệu chứng, thể viêm. Thông thường, thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học được các bác sĩ chỉ định.

Như vậy có thể thấy rằng, bệnh viêm phổi là một trong những bệnh nguy hiểm tuy nhiên mức độ nguy còn phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách, đúng phương pháp triệt để.

Nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh nan y này có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bạn và người thân thì việc phòng bệnh, tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường là rất cần thiết.

4. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi?

Viêm phổi thường có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cẩn thận vì viêm phổi thường kéo dài hơn và các triệu chứng nghiêm trọng hơn các bệnh thông thường khác.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi?

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi? – Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Để xác định xem bạn có bị viêm phổi hay không, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết thêm về tình trạng, chẳng hạn như:

  • Các triệu chứng của bạn và mức độ xảy ra như thế nào?
  • Bạn có hút thuốc không?
  • Tiền sử sức khỏe của bạn như thế nào?
  • Bạn có đang uống thuốc không?

Nếu cần, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm thông thường trước khi đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào:

  • Khám thực thể
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm đờm
  • Nội soi phế quản, được dùng để quan sát đường thở trong phổi.

5. Làm thế nào để phòng bệnh viêm phổi?

Để phòng bệnh viêm phổi hiệu quả, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra thì bạn nên chú ý:

Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, không được lấy tay dụi mắt, dụi mũi nhất là ở trẻ nhỏ.

“Nói không với thuốc lá” bằng việc không hút thuốc hay tiếp xúc với khói thuốc bởi khói thuốc lá dễ làm tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên của phổi có tác dụng phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Làm thế nào để phòng bệnh viêm phổi

Làm thế nào để phòng bệnh viêm phổi – Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Ăn nhiều hoa quả, ngũ cốc nguyên cám và tuyệt đối không dùng nước đá hay ăn thực phẩm lạnh.

Nghỉ ngơi và tập luyện khoa học.

Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.

2 Quy trình chẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi và giáo dục sức khỏe dành cho điều dưỡng mẫu 1

2.1. Nhận định kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Để nhận định việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thì cần phải hỏi bệnh và dặn dò bệnh nhân thăm khám thường xuyên:

Hỏi bệnh

  • Hình thức của khởi phát bệnh như thế nào?

Bệnh lý hiện tại của bệnh nhân được biểu hiện như thế nào:

  • Cơn rét run, tính chất thời gian kéo dài của cơn rét run, mức độ sốt, ho, tính chất ho, đờm như thế nào (số lượng, màu sắc).
  • Đau ngực: Tính chất đau, kèm theo khó thở không?
  • Mệt mỏi ? Ăn uống như thế nào?
  • Hỏi tiền sử. Trước đây bệnh nhân có bị mắc các bệnh đường hô hấp không?
  • Các thuốc đã sử dụng, có nghiện rượu và hút thuốc lá không?

Thăm khám để phát hiện các biến chứng và triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ em

  • Tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn: Xem lưỡi có bẩn không?
  • Đo thân nhiệt xem sốt bao nhiêu độ? Tính chất sốt?
  • Có khó thở không? Đếm tần số thở, mức độ và tính chất khó thở?
  • Có tím tái không? Mức độ tím tái?
  • Xem số lượng đờm, màu sắc của đờm?
  • Đếm mạch? đo huyết áp phát hiện bất thường.
  • Xem bệnh nhân viêm phổi có vã mồ hôi?
  • Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ để biết tiến triển của bệnh.
  • Xem bệnh nhân có Hecpet quanh môi?
  • Xem kết quả xét nghiệm.

2.2. Chẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Dựa trên các dữ kiện đã thu thập được sau khi hỏi và thăm khám bệnh nhân. Các chẩn đoán chăm sóc chính của bệnh nhân viêm phổi có thể bao gồm:

  • Giảm lưu thông đường thở do tiết đờm rãi nhiều do nhiễm khuẩn.
  • Mất nhiều năng lượng do tăng thở và ho.
  • Mất nước do sốt và tăng thở (càng sốt cao, càng thở nhanh, càng mất nước nhiều).
  • Thiếu kiến thức tự chăm sóc.

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi như sau:

  • Tăng cường lưu thông đường thở.
  • Giảm mất năng lượng cho bệnh nhân.
  • Chống mất nước.
  • Giáo dục bệnh nhân viêm phổi chăm sóc sức khỏe tại nhà.

2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thì cần giúp bệnh nhân dễ thở hơn và giáo dục kiến thức về sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà:

2.4.1 Tăng cường lưu thông đường thở

Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi kkho, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh. Điều dưỡng viên cần phải tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách:

Dặn bệnh nhân uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để làm loãng đờm và dễ long đờm, uống nhiều nước còn bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh. Tốt nhất cho bệnh nhân viêm phổi là uống nước trái cây.

Làm ẩm và nóng không khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm có thể bảo bệnh nhân đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua môi khép kín.

Giúp bệnh nhân ho có hiệu quả:

  • Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước vì tư thế thẳng vuông góc cho phép ho mạnh hơn.
  • Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho.
  • Hít vào chậm qua mũi thở ra qua môi mím .
  • Ho 2 lần trong mỗi lần thở ra trong khi co cơ bụng đúng lúc ho.

Dẫn lưu đờm theo tư thế: kết hợp vỗ và rung lồng ngực để tống đờm ra ngoài. Sau khi dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ và rung lồng ngực bảo bệnh nhân viêm phổi thở sâu và ho mạnh để tống đờm ra ngoài.

Nếu bệnh nhân viêm phổi quá yếu đờm nhiều không thể ho hiệu quả được có thể hút đờm rãi cho bệnh nhân.

  • Thở oxy nếu có chỉ định, cần theo dõi hiệu quả của thở oxy và nồng độ oxy.
  • Thực hiện thuốc kháng sinh, thuốc loãng đờm theo y lệnh.

2.4.2 Giảm mất năng lượng

  • Để bệnh nhân viêm phổi nằm nghỉ trên giường bệnh giảm tiêu hao năng lượng.
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế Fowler dặn bệnh nhân thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Uống thuốc trị ho, giảm ho và giảm đau nếu có chỉ định.

2.4.3 Chống mất nước

  • Do sốt và tăng tần số thở cơ thể sẽ mất nước nên cần cho bệnh nhân viêm phổi uống nhiều nước (2-3 lít/ngày)
  • Nên cho bệnh nhân uống sữa, nước cháo, nước trái cây vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa chống mất nước.
  • Truyền dịch nếu có chỉ định.

2.4.4 Điều dưỡng viên giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân viêm phổi tại nhà

Sau khi hết sốt bệnh nhân cần tăng hoạt động thể lực một cách từ từ.

Hướng dẫn bệnh nhân viêm phổi tập thở sâu và tập ho có hiệu quả để làm sạch đường thở và giãn nở phổi.

Hẹn bệnh nhân trở lại kiểm tra X quang phổi sau 4 tuần kể từ khi ra viện.

Khuyên bệnh nhân viêm phổi không được hút thuốc lá vì thuốc lá hủy hoại hoạt động lông mao của các tế bào lông chuyển.

Sự hoạt động này có ý nghĩa hàng đầu trong việc làm sạch không khí thở, hút thuốc lá làm kích thích tế bào tiết nhầy của phế quản và ức chế chức năng đại thực bào của phế nang.

Tránh làm việc quá sức, thay đổi nhiệt độ đột ngột, không uống rượu vì làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Khuyên bệnh nhân viêm phổi ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi thỏa đáng để tăng sức đề kháng.

Khuyên bệnh nhân tiêm phòng cúm nếu có thể thực hiện được.

2.5. Đánh giá chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Sau khi thực hiện việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi người điều dưỡng phải theo dõi người bệnh thường xuyên để có thể đánh giá được kết quả chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi.

Những vấn đề cần đánh giá là:

  • Tần số thở.
  • Mức độ tím tái.
  • Lấy mạch, đo huyết áp, cặp nhiệt độ.
  • Xem số lượng màu sắc của đờm.
  • Hình ảnh X quang phổi.
  • Xem bệnh nhân viêm phổi có thực hiện lời khuyên giáo dục sức khỏe.

Kết quả mong muốn

  • Bệnh nhân viêm phổi không còn khó thở.
  • Không tím tái.
  • Các dấu hiệu sinh tồn (Mạch, nhiệt độ, huyết áp) dần trở về bình thường.
  • Khạc đờm ít dần.
  • Bệnh nhân ăn uống tốt, lên cân.
  • Hình ảnh X quang được cải thiện, các xét nghiệm tốt lên.
  • Bệnh nhân tuân thủ lời khuyên về giáo dục sức khỏe.

Trên đây là cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể chắc sóc sức khỏe bản thân và những người thân tốt hơn.

3 Bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho điều dưỡng viên mẫu 2

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Việc điều trị còn phải phụ thuộc vào việc chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân viêm phổi để kiểm tra tình trạng bệnh, sức khỏe…

Việc chẩn đoán giúp các bác sĩ có thể đưa ra những xét nghiệm đúng đắn khi điều trị bệnh ở dạng viêm phổi cấp tính hay viêm phổi mãn tính.

Bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho điều dưỡng viên mẫu 2

Bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho điều dưỡng viên mẫu 2

3.1 Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về thông tin bệnh tình của người bệnh rồi khám sức khỏe, bao gồm nghe phổi bằng ống nghe để kiểm tra các âm thanh lạ như tiếng sủi bọt hoặc kêu tanh tách bất thường ở phổi.

Nếu nghi ngờ viêm phổi, lúc này bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sau đây:

– Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm máu được sử dụng để xác nhận phổi bị nhiễm trùng và cố gắng xác định loại sinh vật gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc xác định không phải lúc nào cũng chính xác.

– X quang ngực: Với cách này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được viêm phổi và xác định chính xác mức độ và vị trí nơi nhiễm trùng. Tuy nhiên, cách này cũng không thể giúp bác sĩ biết rõ được loại vi trùng nào gây ra viêm phổi.

– Pulse oximetry: Cách này giúp đo mức oxy bên trong máu của bạn. Viêm phổi có thể ngăn phổi cung cấp đủ oxy vào trong máu.

– Xét nghiệm đờm: Sử dụng một mẫu chất lỏng từ phổi (là đờm) được lấy ra sau khi người bệnh ho. Giúp phân tích và xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Ngoài ra người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm bổ sung từ bác sĩ nếu như lớn hơn 65 tuổi, đang điều trị trong bệnh viện hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe.

Chúng có thể bao gồm:

CT scan: Nếu như phổi không được làm sạch như mong muốn, bác sĩ có thể đề nghị chụp CT ngực để có được hình ảnh chi tiết nhất về phổi của người bệnh.

Lấy dịch màng phổi: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng được lấy bằng cách đặt một kim ở giữa các xương sườn của người bệnh từ vùng màng phổi và được phân tích để giúp xác định loại nhiễm trùng.

3.2 Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị viêm phổi

Việc điều trị viêm phổi liên quan tới việc chữa trị nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Những người mắc bệnh viêm phổi bởi cộng đồng thường có thể điều trị tại nhà bằng thuốc.

Mặc dù những triệu chứng nhẹ hầu hết đều xuất hiện trong một vài ngày hoặc vài tuần, kèm theo cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong một tháng hoặc lâu hơn.

Phương pháp điều trị còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hay mức độ nghiêm trọng của viêm phổi, tuổi tác, thể trạng… Các tùy chọn bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này hay được sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra.

– Có thể mất một khoảng thời gian để định loại vi khuẩn gây nên viêm phổi và chọn ra những loại kháng sinh tốt nhất để điều trị.

– Nếu như triệu chứng của bạn không được cải thiện thì bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một loại kháng sinh khác.

Thuốc ho: Thuốc này có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho của bạn để có thể thoải mái và nghỉ ngơi.

– Ngoài ra, người bệnh cần biết rằng ít có nghiên cứu đã xem xét liệu các thuốc ho trên thị trường có làm giảm ho do viêm phổi hay không.

– Nếu muốn thử dụng thuốc giảm ho, hãy dùng liều thấp nhất để giúp bạn giảm bớt cơn ho.

Thuốc giảm đau, giảm sốt: Người bệnh có thể dùng thuốc này khi cần thiết bởi viêm phổi còn gây ra cả triệu chứng đau đầu, sốt.

Chúng gồm những loại thuốc aspirin, ibuprofen, ( Advil, Motrin IB, các loại thuốc khác) và acetaminophen (Tylenol, các loại khác ).

3.3 Người bệnh viêm phổi phải nhập viện khi nào?

Việc chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là điều cần thiết nhất một khi tình trạng bệnh nặng hơn không thể tự uống thuốc điều trị tại nhà.

Người bệnh viêm phổi phải nhập viện nếu như:

  • Tuổi tác trên 65
  • Người bệnh đang bối rối thời gian khỏi bệnh
  • Chức năng thận có vấn đề khiến việc sinh hoạt kém
  • Huyết áp tâm thu của người bệnh dưới 90mm thủy ngân hoặc huyết áp tâm trương là 60mm Hg hoặc thấp hơn.
  • Hơi thở của người bệnh nhanh
  • Cần được hỗ trợ để thở
  • Nhiệt độ ở dưới mức bình thường
  • Nhịp tim dưới 50 hoặc cao hơn 100.

Người bệnh có thể phải vào phòng điều trị đặc biệt nếu tình trạng bệnh nặng phải đặt máy thờ

3.4 Trẻ bị viêm phế quản phổi cũng có thể nhập viện nếu như:

  • Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi
  • Luôn buồn ngủ hoặc buồn ngủ quá mức
  • Thấy khó thở
  • Nồng độ oxy bên trong máu thấp
  • Xuất hiện tình trạng mất nước

3.5 Thực hiện các thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân viêm phổi

Người bệnh có thể sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị, can thiệp và xét nghiệm như một phương pháp để ngăn ngừa, phát hiện, điều trị hoặc quản lý tình trạng bệnh này.

3.6 Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Sau khi đã điều trị bệnh tại bệnh viện thì để có thể giúp người bệnh phục hồi bệnh nhanh hơn và giảm nguy cơ bị biến chứng. Cần phải:

Nghỉ ngơi nhiều: Không đến trường học hoặc nơi làm việc cho đến khi nhiệt độ của người bệnh trở lại bình thường và ngừng ho ra chất nhầy.

– Ngay cả khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn, hãy luôn cẩn thận với tình trạng của bệnh. Bởi viêm phổi có thể tái diễn, tốt hơn hết là không nên làm việc nặng hay đi học, đi làm cho đến khi hoàn toàn bình phục. Hãy hỏi bác sĩ nếu như bạn không chắc chắn.

Uống nhiều nước: Công dụng của uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy bên trong phổi

Uống thuốc theo quy định: Hay luôn uống thuốc một cách khoa học theo từng loại thuốc bác sĩ đã kê toa. Nếu như dừng uống thuốc quá sớm, phổi có thể tiếp tục chứa vi khuẩn và sẽ nhân lên khiến bệnh viêm phổi tái phát.

Không hút hay uống chất kích thích: Trong thời gian điều trị bệnh không được hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác.

– Bởi chúng sẽ hủy hoại hoạt động lông mao của các tế bào lông chuyển, làm kích thích tế bào tiết ra chất nhầy của phế quản và ức chế các chức năng đại thực bào của phế nang.

Ăn uống đầy đủ: Người bệnh phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi thật tốt để tăng sức đề kháng.

3.7 Điều dưỡng đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Với những quy trình về chẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi người điều dưỡng phải theo dõi người bệnh thường xuyên để có thể đưa ra kết quả chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi đúng đắn nhất.

Những vấn đề cần phải đánh giá:

  • Tần số thở
  • Mức độ tím tái
  • Đo huyết áp, cặp nhiệt độ, lấy mạch
  • Xem số lượng đờm và màu sắc của đờm
  • Kiểm tra hình ảnh x quang phổi
  • Kiểm tra bệnh nhân viêm phổi có thực hiện đúng các biện pháp khắc phục tại nhà không

Kết quả mong muốn:

  • Người bệnh bị viêm phổi không còn khó thở nữa
  • Mặt mày không tím tái
  • Các biểu đồ mạch, nhiệt độ, huyết áp dần trở về bình thường
  • Ít khạc đờm hơn
  • Người bệnh ăn uống tốt và tăng cân
  • Hình ảnh x quang được cải thiện, những xét nghiệm tốt lên
  • Người bệnh tuân thủ các lời khuyên cũng như biện pháp khắc phục tại nhà.

Trên đây là quá trình chẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi và cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân dành riêng cho các điều dưỡng viên.

Hy vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân và những người thân được tốt hơn. Để từ đó đẩy lùi được bệnh viêm phổi nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4 Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho trẻ em

Viêm phổi là một bệnh lý xảy ra khi tổ chức phổi có thương tổn và có các triệu chứng như cảm, đau ngực, sốt và khó thở. Đặc biệt viêm phổi rất thường gặp ở trẻ em, gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe các bé.

Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho trẻ em

Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho trẻ em

Chính bởi vậy, bên cạnh việc điều trị, thì việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là một công việc quan trọng.

Nếu đang gặp khó khăn trong việc chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cho trẻ, bài viết dưới đây sẽ đưa đến những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn.

1. Mục đích của việc chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

  • Đảm bảo lưu thông đường thở, giúp bệnh nhân thở nhẹ nhàng hơn
  • Hỗ trợ điều trị tận gốc triệu chứng
  • Phát hiện, xử lý các tình huống nguy hiểm
  • Sốt do nhiễm khuẩn
  • Tăng xuất tiết đường thở
  • Rối loạn thông khí và khuếch tán khí
  • Suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

2. Nhận định tình trạng bệnh nhân

Trước khi tiến hành lập kế hoạch chăm sóc, điều dưỡng viên cần hiểu rõ về tình trạng bệnh nhân để có được cách chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất.

  • Tiền sử bệnh: Trước đây bệnh nhân có mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay chưa?
  • Đã từng sử dụng loại thuốc nào?
  • Triệu chứng hiện tại bệnh: mức độ ho, sốt; tính chất ho, có đờm hay không; cơn rét run; đau ngực, khó thở; mệt mỏi.
  • Theo dõi, phát hiện các biến chứng nếu có
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn: Lưỡi có bẩn không? Sốt bao nhiêu độ? Tính chất sốt?
  • Khó thở: Đếm tần số thở, mức độ và tình chất khó thở
  • Tình trạng tím tái
  • Đờm: Số lượng đờm, màu sắc của đờm
  • Đếm mạch, đo huyết áp

3. Xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ

Bên cạnh việc nhận định tình trạng bệnh, điều dưỡng viên cần xác định nguyên nhân khởi phát để có phương pháp chăm sóc hiệu quả với từng bệnh nhân.

Thông thường viêm phổi có những nguyên nhân chính như sau:

Viêm phổi do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể gây ra viêm phổi đó là phế cầu khuẩn, hemophillus influenzae, mycoplasma pneumoniae, liên cầu, tụ cầu vàng,…

– Loại viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn thường xảy ra nhanh với các triệu chứng nghiêm trọng, nổi bật như sốt cao, rét run, khó thở, ho kèm theo đờm đặc màu xanh hoặc vàng.

Viêm phổi do virus: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh viêm phổi hiện nay với hơn một nửa các ca viêm phổi đều có xuất phát bệnh từ virus.

– Các loại virus gây viêm phổi thường gặp nhất đó đó là virus cúm, virus sởi, virus đậu mùa. Các triệu chứng của viêm phổi do virus không nghiêm trong như viêm phổi do viêm khuẩn nhưng cũng gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

– Biểu hiện ban đầu của bệnh đôi khi sẽ gây nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường như ho khan, sốt, đau đầu, mệt mỏi.

– Sau khi bệnh diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp tình trạng khó thở và có đờm trong hoặc đờm trắng.

Viêm phổi do nấm: Tuy có rất ít ca bệnh viêm phổi gây ra do nấm nhưng nó có thể gây ra viêm phổi cấp dai dẳng nếu mắc phải. Một số loại nấm có thể gây ra viêm phổi đó là Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus…

Viêm phổi do ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng khi vào cơ thể gây ra viêm phổi cùng nhiều bệnh lý khác: amip, sán lá phổi, giun đũa,…

4. Tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là trẻ

4.1 Tăng cường lưu thông đường thở

  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước (2 – 3 lít/ngày) để bù nước cho cơ thể cũng như giúp làm loãng đờm và dễ long đờm hơn.
  • Đảm bảo không khí phòng ẩm và nóng giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn.
  • Có thể cho bệnh nhân hít vào bằng đường mũi và thở ra qua môi khép kín.
  • Giúp bệnh nhân ho hiệu qua
  • Khi bệnh nhân ho, nên cho bệnh nhân ngồi hơi cúi về phía trước để ho mạnh và thoải mái hơn.
  • Đầu gối và hông ở tư thế gấp để ngăn chặn tình trạng căng cơ bụng khi ho
  • Kết hợp vỗ và rung lồng ngực với ho mạnh để có thể dễ dàng tống đờm ra ngoài
  • Thở oxy nếu có chỉ định của bác sĩ
  • Cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh, thuốc long đờm theo chỉ định

4.2 Chống mất nước

  • Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây hàng ngày.
  • Cho bệnh nhân uống sữa, nước cháo để bổ sung dinh dưỡng
  • Truyền dịch nếu có chỉ định của bác sĩ

4.3 Giảm mất năng lượng

  • Bệnh nhân viêm phổi nên hạn chế vận động quá sức và nằm nghỉ trên giường bệnh.
  • Sau khi hết sốt nên tăng hoạt động thể lực từ từ.
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế Fowler và nên thay đổi tư thế thường xuyên.

5. Xử lý các biến chứng có thể xảy ra do chứng viêm phổi

Sốt do nhiễm khuẩn

  • Hạ sốt bằng cách chườm mát, dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 39 độ C.
  • Bổ sung nước lọc hoặc nước trái cây.
  • Nới rộng quần áo bệnh nhân, tránh bức bối khó thở.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Mất nước, rối loạn điện giải

  • Bù nước bằng cách tăng cường lượng nước hàng ngày, đặc biệt là nước trái cây.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày sữa, nước cháo, các loại thức ăn nhiều nước.
  • Chỉ cho truyền dịch nếu có chỉ định bác sĩ và cần tuân thủ liều lượng.

Tăng xuất tiết đường thở

  • Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng thở khò khè, vì vậy nên cho bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, kê gối dưới vai và đầu ngửa ra sau.
  • Hút sạch nước mũi, đờm nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho người bệnh.

Tím tái do rối loạn thông khí và khuyếch tán khí

  • Theo dõi tình trạng bằng cách xét nghiệm Pa02
  • Hút sạch đờm cho bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái
  • Tiến hành xoa bóp ngoài lồng ngực
  • Có thể cho thở oxy nếu có chỉ định

Bên cạnh việc chăm sóc, các điều dưỡng viên cũng nên giáo dục về sức khỏe và các kiến thức về bệnh cho bệnh nhân viêm phổi tại nhà. Điều này sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên về cách lập bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi đã giúp bạn biết cách chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả và thích hợp nhất.

5 Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng rối loạn thường tiến triển nặng dần, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở không thể hồi phục hoàn toàn.

Khoảng 90% các ca mắc COPD gây ra bởi hút thuốc lá; các yếu tố nguy cơ cao khác bao gồm tuổi cao (có thể liên quan đến thời gian hút thuốc lâu hơn) và các yếu tố di truyền (ví dụ như thiếu hụt alpha-1 antitrypsin).

Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi chuẩn cho trẻ em và người lớn

Quy trình chuẩn đoán và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi chuẩn cho trẻ em và người lớn

Phần KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NẶNG

I. HÀNH CHÍNH

  • Họ và tên bệnh nhân : NGUYỄN KHÁNH DẦN Tuổi :74 Giới: Nam
  • Dân tộc: Kinh Trình độ văn hóa : 10/10
  • Nghề nghiệp : Hưu trí
  • Địa chỉ: Tổ 28 – P. Hoàng Văn Thụ – TP TN Khoa : Nội 3 Phòng : CC
  • Ngày vào viện: 08 giờ 15 phút ngày 12 tháng 8 năm 2012
  • Lý do vào viện: Khó thở
  • Họ tên người chăm sóc: Con trai: Nguyễn Hoàng Trung Tuổi : 53 Giới : Nam
  • Dân tộc: Kinh Trình độ văn hóa: 10/10
  • Địa chỉ báo tin khi cần: con trai Nguyễn Hoàng Trung cùng địa chỉ
  • Chẩn đoán y khoa: COPD đợt cấp
  • Chăm sóc bệnh nhân: COPD đợt cấp ngày thứ 6 vào viện

II. NHẬN ĐỊNH CHĂM SÓC.

1. Quá trình bệnh lý :

• Cách ngày vào viện 3 ngày bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó thở thường xuyên, khó thở cả lúc nghỉ ngơi, khó thở 2 thì, khó thở tăng khi gắng sức

• Khi ho có kèm theo đờm, ho rải rác trong ngày, đờm lúc đầu dặc màu xanh sau đó đờm màu trắng loãng, lượng đờm trong 24h khoảng 100 ml, ho kèm theo đau họng, đau bụng, nói khó.

• Lúc khó thở bệnh nhân tím tái, mệt nhọc và vã mồ hôi, không sốt, có tiếng cò cử. Bệnh nhân không ăn được cơm chỉ ăn được cháo thịt và uống sữa.

• Ở nhà đã dùng thuốc khí dùng Combivent kết hợp vỗ rung lồng ngục 3-4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút nhưng không đỡ xin vào viện khám và điều trị.

• Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh tiếp xúc được, da niêm mạc hồng, hạch ngoại vi tuyến giáp không to, ho nhiều có đờm khó thở, nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy, ran nổ 2 bên phổi, rung thanh giảm, tim nhịp đều T1T2 rõ, tần số 76 ck/p.

• Bệnh nhân được chẩn đoán y khoa là: COPD đợt cấp.

• Bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc: Kháng sinh, giãn cơ trơn phế quản, xịt họng, khí dung, thở oxy, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin.

Hiện tại: Bệnh nhân còn khó thở,ho nhiều, ngủ kém, ăn uống kém.

2. Tiền sử bệnh nhân

– Bản thân:

Bệnh nhân bị điếc cách đây 20 năm.

Năm 2010: Đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện COPD, triệu chứng: ho,khó thở, mệt nhưng không tím tái và không vã mồ hôi, cơn khó thở xuất hiện không thường xuyên, chỉ khi thay đổi thời tiết và khi gắng sức.

Mỗi lần lên cơn hen bệnh nhân đã dùng Combivent, Ventolin, Salbutamon theo đơn của bác sĩ.

Phát hiện u tuyến tiền liệt năm 2009 và được mổ năm 2010.

Ngày 22-7-2012 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Lao Và Bệnh Phổi Thái Nguyên và được chẩn đoán là COPD đợt cấp. Ra viện ngày 07-08-2012.

Không dị ứng với thức ăn,đồ uống và thuốc.

– Gia đình: Chưa phát hiện bệnh lý liên quan.

3. Hiện tại: 7 giờ ngày 07 tháng 01 năm 2012

Triệu chứng cơ năng:

  • Bệnh nhân có khó thở thường xuyên ngay cả khi nằm, bệnh nhân phải ngồi dậy cho đỡ khó thở, ho nhiều.
  • Có đờm trắng loãng, dính ngày 4-5 lần số lượng 15-20 ml/24h, không có đau ngực.
  • Bệnh nhân đau bụng, đau họng kèm theo nói khó, nói ngắt quãng, nói một lúc thấy mệt.
  • Bệnh nhân có mệt mỏi.
  • Bệnh nhân khó nghe do bị nặng tai.

Triệu chứng thực thể:

– Toàn thân:

+Tinh thần: Bệnh nhân còn lo lắng về bệnh tật

  • Thể trạng: Trung bình (BMI: 55/1,722 = 18,6).
  • Da, niêm mạc hồng.
  • Tổ chức dưới da không phù,có xuyết huyết tại nơi tiêm ở cổ tay, đường kính 5cm, màu tím, ấn mềm.
  • DHST: Mạch: 72 l/p; Nhiệt độ: 36,8oc; Huyết áp: 130/90 mmHg; Nhịp thở: 25 l/p.
  • SL nước tiểu: 1,2 l/24h.

– Khám các cơ quan:

+ Cơ quan hô hấp: Lồng ngực trước sau hai bên cân đối.

  • Rung thanh giảm cả 2 bên phổi.
  • Gõ phổi đục.
  • Nghe phổi RRFN giảm, có ran rít, ran ngáy, ran nổ 2 bên phổi.

+ Cơ quan tuần hoàn: Lồng ngực trước tim 2 bên cân đối.

  • Mỏm tim đập ở KLS 5 trên đường giữa đòn trái.
  • Diện đục tương đối của tim bình thường.
  • Tim nhịp đều, T1T2 rõ, tần số 76ck/ph.

+ Cơ quan tiêu hóa:

  • Bụng thon, đều không chướng, di động theo nhịp thở.
  • Gan lách không to.

+ Cơ quan tiết niệu: Hố thận 2 bên không sưng đỏ, không thấy có u gồ lên.

  • Ấn các điểm niệu quản không đau.
  • Dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận (-).

+ Khám răng-hàm-mặt: Rụng sáu răng hàm cả hai hàm, lợi hồng nhạt không viêm, rụng răng do tuổi già.

+ Tai mũi họng: Hiện tại bị điếc

+ Các cơ quan khác: Chưa phát hiện gì bất thường.

Các vấn đề khác:

Chế độ ăn: bệnh nhân ăn 3 bữa chính/ ngày,bữa sáng ăn 1 bát cháo thịt băm, bữa trưa và tối mỗi bữa ăn được 1 bát cơm với thịt nạc và canh rau,uống 2-3 lít nước/ngày.

Ngoài ra, bệnh nhân viêm phổi ăn 2 bữa phụ: uống sữa và ăn hoa quả, nhưng vẫn còn cảm giác chưa ngon miệng so với lúc còn khỏe mạnh.

Chế độ ngủ: Bệnh nhân ngủ 6h/24h ngày ngủ 1 tiếng đêm ngủ 5 tiếng, chia thành nhiều giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,thức giấc và ho lúc khoảng 0h và 3-4h sáng, khi hết cơn ho thì bệnh nhân ngủ tiếp.

Chế độ vận động: Bệnh nhân ít vận động, chỉ nằm, ngồi trên giường và đi lại lúc vệ sinh cá nhân.Khi đi lại bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhiều.

Chế độ vệ sinh: vệ sinh cá nhân: vệ sinh phụ thuộc, tắm, gội đầu 2 ngày 1 lần, vệ sinh răng miệng kém (ít đánh răng, chỉ súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần). Tiểu tiện tại giường, đại tiện ra nhà vệ sinh có người dìu.

Vệ sinh buồng bệnh: Gọn gàng, sạch sẽ (người nhà trợ giúp).

Cận lâm sàng

  • Sinh hóa máu: Glucose: 7,5 mmol/l (tăng)
  • Các kết quả xét nghiệm , cận lâm sàng khác: bình thường

Các thuốc dùng trong ngày 7/1/2012:

  • Ciprofloxacin 250mg x 2 lọ (truyền TM XXX g/p 8h-16h)
  • Combivent 2,6ml x 3 ống (khí dung 8h-16h-20h)
  • Methylprednisolon 4mg x 2 ống(tiêm TM 8h-10h)
  • Omeprazol 20mg x 1 viên (uống 10h)
  • Magie B6 x 2 viên(uống 8h-10h)
  • Ventolin spray (xịt họng ngày 2 lần)
  • Salbutamol 4mg x 2 viên(uống 10h-16h)
4. Chẩn đoán chăm sóc.
  • Khó thở do co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản
  • Đau cơ bụng , đau họng , ngủ kém do bệnh nhân ho nhiều.
  • Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém,
  • Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi.
  • Bệnh nhân có xuất huyết tại vị trí tiêm do thành mạch kém bền vững
  • Bệnh nhân giảm khả năng giao tiếp do bị nặng tai
  • Bệnh nhân lo lắng do thay đổii tình trạng sức khỏe
5. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi nặng

5.1. Khó thở do co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản

*Tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân:

  • Để bệnh nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi.
  • Hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước (2,5 l/24h)
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần, mỗi lần 10 giọt
  • Hướng dẫn vỗ rung lồng ngực 3 lần/ngày, mỗi lần 15p.
  • Hướng dẫn tập ho có hiệu quả 3 lần/ngày
  • Thực hiện y lệnh thuốc giãn phế quản
  • Theo dõi tình trạng khó thở 6h/lần.

5.2. Đau cơ bụng , đau họng , ngủ kém do bệnh nhân ho nhiều.

– Giảm đau cơ bụng , đau họng, giảm ho cho bệnh nhân:

  • Hướng dẫn nằm nghỉ ngơi tai giường.
  • Hướng dẫn bệnh nhân ngồi dậy khi ho và trùng cơ bụng
  • Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm
  • Hướng dẫn bệnh nhân không sử dụng chất kích thích như rượu, nước chè
  • Hướng dẫn bệnh nhân uống chè actiso, chè tâm sen
  • Theo dõi tình trạng đau cơ bụng đau họng của bệnh nhân 2lần/ngày

5.3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém

* Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân:

  • Giải thích cho bệnh nhân cảm giác mất ngon miệng là do tác dụng phụ của thuốc chứ không phải là một bệnh lý
  • Động viên bệnh nhân ăn uống đủ bữa, đúng giờ
  • Hướng dẫn người nhà bệnh nhân chế biến thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn giảm mỡ, đường và tinh bột, tăng cường vitamin, ăn thành nhiều bữa.
  • Thực hiện y lệnh thuốc bổ sung Mangie
  • Theo dõi đáp ứng dinh dưỡng

5.4. Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi

*Phòng nguy cơ thiếu oxy máu và trao đổi khí ở phổi:

  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường ở tư thế đầu cao
  • Cho bệnh nhân thở oxy 3l/phút, thở ngắt quãng
  • Theo dõi tần số thở, tình trạng tím da và mạch.tinh thần 6h/lần.
  • Nếu có tình trạng thiếu oxy máu nặng phải báo cao ngay với bác sĩ.

5.5. Bệnh nhân có xuất huyết tại vị trí tiêm do thành mạch kém bền vững

* Giảm xuất huyết cho Bệnh nhân:

  • Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường
  • Hướng dẫn bệnh nhân chườm ấm tại vị trí xuất huyết 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút.
  • Hướng dẫn bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , tăng cường rau xanh, hoa quả…
  • Theo dõi tình trạng xuất huyết

5.6. Bệnh nhân giảm khả năng giao tiếp do bị nặng tai

* Cải thiện khả năng giao tiếp cho bệnh nhân:

  • Nói to, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không quát mắng Bệnh nhân
  • Sử dụng bảng, giấy để viết cho bệnh nhân hiểu hoặc dùng hành động để diễn tả

5.7. Bệnh nhân lo lắng do thay đổi tình trạng sức khỏe

* Giảm lo lắng cho bệnh nhân:

  • Khuyến khích bệnh nhân giãi bày những lo lắng, giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh của họ.
  • Động viên Bệnh nhân yên tâm điều trị.
  • Khuyên người nhà động viên Bệnh nhân điều trị.
  • Hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp nghỉ ngơi thư giãn: đọc báo, xem tivi…

Hình ảnh: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Hình ảnh: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Hình ảnh: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)

Bệnh viêm phổi khá nguy hiểm nên nếu người điều dưỡng, chăm sóc không biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi khoa học sẽ gây bệnh mãn tính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Chủ đề tìm kiếm: lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, quy trình chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, phiếu chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi nặng.

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, bài kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi ở trẻ em, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thở máy, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thùy, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi cộng đồng, phiếu chăm sóc bệnh nhân viêm phổi nặng

You may also like

You cannot copy content of this page