Cùng Massageishealthy điểm qua 3 cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương, gãy xương đòn, hoặc gãy xương và chấn thương sọ não được tham khảo từ các website chuyên môn cao nhằm cung cấp cho các bạn kiến thức bổ ích để có thể tự chăm sóc bệnh nhân gãy xương ngay tại nhà, giúp họ nhanh chóng hồi phục nhé.
1 Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương đầy đủ, chi tiết nhất
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Người thân hoặc người yêu bạn đang bị chấn thương gãy xương, bạn muốn dành thời gian chăm sóc họ nhưng không biết phải làm thế nào?
Chúc mừng bạn vì đã tìm thấy bài viết này của Massageishealthy, sau đây Massageishealthy sẽ hướng dẫn cho bạn một bản kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương hoàn chỉnh chuyên sâu.
Kế hoạch này không phải tự nhiên mà Massageishealthy có thể nghĩ ra, tất cả những điều cần làm trong kế hoạch đề dựa vào những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản ngặt nghèo của những chuyên gia đưa ra dành cho những bệnh nhân bị gãy xương.
1. Khái niệm về một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương tốt
Nếu bạn là một người có hiểu biết rộng và trình độ học vấn cao thì chắc chắn là bạn biết được tầm quan trọng trọng việc tạo lập một kế hoạch đề làm một việc gì đó. Tôi sẽ xin nhắc qua một chút về vai trò của việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị gãy xương có thể do một tai nạn giao thông hay bị ngã trong lúc tập luyện thể dục thể thao, hoặc do xô xát đánh nhau các bạn cũng có thể bị gãy xương do rất nhiều những nguyên nhân khác.
Có những người từ lúc sinh ra đã có một hệ xương khớp yếu hơn so với bình thường, việc có một cơ quan xương yếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với việc sinh hoạt của bệnh nhân đó.
Chỉ cần những hoạt động vô cùng nhẹ như chạy nhảy thôi, nếu không cẩn thận cũng có thể khiến người đó bị gãy xương.
Các bác sĩ gọi đó là hiện tượng bệnh xương thủy tinh, nghe cái tên thôi là bạn cũng có thể hình dung ra xương người đó rất dễ bị gãy vỡ, mong manh như thủy tinh rồi.
Quay trở lại với việc lập một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương, không phải ngẫu nhiên mà tôi lại viết về căn bệnh xương thủy tinh. Lý do là vì những người mắc bệnh xương thủy tinh chính là đối tượng cần phải có một kế hoạch chăm sóc tốt và chi tiết nhất.
Việc nếu để thường xuyên bị gãy xương sẽ cực kỳ nguy hiểm, người bệnh có thể bị dẫn tới các biến chứng không thể đi lại được hay liệt nửa người, rất đáng thương.
2. Các bước để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương tốt và đầy đủ
Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương tốt cần đảm bảo những yếu tố:
- Cải thiện sức khỏe cho người gãy xương
- Giúp xương hồi phục, lành lặn nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất
- Tiết kiệm thời gian của người chăm sóc bệnh nhân
- Làm cho người bệnh cảm thấy được thoải mái về tinh thần cũng như không phải chịu sự đau đớn không cần thiết
- Tiết kiệm tối đa chi phí cho việc chữa trị gãy xương
- Đảm bảo được xương có thể hoàn toàn hồi phục khỏe mạnh như lúc chưa bị gãy
- Thể hiện được sự quan tâm của người chăm sóc đến với bệnh nhân
- Để cho bệnh nhân những khoảng thời gian riêng cho mình
- Không bắt ép bệnh nhân phải ăn uống hay luyện tập theo ý mình
- Thực hiện đúng theo những nguyên tắc mà bác sĩ đưa ra
- Căn chỉnh thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho bệnh nhân
- Căn chỉnh thời gian vệ sinh theo nhịp sinh học của cơ thể rất quan trọng đối với việc chăm sóc bệnh nhân gãy xương.
Lý do là vì bệnh nhân gãy xương có thể không tự đi lại hay không thể đi vệ sinh được mà cần sự giúp đỡ từ người chăm sóc.
Nếu như không tạo ra được một nhịp sinh học cho người bệnh thì lúc đang đêm khi người chăm sóc ngủ thì rất khó để có thể giúp được người bệnh.
Hy vọng dựa trên những yếu tố mà tôi đưa ra cho các bạn, bạn hãy tạo cho mình một bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương hợp lý nhất nhằm hồi phục lại cho các bệnh nhân.
Mời các bạn xem thêm: 6 bác sĩ giỏi về cơ xương khớp, đau nhức do chấn thương tại Tphcm
2 Bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương / chấn thương sọ não mẫu 2019
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương và chấn thương sọ não. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán gãy 1/3 xương đòn trái và có chấn thương sọ não kèm theo khi bị ngã.
Bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa bị ngã dẫn tới tình trạng hiện tại được chẩn đoán là gãy 1/3 xương đòn trái và chấn thương sọ não.
A. Hành Chính
- Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Thị Lan Tuổi: 60 Giới tính: Nữ
- Địa chỉ: phường Bà Triệu – Nam Định
- Nghề nghiệp: Về hưu
- Lý do vào viện: Đau đầu , đau vai trái
- Ngày vào viện: 12/3/2009
- Chuẩn đoán y khoa: Chấn thương sọ não kín, gãy 1/3 xương đòn trái
- Chăm sóc bệnh nhân gãy xương đòn trái và chấn thương sọ não
B. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cụ thể như sau
I. Nhận định bệnh nhân gãy xương
1. Quá trình bệnh lý
Trước khi vào viện bệnh nhân ở nhà đi xe máy trên đường bị ô tô xô vào, làm bệnh nhân ngã xuống đường.
Sau lúc ngã, bệnh nhân tỉnh, không nôn, không đau đầu, xây xát vùng trán trên bên (T) sưng nề rớm máu. Vùng vai trái đau chói, sưng nề,vận động đau
2. Hiện tại
a. Toàn trạng:
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được , thể trạng trung bình cao 1m54 nặng 52kg.
- Da niêm mạc bình thường.
- Mạch 80l/p
- Huyết áp 110/70mmHg
- T° = 36.8°C
- Nhịp tim 18l/p
- Glagow = 15 điểm
b. Cơ năng
Bệnh nhân đau đầu, đau ê ẩm, choáng, bệnh nhân không nôn, đau nhiều ở gáy, bệnh nhân vận động khó khăn bên trái do gãy 1/3 xương đòn trái.
Bệnh nhân đau khi nghiêng mình, bệnh nhân đau tăng khi vận động do ảnh hưởng bởi xương gãy.
Dinh dưỡng: Bệnh nhân ăn ít, mỗi bữa được một bát cháo khoảng 250ml, ăn không ngon miệng
Bệnh nhân đại tiện ngày một lần, phân màu vàng thành khuôn, tiểu tiện bình thường, bệnh nhân vệ sinh hạn chế.
c. Thực thể
Chỗ gãy 1/3 xương đòn trái: Bệnh nhân sưng nề vùng xương đòn trái, ấn có lạo xạo xương gãy ở 1/3 giữa xương đòn trái đã được cố định bằng băng số 8
Bệnh nhân có một vết thương vùng trán cách mắt trái phía trên 3cm, khâu 3 mũi, vết thương khô và không chồng mép
Mắt trái bệnh nhân sưng thâm,không tụ máu
Chụp X-Quang không lấn làm lún và vỡ xương sọ, gãy xương đòn trái
Chụp city scanner sọ não : Hình ảnh ổ tụ nhỏ ngoài màng cứng vùng thái dương, đỉnh phải.
II. Chẩn đoán chăm sóc
- Bệnh nhân đau đầu, ê ẩm, chóng do chấn thương sọ não
- Bệnh nhân đau nhiều tại chỗ gãy
- Bệnh nhân ngủ ít do đau và do môi trường bệnh viện
- Bệnh nhân ăn kém do đau
- Vệ sinh vết thương cho người bệnh, vệ sinh thân thể, răng miệng, quần áo
- Theo dõi thang điểm glasgow của bệnh nhân gãy 1/3 xương đòn trái
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Bệnh nhân lo lắng về bệnh
III. Lập kế hoạch chăm sóc
Giảm đau cho bệnh nhân bằng cách
- Để bệnh nhân nằm cao đầu 30 độ yên tĩnh tại giường
- Động viên bệnh nhân
- Theo dõi mức độ đau, tính chất đau
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Theo dõi lượng dịch truyền
Làm giảm đau cho bệnh nhân bằng cách
- Cho bệnh nhân nằm bất động tại giường
- Dùng băng số 8 cho bệnh nhân
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Tăng cường giấc ngủ cho bệnh nhân
- Hạn chế người nhà vào thăm giờ bệnh nhân ngủ
Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh
- Đảm bảo chế độ vệ sinh cho người bệnh hàng ngày
- Theo dõi thang điểm glasgow,dấu hiệu sinh tồn theo y lênh
- Cung cấp thêm kiến thức cho người bệnh và cho gia đình bệnh nhân
IV. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- 7h bệnh nhân đã được nghỉ ngơi, nằm phòng thoáng yên tĩnh
- Đã động viên bệnh nhân yên tâm điều trị
- Bệnh nhân còn đau âm ỉ
- Thực hiện thuốc
- Dung dịch Natriclorua 9‰ x 1000ml truyền tĩnh mạch x 2 giọt /phút
- Sentran 1.5g x 2lọ tiêm tĩnh mạch 9h,15h
- Pondel 500mg x 2ống tiêm tĩnh mạch 9h và 15h
- Scannewron x 2 viên uống 8h-16h
- Bệnh nhân đã được nằm bất động tại giường
- Bệnh nhân đã được cố định bằng băng số 8
- Thực hiện thuốc cyferangan codein x 2viên uống 8h30-16h
Đã khuyên người nhà bệnh nhân thực hiện nội quy vào thăm bệnh nhân đúng giờ để đảm bảo giấc ngủ cho bệnh nhân.
- Khuyên bệnh nhân đi ngủ đúng giờ
- 7h10 cho bệnh nhân ăn một bát cháo thịt nạc
- 9h cho bệnh nhân ăn một quả cam
- 10h10 cho bệnh nhân uống một cốc sữa
- 11h30 cho bệnh nhân ăn một bát phở
- 9h10 rửa vết thương cho bệnh nhân bằng dung dịch sát khuẩn potadin 10%
- Lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm
- Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân sau mỗi lần ăn
- Hàng ngày thay quần áo cho bệnh nhân
- Hàng ngày nhỏ mắt cho bệnh nhân bằng dung dịch Natriclorua 9‰ cho người bệnh
- Đã theo dõi thang điểm glasgow : 15 điểm
- 8h30 mạch 80l/p , huyết áp 110/70mmHg,T° = 36.8°C, nhịp tim 18l/p
Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau đầu nhiều hơn, buồn nôn, người mệt, chỗ gãy đau chói nhiều hơn, sưng nề hơn thì báo bác sĩ
V. Đánh giá quá trình điều trị
- Bệnh nhân đỡ đau hơn
- Bệnh nhân nhận hết lượng dịch
- Bệnh nhân ngủ được nhiều hơn
- Bệnh nhân ăn ngon miệng hơn
- Bệnh nhân đã được vệ sinh tốt hơn
- Bệnh nhân và người nhà đã hiểu biết thêm về bệnh.
3 Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương đòn chuẩn xác
1. Xương đòn là gì, xương đòn nằm ở đâu?
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai. Thân xương dẹt, cong hình chữ S. Phía ngoài khớp với mõm cùng vai, phía trong khớp với xương ức. Điểm yếu của xương đòn là ở chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 1/3 trong thân xương.
Ở đầu ngoài, xương đòn nối với xương vai qua khớp cung đòn, dây chằng cùng đòn, dây chằng quạ đòn và dây chằng cùng quạ.
Dây chằng cùng đòn nằm trên bao khớp cùng đòn, tăng cường thêm độ vững cho bao khớp, bám vào mặt trong của mõm cùng vai và xương đòn ở vị trí # 6mm tính từ khớp cùng đòn.
Dây chằng quạ đòn gồm có 2 bó (Trapezoid, conoid), xuất phát từ nền mõm quạ xương vai và bám vào mặt dưới xương đòn, dây chằng trapezoid nằm ở phía ngoài, bám vào mặt dưới xương đòn cách khớp cùng đòn khoảng 2cm, dây chằng quạ đòn bám vào mặt dưới xương đòn, cách khớp cùng đòn 4mm.
Khoảng cách bình thường giữa mặt dưới xương đòn và mõm quạ (khoảng quạ – đòn) là 1,1- 1,3cm.
Ở đầu trong xương đòn khớp với xương ức qua khớp ức đòn. Khớp ức đòn là một khớp hoạt dịch và được cố định bởi các dây chằng ức đòn trước, ức đòn sau, sườn đòn và liên xương đòn.
Ngoài ra xương đòn cũng là nơi bám của một số cơ vùng vai như: Cơ ức đòn chủm, bó trước cơ Delta và cơ thang, do vậy tùy theo vị trí gãy xương, sự co kéo của các cơ tạo ra các lực biến dạng khác nhau.
Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp với tần suất khoảng 1/1000 mỗi năm và chiếm 2.6% đến 5% các trường hợp gãy xương.
Hầu hết gãy xương đòn xảy ra ở nam trước 25 tuổi, sau đó giảm dần và rất ít gặp ở tuổi 35-55 rồi tăng dần trở lại. Ở phụ nữ, tần suất gãy xương đòn ở người dưới 25 tuổi và trên 75 tuổi là như nhau
Gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 69%- 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn. Gãy 1/3 giữa xương đòn thường gặp ở trẻ em và thanh niên với lực chấn thương có năng lượng cao gây gãy nhiều mãnh, di lệch nhiều. Ở người trên 70 tuổi thường do năng lượng thấp và xương gãy ít di lệch.
2. Đặc điểm của gãy xương đòn
Những chấn thương mạnh làm xương đòn hay bị gãy ở đoạn giữa. Đôi khi xương đòn có thể bị gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài nhất là phía đầu ngoài xương đòn. Loại gãy này phức tạp vì đầu ngoài xương đòn có dây chằng neo giữ đầu ngoài xương đòn.
Xương gãy kèm theo mảnh gãy có dính dây chằng làm đầu ngoài xương đòn không được giữ lại nên gồ lên dưới da.Xương đòn gãy hay bị di lệch vì phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm kéo lên trên, đầu ngoài di lệch xuống dưới vì sức nặng của cánh tay.
Tuy nhiên xương đòn có đặc điểm là rất dễ lành dù có di lệch, thậm chí đôi khi hai đầu xương lệch hẳn mà vẫn lành dù để lại cục cal xương gồ lên dưới da sau khi lành.
Vì nằm ngay dưới da nên khi được mổ nắn xương tỉ lệ lành xương lại thấp hơn là để tự lành và có nhiều biến chứng khi mổ => điều này giải thích vì sao khi phẩu thuật xương sẽ chậm lành hơn
3. Thường thì ít phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật gãy xương đòn khi
- Gãy đầu xương nhọn hở da, chọc dây thần kinh và 1 số bộ phận khác.
- Gãy bị biến chứng mạch máu dưới đòn, thường kèm liệt đám rối song thường thần kinh liệt phục hồi tự nhiên không mổ.
- Kèm gãy xương bả cùng bên, kèm gãy nhiều xườn phải mổ cố định.
- Gãy di lệch lớn sợ điều trị không mổ bị khớp giả.
- Và khi muốn mổ vì lý do thẩm mĩ
Mình không có up film chụp X-quang nên anh cũng không biết xương bị tổn thương gãy ở mức nào.
Sau khi chụp X-quang thì các bác sỹ có tư vấn luôn về phương pháp điều trị nên bạn có thể yên tâm.
Tuy nhiên nếu thời gian đầu mà giữ gìn ko tốt hay đeo đai số 8 không thường xuyên, ko đúng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đúng hướng của xương
4. Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương đòn sau phẫu thuật
Phẫu thuật gãy xương đòn thực chất không phải là trường hợp khó, thời gian phẫu thuật diễn ra trung bình chỉ trong khoảng 1 giờ và thời gian hồi phục nhanh hơn các vị trí xương khác.
Tuy nhiên, chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm như bung nẹp, di lệch xương.
Vì vậy, người bệnh cần nằm lòng một số vấn đề quan trọng chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật thành công như:
- Chọn bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm
Một trong những vấn đề người gãy xương đòn cần quan tâm là lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.
- Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về phương pháp phẫu thuật phù hợp
Nếu bạn đang băn khoăn không biết phương pháp nào có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho một ca phẫu thuật gãy xương đòn, hãy xin ý kiến của bác sĩ.
Sau khi kiểm tra, tùy vào mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
5. Một số điều cần lưu ý để nhanh bình phục gãy xương đòn
– Không kiêng ăn gì, có thể tránh ăn thịt gà để đỡ nhức xương. NẾU CÓ MỔ thì mới tránh ăn 1 số thứ để tránh sẹo như: tránh ăn rau muống gây sẹo lồi, tránh ăn trứng gà gây sẹo loang màu.
– Đeo đai số 8 liên tục trong 2 tháng trở lên. Bỏ ra khi tắm, nên nhờ người phía sau đeo. Đeo trở lại phải đúng như vị trí cũ. Đai số 8 có tác dụng thay thế tạm thời xương đòn nên ko thể bỏ ra trong suốt quá trình ban đầu.
– Chỉ được nằm ngửa để đi ngủ trong 2 tháng đầu, tránh ngủ bên tay gãy. Ngủ 1 tư thế, sáng ngủ dậy sẽ bị đau lưng nên sáng dậy chịu khó xoay lưng cho đỡ đau. Nên kê 1 gối mỏng vào bên khửu tay (bên bị đau) để tay đỡ đau, dễ ngủ.
– Tăng cường uống sữa có bổ sung canxi (chỉ xuống buổi sáng vì uống sữa canxi vào buổi tối sẽ gây sỏi thận)
– Không nâng tay. Không năng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.
– Không nâng vật nặng: không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.
– Chườm đá. Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 15 phút x 3 lần trong ngày giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.
– Sử dụng nẹp. giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.
– Giữ vai đúng tư thế: trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.
– Tái khám: tái khám bác sĩ theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.
6. Dinh dưỡng đúng cách sau phẫu thuật xương đòn
Người bệnh nên uống nhiều nước, cung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci. Ăn ngay khi người bệnh tỉnh.
Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nên cung cấp nhiều thức ăn có calci như nghêu, sò, cua,…
Ngoài ra, người bệnh nên vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.
7. Gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi như người bình thường
Trường hợp bị gãy xương đòn vai bao lâu thì khỏi là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn đó.
Chấn thương là một điều mà tất cả mọi người đều không mong muốn, tuy nhiên ở trong quá trình sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao nếu không cẩn thận bạn rất dễ bị gặp chấn thương. Và gãy xương đòn vai được coi là một trường hợp gãy xương thường gặp.
Gãy xương đòn vai được coi là một loại tổn thương dễ liền (khoảng 3 – 4 tuần lễ), phần lớn các trường hợp không để lại những di chứng gì về cơ năng kể cả khi 2 đoạn gãy đó có chồng lên nhau 1 – 2 cm, thậm chí có một số người không được nắn chỉnh hay cố định mà vẫn liền xương.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác gãy phức tạp, những mảnh xương có thể chọc được vào bó mạch, vùng thần kinh dưới xương đòn vai hay chọc phải đỉnh phổi, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.
8. Thời gian bao lâu thì điều trị xong gãy xương đòn vai?
Theo những chuyên gia y tế, nếu gãy xương đòn vai mà bạn không được điều trị hay điều trị không tốt thì xương sẽ liền lệch, vẹo.
Những vị trí xương tổn thương bị phì đại, đè vào đám rối thần kinh cánh tay và có thể gây tổn thương thần kinh khu trú. Vì vậy, trong những trường hợp chấn thương, cần phải đưa bệnh nhân đến bác sĩ để khám.
Trong trường hợp biết hay nghi ngờ gãy xương đòn vai, bạn cần dùng băng vải băng vai theo hình số 8.
Sau đó bắt chéo ra sau lưng để cố định rồi chuyển ngay đến bệnh viện. Nếu là gãy hở thì trước đó bạn phải băng bó cầm máu hoặc che phủ vết thương bằng băng vô khuẩn.
Để điều trị gãy xương đòn vai nhanh chóng, trước hết bạn phải khẳng định là bạn đã khám cũng như điều trị đúng phương pháp.
Tùy vị trí tổn thương mà cần phải can thiệp mổ đặt hoặc nẹp vít, bó bột hoặc chỉ nẹp cố định bạn ạ. Xương đòn vai hoặc còn gọi là xương quai xanh là xương bạn có thể dễ nhìn thấy nhất khi chúng ta mặc áo hở.
Những trường hợp gãy xương đòn vai thường gặp tại người ngã đập vai xuống đất. xương đòn vai thường bị gãy ở đoạn giữa.
Thỉnh thoảng khi có thể bị gãy ở 1/3 trong hoặc 1/3 ngoài, nhất là phía đầu ngoài xương đòn vai. Một số loại gãy này phức tạp, lý do vì đầu ngoài xương đòn vai có thể có dây chằng neo giữ.
Xương gãy kèm theo những mảnh gãy có dính dây chằng để làm đầu ngoài xương đòn vai sẽ không được giữ lại nên gồ lên dưới da.
Xương đòn vai bị gãy hay bị di lệch vì có phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm kéo lên trên, song song với đó đầu ngoài di lệch xuống dưới vì sức nặng của cánh tay.
9. Phục hồi chức năng gãy xương đòn sau phẫu thuật như thế nào?
Gãy xương đòn là 1 gãy xương thường gặp trong chấn thương đặc biệt chấn thương thể thao, ngày nay nó thường được phẫu thuật và cố định chờ lành xương.
Chấn thương gãy xương đòn có nhiều kiểu chấn thương khác nhau, vì vậy chương trình phục hồi chức năng phù hợp với mức độ gãy và phương pháp điều trị là cần thiết.
Thông thường chương trình phục hồi chức năng giúp cho các vận động viên phục hồi lại toàn bộ sức mạnh và biên độ vận động.
10. Các bài tập cơ bản cho các vấn đề gãy xương không để lại biến chứng.
Chương trình phục hồi chức năng cơ bản.
Tuần đầu: bao gồm
Tập luyện hàng ngày
Lúc lắc cánh tay. Trong bài tập này người tập cong người về trước tay lành lựa trên ghế hay bàn, thả lỏng tự do tay bên đau, nhẹ nhàng xoay cánh tay theo 1 vòng tròn nhỏ, cố gắn xoay theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ.
Tập sức mạnh cằm nắm: bóp 1 quả bóng nhỏ như banh tennis với lực nhẹ nhàng nhưng nhiều lần trong ngày.
Bài tập co cơ đẳng trường: trong bài tập này tập co cơ nhưng không chuyển động cánh tay. Có nhiều bài tập cơ khác nhau như:
1. Tập co cơ tam đầu: cơ tam đầu nằm sau cánh tay động tác duỗi khuỷu.
Cách tập: đặt cằng tay đau lên bàn với khuỷu gấp 90 độ, nằm chặt bàn tay đè xuống bàn như đấp xuống bàn, khi đó cánh tay không di chuyển nhưng cơ tam đầu đang co.
2. Tập cơ chóp xoay: chóp xoay thường bị chấn thương khi vai bị chấn thương, bài tập xoay trong xoay ngoài đẳng trường thường được chỉ định nhằm tăng cường sức mạnh chóp xoay.
Cách tập là bệnh nhân đứng dọc tường với khuỷu gấp 90 độ, tạo lực từ cẳng tay đè mạnh vào tường mà không di chuyển vai, giữ trong vòng 5 giây, lặp lại và đổi bên với tường bên trong cẳng tay.
Tập khớp vai đằng trường. tương tự như trên bạn cũng có thể tập dạng vai khép vai đưa trước đưa sau với cánh tay sát thân người.
Trong tuần này chuyên gia vật lý trị liệu cho bạn cũng có thể tập cho bạn các mô mềm bị tổn thương như rách kéo giãn..
Tuần 2-4
Giai đoạn này tiếp tục điều trị mô mềm bị tổn thương,
Bắt đầu nhẹ nhàng tập các bài tập bò tường hay kéo ròng rọc để cải thiện biên độ vận động khớp vai, khi bò tường thực hiện bài tập đơn giản bằng các đầu ngón tay với biên độ không gây đau vai, tập từ từ tăng dần từng chút một.
Bắt đầu các bài tập khớp khuỷu cổ tay gấp duỗi thẳng.
Tuần 4-8
Nếu xương lành tiến triển tốt bạn có thể thực hiện gia tăng biên độ tập luyện, và tập tăng mạnh sưc cơ.
Bài tập biên độ vận động khớp vai tiếp tục nhưng giai đoạn này bạn có thể thêm lực đối kháng nhẹ với dây thun hay tạ với mức độ giới hạn đau, khớp vai cần nên tránh nâng vai, xoay hay bài tập vận động vai.
Tuần 8-12
Trong giai đoạn này tập hết biên độ vận động khớp vai
Bài tập tăng sức mạnh cơ tiếp tục nhưng không mang vật nặng, tập tâng sức bền cơ với tạ nhẹ nhưng lập lại nhiều.
Tuần 12-16
Bạn có thể thực hiện các bài tập tích cực sức mạnh cơ nhưng hãy ngưng tập khi thấy đau hay không vững khớp vai.
Bắt đầu các bài tập kỹ năng chuyên biệt.
Trở về tập luyện thể thao và thi đấu khi kiểm tra chức năng đủ khỏe và mềm dẻo như bên không đau.
Chúc các bạn có được bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương chi tiết và đẩy đủ nhất, qua đó giúp người bệnh sớm phục hồi lại nhé. Chúc các bạn thành công !!!
Chủ đề tìm kiếm: lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương cẳng chân, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị bỏng, bản kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ngoại khoa, cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương đòn, chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương đòn, bài giảng chăm sóc người bệnh gãy xương, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương bàn chân, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương cẳng tay