Massageishealthy gửi đến bạn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thường, sau phẫu thuật hoặc mổ đẻ, mổ viêm ruột thừa với chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng ăn uống chi tiết và đầy đủ nhất.
1 Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, phẫu thuật chi tiết, đầy đủ nhất
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Một ca phẫu thuật, ca mổ thành công, bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc, phục hồi bệnh nhân sau mổ.
Quá trình này tuy có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra như biến chứng sau mổ hoặc rối loạn về sinh lý nhưng nếu chúng ta nắm bắt đúng kiến thức thì không có gì để lo lắng.
Chính vì thế, điều dưỡng viên hoặc người thân trong gia đình cần có kinh nghiệm và chuyên môn để có thể chăm sóc bệnh nhân. Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu hơn về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ với những kinh nghiệm, chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất nhé.
1. Nhận định tình trạng người bệnh sau khi mổ, phẫu thuật
Trước khi tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, điều dưỡng viên cần nhận định về tình trạng của người bệnh về những đặc điểm sau để phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời.
- Hô hấp: tần số thở, tình trạng thông khí, biên độ hô hấp, độ bão hòa oxy theo mạch đập, dấu hiệu thiếu oxy, tình trạng khó thở
- Tuần hoàn: mạch, nhịp tim, huyết áp, dấu hiệu thiếu nước, tình trạng choáng, áp lực tĩnh mạch trung ương.
- Thần kinh: bệnh nhân tỉnh hay mê
- Dẫn lưu: loại, vị trí, màu sắc, số lượng, tình trạng hoạt động.
- Vết mổ: vị trí, kích thước, thấm dịch, chảy máu, đau, nhiễm trùng.
- Tâm lý người bệnh: lo lắng hay thoải mái.
2. Thực hiện theo bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, phẫu thuật chi tiết nhất
Tư thế nằm
Điều dưỡng viên hoặc nhân viên y tế cần chú ý về tư thế nằm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn hôn mê, phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên.
Bệnh nhân cũng có thể nằm ngửa nhưng nên có gối mỏng lót dưới vai để đầu và cổ ngửa ra sau. Nếu sau khi bệnh nhân đã tỉnh, nên cho bệnh nhân nằm ở tư thể Fowler. Tư thế này sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và nhanh phục hồi hơn.
Thở oxy
Một số trường hợp bệnh nhân thiếu oxy, thay đổi hô hấp khi gây mê hoặc đau đớn gây thở yếu. Lúc này bệnh nhân sẽ cần cung cấp oxy.
Có 3 phương pháp cho thở oxy: dùng mặt nạ, ống thống mũi đơn hoặc ống thông mũi hai nòng. Điều dưỡng viên nên theo dõi và cho bệnh nhân thở oxy với liều lượng cần 3-10l/phút.
Dấu hiệu sinh tồn
Kiểm tra, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở 15 – 30 phút/lần cho đến khi bệnh nhân trở về trạng thái ổn định.
Sau đó tiếp tục theo dõi mỗi giờ một lần. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cần đặc biệt chú ý người bệnh trong các trường hợp như rối loạn hô hấp, chảy máu vết thương,…
Truyền dịch sau mổ
Trong trường hợp truyền dịch, người lớn trọng lượng 60kg sẽ cần lượng dịch từ 2000-2500ml/ngày hoặc 35-40ml/kg/ngày.
Nếu thời tiết nóng hoặc bệnh nhân sốt có thể tăng lên 3000ml. Một số loại dịch thường được áp dụng sau mổ trong điều kiện hiện nay đó là dung dịch Ringer Lactate, dung dịch NaCl 0,9% hoặc dung dịch Glucose 5%, 10%.
Chú ý không nên cung cấp quá nhiều dung dịch NaCl 0,9% và dung dịch Glucose để tránh nguy hiểm cho bệnh nhân.
Giảm đau sau mổ
Tùy theo mức độ đau, điều dưỡng viên có thể áp dụng các kỹ thuật giảm đau khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc là một phương pháp phổ biến nhất.
Điều dưỡng viên cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo y lệnh của bác sĩ. Trong trường hợp quá đau có thể xin chỉ thị dùng Morphine.
Thuốc giảm đau nên được sử dụng theo giờ, tránh việc chỉ dùng khi xuất hiện cảm giác đau.
Vận động
Sau khi gây mê phẫu thuật, người bệnh cần được xoay trở 30 phút mỗi lần cho đến khi tự cử động được. Trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng viên cần giúp bệnh nhân tập thở sâu.
Bệnh nhân cần tập cử động chân tay để tránh các nguy cơ như viêm phổi, tắc ruột hay thuyên tắc mạch. Khi vết thương đã lành, nên cho bệnh nhân vận động đi lại nhẹ nhàng trong phạm vị phòng bệnh.
Bài tiết nước tiểu
Nếu bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu, điều dưỡng viên cần chăm sóc bộ phận sinh dục. Đồng thời nên cho bệnh nhân uống nhiều nước (nếu được) và rút ống thông tiểu sớm.
Tuy nhiên nên hạn chế việc thông tiểu. Điều dưỡng viên nên áp dụng các phương pháp giúp người bệnh tiểu bình thường.
Ví dụ như đắp ấm vùng bụng dưới (chú ý tránh gây bỏng cho người già, người bệnh gây tê tuỷ sống, người bệnh liệt mất cảm giác), tiểu kín đáo,…
Bên cạnh đó, phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng, màu sắc nước tiểu vào hồ sơ mỗi ngày.
Vết mổ
Vết mổ không nhiễm trùng hoặc khâu dưới da không cần thay băng và cắt chỉ. Đối với vết mổ hở, điều dưỡng viên cần lưu ý những điều sau:
– Khâu kín da: Đối với vết mổ vô khuẩn sẽ không cần thay băng và có thể cắt chỉ sau mổ 5–7 ngày. Tuy nhiên nếu người bệnh lớn tuổi, tình trạng người bệnh suy kiệt nhiều hoặc vết mổ quá dài, vết mổ ở vị trí thiếu máu thì nên cắt chỉ khoảng 10 ngày sau mổ.
– Khâu thưa hay để hở da: Trong trường hợp giải phẫu có nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ phẫu thuật thường để hở da giúp thoát dịch.
– Bởi vậy với những người bệnh này, điều dưỡng viên cần phải chăm sóc vết mổ mỗi ngày, thấm ướt dịch và theo dõi tình trạng vết thương, báo cáo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra.
– Vết mổ may bằng chỉ thép: Đối với vết thương này, bệnh nhân nên được thay băng mỗi ngày hoặc thay băng khi thấm dịch.
– Điều dưỡng viên cần theo dõi vết thương khi thấm dịch để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Có thể cắt chỉ từ 14–20 ngày sau mổ.
– Vết mổ chảy máu: Nếu vết mổ chảy máu ít có thể băng ép vết mổ. Nếu vết mổ chảy máu nhiều điều dưỡng viên phải băng ép tạm thời. Sau đấy hãy báo cáo bác sĩ để khâu lại vết thương.
– Vết mổ nhiễm trùng: Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ thì phải mở băng quan sát, báo bác sĩ cắt chỉ, nặn mủ vết mổ, sau đó rửa sạch vết thương và băng lại. Chú ý theo dõi vết thương và báo cáo bác sĩ nếu có vấn đề.
Ống dẫn lưu
Theo dõi tình trạng ống dẫn lưu 1 – 2 giờ/1 lần. Tùy theo loại ống dẫn lưu mà điều dưỡng viên có cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên điều dưỡng viên lưu ý chung cho bệnh nhân có ống dẫn lưu như sau:
- Duy trì tình trạng ống dẫn lưu vô khuẩn trong suốt thời gian người bệnh có dẫn lưu.
- Hướng dẫn người bệnh kẹp ống khi xoay trở, đi lại để tránh tình trạng dịch chảy ngược dòng.
- Chăm sóc da xung quanh chân dẫn lưu mỗi ngày hoặc khi thấm dịch.
- Hoạt động này nhằm phòng ngừa tình trạng lở loét da.
- Báo cáo bác sĩ rút dẫn lưu sớm khi dẫn lưu hết chức năng.
- Phòng ngừa biến chứng do dẫn lưu như tắc ruột, chảy máu, nhiễm trùng vết thương.
Chế độ ăn sau mổ
Trong những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân không được ăn uống mà thay vào đó là truyền dịch. Có thể cho bệnh nhân uống nước (5-10ml) sau 6 giờ đầu phẫu thuật.
Những ngày sau, nếu không phải phẫu thuật đường tiêu hóa thì bệnh nhân có thể ăn cháo, uống sữa. Trường hợp mổ đường tiêu hóa cần chờ đến khi trung tiện mới có thể ăn.
3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, sau phẫu thuật ngay tại bệnh viện
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ cần chi tiết, đầy đủ và rõ ràng để khâu thực hiện đạt kết quả như mong đợi. Các phần việc cụ thể cần làm bao gồm:
Về phía bác sĩ, điều dưỡng
– Động viên tinh thần để bệnh nhân yên tâm, tích cực trong quá trình chăm sóc phục hồi.
– Thay băng, vệ sinh, rửa vết thương ngày một lần. Chú ý vệ sinh đúng cách để tránh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
– Vệ sinh thân thể cho bệnh nhân. Trợ giúp để hạn chế đau cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân vận động nhẹ nhàng.
– Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Đảm bảo dinh dưỡng đúng và đủ cho bệnh nhân. Cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa nhỏ và các bữa cách nhau thật khoa học.
– Hỗ trợ để giúp bệnh nhân ngủ được và ngủ đủ. Nhắc bệnh nhân ngủ đúng giờ.
– Đầu giờ sáng khi bệnh nhân đã ngủ dậy cần rửa vết thương cho bệnh nhân bằng dung dịch NaCl 0,9%, sau đó rửa bằng Betadin 10%.
– Chú ý theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân.
– Cho bệnh nhân dùng kháng sinh và các thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn ngày hai lần.
– Nếu cần sẽ thực hiện cắt vùng hoại tử, rửa vết thương sạch, thay băng vô khuẩn.
– Hướng dẫn người nhà vệ sinh thân thể cho bệnh nhân đúng cách: kê cao chân rồi tắm rửa, lau người cho bệnh nhân.
– Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập các bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp, tránh vận động mạnh. Giúp bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái.
– Động viên bệnh nhân yên tâm điều trị, thông báo tình hình bệnh đang tiến triển khả quan, đúng mong đợi.
Về phía người nhà bệnh nhân
– Chia nhỏ bữa ăn cho bệnh nhân thành nhiều bữa trong ngày. Cần thường xuyên thay đổi thành phần bữa ăn để tạo cảm giác ngon miệng.
– Các món ăn nên thực hiện có thể là: cháo thịt (ăn điểm tâm lúc đầu giờ sáng), phở gà (ăn vào khoảng 9h sáng).
– Đến bữa trưa (tầm 11h – 11h30) cho bệnh nhân ăn cơm, canh rau ngót nấu xương, thịt nạc hoặc các món tương tự.
– Sau đó khoảng 3 tiếng, bệnh nhân có thể uống sữa. Khoảng 4 tiếng sau sẽ đến bữa chiều với cơm, canh rau cải, thịt nạc hoặc tương tự.
– Tầm 7h30 – 20h bệnh nhân nên uống một cốc sữa. Xem giữa các bữa ăn nên ăn thêm trái cây tươi với số lượng phù hợp, vừa phải.
– Hỗ trợ người bệnh để có thể ăn hết thức ăn và nhớ nhắc bệnh nhân đi ngủ đúng giờ.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ hay phẫu thuật là quá trình đòi hỏi sự tận tâm cũng như trình độ chuyên môn.
Những chia sẻ về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ, sau phẫu thuật trên đã phần nào giúp các điều dưỡng viên hiểu rõ việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ hoặc phẫu thuật rồi. Chúc bệnh nhân sớm khỏe mạnh.
2 Bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ đẻ
Để làm được bài kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hậu sản người điều dưỡng cần có kiến thức về sản khoa ở các học phần như: Giải phẫu – Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ, Sinh lý cơ thể người, Sinh lý phụ khoa…
Về các bước để làm bài kế hoạch chăm sóc thì điều dưỡng viên cần tuân thủ tuyệt đối các bước đã được học. Ở bài viết này chúng tôi giới thiệu một số bài viết liên quan đến việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ đẻ, hậu sản.
1. Những thay đổi của sản phụ sau đẻ
1.1. Sinh lý thời kỳ sau đẻ
Ngày đầu sau đẻ:
- Khối cầu an toàn: xuất hiện trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ
- Sự co bóp của t.ử c.u.n.g.
- Tắc mạch sinh lý ở diện rau bám
- Huyết â.m đ.ạ.o ra nhiều
- Đau
- Tiết sữa non
- Rét run sau đẻ
Tuần đầu sau đẻ:
- Sự co hồi t.ử c.u.n.g
- Sự co bóp t.ử c.u.n.g.
- Sản dịch.
- Xuống sữa và tiết sữa thực sự.
- Vết mổ đau và có thể sưng nề gây khó khăn cho sản phụ trong việc đi lại, vệ sinh, chăm sóc con,…
- Vết mổ có thể nhiễm trùng gây sốt
- Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể.
- Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
Sáu tuần sau đẻ:
- Sự co hồi t.ử c.u.n.g và sự co bóp t.ử c.u.n.g trong những ngày đầu.
- Sản dịch và dịch â.m đ.ạ.o trong những ngày sau.
- Tiết sữa nhiều và đều đặn.
- Vết sẹo phẫu thuật
- Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể.
- Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
1.2. Bản thân sản phụ
Ngày đầu sau đẻ:
- Mệt mỏi, rét run sau đẻ.
- Đau (bụng, vết mổ).
- Máu ra â.m đ.ạ.o nhiều: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng,…
- Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
- Tiết sữa non.
- Bí đại, tiểu tiện.Vui sướng, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, trẻ khoẻ mạnh.
- Lo lắng, hoảng sợ, buồn rầu nếu cuộc đẻ khó khăn hoặc trẻ yếu, không phù hợp với ý muốn.
Tuần đầu sau đẻ:
- Mệt mỏi có thể kéo dài.
- Đau (bụng, vết mổ ).
- Sản dịch ra nhiều, kéo dài: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng,…
- Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
- Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú.
- Bí đại, tiểu tiện
Sáu tuần sau đẻ:
- Mệt mỏi có thể kéo dài.
- Đau bụng
- Lo lắng vì có kinh non
- Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
- Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú.
- Bí đại, tiểu tiện.
- Các nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình.
1.3. CHĂM SÓC: Kê hoạch chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ
1.3.1. Các hoạt động
Ngày đầu sau đẻ:
Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng đẻ trong 6 giờ đầu sau đẻ. Sau đó đưa sản phụ về phòng sau đẻ.
Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi t.ử c.u.n.g, máu ra â.m đ.ạ.o 15 30p/lần trong 2 giờ đầu, 1h/lần trong những giờ sau.
6h đầu: theo dõi biến chúng gây mê, chảy máu vết mổ, chảy máu do sản khoa bằng theo dõi các thông số sống
Số lượng màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu 24h, đặc biệt những giờ đầu và ngày đầu để đánh giá lượng dịch truyền, tai biến sau phẫu thuật
- TD lượng máu, màu sắc máu chảy qua vết mổ
- TD lượng màu sắc máu chảy qua âm hộ
- TD sự co hồi t.ử c.u.n.g
- TD số lượng, màu sắc ,mùi của sản dịch
- Thực hiện y lệnh thuốc đúng đủ , đúng giờ
Sau mổ từ 12-24 h: cho thai phụ ăn sớm không chờ trung tiện, cho uống hoặc ăn nhẹ: nước cháo hoặc uống oresol ngày đầu sau mổ để đảm bảo dinh dưỡng, điện giải và cung cấp nước
- Ngồi dậy sớm để thông sản dịch, chống bế sản dịch, tắc ruột do dính ruột sau mổ
- Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
Hướng dẫn cách tự theo dõi khối cầu an toàn và sự co hồi t.ử c.u.n.g sau đẻ. Nếu thấy t.ử c.u.n.g mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích t.ử c.u.n.g co lại.
Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,…
Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái,…
Tuần đầu sau đẻ:
- Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng sau đẻ.
- Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi t.ử c.u.n.g, sản dịch 2 lần/ngày.
- Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú: rửa đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bú từng bên, vắt hết sữa thừa,…
Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống: ăn đủ chất, no, uống nước đầy đủ, tránh kiêng khem vô lý.
Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đầy đủ.
Hướng dẫn cách mặc: mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể: nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, tắm bằng dội nước, tránh ngâm mình.
Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày: 3lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.
Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết mổ: cắt chỉ ngày thứ năm sau đẻ, nếu có nhiễm khuẩn thì phải cắt chỉ sớm.
Chỉ thay băng vết mổ thành bụng khi băng thấm máu,bình thường chỉ cần thay băng ngày đầu và ngày cuối khi cắt chỉ
Cắt chỉ trước khi ra viện, thường vào ngày thứ 7 sau mổ
Thực hiện y lệnh:
Thuốc tiêm hoặc thuốc uống dự phòng chống nhiễm trùng sau mổ, thuốc giảm đau dùng đúng liều, đúng giờ theo y lệnh
Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi t.ử c.u.n.g sau đẻ. Nếu thấy t.ử c.u.n.g mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích t.ử c.u.n.g co lại.
Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,…
Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót rặn, bí đái,…
Sáu tuần sau đẻ:
Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi toàn trạng mạch, huyết áp, co hồi t.ử c.u.n.g, sản dịch hàng ngày.
- Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú (như trên).
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống (như trên).
Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, làm việc, vận động và giao hợp: ngủ đủ, vận động nhẹ nhàng, tập thể dục nhẹ nhàng, có thể giao hợp sau 6 tuần sau đẻ, nên áp dụng các biện pháp tránh thai thích hợp
- Hướng dẫn và tư vấn về các biện pháp KHHGĐ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn (như trên).
Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi t.ử c.u.n.g sau đẻ. Nếu thấy t.ử c.u.n.g mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích t.ử c.u.n.g co lại.
Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,…
Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường (như trên).
1.3.2. Mục đích các chăm sóc thời kỳ sau đẻ
- Giúp phục hồi sức khoẻ cho bà mẹ nhanh chóng.
- Làm t.ử c.u.n.g co chắc hơn, giảm mất máu.
- Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (rét run, bí đái,…).
- Giúp sự xuống sữa nhanh hơn, gây tăng tiết oxytocin nội sinh, làm t.ử c.u.n.g co tốt hơn, tăng tình cảm mẹ con.
- Giảm nguy cơ bị các tai biến trong thời kỳ sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn,…).
- Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ sau này.
- Đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ. Xem xét tất cả những lo lắng hoặc sợ hãi của bà mẹ,…
- Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ khi chăm sóc, theo dõi và tư vấn, hướng dẫn.
- Cho bà mẹ nằm đầu thấp trong 2 giờ đầu sau đẻ nếu không có chỉ định khác của bác sĩ.
- Đảm bảo giấc ngủ, hướng dẫn vận động nhẹ sau 6 giờ.
- Xin phép trước khi làm bất cứ động tác nào và phải thông báo kết quả thăm khám cho bà mẹ.
- Nếu phát hiện các bất thường ở bà mẹ và trẻ, thông báo ngay cho bác sĩ.
2. Đánh giá kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ đẻ
– Kết quả bảng kế hoạch chăm sóc sau mổ đẻ tốt khi: không bị nhiễm trùng vết mổ,không có dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản
– Không tốt khi: có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ,có dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản.
3 Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa đúng cách giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Chăm sóc bệnh nhân mổ viêm ruột thừa rất quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hổi sức khỏe. Nếu có chế độ chăm sóc tốt, sức khỏe mau chóng phục hồi, người bệnh có thể hoạt động, sinh hoạt bình thường.
Ngược lại nếu chăm sóc không đúng cách có thể khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Chăm sóc bệnh nhân mổ sau mổ viêm ruột thừa không đơn giản vi vừa phải chăm sóc vết mổ, vừa phải lo về vấn đề ăn uống nghỉ ngơi cho người bệnh nên cần phải có chế độ chăm sóc thật hợp lý.
Bạn nên tham khảo chỉ dẫn của chúng tôi để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa tốt nhất:
1. Viêm ruột thừa là gì?
Bệnh viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là hiện tượng phần ruột thừa bị viêm và lên mủ, dẫn đến việc đau, khó chịu cho người bệnh.
Đau ruột thừa thường gây ra đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và dần dần chuyển đau sang phần bụng dưới, bên phải lên thường rất nhiều người ở nhà tự chuẩn đoán, dẫn đến chuẩn đoán nhầm không đi chữa trị, khiến cho bệnh ngày càng trở lên nặng hơn và có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.
2. Nguyên nhân viêm ruột thừa
Bệnh viêm ruột thừa thường xảy ra đối với các độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 đến 30 tuổi, thậm chí có khi bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi và bệnh không lây lan, không bị theo di truyền.
Nguyên nhân của bệnh thường không rõ ràng và thường chỉ có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị hiện tượng đau ruột thừa như sau:
- Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn
- Bị nhiễm trùng ruột thừa
- Tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa
3. Bảng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa như sau
Đối với trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng
Tư thế nằm: phần nhiều mổ viêm ruột thừa cấp được vô cảm bằng phương pháp gây tê tuỷ sống, vì vậy sau mổ người điều dưỡng cần cho người bệnh nằm đúng tư thế sau mổ để tránh các biến chứng của gây tê tuỷ sống.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: theo dõi 1 giờ/lần, theo dõi trong vòng 6 hoặc 12 giờ.
Nếu vết mổ tiến triển tốt thì không cần thay băng hoặc 2 ngày thay băng một lần. Cắt chỉ sau 7 ngày.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa về dinh dưỡng
Sau nửa ngày mà bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa không có dấu hiệu nôn thì có thể cho uống sữa.
Khi có nhu động ruột, cho bệnh nhân ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày, sau đó cho ăn uống bình thường.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa về vận động
Người chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần lưu ý khi đủ điều kiện, tập cho người bệnh hoạt động tay chân
Trong những ngày đầu cần thay đổi tư thế thường xuyên. Các ngày sau có thể ngồi và dìu đi lại.
Trường hợp mổ ruột thừa có biến chứng: thường do ruột thừa vỡ dẫn đến viêm phúc mạc. Cho người bệnh nằm nghiêng để dịch có thể thoát ra dễ dàng.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa về ống dẫn lưu
Ống dẫn lưu ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
Cho bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa nằm nghiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra được dễ dàng. Tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu.
Theo dõi dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài, nếu có dấu hiệu bất thường như máu hoặc có màu khác lạ cần báo ngay với bác sĩ.
Thay băng chân và sát khuẩn thân ống dẫn lưu, cả túi đựng dịch dẫn lưu hằng ngày.
Nếu ống dẫn lưu để phòng ngừa thì thường được rút khi người bệnh có trung tiện, muộn nhất là sau 48 – 72 giờ.
Nếu ống dẫn lưu ở ổ áp xe ruột thừa: rút chậm hơn Khi có chỉ định rút thì rút từ từ, mỗi ngày rút bớt 1 – 2 cm đến khi dịch ra trong (dịch tiết) thì có thể rút bỏ hẳn.
Chăm sóc vết mổ viêm ruột thừa
Nếu vết mổ nhiễm trùng: cắt chỉ sớm để dịch mủ thoát ra được dễ dàng (đối với trường hợp mổ viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng thì vết mổ hay bị nhiễm khuẩn).
Khi vết mổ có tổ chức hạt phát triển tốt (không có mủ, nền đỏ, dễ chảy rớm máu): cần báo lại với thầy thuốc để khâu da thì 2.
Giáo dục sức khoẻ viêm ruột thừa
Giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về viêm ruột thừa cấp để người bệnh có ý thức đến viện sớm khi có các triệu chứng của bệnh.
Đối với người bệnh đã mổ viêm ruột thừa cấp, đặc biệt là viêm ruột thừa cấp đã có biến chứng viêm phúc mạc, cách phòng, chống biến chứng tắc ruột sau mổ:
Hạn chế ăn thức ăn có chất xơ.
Tránh gây rối loạn tiêu hoá.
Nếu có triệu chứng lạ như đau bụng cơn và nôn khuyên bệnh nhân đến viện khám lại.
Về cách sử dụng thuốc
Người bệnh khi tiến hành mổ viêm ruột thừa thường được tiêm truyền tĩnh mạch hoặc sử dụng các dung dịch thuốc kháng sinh trong quá trình phẫu thuật và tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh cho đến ngày sau phẫu thuật.
Nếu ruột thừa bị vỡ, bệnh nhân sẽ cần phải dùng kháng sinh trong một tuần hoặc nhiều hơn.
Sau phẫu thuật viêm dạ dày, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tránh việc tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc sai cách sẽ khiến bệnh lâu lành hơn.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa cần hết sức lưu ý. Nếu thấy người bệnh có những triệu chứng như đau bụng, táo bón, mệt mỏi… thì cần đi khám lại ngay để kiểm tra quá trình lành vết mổ. Nếu có dấu hiệu biến chứng hoặc viêm nhiễm thì sẽ kịp thời xử trí, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
4. Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa
Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa được coi là có kết quả khi:
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Sau mổ: người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ, không có các biến chứng sau mổ viêm ruột thừa cấp.
- Sức khoẻ người bệnh nhanh hồi phục.
Chủ đề tìm kiếm: lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ đẻ, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương cẳng chân, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa ngày thứ 3, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ tắc ruột, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vết thương phần mềm, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u nang buồng trứng, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u não