Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Huyết áp là gì do đâu mà có – Tăng huyết áp, tụt huyết áp là gì

Huyết áp là gì do đâu mà có – Tăng huyết áp, tụt huyết áp là gì

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Huyết áp (tên tiếng Anh là blood pressure BP) là thuật ngữ dùng để chỉ con số áp lực đo được ở cánh tay, huyết áp có được do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).

I. Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

1. Huyết áp là gì, tiếng Anh gọi là gì?

Huyết áp tên tiếng Anh là blood pressure BP là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Thuật ngữ “huyết áp” thường được dùng để chỉ áp lực đo ở cánh tay, mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ (động mạch tay). Huyết áp được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân (mmHg), ví dụ: 140/90.

Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ

Ngày nay với công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo, người ta còn có thể dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tới dựa vào các số liệu huyết áp của bệnh nhân trong quá khứ.

2. Huyết áp do đâu mà có – Nguyên nhân sinh ra huyết áp

Huyết áp (BP) là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, BP thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).

Huyết áp có được nhờ các yếu tố: tim co bóp, sự đàn hồi của mạch máu và số lượng máu. Những yếu tố khác tác động lên việc tăng/hạ huyết áp đều tác động gián tiếp vào 3 yếu tố trên.

Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

3. Cách phân biệt huyết áp với nhịp tim, Huyết áp và nhịp tim khác nhau như thế nào?

Huyết áp và nhịp tim là những chỉ số quan trọng gắn liền với hoạt động của hệ tim mạch. Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng hai yếu tố này trùng lắp hay có mối liên hệ mật thiết với nhau như nhiều người vẫn lầm tưởng. Sau đây mời bạn cùng tìm hiểu xem huyết áp là gì do đâu mà có, và câu trả lời cho bốn nhầm lẫn thường thấy về huyết áp và nhịp tim.

Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Huyết áp là gì do đâu mà có, huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Cùng thể hiện mức độ khỏe mạnh của hệ tim mạch nhưng huyết áp (blood pressure) và nhịp tim (heart rate) lại là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Chúng khác nhau cả về định nghĩa, đơn vị đo lẫn các thông số liên quan. Bảng tóm tắt sau đây sẽ giải thích cho bạn huyết áp là gì, và huyết áp khác nhịp tim như thế nào.

4. Có phải nhịp tim tăng thì huyết áp cũng sẽ tăng?

Mỗi khi hưng phấn hay sợ hãi, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ cùng tăng lên như một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp đó thì huyết áp và nhịp tim không có mối liên kết cụ thể nào với nhau.

Khi nhịp tim tăng lên, hệ động mạch của bạn sẽ luôn co giãn theo để máu lưu thông dễ dàng hơn và giữ huyết áp trong ngưỡng phù hợp. Đó cũng là lý do vì sao sau khi chơi thể thao, tim bạn đập nhanh hơn nhưng huyết áp lại tăng không đáng kể.

Phần đông những người bị tăng huyết áp thường có huyết áp vượt ngưỡng 120/80 mmHg nhưng nhịp tim lại rất bình thường, khỏe mạnh. Cách xác định duy nhất là bạn cần thường xuyên đến cơ sở y tế để được kiểm tra huyết áp và nhịp tim hoặc tiến hành đo huyết áp, nhịp tim tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Vậy huyết áp của người bình thường là bao nhiêu? Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, huyết áp có 2 trị số báo hiệu: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương.

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:

Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.

Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.

Huyết áp thấp: Hạ huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Vì thế để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không thì cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải thường xuyên đo huyết áp, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Bởi vì huyết áp có thể thay đổi do cảm xúc, tâm trạng, tình trạng bệnh,…

Để xác định nhịp tim và huyết áp người bình thường thì chúng ta cần có sự chỉ dẫn cũng như tham khắm của y học chuyên khoa.

Nhịp tim và huyết áp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, giữa các căn bệnh này không chỉ đơn giản được đánh đồng với nhau, những người có nhịp tim bình thường cũng vẫn có thể mắc bệnh về huyết áp, có những người mắc bệnh về huyết áp nhưng tim mạch vẫn bình thường.

Nhưng trên thực tế chúng vẫn là những con số biết nói báo hiệu nhiều căn bệnh tiềm ẩn. Vì thế bạn không nên coi thường khi có nhịp tim và huyết áp không ổn định.

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

6. Huyết áp tối đa là gì, huyết áp tối thiểu là gì?

Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).

Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

7. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu thì được gọi là khỏe mạnh?

Hiện không có một chuẩn cố định nào cho huyết áp và nhịp tim. Những thông số như 120/80 mmHg và 60-100 nhịp / phút chỉ mang giá trị tham khảo, tương đối vì huyết áp lẫn nhịp tim của mỗi người lại khác nhau.

Một số người sinh ra đã có huyết áp thấp hơn phần đông dân số dù cơ thể họ hoàn toàn khỏe mạnh. Tương tự, nhịp tim của mỗi người cũng biến đổi khác nhau trước, trong và sau khi chơi thể thao hay vận động mạnh.

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chỉ số huyết áp, nhịp tim mà còn chịu tác động bởi đặc trưng sinh học riêng của bạn và những triệu chứng, phản ứng trong từng thời điểm. Chính vì vậy, bạn không nên tự xác định tình trạng sức khỏe của mình tại nhà mà nên thường xuyên đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán chính xác nhất.

8. Điều trị tăng huyết áp có giống với điều trị rối loạn nhịp tim hay không?

Quá trình điều trị hai căn bệnh trên vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau. Giống nhau vì biện pháp đầu tiên trong tiến trình điều trị hay phòng ngừa tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim chính là thay đổi lối sống, tập các thói quen sống lành mạnh.

Bác sĩ sẽ luôn khuyên bạn ăn thực phẩm có lợi cho tim, tăng cường vận động thể lực, đồng thời nói không với chất kích thích, gây nghiện, tránh căng thẳng tinh thần kéo dài.

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Huyết áp là gì do đâu mà có, Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người?

Điểm khác biệt khi điều trị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim là mỗi loại bệnh yêu cầu phương thuốc, cách thức can thiệp khác nhau. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị bệnh tăng huyết áp cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp (hay còn gọi là thuốc hạ áp) như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển….

Trong khi đó, người bị bệnh rối loạn nhịp tim cần uống thuốc chống loạn nhịp hoặc được can thiệp theo nghiệm pháp Vagal, cấy ghép, phẫu thuật nếu bệnh trở nặng.

Huyết áp cao, huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì cho tốt, ổn định

II. Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì

Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao.

Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch.

Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì, huyết áp là gì do đâu mà có

Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. “Tăng huyết áp nguyên phát” chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn).

Khoảng 5–10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.

Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.

Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.

Huyết áp thường được phân loại dựa trên huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực máu trong lòng mạch trong khi tim đập. Huyết áp tâm trương là áp lực máu trong khoảng thời gian giữa hai lần đập của tim.

Khi huyết áp tâm thu hay tâm trương cao hơn giá trị bình thường theo tuổi thì được phân loại là tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp.

1. Phân loại Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương

Tăng huyết áp được chia thành các phân loại như tăng huyết áp giai đoạn I, tăng huyết áp giai đoạn II, và tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi huyết áp tâm thu tăng đi kèm với huyết áp tâm trương bình thường ở người lớn.

Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
mmHg kPa mmHg kPa
Bình thường 90–119 12–15.9 60–79 8.0–10.5
Tiền tăng huyết áp 120–139 16.0–18.5 80–89 10.7–11.9
Giai đoạn 1 140–159 18.7–21.2 90–99 12.0–13.2
Giai đoạn 2 ≥160 ≥21.3 ≥100 ≥13.3
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 ≥18.7 <90 <12.0
Nguồn: Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (2003)

 

Cơ sở phân loại tăng huyết áp được thực hiện dựa vào con số huyết áp trung bình lúc nghỉ của bệnh nhân được lấy sau hai hay nhiều lần đo bất kỳ.

Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì, huyết áp là gì do đâu mà có

Các cá nhân có tuổi lớn hơn 50 được phân loại là có tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu của họ luôn luôn ở mức thấp nhất là 140 mm Hg hay là 90 mm Hg đối với huyết áp tâm trương. Những bệnh nhân có huyết áp cao hơn 130/80 mm Hg và các bệnh đái tháo đường hay bệnh thận cần phải được chữa trị.

Tăng huyết áp còn được phân loại kháng trị nếu các thuốc do không thể có tác dụng giúp cho huyết áp trở về bình thường.

Tăng huyết áp do vận động là sự tăng huyết áp quá mức trong quá trình cơ thể vận động như trong quá trình di chuyển nhiều, tập thể dục… Tăng huyết áp do vận động có thể là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Trong quá trình vận động,áp lực tâm thu được xem là bình thường nếu ở trong mức 200-230 mmHg.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng tăng huyết áp là gì?

Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng. Rất ít người trong số họ có một số triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp như đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam.

Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng và thường không xảy ra cho đến khi bệnh đã đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hay có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp, tăng xông) là gì, huyết áp là gì do đâu mà có

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Nguyên nhân tăng huyết áp là gì?

Có hai loại cao huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:

Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, tăng huyết áp thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới;

Cao huyết áp thứ cấp: là hệ quả của một số bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm, cocaine hoặc tiêu thụ rượu quá mức nhất định.

III. Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?

Bệnh hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg. Hạ huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh.

Số đo huyết áp biểu hiện qua hai con số: số đầu là số đo huyết áp tâm thu hay huyết áp của các động mạch khi tim đập và bơm máu, số thứ hai là số đo huyết áp tâm trương hay huyết áp của các động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần đập.

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Bạn bị hạ huyết áp khi số đo nhỏ hơn 90/60, nghĩa là huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc nhỏ hơn 60 mmHg.

Hạ huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi.

Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

1. Dấu hiệu và triệu chứng hạ huyết áp

  • Chóng mặt hay nhức đầu;
  • Đầu óc quay cuồng;
  • Ngất;
  • Thiếu tập trung;
  • Mờ mắt;
  • Buồn nôn;
  • Da lạnh, ẩm, tái nhợt;
  • Thở nhanh, nông;
  • Mệt mỏi;
  • Trầm cảm;
  • Khát nước.

Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp có thể dẫn đến suy nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm gây ra tổn thương đa cơ quan.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh hạ huyết áp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp như:

  • Không đủ dịch trong động mạch của bạn, xảy ra nếu bạn mất máu hoặc mất nước.
  • Bạn có thể trở nên mất nước nếu không uống đủ nước, bị tiêu chảy hoặc ói mửa nặng, đổ mồ hôi rất nhiều;
  • Tim không bơm máu đủ mạnh;
  • Các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả;
  • Mang thai;
  • Các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết);
  • Say nắng hoặc sốc nhiệt;
  • Một số loại thuốc không cần kê toa;
  • Một số loại thuốc kê toa trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.

Ở một số bệnh nhân, bệnh hạ huyết áp thường đi kèm theo một vấn đề khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh Parkinson;
  • Suy tim;
  • Loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường);
  • Giãn nở các mạch máu;
  • Bệnh gan.

Một số trường hợp, huyết áp có thể tụt đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:

  • Mất máu do chảy máu;
  • Nhiệt độ cơ thể thấp;
  • Nhiệt độ cơ thể cao;
  • Bệnh cơ tim gây suy tim;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Mất nước nghiêm trọng từ nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt;
  • Phản ứng với thuốc hoặc rượu;
  • Sốc phản vệ.

3. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tụt huyết áp?

Nguy cơ tăng và hạ huyết áp thường tăng theo tuổi tác. Lưu lượng máu đến cơ tim và não bộ giảm dần theo tuổi tác, thường là kết quả của sự tích tụ mảng xơ vữa trong các mạch máu. Ước tính 10% đến 20% số người trên 65 tuổi có hạ huyết áp.

Huyết áp là gì do đâu mà có - Tăng huyết áp, tụt huyết áp là gì

Huyết áp là gì do đâu mà có – Tăng huyết áp, tụt huyết áp là gì

4. Các yếu tố nguy cơ khác của tụt huyết áp bao gồm

  • Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, nitrat và thuốc giãn mạch;
  • Tiền sử mất dịch (nôn mửa, tiêu chảy, hạn chế dịch, sốt);
  • Tiền sử suy tim sung huyết, tiểu đường, bệnh ác tính, nghiện rượu;
  • Dấu hiệu bị các bệnh thần kinh như Parkinson, đau thần kinh ngoại vi, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (chẳng hạn như đáp ứng đồng tử bất thường).

Nếu như huyết áp cao là bệnh thường gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong.

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.

Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết ấp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim nên nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Bệnh hạ huyết áp (tụt huyết áp) là gì?, huyết áp là gì do đâu mà có

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

Nguồn tham khảo về huyết áp tại wiki

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like