Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Uống nước lá đu đủ có hại không, nên uống lá tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, nên uống lá tươi hay phơi khô

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Hiện tại chưa có nghiên cứu chính xác về tác hạii của việc uống nước lá đu đủ cả, bên cạnh đó uống nước lá đu đủ có tác dụng cải thiện các vấn đề đường ruột, tăng tiểu cầu, ức chế vi khuẩn, tăng cường miễn dịch… và uống lá tươi hay phơi khô đều được nhưng an toàn thì nên dùng lá phơi khô.

I. Tìm hiểu về cây đu đủ và những thành phần khoa học của nó

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Ngày nay, việc sử dụng lá đu đủ để sắc nước uống chữa bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người. Không biết uống nước lá đu đủ có tác hại gì không, có tốt không mà nhiều người lại sử dụng vậy. Thông tin về việc uống nước lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư đã mặc dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận phương pháp này có không ít người tin tưởng áp dụng.

Trong Đông y, đu đủ được gọi là phan qua thụ, có tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc, với tác dụng thanh nhiệt, bổ tì, mát gan, giải độc, nhuận tràng, tiêu thũng. Đu đủ được các thầy thuốc dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa,hô hấp, chữa bệnh eczema, vết thương, vết lở loét…

Uống nước lá đu đủ có hại không, nên uống lá tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, nên uống lá tươi hay phơi khô

Theo Y học hiện đại, cây đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L., thuộc họ Đu đủ (Papayaceae). Đu đủ có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại cây ăn quả ưa khí hậu ấm nóng nên được trồng phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả đủ chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E và các khoáng chất có lợi.

Các thành phần khác như hạt đu đủ có glucosid caricin và myrosin; lá đu đủ chứa ancaloid carpain có tác dụng làm chậm nhịp tim và diệt amip; nhựa đu đủ có men papain giúp tiêu hóa các chất đạm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Xem xét về thành phần dinh dưỡng của lá đu đủ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong lá đu đủ có hiệu quả chống oxy hóa mạnh và tăng cường miễn dịch trong máu. Papain, alkaloids và các hợp chất phenolic chịu trách nhiệm cho các hiệu ứng sinh học tích cực này.

Các enzyme papain và chymopapain là hai thành phần hoạt tính sinh học của đu đủ. Chúng giúp tiêu hoá protein và được ứng dụng rộng rãi để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác. Ngoài ra, các hợp chất alkaloid, carpaine, pseudocarpaine và dehydrocarpaine cho thấy hiệu quả thải độc tuyệt vời cho gan và thận.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Các alkaloids cô lập và các chất dẫn xuất tổng hợp của chúng được sử dụng làm thuốc cơ bản vì tính chống co thắt, giảm đau và chống vi khuẩn. Các hợp chất phenolic, axit caffeic, axit chlorogenic, quercetin và kaempferol có tác dụng oxy hóa mạnh. Các lá đu đủ cũng chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, natri, magiê, sắt và mangan, rất nhiều vitamin A, C, E, K, các vitamin B và đặc biệt cao ở B17 (được sử dụng để điều trị ung thư).

II. Uống nước lá đu đủ có hại không, uống lá đu dủ có tác dụng gì với sức khỏe?

Hiện nay, việc sử dụng lá đu đủ để sắc nước uống chữa bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người. Thông tin về việc uống nước lá đu đủ có tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư đã mặc dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận phương pháp này có không ít người tin tưởng áp dụng.

1. Uống nước lá đu đủ có tác dụng chữa ung thư không?

Đã từng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trong thành phần lá đu đủ có chứa chất Papain có khả năng thủy phân chất đạm, trung hòa các độc tố, tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự phát triển của khối u.

Các nghiên cứu tại Nhật Bản và tại Đại học Florida (Mỹ) cũng nhận thấy, lá đu đủ chứa các tác nhân giúp tiêu diệt khối u, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, đây chỉ là các nghiên cứu thực nghiệm chứ chưa có kết quả nghiên cứu nào trên cơ thể người.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Mặc dù vậy, không ít người đã tự chữa khỏi bệnh ung thư cho mình bằng cách uống trà lá đu đủ trong thời gian dài. Người ta dùng 10 lá đu đủ cắt nhỏ và đun sôi với 2 lít nước đến khi nước thuốc đặt lại thì để nguội uống trong ngày.

Ngoài việc phòng ngừa ung thư, nhiều người cho biết, uống nước lá đu đủ cũng giúp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị trong điều trị bệnh ung thư.

2. Nước lá đu đủ cải thiện các vấn đề đường ruột

Chất papain trong lá đu đủ có tác dụng thủy phân chất đạm, giúp cơ thể dễ dáng tiêu hóa chất đạm trong dạ dày.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Chính vì vậy, nước lá đu đủ được xem như một loại thuốc nhuận tràng, rất có lợi với những người bị táo bón. Ngoài ra, nó cũng giúp chữa lành các tổn thương trực tràng liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt. Lá đu đủ giàu amylase, chymopapain, protese và papaine giúp hỗ trợ hệ thống tiêu hóa.

3. Uống lá đu đủ giúp tăng tiểu cầu

Các enzym trong lá đu đủ khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu trong các trường hợp thiếu hụt vitamin, hóa trị và cả bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

Chỉ cần uống nước lá đu đủ cũng giúp cải thiện các triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết nhanh chóng. Chưa kể, nó còn giúp cải thiện các yếu tố đông máu và đảo ngược các tổn thương gan do virus dengue gây ra.

4. Ức chế vi khuẩn, tăng cường miễn dịch

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Một số nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có chứa hơn 50 thành phần hoạt chất. Đặc biệt là karpain có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi sinh vật như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn…

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong lá đu đủ cũng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các cảm mạo, viêm khớp, bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư.

5. Uống lá đu đủ có tác dụng điều trị các vấn đề về da

Hàm lượng axit amin dồi dào trong lá đu đủ như axit glutamate, alanine, aspartate, glycine, cysteine, histidine, phenylalanine, tyrosine, proline, threonine, valine,… còn có khả năng chống lão hóa cực hiệu quả.

Bên cạnh đó, lá đu đủ còn có khả năng khắc phục các vấn đề về da như mụn trứng cá, sẹo, tàn nhang, nấm da. Để trị mụn, người ta dùng lá đu đủ đem sấy khô và xay thành bột để làm mặt nạ trị mụn.

6. Uống lá đu đủ có tác dụng chữa đau bụng kinh nguyệt

Theo dân gian, dùng 6 lá đu đủ đem đun sôi với nước trong 15 phút, để nguội uống 3 lần/ngày giúp chữa đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

7. Uống lá đu đủ có tác dụng hỗ trợ gan

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Nước ép lá đu đủ giúp điều trị các vấn đề về gan khác nhau như xơ gan, ung thư gan và vàng da.

8. Uống lá đu đủ có tác dụng giảm mức đường trong máu

Nước ép đu đủ có thể làm giảm sự nhạy cảm insulin trong máu của bạn và cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này cũng hữu ích trong trường hợp dự phòng bệnh tiểu đường.

9. Uống lá đu đủ có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch

Lá đu đủ chứa chất chống oxy hóa được biết đến để tăng cường hệ thống miễn dịch và do đó bảo vệ hệ thống tim mạch khỏi bất kỳ nguy hại nào. Đây cũng là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của nước ép lá đu đủ.

III. Thông tin chính thức về việc Uống nước lá đu đủ có hại không?

Hiện tại vẫn chưa có thông tin về tác hại của uống nước lá đu đủ, tuy nhiên thì về công dụng tốt cho sức khỏe của lá đu đủ đã được nghiên cứu và kiểm chứng là rất tốt vì thế trên các trang báo mạng hiện nay có rất nhiều bài viết nói về những công dụng của loại lá này.

1. Không nên dùng quá liều lượng

Tuy nhiên thì thứ gì cũng nên vừa phải sẽ tốt chứ không nên dùng quá liều lượng dẫn đến tác hại, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 nhúm lá đu đủ và sả để nấu nước uống không nên dùng quá nhiều.

Lá đu đủ cần rửa sạch và phơi trong mát, tránh bụi bặm và côn trùng bò lên. Nước đu đủ phải dùng trong ngày không để qua ngày.

2. Người bị bệnh dạ dày cần lưu ý

Nước lá đu đủ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Với bệnh nhân bị ung thư có kèm theo bệnh dạ dày thì uống nước lá đu đủ quá nhiều có thể gây kích ứng hoặc xuất huyết bao tử.

Vì vậy, trước khi có ý định sử dụng để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đã có rất nhiều người kiểm chứng công dụng tuyệt vời của lá đu đủ, kết hợp lá đu đủ và xả để sắc nước uống mang lại nhiều công dụng trị bệnh và phòng ngừa bệnh cho người sử dụng.

Mới ban đầu dùng nước lá đu đủ thì có thể bị đau bụng, tiêu chảy và thải phân đen nhưng đó là do lá đu đủ có tác dụng thải độc nên không sao cả, có thể dùng lá đu đủ để sắc nước uống hằng ngày.

3. Uống nước lá đu đu chữa ung thu được không?

Không thể khỏi – Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam. GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, ung thư là một căn bệnh ác tính của tế bào, hay di căn nên việc điều trị ung thư ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều phải dựa vào cơ sở khoa học hết sức chặt chẽ.

Mỗi loại ung thư, mỗi bệnh nhân ung thư đều có một phác đồ điều trị tỉ mỉ, khoa học riêng nên việc chữa ung thư bằng nước sắc lá đu đủ là hoang tưởng, không có thật.

Đây chỉ dựa vào suy luận hết sức đơn giản mà không có cơ sở khoa học. Trên thực tế không ai chữa khỏi ung thư bằng lá đu đủ. Có chăng chỉ là bài thuốc của những “lang băm”.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Về lý thuyết, bất kỳ một loại thuốc nào đưa ra thị trường phải tiến hành theo 3 bước (pha) chuẩn.

Bước 1, nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật.

Bước 2, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, thuốc đó sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện theo dõi trong thời gian 5 năm.

Bước 3, sau khi thuốc được hội đồng thẩm định đánh giá có hiệu quả, đơn vị đứng ra nghiên cứu mới xin đăng ký bản quyền và đưa ra thị trường.

Như vậy, để có mặt một loại thuốc mới rõ ràng phải mất một thời gian tương đối dài, qua nhiều khâu kiểm duyệt chặt chẽ. Vì thế, việc cho rằng nước sắc lá đu đủ chữa được ung thư chỉ là cảm tính không dựa trên y học thực chứng.

Hơn nữa, theo các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây mấy năm nhưng đều thất bại.

Và đến thời điểm này, chúng ta chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.

4. Lá đu đủ chữa khỏi ung thư chính xác đến đâu?

Bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan… giai đoạn cuối, khi bệnh viện đã trả về nhà đều có cơ hội được chữa khỏi chỉ nhờ uống nước sắc từ lá cây đu đủ đực. Thực hư phương thuốc “truyền miệng” này thế nào?

Trên các mạng xã hội, thông tin lá đu đủ đực có thể chữa khỏi được nhiều loại ung thư giai đoạn cuối, khi bệnh viện đã “bó tay” được chia sẻ rất phổ biến. Thậm chí lá đu đủ đực được nhiều người rao bán trên mạng với nội dung “lá đu đủ sạch”, “lá đu đủ nhà trồng”, “lá đu đủ đực 100%”… cũng được rao bán, giá dao động 120.000-500.000 đồng/kg tùy vào lá tươi hay đã được phơi khô, xắt nhỏ.

Bài thuốc lá đu đủ trị ung thư được dịch từ một bài báo của tờ “Gold Coast Bulletin” (Úc) vào tháng 5-1978, nói về một bệnh nhân người Úc tên là Stan Sheldon bị bệnh ung thư phổi, lan đến cả hai lá phổi (năm 1962).

Các bác sĩ kết luận ông chỉ có thể sống thêm khoảng năm tháng nữa nhưng ông đã được một thổ dân Úc tiết lộ phương thuốc cổ truyền của họ là dùng lá đu đủ sắc nước uống.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Ông Stan Sheldon uống phương thuốc này liên tục trong hai tháng thì sức khỏe trở lại bình thường. Qua kiểm tra, các dấu hiệu ác tính không còn nữa. Ngay sau đó, thông tin về bài thuốc đã lan truyền nhanh chóng đến Việt Nam. Nhưng sau đó lại nhanh chóng rơi vào quên lãng do không có bất cứ công trình nào nghiên cứu hay công bố chính thống nào về tác dụng trị ung thư của lá đu đủ.

Trong Tây y, cây đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L. thuộc họ đu đủ Papayaceae. Lá đu đủ chứa ancaloid carpain, có tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amip. Hạt đu đủ có glucosid caricin và myrosin. Men papain có nhiều trong nhựa đu đủ có tác dụng như men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất đạm. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Theo Đông y, đu đủ có tên là phan qua thụ, tính hàn, vị ngọt, mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tì, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Đu đủ chín được coi là món ăn bồi bổ, giúp tiêu hóa tốt các thực phẩm như thịt, lòng trắng trứng. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước bôi ngoài da có tác dụng chữa các vết tàn nhang ở mặt, tay, chai chân và bệnh eczema…

Nhựa đu đủ dùng làm thuốc tẩy giun (nhưng cẩn thận khi dùng cho trẻ em và người bị loét dạ dày). Hoa đu đủ đực tươi hoặc khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm phế quản, mất tiếng. Lá đu đủ dùng gói thịt gà cứng để khi nấu nhanh mềm hơn.

Nước sắc lá đu đủ được dùng giặt những vết máu bám trên vải hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét… Có thể vì công dụng tiêu mụn nhọt đó mà dân gian “đồn thổi” để rồi đổ xô đi tìm lá đu đủ đực để chữa bệnh ung thư. Trong Đông y cũng có chứng “ung thư”, tuy nhiên theo mô tả của sách Linh Khu (cách đây hơn 4.000 năm) thì chứng này được mô tả về mặt triệu chứng tương tự áp xe, vết thương lở loét chảy mủ, hoàn toàn không phải là bệnh ung thư (cancer) trong Tây y.

Đã từng có công trình nghiên cứu chỉ ra rằng lá đu đủ có chứa chất papain có khả năng thủy phân chất đạm, trung hòa các độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự phát triển của khối u… nhưng chỉ là nghiên cứu thực nghiệm.

Còn thực tế tác dụng thế nào trên cơ thể người thì chưa có kết quả. Tại BV Lao và Bệnh phổi Trung ương cũng đã từng cho bệnh nhân dùng nước sắc lá đu đủ khi chưa có nhiều thuốc điều trị, tuy nhiên cũng không có kết quả.

Do vậy rất khó có thể khẳng định được rằng lá đu đủ chữa khỏi ung thư vì trên thực tế chưa có kết quả nghiên cứu nào trên cơ thể người.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngoài phẫu thuật, hóa chất, xạ trị còn có nhiều loại thuốc đáp ứng điều trị rất tốt. Nhiều người chỉ truyền hóa chất, khối u đã gần như hết hẳn.

Theo các bác sĩ ở BV K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam có đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây mấy năm nhưng đều thất bại.

Và đến thời điểm này, chúng ta chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.

Điều nguy hiểm là một số bệnh nhân khi mắc ung thư ở giai đoạn sớm đã không điều trị tích cực bằng Tây y mà chuyển sang Đông y. Đến khi bệnh nặng hơn, quay lại bệnh viện thì bệnh đã tiến triển qua giai đoạn muộn, không còn cơ hội điều trị nữa.

Vậy khi mắc bệnh ung thư có thể dùng Đông y để chữa hay không? Câu trả lời là có nhưng ở giai đoạn thích hợp. Khi phát hiện mắc ung thư, bệnh nhân cần được khám và điều trị bằng Tây y trước, sau đó dùng Đông y để nâng thể lực, giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống… để góp phần kéo dài thêm tuổi thọ bệnh nhân.

Tóm lại, điều trị ung thư bằng nước sắc lá đu đủ cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa, người bệnh nên tránh dùng bừa bãi gây tốn kém, mất cơ hội điều trị và làm nặng thêm bệnh tình.

Chưa kể với khả năng tiêu hóa chất đạm của lá đu đủ có thể khiến bệnh nhân ung thư có kèm theo bệnh dạ dày dễ bị kích ứng hoặc có thể xuất huyết. Nếu còn thêm củ sả vào trong bài thuốc thì với tinh dầu của sả có thể khiến bệnh nhân dễ bị viêm – loét dạ dày hơn.

IV. Nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Câu trả lời là lá tươi hay lá phơi khô đều được nhưng để an toàn nhất thì nên dùng lá đu đủ phơi khô bởi bạn sẽ kiểm soát được số lượng lá, độ đậm nhạt của nước lá đu đủ hơn, cũng như lá tươi thì vị khó uống, mùi nồng và mất công đun lâu hơn, chế biến cũng cầu kỳ hơn so với lá khô.

1. Chú ý khi uống nước lá đu đủ

Nước ép hay nấu nước lá đu đủ tươi đều có vị khá cay, đắng và nồng. Nên bắt đầu với một muỗng nhỏ một ngày, tối đa là 2 muỗng nếu muốn uống để chữa bệnh.

Uống nhanh và không uống nước hoặc các chất lỏng khác ngay sau đấy để nước ép lá đu đủ hoạt động tốt nhất, phát huy tốt những lợi ích sức khỏe mà nước lá đu đủ mang lại.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Nhựa đu đủ khá độc khi chế biến lá tươi cần đeo găng tay, tránh dây vào mắt và da.

Nếu các bạn dùng lá tươi nấu nước thì không nên rửa sau khi xắt lá sẽ làm mất chất, khi đun sẽ phải đun thêm 5 phút để nhừ lá, ra chất nhiều nhất cũng như tiêu hết nhựa lá đu đủ.

2. Uống lá đu đủ như thế nào là đúng cách?

Có các cách dùng lá đu đủ để nâng cao sức khỏe các bạn tham khảo dưới đây:

– Cách dùng nước lá đu đủ tốt nhất là dùng như pha trà hàng ngày. Lá đu đủ rửa, cắt nhỏ, phơi khô, mỗi lần dùng thì lấy khoảng 3-5 lá, đun sôi với 2 lít nước, khi nước giảm còn một nửa thì dừng, bỏ lá, để nguội. Bảo quản trong tủ lạnh thì dùng tối đa 5 ngày.

– Bạn có thể dùng với lá đu đủ tươi như sau: Lá đu đủ tươi, rửa sạch, xắt nhỏ, nấu mềm và uống nước lá đu đủ hàng ngày. Lá tươi nên các bạn đun lâu hơn 5 phút so với lá khô để tan hết nhựa đu đủ.

– Đổi vị với nước ép lá đu đủ cũng rất đơn giản, nếu các bạn có máy ép sinh tố, chỉ cần rửa khoảng 5 lá và ép lấy nước uống. Nước này bảo quản trong tủ lạnh dùng được 4-5 ngày.

– Nếu không có máy ép, các bạn dùng máy xay sinh tố cũng được, nhưng nên dùng thêm với sữa chua hoặc sữa tươi để ngon hơn, lọc qua vải lanh để bỏ lá nhé.

3. Người bị bệnh dạ dày hoặc ung thư dạ dày tuyệt đối không dùng lá đu đủ

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe kể trên, các chuyên gia khuyên người bị bệnh dạ dày hoặc ung thư dạ dày tuyệt đối tránh dùng lá đu đủ để điều trị bệnh. Vì chất papain trong lá đu đủ có thể làm bào mòn dạ dày của người bệnh bởi khả năng phân cắt thành phần chất đạm của nó nên có thể gây viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Uống nước lá đu đủ có hại không, có tác dụng gì, nên uống lá đu đủ tươi hay phơi khô

Một lời khuyên nữa là tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ khám cụ thể về trường hợp của mình trước khi áp dụng phương pháp chữa ung thư dạ dày bằng nước ép lá đu đủ để đảm bảo sức khỏe cho mình và những người thân yêu.

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn có thể tự giải đáp cho mình câu hỏi “Uống nước lá đu đủ có tác dụng gì? có hại không” . Ban chuyên mục sẽ cập nhật thêm nhiều chi tiết hơn về loại thuốc lá này để bạn đọc có thể tham khảo và tìm cho mình một phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

4.4/5 - (14 bình chọn)

You may also like