Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửTrào ngược dạ dày 4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất như tự điều trị tại nhà theo phương pháp dân gian, bằng Y học hiện đại, dùng thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản và chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống.

Đề cập đến vấn đề điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hầu hết mọi người có thể kiểm soát sự khó chịu của căn bệnh này bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng mẹo dân gian hoặc một số thuốc thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần đến các loại thuốc mạnh hơn hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Trong quá trình tiêu hóa bình thường, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn đi vào dạ dày và đóng lại để ngăn không cho thức ăn và các chất ở dạ dày chảy ngược trở lại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản bị yếu đi hoặc đóng mở một cách không thích hợp, cho phép những gì ở dạ dày chảy ngược lại thực quản.

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất

Mức độ nghiêm trọng của trào ngược dạ dày thực quan phụ thuộc vào sự rối loạn chức năng của cơ vòng thực quản dưới và lượng chất lỏng từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, dù cho ở mức độ nào, người bệnh cũng cũng cần can thiệp điều trị bệnh trào ngược dạ dày sớm ngay khi phát hiện có những dấu hiệu khởi phát bệnh.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và những điều cần biết

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Hầu hết chúng ta đã từng trải qua trào ngược dạ dày, nó thường xảy ra sau khi ăn. Nhưng nếu bạn bị trào ngược axit dai dẳng, xảy ra nhiều hơn 2-3 lần/tuần thì tình trạng đó thường được chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hay nói cách khác, nó được gọi là bệnh khi hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên và dài hạn. Và dưới đây là điều bạn cần biết:

  • Acid dạ dày khi trào ngược lên thực quản rất nguy hiểm vì có thể gây tổn thương mô.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất phát do cơ vòng thực quản không hoạt động (cơ vòng nằm ở đỉnh dạ dày và dưới thực quản).
  • Bạn có thể giảm nguy cơ bị trào ngược lên thực quản bằng cách duy trì cân nặng, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, bỏ hút thuốc và giảm sự căng thẳng.
  • Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản có thể liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau như: Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc ức chế bơm protein, thuốc giảm axit và một số loại thuốc khác.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thường gặp

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một vài nguyên nhân chính như sau:

  • Căng thẳng, stress quá mức có thể làm tăng tiết cortisol dẫn đến tăng acid trong dạ dày và làm gia tăng sự co bóp của dạ dày khiến cho dịch trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Đồng thời căng thẳng kéo dài làm cho nhu động thực quản nhạy cảm, làm dịch vị trào ngược thường xuyên gây đau rát, khó chịu và làm viêm nhiễm hệ thống tiêu hóa
  • Viêm loét dạ dày làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Mà khi quá trình tiêu hóa xảy ra chậm sẽ gây ứ đọng thực phẩm, làm dịch dạ dày dễ dàng bị trào ngược.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ chiên, nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn không đúng giờ giấc… dễ gây ra các vấn đề dạ dày. Trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
  • Những người thừa cân, bép phì cũng rất dễ mắc bệnh. Vì cân nặng sẽ tạo áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến cho trương lực thực quản yếu đi. Lúc này dịch acid từ dạ dày và các chất trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản hơn.

Biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, với cảm giác không thoải mái đằng sau xương ức của bạn, thường là thấy nóng, chua rát rất khó chịu. Hiện tượng này có chiều hướng gia tăng (xấu đi) khi bạn nằm xuống hoặc đang ở tư thế cong người ra sau, và thường xảy ra sau khi ăn thức ăn.

Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đầu gặp dấu hiệu ợ nóng. Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày như sau:

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 2

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 2

  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Gặp vấn đề về đường hô hấp (thở khò khè…)
  • Thấy khó nuốt hoặc có cảm giác đau khi nuốt
  • Hiện tượng răng bị mòn.

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Theo thời gian, nếu không được can thiệp và điều trị bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng như:

  • Bị viêm thực quản: Là tình trạng xuất hiện tổn thương viêm nhiễm do chất dịch trong dạ dày như acid HCl, dịch mật bị trào ngược thực quản tạo ra.
  • Hẹp thực quản: Thiệt hại đối với thực quản từ acid dạ dày là sự hình thành của các mô sẹo, mô sẹo làm hẹp lối đi của thức ăn, dẫn đến tình trạng khó nuốt.
  • Barrett thực quản: Một chứng bệnh nguy hiểm, tiềm tàng nguy cơ ung thư khi làm thay đổi lớp lót thực quản thành các tế bào tương tự như lớp lót của ruột.
  • Gặp các vấn đề về đường hô hấp: Axit dạ dày có thể gây viêm thực quản, ảnh hưởng tới việc thở. Ngoài ra, nó còn có thể lọt vào phổi gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn ở dây như tức ngực, khàn giọng, viêm thanh quản, viêm phổi, hen suyễn…

Điều cần thiết và quan trọng ngay sau khi bạn phát hiện cơ thể mình có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày thực quản là, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày thích hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh .

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất

Mục tiêu của việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày là làm giảm lượng acid từ dạ dày hoặc làm giảm ảnh hưởng của lớp lót thực quản từ việc trào ngược dạ dày. Do đó giúp làm thuyên giảm các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây nên.

Như đã đề cập trên đây, trào ngược dạ dày thực quản có thể được kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hoặc một số thuốc, phẫu thuật là phương pháp có thể được cân nhắc trong trường hợp cần thiết.

1. Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay tại nhà

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu phát hiện sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Thậm chí chúng ta có thể dùng các nguyên liệu quen thuộc đã điều trị bệnh ngay tại nhà. Nếu bạn không tin, hãy thử ngay các cách được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây:

# Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng đu đủ

Ai trong chúng ta cũng biết đu đủ là một loại trái cây bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản của nó. Trong loại quả này có chứa men tiêu hủy protein thành axit amin giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra những khoáng chất trong đu đủ còn thức đẩy quá trình tiêu hóa, giảm các bệnh liên quan đến dạ dày.

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 3

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 3

Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Lấy khoảng 300g đu đủ chín gọt vỏ, bỏ hạt rồi cho vào thố để hấp chín cùng một chút đường.
  • Dùng trước bữa ăn chính mỗi ngày 2 lần.

# Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ và mật ong 

Hai nguyên liệu này thường được kết hợp với nhau và có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Trong thành phần của nghệ có chứa nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế được các biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên liệu này còn có thể làm lành các vết loét của dạ dày, thúc đẩy co bóp, hạn chế tiết acid ở dạ dày. Chúng ta cũng không thể không nhắc đến tác dụng của mật ong, nguyên liệu này có tác dụng làm giảm đau và tránh được tình trạng kích ứng ở dạ dày.

Việc kết hợp nghệ và mật ong được tiến hành như sau:

  • Lấy bột nghệ trộn với mật ong cho thật đều.
  • Vo thành viên vừa uống rồi bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng khoảng 3 viên và mỗi ngày dùng khoảng 3 lần.

# Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng nước ép nha đam 

Nha đam không chỉ là nguyên liệu có tác dụng làm đẹp mà còn điều trị các bệnh đường tiêu hóa khá hiệu quả. Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Cụ thể trong nha đam có chứa Glucomannan giúp cân bằng hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược axit. Nguyên liệu này cũng có khả năng đào thải các độc tố ra khỏi hệ thống tiêu hóa hiệu quả.

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 4

  • Chuẩn bị: lá nha đam và mật ong
  • Rửa sạch lá nha đam và lấy phần gel bên trong.
  • Bỏ gel nha đam vào máy xay nhuyễn rồi trộn chung với mật ong.
  • Dùng để uống trong ngày.

# Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Không chỉ là một cách điều trị dân gian mà khoa học cũng đã công nhận hiệu quả của gừng trong chữa các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Cụ thể, trong củ gừng có chứa nhiều Tecpen, Oleoresin, vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm đau, chống viêm và trung hòa acid hiệu quả.

Bạn có thể dùng trà gừng hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe, vừa hữu ích cho quá trình điều trị bệnh.

# Cách chữa trào ngược dạ dày bằng các món ăn 

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể dùng các món ăn để hạn chế và điều trị dứt điểm căn  bệnh này. Một số món ăn mà bạn nên dùng: cháo hạt kệ, dạ dày lợn hấp tiêu, cháo hạt sen, thịt nạc hầm nấm…

Việc điều trị bằng phương pháp này có tác dụng khá chậm, nên bạn cần phải kiên trì để các tinh chất được hấp thụ vào cơ thể và thực hiện quá trình điều trị bệnh.

2. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng Y học hiện đại

Để phát hiện bệnh bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang hay nội soi, sau đó xem xét mức độ bệnh để có cách chữa hiệu quả.

# Dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản

Trường hợp bị ợ nóng, ợ chua gây đau nhói vùng ngực hay hiện tượng dạ dày tiết dịch vị không điều hòa thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số nhóm thuốc hay được dùng là:

  • Thuốc ức chế bơm proton (Esomeprazole, lansoprazole, omeprazole…): Đây là một lựa chọn chính trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày sản xuất ra.
  • Kháng H2 (Cimetidien, famotidine, ranitidine…): Một lựa chọn khác để giảm lượng axit dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: Những thuốc này có tác dụng giảm trực tiếp axit trong dạ dày bằng cách kiềm hóa, nhưng có thể gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Thuốc hỗ trợ nhu động ruột: Có tác dụng làm rỗng dạ dày nhanh hơn, tác dụng phụ là có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và cảm giác lo lắng.
  • Erythromycin: Một dạng kháng sinh có tác dụng làm rỗng ruột nhanh.

# Can thiệp ngoại khoa phẫu thuật

Nếu thay đổi lối sống không làm cải thiện đáng kể các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, hoặc các thuốc không có tác dụng mong muốn, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể đề nghị một cuộc phẩu thuật.

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 5

Phương pháp phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Phẫu thuật mổ hở:  Bác sĩ sẽ khâu phần trên của dạ dày quanh thực quản. Điều này làm tăng áp lực cho phần dưới của thực quản và thường thành công trong việc giảm trào ngược.
  • Thủ tục nội soi: Đây là một loạt các thủ tục bao gồm khâu nội soi, sử dụng khâu để thắt chặt cơ vòng thực quản dưới và áp dụng tần số vô tuyến đến phần dưới của thực quản ngay phía trên cơ vòng hoặc sử dụng nhiệt để tạo nên các vết hàn nhỏ giúp làm chặt cơ vòng.

3. Dùng thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản

Đông Y quan niệm trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thuộc chứng khí nghịch, biểu hiện chủ yếu ở phế (phổi), vị (dạ dày) và can (gan) và được xếp vào bệnh lý của tỳ vị. Tác nhân gây bệnh là các căng thẳng tâm lí kéo dài như lo lắng quá mức, tức giận, uất ức… tác động xấu tới chức năng sơ tiết của tạng Can mộc và chức năng kiện vận của tạng Tỳ, từ đó cản trở chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.

Các bài thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản đều tuân theo nguyên tắc giáng khí, thuận khí, nghĩa là phải hành khí, hoạt huyết để lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể. Đồng thời phải an thần, kiện tỳ vị để phục hồi chức năng tiêu hóa của dạ dày, giảm ứ trệ trong dạ dày, tăng cường khả năng chịu đựng của hệ thần kinh trước các căng thẳng tâm lý. Từ đó các triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện, các vết viêm loét trong dạ dày và thực quản được tái tạo.

a). Bài thuốc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày số 1

  • Nguyên liệu: Mang tiêu, đại hoàng, chỉ thực, hậu phác mỗi vị lấy 30g.
  • Cách thực hiện: Đổ khoảng 1,5 lít nước vào sắc chưng tất cả các thành phần trên. Đến khi thuốc sôi thì chờ thêm 15 phút nữa, sau đó đổ nước ra bát để riêng. Tiếp tục đổ thêm nước vào đun sôi để lấy thuốc chắt lần hai. Hai bát thuốc này hòa chung với nhau chia ra uống trong ngày.

Nếu bệnh nhẹ thì uống 1 thang, nặng thì ngày uống 2 thang. Không giới hạn thời gian dùng thuốc, cứ uống đến khi bệnh khỏi hẳn.

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 7

b). Bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày số 2

  • Thành phần: Viễn chỉ, cam thảo, trần bì 12g mỗi loại; ngưu tất 16g, hắc táo nhân, cát căn, hoài sơn, liên nhục bốc 16g mỗi vị, chỉ xác và bán hạ chế 10g mỗi thứ.
  • Cách sắc thuốc: Mỗi ngày chỉ dùng ½ thang thuốc. Thuốc sau khi sắc xong uống ngay khi còn ấm và uống trước bữa ăn. Ngày 2 lần.

c). Bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày của Trung tâm thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

  • Thành phần chính bài thuốc: Bạch linh, Bạch truật, Hoàng kỳ, Ô dược, Hoài sơn, Hương phụ, Hậu pháp, Yên nhục…
  • Công dụng của bài thuốc: Đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu, đau tức hạ sườn trái và vùng thượng vị, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, chảy máu dạ dày. Đồng thời bài thuốc còn giúp tái tạo niêm mạc dạ dày,, kháng viêm, giảm đau, điều hòa tỳ vị, hành khí, giải uất.

4. Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống

Bác sĩ khuyến cáo cho hầu hết bệnh nhân về cách thay đổi lối sống để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống

Tránh các thức ăn và đồ uống có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới thường được đề nghị. Những thực phẩm này bao gồm sô cô la, bạc hà, thực phẩm béo, cà phê và đồ uống có cồn…. Một số các thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản như nước ép cà chua, nước ép cam, tiêu ớt, thức ăn nóng… cũng nên tránh.

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhanh khỏi 100%

4 cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất hình 8

Thói quen ăn uống tốt như không ăn bữa ăn quá no, chia nhỏ làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn, tất cả có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.

  • Không nên mặc quần áo hoặc nịt lưng quá chật

Một mẹo nhỏ để giảm sự tái phát của chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hãy chú ý mặc áo quần rộng rãi thoải mái. Nên nhớ để độ rộng của thắt lưng ở mức vừa phải để tránh tạo ra áp lực ở khoang bụng vì như thế thì cơ vòng thực quản dưới sẽ không bị kích thích giãn mở, thức ăn và dịch dạ dày cũng sẽ có ít cơ hội đi lên thực quản hơn.

  • Kê cao đầu khi ngủ

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản được khuyên nên kê cao đầu khi ngủ. Lý do được giải thích là khi nằm ngủ, thực quản sẽ nằm ngang với dạ dày nên khả năng dịch vị dạ dày trào ngược lên tăng lên. Để giảm thiểu, bạn nên kê cao đầu từ 10-15 cm giúp ngăn sự chảy ngược axit và thức ăn lên thực quản hay miệng.

  • Không vận động mạnh và nằm ngay sau khi ăn

Bạn có biết: Vận động ngay sau khi ăn thì lượng máu và năng lượng sẽ bị phân tán đến các cơ, khiến dạ dày không tập trung được để tiêu hóa? Vì lẽ đó mà thức ăn tiêu hóa chậm, ứ trệ lâu trong dạ dày tạo điều kiện để chứng trào ngược dạ dày ‘hỏi thăm”.

Ngoài ra, cũng không nên nằm ngay sau khi ăn bởi thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ khiến dạ dày chịu áp lực lơn nhất khiến cơ thắt thực quản dưới mở ra và đẩy thức ăn vào thực quản đang nằm ngang với dạ dày, gây ra chứng trào ngược.

KẾT LUẬN:

Mặc dù bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhưng hiếm khi đe dọa đến mạng sống.

Với việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh trào ngược dạ dày giúp người bệnh nhận biết sớm các triệu chứng bệnh khi có dấu hiệu và lựa chọn cho mình hướng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm nhất nhằm mang lại sự hồi phục tốt.

Chúc các bạn sớm điều trị dứt điểm căn bệnh trào ngược dạ dày này.

4.7/5 - (3 bình chọn)

You may also like