Trang chủ Tử vi - Phong thủy - Cung hoàng đạo ✅ 3 loại cây lộc vừng phổ biến và ý nghĩa, trồng trước cửa nhà có hợp phong thủy không?

3 loại cây lộc vừng phổ biến và ý nghĩa, trồng trước cửa nhà có hợp phong thủy không?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không, có thật sự hút tài lộc?

Cây lộc vừng mang ý nghĩa rằng “Lộc” ứng với tài lộc – “vừng” ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều, hoa của cây lộc vừng cũng có màu đỏ rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng, phát lộc.

Người phương Đông thường rất coi trọng vấn đề phong thủy trong thiết kế nhà ở, đặc biệt là việc có nên trồng các loại cây để hút vượng khí vào nhà hay không cũng được các gia chủ cân nhắc rất kĩ lưỡng. Lộc vừng vốn từ lâu được coi là một loại cây đón may mắn, vậy thực sự việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không, hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu vấn đề này nhé !

“Lộc” ứng với tài lộc – “vừng” ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều

“Lộc” ứng với tài lộc – “vừng” ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Cây lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết từng loại?

Người ta dựa vào tiết diện ngang của quả lộc vừng cùng với màu sắc và cách mọc của hoa để phân chia Lộc Vừng thành ba loại sau:

1. Cây Chiếc hay Rau Vừng – Nam Bộ 

Loài Lộc Vừng phổ biến nhất: là Cây Chiếc hay Rau Vừng – Nam Bộ có tên khoa học là Barringtonia Asiatica. Chúng có nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát.

Nó còn được gọi là Boxtree do tiết diện ngang của quả có hình hộp riêng biệt. Ở Việt Nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

2. Loài Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ (Barringtonia Acutangula)

Loài này là Cây Lộc Vừng được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng. Tiết diện ngang của quả có hình tròn. Khi ra hoa có màu đỏ.

3. Loại Cây Lộc Vừng Hoa chùm (Barringtonia racemosa ( L. ) Roxb.).

Loài này còn có tên là Chiếc Chùm. Tiết diện ngang của quả có hình tròn. Khi ra hoa có màu trắng hoặc hồng, hoa có dạng chùm.

Dù bạn lựa chọn lộc vừng loại nào thì chúng vẫn là cây phong thủy mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Sài Gòn Hoa chúc bạn có được sự lựa chọn về cây lộc vừng như ý.

Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thủy Việt Nam

Mưng – tên gọi khác của cây lộc vừng, là một loại cây rất được ưa chuộng trong khuôn viên của các gia đình với mong muốn đem tài lộc vào nhà. Lộc có nghĩa là tài lộc, vừng có nghĩa là nhỏ bé nhưng số lượng rất nhiều, ghép lại lộc vừng mang ngụ ý cho sự hưng thịnh ổn định, lộc lá dồi dào.

Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thủy

Ý nghĩa cây lộc vừng trong phong thủy

Cây lộc vừng tương đối dễ trồng, có thể trồng từ nhánh của thân cây mẹ, tuổi đời của lộc vừng có thể lên đến hàng trăm năm tuổi. Lộc vừng càng già càng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, bởi theo người phương Đông quan niệm, lộc vừng là nơi tích tụ khí nhiều nhất, càng sống lâu, thì lượng khí trong cây càng nhiều.

Chính vì thế mà những cây lộc vừng cổ thụ thường có giá bán rất cao, người ta tin rằng khi mua lại những cây này thì tài lộc của gia chủ cũ sẽ hướng về nhà mình.

Cây lộc vừng có hoa nhỏ rất đẹp, mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy ngày tết. Lộc vừng thường có hoa màu trắng, hoặc đỏ với những sợi tua rủ xuống rất đẹp mắt. Một số loại lộc vừng khác còn có thể có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây lộc vừng.

Lộc vừng được xếp trong hàng tứ quý gồm: sanh – sung – tùng – lộc, trong đó sang tượng trưng cho sinh sôi nảy nở (cây cau), sung biểu tượng cho sự sung túc (cây sung), tùng là biểu hiện cho sức khỏe, sự mạnh mẽ (cây tùng), còn lộc là tài lộc, thịnh vượng.

Tuy rằng chỉ là những quan niệm rất đơn giản của người Việt về phong thủy, nhưng chỉ cần con người tin vào điều đó, và tâm trí được thanh thản thì ắt mọi việc đều sẽ trở nên suôn sẻ.

Lộc vừng được xếp trong hàng tứ quý gồm : sanh - sung - tùng - lộc

Lộc vừng được xếp trong hàng tứ quý gồm : sanh – sung – tùng – lộc

Theo sách phong thủy từ xưa các đình làng hay phủ chúa thường trồng những cây lộc vừng với ước muốn mang lại may mắn và tài lộc. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho hỷ sự.

Vì thế, trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà, đặc biệt vào thời điểm ra hoa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn niềm vui cho gia chủ. Cây tài lộc này mang đến cảm giác bình yên, an toàn cho sự phát triển thịnh vượng trong năm của gia chủ.

Ở một số vùng phía Bắc, lộc vừng được xếp vào danh sách “tứ quý” gồm sanh, sung, tùng, lộc. Theo phong thủy, loài cây này được coi là biểu tượng của sự may mắn, sung túc. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng ngụ ý là nhỏ nhưng nhiều, thêm vào đó hoa xum xuê buông xuống như bức màn nhung đỏ rất đẹp, mang ý nghĩa về sự thịnh vượng.

Hiện nay lộc vừng không chỉ có ở miền Bắc, tại các tỉnh thành phố miền Nam ngày càng phổ biến giống cây quý này. Lộc vừng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, tuổi thọ cao, có thể sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Thân cây xù xì, hoa nở màu hồng tươi có hương thơm, chùm hoa buông rủ rất duyên và thơ mộng.

Theo sách phong thủy từ xưa các đình làng hay phủ chúa thường trồng những cây lộc vừng

Theo sách phong thủy từ xưa các đình làng hay phủ chúa thường trồng những cây lộc vừng

Để mang lại tài lộc may mắn, bạn nên trồng cây tài lộc trước sân nhà, và trồng ở vị trí thoáng đãng để cây có nhiều điều kiện phát triển tốt nhất. Trồng cây lộc vừng ở vị trí mặt tiền chính là cách cầu may, mong ước phước lộc lúc nào cũng chạy vào nhà.

Lộc vừng là loài cây có thân gỗ lâu năm, lại không nằm trong nhóm cây kiên kị nên nhất định phải trồng ngày trước sân nhà. Bên cạnh đó, dù thân cao lớn cây cũng không cản gió mát lành vào nhà.

Không chỉ vậy, lộc vừng rất đẹp không làm hỏng cảnh quan phía trước nhà. Điều quan trọng hơn, cây lộc vừng còn được trồng trước nhà với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm ảnh hưởng đến ngôi nhà, từ đó mang đến may mắn cho gia chủ.

Các bạn nên lưu ý nếu đã trồng một cây lộc vừng thì nên kết hợp với vài ba cây cổ thụ khác cho đúng phong thủy và lời kiêng “không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.

Phía trước cổng nhà (tiền sảnh) là nơi sinh khí lưu thông quyết định sự suy thịnh của gia chủ cũng như sức khỏe của thành viên trong gia đình, nên nơi này vô cùng quan trọng.

Để khí lưu thông tốt phía trước cần rộng rãi và thoáng đãng. Không nên tự tiện trồng cây khi chưa biết rõ đặc tính của nó, nếu để cây cối âm u rậm rạm, cản trở sinh khí vào cửa chính của ngôi nhà thì quả là bất lợi.

Lộc vừng rất đẹp không làm hỏng cảnh quan phía trước nhà.

Lộc vừng rất đẹp không làm hỏng cảnh quan phía trước nhà.

Việc trồng cây cảnh trước nhà cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hy vọng với những chia sẻ về cây lộc vừng nên trồng ở đâu hay trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không như trên sẽ giúp các bạn có quyết định đúng đắn về việc có nên trồng cây lộc vừng hay không…

Cây lộc vừng không chỉ tôn lên cảnh quan đẹp mà còn mang lại nhiều may mắn thịnh vượng cho mọi người thân trong gia đình bạn, vậy thì hãy trồng ngay một cây lộc vừng trước cửa nhà để mang lại may mắn cho gia đình bạn nhé.

Có nên trồng cây lộc vừng trước cửa nhà, có hợp phong thủy không ?

Cũng vì lí do tin tưởng vào phong thủy mà người dân Việt Nam rất thích chơi cây cảnh, vừa tạo không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên cho ngôi nhà, vừa mang lại may mắn, bình yên cho gia chủ.

Cây lộc vừng là sự lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy tốt, đồng thời có rất nhiều kiểu dáng khác nhau từ cây kiểng nhỏ đến cây lớn đại thụ tùy thuộc vào diện tích vị trí đặt cây.

Nhiều lời khuyên cho rằng nên trồng lộc vừng trước cửa nhà. Bởi cửa nhà là cửa chính đón các loại khí quy tụ tại đây, có cả vượng khí và âm khí. Và để át đi âm khí đó mà người ta thường hay đặt nhiều đồ vật hoặc cây cảnh mang khí dương. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho sự may mắn và hỷ sự.

Nhiều lời khuyên cho rằng nên trồng lộc vừng trước cửa nhà.

Nhiều lời khuyên cho rằng nên trồng lộc vừng trước cửa nhà.

Một năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần duy nhất vào mùa hè, hơn nữa thời gian ra hoa cũng vô cùng ngắn chỉ từ 10-15 ngày là đỏ rực cả cây.

Các gia đình thường tận dụng thời gian lộc vừng ra hoa để phát triển công việc làm ăn, đặc biệt là với những người làm kinh doanh lớn. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm tiềm thức của người dân, họ tin rằng khi lộc vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng ắt được như ý.

Ngoài ý nghĩa về sự may mắn và phong thủy thì việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không thì câu là lời là rất tốt. Các gia đình khi có ý định muốn trồng lộc vừng sẽ không cần phải lo lắng bởi việc trồng lộc vừng rất đơn giản, giai đoạn chăm bón cũng rất dễ dàng.

Vốn dĩ không phải thuộc loại cây kiểng cần bạn phải dày công chăm bón cầu kì, lộc vừng có thể sống trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đặc biệt với một nước nóng ẩm như tại Việt Nam.

Việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không thì câu là lời là rất tốt.

Việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không thì câu là lời là rất tốt.

Bên cạnh đó mùi thơm tỏa ra từ hoa lộc vừng cũng giúp xua đuổi muỗi và kiến, gia đình bạn sẽ được bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nếu trồng loại cây này.

Nếu bạn trồng một cây lộc vừng to lớn trước cửa cũng không lo nó làm chắn gió, bởi tán lá của lộc vừng rất thưa, những kẽ hở này đồng thời còn giúp cản đi không khí nóng của mùa hè và thổi vào căn nhà của bạn những luồng gió trong lành, mát mẻ nhất.

Lưu ý khi trồng cây lộc vừng trước cổng nhà

Không nên trồng chỉ duy nhất một cây lộc vừng trước nhà

Không trồng duy nhất một cây

Không trồng duy nhất một cây

Với mong muốn tăng nguồn năng lượng dương cho căn nhà, các gia đình không nên chỉ trồng duy nhất một cây lộc vừng. Bởi theo các chuyên gia phong thủy, việc trồng một cây cổ thụ không những không làm tăng vượng khí mà ngược lại nó còn hút dương khí của căn nhà.

Nhưng nếu các bạn trồng thêm 2-3 cây cổ thụ hoặc cây kiểng khác kết hợp với nhau sẽ làm dung hòa nguồn năng lượng ẩn bên trong, đồng thời cũng là để kiêng việc ”không trồng duy nhất một cây cổ thụ”.

Lựa chọn không gian thoáng đãng để trồng

Cổng nhà vốn dĩ được coi là nơi rất quan trọng, ở các thành phố lớn thì diện tích căn nhà không cho phép xây dựng cổng quá lớn, đồng thời diện tích sân từ đó cũng bị hạn chế.

Lời khuyên đó là các gia đình diện tích sân nhỏ, khuất và kín thì không nên trồng cổ thụ hoặc cây kiểng trước cửa nhà làm chắn lối đi. Điều này ảnh hưởng đến sự suy thịnh của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.

Lựa chọn không gian thoáng đãng

Lựa chọn không gian thoáng đãng

Nếu có ý định trồng cây cảnh, trước hết bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy xem địa thế, vị trí căn nhà của bạn có phù hợp để trồng trước nhà không hay nên trồng loại cây nào tương thích với mệnh của gia chủ,…

Không nên để cây mọc quá rậm rạp sẽ làm tắc đường sinh khi vào ngôi nhà, bạn nên dành thời gian cắt tỉa thường xuyên để tạo không gian sống thoải mái, thoáng đãng nhất.

Lợi ích của cây lộc vừng có thể bạn chưa biết đến

Làm cây cảnh: Cây có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày có thể làm cây bóng mát nên được trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình cũng như những địa điểm khác để kiến tạo cảnh quan.

– Nếu trồng cho những nơi cần sắc thái tôn nghiêm thì lộc vừng cũng là một loài cây rất phù hợp. Ngoài ra, vì kích thước cây khi trồng có thể điều chỉnh được nên cây lộc vừng còn được ứng dụng trong nghệ thuật bon sai.

Lợi ích của cây lộc vừng

Lợi ích của cây lộc vừng

Làm thức ăn: Ở một số nước Đông Nam Á, lá và đọt cây được dùng để nấu canh chua, ăn kèm một số món cuốn. Ở một số vùng khác, lá cây còn được dùng làm bả đánh cá.

Làm thuốc chữa bệnh: Một số bộ phận của cây lộc vừng lá lớn như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Trong tây y, cây lộc vừng còn được sử dụng để chế xuất ra một số loại hóa chất để tạo ra các sản phẩm chống viêm, kháng sinh…

Cách chăm sóc cây lộc vừng đúng cách

Chọn đất trồng: Đất trồng tốt nhất là đất thịt màu trộn với một ít tro trấu, phân chuồng hoai mục. Khi chọn chậu trồng thì nên chú ý là chọn chậu có lỗ thoát nước đễ tránh cây bị úng nước và thối rễ.

Tưới nước: Lúc mới trồng lộc vừng, nên tưới nước vừa phải để giữ độ ẩm cho cây phát triển rễ. Sau khi cây phát triển mạnh, có thể tưới nước thoải mái cho cây nhưng không được để ứ nước trong chậu.

Ánh sáng: Cây lộc vừng là loài cây ưa sáng, nên khi trồng phải đặt chậu ở nơi có đầy đủ ánh nắng. Cây trồng trong chậu nên cần nhiều chất dinh dưỡng, phải thường xuyên bón phân cho cây, phân bón tốt nhất là phân hữu cơ và DAP để giúp cho cây dễ sinh trưởng.

Cách chăm sóc cây lộc vừng đúng cách

Cách chăm sóc cây lộc vừng đúng cách

Kích thích ra hoa: Lộc vừng là cây ra hoa tự nhiên, nhưng nếu muốn cây có hoa vào thời gian mà mình thích thì có thể kích thích cho cây ra hoa. Thời gian từ khi kích thích đến khi cây ra hoa là 3 tháng, nếu muốn cây ra hoa đúng dịp tết thì nên chọn đầu tháng 9 âm lịch. Khi thấy lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì chúng ta bắt đầu kích thích.

Tiến hành làm như sau: Khi lộc vừng đang sinh trưởng tốt, để giúp cho cây chuyển sang giai đoạn ra hoa thìcắt nước không tưới hoàn toàn cho cây từ 7 – 10 ngày.

– Khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ lại vừa đủ ẩm cho cây, sau đó cắt bỏ hết lá trên cây. Dùng các chất kích thích ra hoa như KNO3 pha 120g với 8 lít nước phun ướt hết tán cây ( phun lúc chiều mát), cách nhau 7 – 10 ngày thì phun một lần. Khi thấy cây ra lá non lại thì tưới nước đầy đủ cho cây.

Trồng lộc vừng cũng giống như trồng các loài cây cảnh khác, chúng ta phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng cho cây phát triển. Cây lộc vừng phát triển tốt sẽ cho hoa đẹp, đem đến sự hài hòa cho ngôi nhà và tài lộc cho gia chủ.

Cây Lộc Vừng - Trồng trước cửa nhà có hợp phong thủy không

Cây Lộc Vừng – Trồng trước cửa nhà có hợp phong thủy không

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn của Massageishealthy về việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không và ý nghĩa thực sự phía sau loại cây độc đáo này. Hi vọng sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc về vấn đề các bạn quan tâm. Nếu thông tin này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ với những người xung quanh mình nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !

3/5 - (7 bình chọn)

You may also like