Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng anh là gì LIMITED COMPANY hoặc “single share-holder limited company”. Tên gọi theo tiếng Anh của công ty TNHH MTV là LIMITED COMPANY. Nếu bạn vẫn muốn dịch sát nghĩa, hay muốn giải thích cho người nước ngoài thì có thể ghi: “single share-holder limited company”.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng anh là gì – company limited hay limited company?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Chắc hẳn, bạn sẽ thấy tên công ty Trách nhiệm hữu Hạn tiếng Anh có chữ .Ltd, còn công ty cổ phần có chữ .JSC ở sau tên công ty. Ltd (LLC) được viết tắt của từ Limited Liability Company mang ý nghĩa là chỉ loại hình công ty Trách nhiệm hữu Hạn có quy mô vừa và nhỏ. JSC được viết tắt của từ Joint Stock Company.
Chẳng hạn:
Công ty Khaiminh Co.ltd, công ty Khải Minh chính là công ty Trách nhiệm hữu Hạn có 2 từ cuối CO (Company), ltd (Limited) nên công ty này sẽ không phát hành cổ phiếu được.
Công ty NOVAON., JSC, đây là công ty Cổ phần với chữ JSC viết tắt. Công ty Cổ phần NOVAON có thể phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng vốn dễ dàng.
Công ty TNHH một thành viên là gi?
Công ty TNHH 1 thành viên là gì vốn là câu hỏi được nhiều người hỏi mình nhất khi có ý định thành lập công ty kinh doanh với số vốn ít ỏi ,vậy chúng ta có thể đi sơ lược một chút khái niệm công ty TNHH là gì, đặc điểm cùng lịch sử hình thành.
Công ty TNHH một thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của giám đốc được quy định tại điều lệ công ty hoặc quy định tại hợp đồng lao động mà giám đốc hoặc tổng giám đốc ký với chủ tịch công ty. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Loại hình kinh doanh công ty tnhh đang tỏ ra là lựa chọn hấp dẫn giành cho những người muốn thành lập các doanh nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên những thắc mắc xung quanh việc công ty tnhh 1 thành viên là gì được tìm hiểu khá nhiều. Bởi vì khác với công ty tnhh nhiều thành viên thì đây lại là mô hình kinh doanh khá ít người sử dụng vì không phải ai cũng có đủ năng lực và bản lĩnh để tự lập cho mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành công ty tnhh 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp được một cá nhân hoặc một tổ chức đứng ra thành lập và là chủ sở hữu pháp lý của công ty đó. Trong đó người chủ sở hữu công ty này phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác với doanh nghiệp của mình trong phạm vi vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp.
Ưu điểm, nhược điểm của loại hình thành lập công ty tnhh 1 thành viên.
Ưu điểm:
Đối với công ty TNHH một thành viên, do được hình thành từ một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hay nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã đăng ký ban đầu khi thành lập.
Công ty TNHH một thành viên có số lượng thành viên không nhiều, đồng thời những thành viên trong công ty điều là những người quen biết cùng nhau thành lập doanh nghiệp nên việc quản lý cũng như điều hành của công ty không quá phức tạp.
Việc thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ giúp cho chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
Nhược điểm:
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định, công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động. Chính vì thế việc huy động vốn tương đối khó khăn, khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì chỉ có cách thực hiện là chuyển nhượng vốn cho người khác hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới (trong trường hợp này phải thay đổi hình thức doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
Không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Những đặc điểm cơ bản của loại hình công ty tnhh mtv
Công ty tnhh có giá trị pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu và công ty là 2 thực thể riêng biệt là pháp nhân (công ty) và thể nhân (chủ)
Công ty tnhh 1tv có đầy đủ các hình thức cơ bản đặc thù như loại hình có 2 thành viên và nhiều thành viên. Có khác chỉ là trách nhiệm được chia đều cho tất cả cho các thành viên khác chứ không tập trung 1 vào chủ thể như công ty tnhh 1tv.
Chủ sở hữu công ty tnhh một thành viên phải hoàn thành các khoản nợ và thanh toán các nghĩa vụ tài sản khác của công ty nếu muốn rút lợi nhuận của công ty.
Công ty TNHH 1 Thành viên không được phép phát hành cổ phiểu để huy động vốn, chỉ được phép phát hành trái phiếu
Với loại hình công ty tnhh này chủ sở hữu chỉ được rút vốn bằng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho tổ chức, cá nhân khác chứ không được phép trực tiếp một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp vào công ty.
Lịch sử hình thành công ty TNHH tại Việt Nam
Khoảng thời gian từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là lúc thực dân Pháp cai trị Việt Nam và đó cũng là lúc pháp luật của công ty Việt Nam đã bị ảnh hưởng lớn bởi mô hình luật công ty châu Âu (ở đây là Pháp). Mô hình công ty TNHH xuất hiện trong các bộ luật thời Pháp thuộc như dân luật thi hành tại các tòa án Nam Bắc Kỳ và vẫn tiếp tục được áp dụng trong bộ luật thương mại nước Việt Nam cộng hòa 1972 bên cạnh các mô hình công ty mới và cũ khác.
Mỗi loại hình doanh nghiệp khi được đưa vào xây dựng và phát triển đều có những mặt lợi của riêng mình. Và mô hình kinh doanh công ty tnhh 1 thành viên khá phù hợp với những người “dám nghĩ, dám làm” với trách nhiệm và nghĩa vụ luôn ở mức cao nhất dù là trong công việc hay trước pháp luật. Tuy nhiên nó lại đảm bảo được tính nhất quán và giá trị của người chủ sở hữu luôn đạt được mức cao nhất.
Quy định của pháp luật về công ty TNHH một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng anh là gì, in english? Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên quy định như sau:
1. Quy định chung về Công ty TNHH một thành viên
1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp, trong đó:
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
1.2. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty
a. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.
b. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên
2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:
Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là Chủ tịch Công ty có quyền cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Chủ sở hữu Công ty có thể thuê Giám đốc hoặc đồng thời là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Quyền của chủ sở hữu:
a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu:
1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
2. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.
3. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.
4. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
5. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
2.3. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6162
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho bạn về công ty Trách nhiệm hữu Hạn, hi vọng, bạn sẽ biết được cách viết tên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng anh là gì.
Cách viết tên công ty bằng tiếng anh hay, ý nghĩa
Bạn đang có dự định thành lập công ty/ doanh nghiệp để kinh doanh! Bạn muốn tìm đặt tên công ty bằng tiếng anh hay và ý nghĩa, phù hợp với loại hình ( công ty tnhh 1 thành viên, 2 thành viên, công ty cổ phần) và dịch sát với tên tiếng việt của công ty.
Nắm được nhu cầu đó sau đây chúng tôi chia sẻ cho các bạn cách viết tên công ty bằng tiên tiếng anh hay, ý nghĩa và đúng pháp luật với những ví dụ rất trực quan. Giúp bạn biết được công ty trách nhiệm hữu hạn tiêng anh là gì? Công ty cổ phần tiếng anh là gì?
Quy định của pháp luật về đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài.
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch tên công ty sang tiếng anh, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng anh.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
1. Cách viết tên công ty TNHH bằng tiếng anh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng anh là gì, in english? Công ty TNHH gồm có công ty tnhh một thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên nhưng khi đặt tên công ty không nên cho từ “ một thành viên” hay “ hai thành viên trở lên” vào. Nhìn sẽ mất thiện cảm với người đọc.
Vd: Loại hình công ty là: Công ty TNHH 1 thành viên, ta có thể đặt tên công ty là: “ CÔNG TY TNHH A” thay vì “ CÔNG TY TNHH MTV A”
Tên tiếng anh của loại hình “ công ty TNHH” là : Company Limited. Các ví dụ bạn có thể tham khảo khi dịch tên công ty TNHH sang tiếng anh.
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH ABC
Tên tiếng anh: ABC COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ABC
Tên tiếng anh: ABC TRADING COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ABC
Tên tiếng anh: ABC SERVICES TRADING COMPANY LIMITED
Ví dụ: Công TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN MINH NHẬT ( Thương hiệu ONEAUTO ) chuyên kinh doanh về nội thất ô tô như: Thảm lót sàn ô tô 5D 6D 360 cao cấp, bọc ghế da ô tô, bọc trần xe ô tô, lót cốp xe ô tô… thì đặt tên tiếng anh là THIÊN MINH NHẬT SERVICES TRADING COMPANY LIMITED.
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH ABC
Tên tiếng anh: ABC TRAVEL SERVICES TRADING COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ABC
Tên tiếng anh: ABC TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN ABC
Tên tiếng anh: ABC HOTEL TRADING COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH MỸ NGHỆ ABC
Tên tiếng anh: ABC CRAFTS COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH KIM LOẠI MÀU ABC
Tên tiếng anh: ABC COLORED METAL COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT ABC
Tên tiếng anh: ABC CHEMICALS COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ ABC
Tên tiếng anh: ABC INVESTMENT COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH MÁY NÔNG NGHIỆP ABC
Tên tiếng anh: ABC AGRICULTURAL MACHINE COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG ABC
Tên tiếng anh: ABC TELECOMMUNICATION COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT ABC
Tên tiếng anh: ABC INTERIOR COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU ABC
Tên tiếng anh: ABC EXPORT IMPORT SERVICES TRADING COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ABC
Tên tiếng anh: ABC MECHANICAL ELECTRICAL COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP ABC
Tên tiếng anh: ABC SOLUTIONS COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN ABC
Tên tiếng anh: ABC REAL ESTATE COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ABC
Tên tiếng anh: ABC INTERNATIONAL PRODUCE TRADING COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ABC
Tên tiếng anh: ABC CONSTRUCTION COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ABC
Tên tiếng anh: ABC CONSTRUCTION AND TRADING COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG ABC
Tên tiếng anh: ABC DESIGN CONSULTANCY AND CONSTRUCTIONE COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG KINH DOANH ABC
Tên tiếng anh: ABC CONSTRUCTIONE BUSINESS COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ABC
Tên tiếng anh: ABC TRADING BUSINESSMENT AND PRODUCTION COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH KINH DOANH THIẾT BỊ ABC
Tên tiếng anh: ABC EQUIPMENT BUSINESSMENT COMPANY LIMITED
Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ABC
Tên tiếng anh: ABC AGRICULTURE SERVICE COMPANY LIMITED
2. Tên công ty cổ phần bằng tiếng anh là gì?
Loại hình công ty cổ phần khi dịch sang tiếng anh là “ joint stock company”. Các tên công ty tiếng anh bạn có thể tham khảo các vd về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng anh là gì. Bạn chỉ cần thay “company limitted” bằng “ joint stock company”. Trên đây là toàn bộ những ví dụ điển hình giúp bạn có thể biết cách viết đặt tên công ty bằng tiếng anh hay cho doanh nghiệp của mình.
Hy vọng với bài viết trên Massageishealthy đã giúp các bạn đã tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tiếng anh là gì.