Cv là gì, hồ sơ xin việc là gì, 8 website tạo CV đẹp và chuyên nghiệp hiện nay

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Vieclambienhoa hôm nay sẽ chia sẽ về CV việc làm trang bị cho các bạn muốn tìm kiếm việc làm và nên hiểu CV là từ viết tắt tiếng Anh của Curriculum Vitae là một bảng hồ sơ bao gồm thông tin sơ yếu lý lịch online. trực tuyến. CV là một bộ hồ sơ đầy đủ những thông tin cơ bản của người lao động như quá trình học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng bản thân, các chứng chỉ đạt được, thành tích khen thưởng (nếu có) và mong muốn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. và những thông tin quan trọng tìm việc thì tham khảo tại link này >>https://flipboard.com/@timviecnhanh

CV thường được gửi online trước, công ty bạn apply vào làm việc đồng ý và liên hệ đặt lịch phỏng vấn với bạn thì bạn mới trực tiếp đến phỏng vấn kèm với bộ đơn xin việc và sơ yếu lí lịch truyền thống.

Cv là gì, hồ sơ xin việc là gì, 8 website tạo CV đẹp và chuyên nghiệp hiện nay

Cv là gì, hồ sơ xin việc là gì, 8 website tạo CV đẹp và chuyên nghiệp hiện nay

CV là gì trong đơn xin việc? CV là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

CV là viết tắt của từ “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muôn ứng tuyển. CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

Hiện nay, CV là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn.

CV bao gồm những gì?

Giữa hàng ngàn CV được gửi về cho nhà tuyển dụng, CV của bạn phải làm sao gây được ấn tượng và thực sự nổi bật. Nhưng trước hết bạn cần đảm bảo rằng CV có đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Thông tin cá nhân (Personal Information) Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc.
  • Trình độ học vấn (Education): Nên liệt kê cấp học từ cao đẳng/ đại học trở lên. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn đăng ký học ở các trung tâm.
  • Kinh nghiệm làm việc (Work Experience): Chỉ nên viết vào CV những công việc trong cùng ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Còn nếu bạn có còn đang là sinh viên hoặc quá ít kinh nghiệm, có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ mà bạn thấy rằng bạn đã học được những kỹ năng cần thiết cho công việc.
  • Kỹ năng (Skills): Các kỹ năng nên đưa vào CV: tin học văn phòng, kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù của công việc như thiết kế, lập trình v.v
  • Mục tiêu nghề nghiệp (Career Ojbective): Bạn nên chỉ rõ những dự định, thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm để đạt được mục tiêu đó. Có thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng
  • Chứng chỉ và giải thưởng Certifications, Awards (nếu có): VD chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC), tin học, giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn.
  • Hoạt động ngoại khóa – Activities (nếu có)
  • Sở thích – Hobbies
  • Tham khảo – References
CV trong đơn xin việc bao gồm những thông tin gì?

CV trong đơn xin việc bao gồm những thông tin gì?

Designation trong CV là gì

Designation trong CV là phần dành cho bạn giới thiệu về quá trình và những kinh nghiệm làm việc của bản thân. Để hiểu rõ và trình bày đầy đủ thông tin nhất, bạn cần nêu rõ vị trí, chức vụ, tên công ty, vai trò, trách nhiệm, miêu tả những công việc mình đã đảm nhận trong thời gian làm việc cụ thể.

Tốt nhất, bạn nên liệt kê theo thứ tự công việc gần nhất. Đồng thời, bạn nên trình bày các thông tin đầy đủ nhưng ngắn gọn, tránh bị lan man, dài dòng.

Khi nhận CV, đa phần các nhà tuyển dụng sẽ nhìn sơ qua thông tin tên, tuổi, quê quán và sau đó dành phần lớn thời gian để xem phần Designation của ứng viên.

Bởi vì những thông tin trong phần này như: đã từng làm việc ở các vị trí nào, tại những công ty nào, kinh nghiệm làm việc nhiều hay ít, thành tựu đạt được… sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng hay không.

Phần Designation đầy đủ thông tin và đạt hiệu quả cần thực hiện theo trình tự như sau:

Trước tiên, hãy trình bày thứ tự công việc mà bạn đã làm từ thời gian gần nhất và trở về sau. Hãy nói rõ vị trí công việc, tên công ty, thời gian làm việc của bạn tại đó.

Sau đó, hãy mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm của bạn tại những vị trí mình từng đảm nhiệm. Đoạn này, bạn nên tập trung nhấn mạnh kỹ năng và thế mạnh bạn có được có thể đảm đương tốt công việc đang ứng tuyển và nên sử dụng những động từ gây ấn tượng mạnh như “tổ chức”, “phát triển”, “vượt qua” “quản lý”…

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa làm việc chính thức ở bất kỳ công ty nào thì hãy sử dụng những thông tin như công việc đảm nhiệm trong thời gian thực tập, việc làm Marketing part time, các dự án khoa học tại trường, các chương trình từ thiện,…từ đó rút ra những kiến thức, kỹ năng của bản thân có liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển.

Qualification trong CV là gì?

Qualification (bằng cấp) trong CV là phần bạn liệt kê các bằng cấp mình đã đạt được trong quá trình học tập, bao gồm các chương trình học dài hạn và cả những khoá học ngắn hạn, kỹ năng mềm.

Ngoài ra, nếu bạn có các bằng khen, giải thưởng đã đạt có liên quan tới vị trí sắp ứng tuyển thì bạn có thể liệt kê thêm vào. Các thông tin càng rõ ràng, chính xác sẽ tạo sự tin tưởng và ấn tượng nơi người tuyển dụng.

Người tham chiếu trong CV là gì?

Người tham chiếu trong CV thường là đồng nghiệp, sếp cũ, khách hàng, đối tác hoặc giáo viên cũ của ứng viên, khai thác thông tin từ người tham chiếu sẽ giúp nhà tuyển dụng biết thêm một góc nhìn khác để đảm bảo đánh giá đầy đủ, chính xác và khách quan các ứng viên.

Career Objective trong CV là gì?

Career Objective trong CV là một vài dòng nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, xuất hiện ở đầu CV để giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.

Tuy nhiên ngoài Objective, người ta có thể viết thành các biến tấu khác như Career Summary, Career Profile, Executive Summary và nhiều cái tên khác. Và mình thì khuyến khích các bạn viết những cái Summary này vào đầu CV hơn là chỉ viết mỗi Objective như trên.

Career Objective trong CV là một vài dòng nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Career Objective trong CV là một vài dòng nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Ở đầu CV, bạn có thể viết một cái Career Summary, dùng để tóm tắt lại bản CV của bạn. Trong Career Summary đó thì nên có được ít nhất 3 ý sau:

  • Background của bạn là gì? (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?
  • Một vài skills thế mạnh của bạn (có liên quan đến công việc)
  • Mục tiêu về ngành nghề, vị trí cụ thể mà bạn hướng đến trong 2-3 năm tới.

Cách viết Career Objective hay

Để viết được một Career Objective vừa ngắn gọn vừa hay, hiệu quả thực tế không phải là điều dễ dảng. Đôi khi bạn sẽ quá chú ý đảm bảo độ ngắn gọn nhưng câu chữ lại thiếu sự hấp dẫn và đôi lúc bạn sẽ viết quá dài dòng, sáo rỗng. Vì vậy, bạn có thể áp dụng 3 nguyên tắc sau đây khi viết Career Objective:

KISS (Keep it short and simple – ngắn gọn và đơn giản): tốt nhất thì bạn nên gói gọn phần mục tiêu của mình vừa đủ 1 câu và giới hạn tối đa 150 từ, tuy nhiên chúng phải đảm bảo đủ ý và súc tích.

WIIFT (What’s In It For Them – điều họ trông đợi): hãy cho nhà tuyển dụng biết mục tiêu công việc mà bạn đang tìm kiếm, vị trí bạn sẽ phấn đấu đạt được trong tương lai.

Be specific (cụ thể): tránh nói chung chung về mục tiêu nghề nghiệp của bạn (việc bạn đang tìm kiếm, giá trị mà bạn sẽ mang lại cho công ty…). Nếu bạn thông tin bạn đề cập đến một cách cụ thể chi tiết thì phần Career Objective của bạn sẽ thu hút, có giá trị hơn trong mắt người đọc.

Referees trong CV là gì?

Referees trong CV có nghĩa là tham khảo. Trong CV đó là mục “người tham khảo/người xem xét/người giới thiệu”, ví dụ như sếp cũ của bạn, thầy giáo của bạn, sẽ đưa ra những nhận xét về bạn. Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc ứng tuyển vào công việc của bạn.

Người xem xét hay người giới thiệu thường là những người có địa vị, danh tiếng tốt, có uy tín như sếp cũ đã trực tiếp làm việc với bạn hay thầy giáo cũ đã trực tiếp giảng dạy bạn. Muốn nhờ cậy họ thì bạn phải tạo mối quan hệ tốt từ trước đó.

Phần này cho nhà tuyển dụng các thông tin để xác thực lại những thông tin ở các mục khác trong CV của bạn. Chính vì vậy, thông tin cần phải thật rõ ràng và đầy đủ. Thông thường bạn cần có 1 số thông tin như: Tên người tham khảo, công ty làm việc, chức vụ, số điện thoại liên hệ.

Phần reference bạn chỉ cần nêu tên người tham khảo, chức danh, công ty, số điện thoại, email. Không nên kể lể dài dòng hay tóm tắt tiểu sử của họ vì điều này là không cần thiết.

Nhà tuyển dụng không quan tâm đến chuyện này mà điều họ quan tâm là có thông tin cơ bản của người tham chiếu như tên, số điện thoại, email để kiểm tra thông tin bạn viết trong CV liệu có xác thực hay không.

Tầm quan trọng của CV khi đi xin việc

Tại sao đi xin việc lại cần CV?

Tại sao đi xin việc lại cần CV?

1. CV Thể Hiện Hình Ảnh Của Ứng Viên Khi Muốn Xin Việc

Khi nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm lá đơn từ các ứng viên, họ khó có thể đọc kỹ từng đơn, hẹn từng người đến phỏng vấn.

Bên cạnh thư xin việc thì CV cũng là vũ khí bí mật để bạn vượt lên đối thủ. Bạn phải biết chăm chút nó một cách cẩn thận nếu không muốn đơn xin việc của mình bị quẳng vào thùng rác.

2. CV Là Cầu Nối Giữa Nhà Tuyển Dụng Và Ứng Viên

Một doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự họ cần thông báo tuyển dụng và chờ đợi các ứng viên nộp hồ sơ.

Mặt khác các ứng viên luôn tìm kiếm các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để nộp CV. Như vậy, CV xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.

3. Một CV Hoàn Hảo Sẽ Là Chìa Khóa Để Được Gọi Phỏng Vấn.

CV giúp khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng bởi mục đích của CV không hẳn là trực tiếp xin được vị trí như mong muốn. Khi ứng viên được gọi đến phỏng vấn chính là bạn đã thành công trong việc trình bày CV xin việc của mình.

Nhiều bạn không biết cách viết CV xin việc nên đã không trình bày được hết các ưu và nhược điểm của mình tới nhà tuyển dụng, trên internet hiện nay có nhiều cách viết CV xin việc khác nhau, các bạn có thể tìm hiểu và tự tạo cho mình một CV xin việc hay nhất

Những lỗi cần tránh trong quá trình làm CV

Một số lỗi các nhà tuyển dụng hay gặp phải với các CV ứng tuyển. Tìm hiểu các lỗi dưới đây để có thể phòng tránh không mắc phải nhé.

Có nên sáng tạo trong mẫu CV xin việc?

Có rất nhiều người hỏi rằng liệu có nên thể hiện sự sáng tạo trên các bản CV của mình hay không, bởi lẽ hầu hết bây giờ ai cũng sử dụng các mẫu CV template có sẵn, dễ “nhàm chán” và chẳng có gì đặc biệt để gây ấn tượng cả.

Điều này sẽ phụ thuộc vào ngành mà bạn muốn ứng tuyển. Đúng thật là với các ngành liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật, thì CV xin việc của bạn sẽ cần phải có những yếu tố thẩm mỹ và sáng tạo hơn, nhưng các công việc hành chính văn phòng thì lại không quá cần thiết. Nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm của bạn nhiều hơn là yếu tố CV đẹp long lanh.

Tất nhiên, mẫu CV nào càng “lạ” thì càng gây được nhiều ấn tượng. Chỉ chưa biết là ấn tượng “xấu” hay “tốt” mà thôi.

Sử dụng font chữ và màu sắc trong CV

Có 1 font chữ khá kinh điển, nhưng đi kèm với đó là sự “lỗi thời” chính là font Times New Roman. Font chữ có chân này thường được để mặc định khi bạn làm CV trong file word. Bạn nên đổi sang các loại font khác để tránh sự nhàm chán mà font Times New Roman đem lại nhé.

Ngoài ra nếu bạn không nắm rõ các quy luật về màu sắc và cách kết hợp, vẫn nên sử dụng 2 màu cơ bản là đen và trắng cho CV của mình. Chúng vẫn tạo đủ sự chuyên nghiệp cần thiết cho mẫu CV.

Chỉ nên thêm các thông tin là sự thật lên trên CV

Bạn biết đấy, nói dối không bao giờ là tốt cả. Việc lừa dối nhà tuyển dụng thường sẽ không đem lại được các kết quả tích cực nào, bởi lẽ họ thật sự là những người có con mắt tinh tường.

Chỉ cần một vài điểm bất hợp lý giữa các thông tin trong CV và lời nói của bạn trong buổi phỏng vấn, cũng đủ để họ nhận ra rằng bạn đang không trung thực. Và không trung thực là điểm “chết người” khi bạn đi xin việc ở bất cứ đâu.

Không ai cấm việc bạn “làm đẹp” cho CV của mình, nhưng đừng biến các thông tin ghi trên CV đi quá xa so với sự thật nhé.

Tránh đưa lên CV các thông tin quá cá nhân

Rất, rất và rất ít, không muốn nói là không có nhà tuyển dụng nào quan tâm đến sở thích của bạn đâu.

Thể hiện yếu tố chuyên nghiệp của bản thân

Hãy đảm bảo rằng tên địa chỉ email của bạn không qua “ngây thơ”. Một địa chỉ mail có những ký tự * hay trái tim hay một cái nickname “ngốc nghếch” nào đó sẽ làm giảm 99% hình ảnh chuyên nghiệp của bạn cho dù kỹ năng hay trình độ học vấn có tốt thế nào.

Kiểm tra và chỉnh sửa mẫu CV

Bạn nên kiểm tra 2 lần, à không, 10 lần mẫu CV của mình đi trước khi gửi chúng cho nhà tuyển dụng. Kiểm tra lại toàn bộ câu từ, lỗi chính tả, ngữ pháp, cách xưng hô,..

Chỉ một lỗi chính tả thôi, với những nhà tuyển dụng nghiêm khắc, CV của bạn cũng đã bị đánh bay trước hàng trăm các ứng viên khác rồi.

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Những mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin nhất

Các phần mềm thiết kế và tạo CV online của nước ngoài

1. Resume.com

Lợi thế của phần mềm thiết kế CV Resume.com này là khả năng tùy chỉnh cao cũng với giao diện dễ sử dụng.

Trong quá trình thiết kế, công cụ còn cung cấp các mẹo nhỏ giúp bạn tạo CV nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra sau khi xuất bản CV bạn có thể lựa chọn 2 định dạng phổ biến nhất là PDF hoặc DOC để tải về.

2. EnhanCV

EnhanCV là công cụ tạo CV online với khá nhiều các lợi thế và ưu điểm, được nhiều người dùng đánh giá cao. EnhanCV sẽ lọc các mẫu CV dựa trên lĩnh vực và kinh nghiệm làm việc của bạn, từ đó cung cấp các sản phẩm phù hợp nhất.

Có cả phiên bản miễn phí và trả phí. Tất nhiên bạn sẽ không cảm thấy phí tiền nếu quyết định nâng cấp tài khoản của mình trên EnhanCV đâu bởi sẽ có thêm vô vàn các lựa chọn long lanh để trải nghiệm.

3. Kickresume

Giống với 2 công cụ trên, Kickresume cũng là phần mềm thiết kế CV dựa trên các mẫu có sẵn, để người dùng có thể tạo CV đơn giản và nhanh chóng. Ưu điểm của công cụ này là người dùng có thể chat trực tiếp với người hỗ trợ theo thời gian thực để được support trong thời gian ngắn nhất.

4. VisualCV

VisualCV là phần mềm bạn có thể nhập các mẫu CV có sẵn của mình từ trước trên nền tảng Word hoặc LinkedIn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các template CV đẹp mà công cụ đã làm sẵn cho bạn rồi. Còn một vài ưu điểm về giao diện, cũng như khả năng tùy chỉnh cao nữa, khám phá và trải nghiệm ngay công cụ này nhé

Các phần mềm làm, tạo CV online của Việt Nam

Bạn chưa thỏa mãn với các công cụ tạo CV online của nước ngoài, vậy thì chắc chắn các công cụ của Việt Nam sẽ phù hợp với bạn. Dưới đây là 4 công cụ hàng đầu thiết kế CV do người Việt phát triển.

1. TopCV

TopCV là phần mềm tạo CV online được phát triển với rất nhiều các ưu điểm hữu ích. Chỉ bằng các thao tác đơn giản, bạn đã có ngay cho mình một mẫu CV chuyên nghiệp, long lanh.

Lợi thế của công cụ TopCV là khả năng kết nối với các nhà tuyển dụng, bạn chỉ cần tạo CV trên công cụ này cũng có khả năng được các nhà tuyển dụng liên hệ trực tiếp. TopCV giúp những người tìm việc tăng 80% cơ hội được tuyển dụng thành công.

Có tới hơn 1.100.000+ người đã sử dụng công cụ tạo CV – TopCV để thiết kế, 30% trong số đó là các học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.

TopCV là phần mềm tạo CV online được phát triển với rất nhiều các ưu điểm hữu ích

TopCV là phần mềm tạo CV online được phát triển với rất nhiều các ưu điểm hữu ích

2. OneCV

OneCV là phần mềm cung cấp các mẫu hồ sơ chuyên nghiệp, sáng tạo, với hơn 50+ tùy chỉnh khác nhau theo ý muốn của bạn.

Ưu điểm lớn nhất của OneCV chính là bạn sẽ không phải bỏ ra bất cứ một khoản tiền nào để sở hữu một thiết kế CV ưng ý nhất.

3. GoodCV

Công cụ tạo CV này sử dụng tương đối dễ dàng, bạn có thể lựa chọn các mẫu CV khác nhau phù hợp với nhu cầu của mình ngay tại màn hình trang chủ.

Cũng giống như 2 phần mềm trên, chỉ cần chỉnh sửa nội dung trên một template CV có sẵn, bạn đã hoàn toàn sở hữu một CV đẹp chuyên nghiệp để nộp cho nhà tuyển dụng.

Các thanh tùy biến cũng khá dễ dàng, do đó ai cũng có thể tạo được CV cho mình ngay từ lần sử dụng đầu tiên.

4. VietCV

Phần mềm tạo CV online cuối cùng của Việt Nam chính là VietCV, với một slogan vô cùng chất lượng:“ Chọn mẫu CV – Chọn tương lai”.

Ưu điểm lớn nhất của công cụ này là MIỄN PHÍ cho người dùng, với các mẫu CV được phân nhóm theo ngành nghề phù hợp như developer, kế toán, marketing,… VietCV có khá nhiều ưu điểm, chỉ chờ đợi bạn khám phá ngay thôi.

TopCV là gì?

TopCV là website cung cấp dịch vụ viết CV Online phổ biến nhất tại Việt Nam (topCV.vn).

CV là gì – Bên cạnh việc tạo CV, TopCV còn cung cấp những dịch vụ khác như kênh tìm việc làm (vieclam.topCV.vn) hay tuyển dụng dành cho doanh nghiệp như tuyendung.topCV.vn). Là cầu nối giúp doanh nghiệp và ứng viên có thể đến gần nhau hơn.

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

Đơn xin việc

Về cơ bản, đơn này giống như một lá thư mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Trong lá thư đó, bạn bày tỏ mong muốn được làm việc, thể hiện rằng bạn có sự tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp, đưa ra được khả năng, kiến thức hay kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

Bạn không nhất thiết phải “đao to búa lớn” dùng những từ ngữ sáo rỗng, câu văn to tát, vĩ mô. Cũng không nên lặp lại từ ngữ hoặc cứ nói đi nói lại về bằng cấp hay thành tích của mình.

Hãy sử dụng từ ngữ thân mật, sinh động, thể hiện rõ cá tính của mình. Tất nhiên bạn vẫn phải tuân thủ theo những quy định chung về cách viết đơn xin việc chuẩn mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần dưới đây.

Nội dung

Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.

Nói một cách đơn giản, ngắn gọn, nhấn mạnh vào kinh nghiệm hoặc kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết…

CV Xin Việc

Chắc hẳn nhiều bạn trẻ mới ra trường sẽ băn khoăn về khái niệm này. CV là gì? Viết CV như thế nào?

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

CV thực chất là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Curriculum Vitae”, nếu dùng Google dịch sẽ cho ra ý nghĩa là Sơ yếu lý lịch. Tuy vậy, bạn chớ lầm tưởng nó giống với bản Sơ yếu lý lịch tự thuật trình bày về gia đình, cha mẹ, người thân… như trong bộ hồ sơ xin việc ở Việt Nam.

Hồ sơ xin việc

Thường thì đơn và CV thường được gửi đi kèm theo một bộ hồ sơ xin việc. Bạn có thể mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm với giá 10.000đ. Bộ hồ sơ chuẩn mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng cần phải có đầy đủ các mục sau:

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

1. Đơn xin việc: có mẫu sẵn trong bộ hồ sơ, bạn có thể điền thông tin không mất nhiều thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn nhận được công việc thì bạn nên xin việc bằng đơn viết tay do chính bạn soạn với các tiêu chuẩn như đã đề cập ở trên.

2. Sơ yếu lý lịch tự thuật: điền đầy đủ thông tin, dán kèm ảnh 3×4 và mang tới phòng công chứng phường, xã… để xin dấu xác nhận của địa phương. Lưu ý là khi đi công chứng thì cầm theo sổ hộ khẩu để họ đối chiếu, sơ yếu lý lịch của ai thì phải tự người đó đi xin dấu mới được.

3. Một bản CV: là bản trình bày chi tiết về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích, sở thích… của bản thân.

4. Bằng tốt nghiệp, bảng điểm, các bằng cấp chứng chỉ liên quan như bằng tiếng Anh, bằng Lý luận… (nếu có)

5. Bản sao giấy khai sinh

6. Bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng

7. Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu xác nhận của bệnh viện.

Bên ngoài bộ hồ sơ bạn nhớ liệt kê các loại giấy tờ có trong đó theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại và địa chỉ liên lạc.

Đặc biệt nên ghi rõ vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. VD: Khuất Việt Hùng – Ứng tuyển Nhân viên kinh doanh Bất động sản. Điều này giúp việc phân loại nhanh hơn, nghĩa là hồ sơ của bạn sẽ đến được gần hơn với vị trí cần tuyển người.

Nguồn tổng hợp bởi Massageishealthy

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like