CEO là một khái niệm được dùng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính Marketing, kinh doanh và CEO mang nghĩa là Giám Đốc Điều Hành (GDDH), từ CEO được viết tắt từ Chief Executive Officer. Ở Pháp CEO còn được gọi là PDG. Nghề CEO đòi hỏi rất nhiều tố chất như khả năng lãnh đạo, lập chiến lược kinh doanh, phát triển cho doanh nghiệp, chuyên môn vận hành công ty, kinh nghiệm về quản trị, quản lý và tầm nhìn kinh doanh rộng.
Ngay nay nhắc tới là kinh doanh, nhiều người hay nói làm SALES và hay nhầm lẫn với CEO. Vậy CEO là gì? CEO làm công việc gì? CEO có nhiệm vụ là gì? Ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của CEO ra sao?
Table of Contents
CEO là gì? Ý nghĩa và Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
CEO là gì? Công việc của CEO như nào? Nhiệm vụ của CEO là gì? Ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của CEO ra sao? Đây đều là những câu hỏi được nhiều bạn băn khoăn. Nếu bạn quan tâm đến CEO cũng như các vấn đề liên quan, hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nghề CEO là gì? Nghĩa của Ceo là viết tắt của từ gì
CEO là gì? CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, trong tiếng Anh có nghĩa là giám đốc điều hành. Hiểu theo một nghĩa đơn giản, CEO chính là người điều hành công ty, người đứng đầu, có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh nhằm phát triển công ty.
Bên cạnh đó, CEO còn là người trực tiếp đưa ra các mục tiêu và hướng nhân viên của mình làm việc để hoàn thành các mục tiêu đó dưới sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.
Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông).
Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau.
Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân.
Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Ở Pháp, CEO còn được gọi là “PDG”
Một số trường hợp hiếm thấy, tổng giám đốc được chỉ định bởi chủ tịch hội đồng quản trị nhưng điều này là không phù hợp về mặt pháp lý.
Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức chính phủ do các CEO đứng đầu. Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn CEO. Đa số các công ty cổ phần hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
Phụ thuộc vào ngành mà công ty tham gia, cơ cấu tổ chức của công ty, những chức vụ chuyên môn khác nhau có thể được đặt ra dưới sự chỉ đạo của CEO như: giám đốc điều hành (Chief operating officer), giám đốc kinh doanh (Chief development officer), giám đốc thông tin (Chief information officer), giám đốc marketing (Chief marketing officer), giám đốc tài chính (Chief financial officer)…
Chẳng hạn như hiện nay, nếu bạn là người quan tâm tin tức thì thấy giá trị Yahoo đang bị xuống trầm trọng. Và tất cả mũi giáo, bài báo đều đang chỉ trích về những chính sách quyết định của nữ CEO Yahoo này.
Hiện nay thì ở các lãnh vực khác thì mình không rõ. Nhưng riêng về lãnh vực công nghệ thông tin thì số lượng CEO của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới hiện nay. Có thể nói đến như Google, Microsoft,… đều là người Ấn Độ hoặc là có gốc Ấn cả. Như vừa rồi là CEO của Google là Sundar Pichai có ghé qua Việt Nam chúng ta.
Từ nghề CEO đến nghề Pro CEO
Nếu CEO là một chức vụ, được dành cho bất kỳ ai được bổ nhiệm thì Pro CEO không chỉ là một chức vụ, mà còn là “người hành nghề chuyên nghiệp”.
Đó là nghề quản lý, hay còn gọi là nghề giám đốc. Nghĩa là Pro CEO là một CEO “có nghề” và “rất rành nghề”. Pro CEO có thể được các chủ sở hữu doanh nghiệp tuyển dụng, mời về đảm nhận vị trí CEO trong doanh nghiệp mình.
Nếu như ở Việt Nam hiện nay, CEO thường được nhìn nhận nặng về chức hơn về nghề, thì trên thế giới, CEO được đánh giá ngược lại. CEO được xếp vào nhóm nghề nghiệp đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bên cạnh các nghề như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giáo sư đại học…
Mặt khác, CEO được đánh giá là một nghề nghiệp đặc thù với rất nhiều khó khăn, thách thức, áp lực…, song cũng là một nghề lương rất cao, “đức cao vọng trọng” trong xã hội, nghề lãnh đạo và quản lý các nghề khác (trong cùng một công ty).
Quản trị, điều hành cũng được đánh giá là công việc vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Không phải bất kỳ ai đang đảm nhận chức vụ CEO cũng có thể là một Pro CEO.
Để đạt đến mức độ “chuyên nghiệp” với công việc này, đòi hỏi cả điều kiện cần là những tố chất bẩm sinh, năng khiếu thiên phú và điều kiện đủ là phải được học hành, đào tạo bài bản.
Vì vậy, để có thể trở thành một Pro CEO, nhà điều hành phải học nhiều, làm nhiều mới có thể thành nghề bên cạnh những tố chất sẵn có.
Ngoài ra, cũng cần có sự phân biệt giữa một CEO và một Doanh nhân (Entrepreneur). CEO là nghề quản lý, điều hành, có thể được tuyển dụng, được thuê để quản lý công ty, trong khi nghề của doanh nhân là người bỏ vốn vào công ty, “sống chết” với công ty và số vốn đó.
Hai vị trí này đòi hỏi những tố chất và điều kiện khác nhau. Một người có thể làm tốt vai trò này, nhưng chưa chắc đã thành công ở vai trò kia và ngược lại.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa người điều hành và người kinh doanh, nguyên nhân như đã đề cập, khi chủ sở hữu doanh nghiệp còn đang kiêm nhiệm cả vai trò quản lý.
Các CEO thành công trên thế giới
Các CEO tài năng thường có một tầm nhìn xa trông rộng. Một ví dụ điển hình cho các CEO thành công chính là Jeff Bezos của Amazon.
Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của Amazon
Vào năm 1994, Bezos đã bỏ công việc tại quỹ phòng hộ để sáng lập ra Amazon, bắt đầu như một hiệu sách trực tuyến. Sau đó, ông cho biết động lực để làm việc này chính là nhận thấy tốc độ và nhu cầu sử dụng mạng internet ngày càng tăng cao vào thời điểm đó.
Cuối cùng sau bao nhiêu nỗ lực, Bezos đã biến Amazon thành một “cửa hàng bách hóa” – nơi mà khách hàng có thể mua rất nhiều sản phẩm. Để có thành quả như vậy, Bezos đã tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
Đầu tiên Amazon cung cấp nhiều tiêu đề sách hơn bất kỳ hiệu sách nào có thể và sau đó nhắm đến việc tối ưu hóa hơn bằng cách cung cấp quyền mua sắm bằng một lần click chuột và bằng cách xuất bản cả đánh giá sản phẩm.
Steve Jobs – nhà đồng sáng lập của Apple
Cũng một giám đốc điều hành khác trong ngành công nghiệp công nghệ có tầm nhìn độc đáo đó chính là Steve Jobs – nhà đồng sáng lập của Apple. Ông thành lập Apple với mục tiêu “Đóng góp cho thế giới bằng cách tạo ra công cụ cho tâm trí thúc đẩy nhân loại”.
Mark Zuckerberg – nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Facebook.
Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay cũng một phần nhờ vào khả năng lãnh đạo và điều hành của Mark Zuckerberg – nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Facebook.
Những thuật ngữ chuyên dùng trong quá trình hoạt động công ty
CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO… là những thuật ngữ chức danh viết tắt được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Vậy các thuật ngữ viết tắt các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây.
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin cho những thuật ngữ này:
- Ceo Là (Chief Executive Officer): Giám Đốc Điều Hành
- Cfo Là (Chief Financial Officer): Giám Đốc Tài Chính
- Cpo Là (Chief Production Officer): Giám Đốc Sản Xuất
- Cco Là (Chief Customer Officer): Giám Đốc Kinh Doanh
- Chro Là (Chief Human Resources Officer): Giám Đốc Nhân Sự
- Cmo Là (Chief Marketing Officer): Giám Đốc Marketing
CFO là gì?
CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer. CFO là Giám đốc tài chính, là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp.
CFO phụ trách các lĩnh vực như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
CPO là gì?
CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer. CPO là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch
CFO có nhiệm vụ dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.
CCO là gì?
CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer. CCO là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).
Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.
CHRO là gì?
CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer. CHRO là Giám đốc nhân sự, là người được cho là “quản lý” và “sử dụng” con người
CHRO là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.
CMO là gì?
CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer. CMO là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.
Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc (CEO). Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng…
Do đặc thù của chức vụ, CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp, đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý.
Thách thức này bao gồm việc xử lý những công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng, tổ chức và đôn đốc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại công ty.
Công việc và ý nghĩa, tầm quan trọng của CEO là gì?
Như đã nêu trên phần CEO là gì, CEO là người trực tiếp điều hành cũng như quản lý công ty và lập ra các kế hoạch mục tiêu để mọi người thực hiện, CEO cũng là người quyết định sự sống còn tồn tại của công ty và thường là chủ sở hữu của công ty đó.
Khác với Việt Nam, CEO ở nước ngoài thường là những người được thuê để quản lý công ty hay được phân tầng theo các chức danh khác nhau.
Và mỗi công ty thương gồm nhiều CEO, mỗi CEO lại phụ trách một mảng công việc khác nhau và họ chịu sự quản lý của một người đứng đầu công ty hay của cả hội đồng quản trị.
Để trả lời câu hỏi CEO là gì quả không khó nhưng để biết được công việc CEO cần phải làm thì quả là khó khăn và không kể hết. Nếu bạn đã từng nghe một người đi làm phàn nàn về lượng công việc của họ thì bạn có thể tưởng tượng được CEO phải làm việc với hiệu suất như thế nào.
Các công việc phổ biến nhất của 1 CEO
Chúng ta không thể liệt kê hết được những công việc mà CEO phải làm. Thông thường, đối với một CEO, công việc thường là:
– Xây dựng kế hoạch hoạt động cho công ty cũng như vạch ra các mục tiêu chiến lược trong một khoảng thời gian nhất định và các mục tiêu định hướng nhằm thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.
– Là người trực tiếp chịu trách nhiệm và chỉ đạo việc thực hiện cũng như xây dựng quy trình thực hiện một cách bài bản để đạt mục tiêu.
– Chịu trách nhiệm về mọi mặt công ty bao gồm doanh thu, lợi nhuận, các khoản thu chi của công ty và công khai chúng một cách minh bạch.
– Đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm đổi mới, cải thiện các hoạt động của công ty theo hướng tích cực.
– Thay mặt người chịu trách nhiệm cao nhất của công ty phê duyệt thẩm định cũng như ký kết các loại hợp đồng thương mại.
– Chịu trách nhiệm đàm phán, thương lượng với các đối tác.
– Xây dựng và phát triển công ty bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của công ty và cách vận hành công ty như thế nào.
– Tuyển chọn nhân viên và phân bố các vị trí, chức danh trong công ty một cách phù hợp nhất và tận dụng được hết khả năng của nhân viên để phục vụ lợi ích của công ty.
– Quy định chế độ lương thưởng tùy theo năng lực, chức danh và vị trí đảm nhiệm cũng như những đóng góp để xây dựng, phát triển công ty.
Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số những công việc mà CEO phải làm. Tùy theo quy mô từng công ty, doanh nghiệp và sơ đồ tổ chức nhân sự mà khối lượng của các CEO sẽ khác nhau.
Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân với CEO là gì?
Thương hiệu theo cách hiểu đơn giản nhất là hình ảnh, cảm xúc gợi lên khi người ta nghe/nhìn thấy tên của thương hiệu ấy. Một lãnh đạo doanh nghiệp có hình ảnh tốt sẽ tạo nên cảm tình hoặc gợi nên một liên tưởng nào đó về doanh nghiệp đó.
Cảm tình có thể giúp công việc kinh doanh tốt hơn, ác cảm đương nhiên sẽ làm sụt giảm doanh số hoặc về mặt nhân sự thì khó thu hút được nhân tài.
Một khi CEO phải nhận được sự cam kết, tin tưởng giữa nhân viên và các đối tác để thể điều hành tốt một doanh nghiệp. Để đạt được điều này, mỗi CEO cần có một thương hiệu cá nhân để nhanh chóng khiến các đối tác nể phục, coi trọng, cũng như có tiếng nói trong công ty đúng như vị trí họ đang nắm giữ.
Họ bắt đầu bằng cách phát triển hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và động cơ của các bên liên quan, và sau đó thu hút mọi người bằng cách thúc đẩy hoạt động và sắp xếp chúng xung quanh các mục tiêu tạo ra giá trị.
Yêu cầu cơ bản để trở thành CEO là gì?
Nếu bạn đã tìm hiểu CEO là gì thì chắc hẳn cũng biết để trở thành một CEO là việc không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được. Để trở thành CEO, bạn gần như phải là con người toàn diện và cần được rất nhiều các tiêu chuẩn như:
Kiến thức sâu rộng
CEO là người quản lý công ty về mọi mặt. Do đó, CEO phải là người có kiến thức đa lĩnh vực, không những cần giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi cả về quản lý. CEO phải là người có tầm nhìn một cách tổng quát nhất, thâu tóm được mọi vấn đề và liên kết được chúng với nhau.
Chính vì thế, để trở thành CEO cần đòi hỏi một người có lượng kiến thức vô cùng lớn về nhiều lĩnh vực, không những là chuyên ngành của mình mà còn cả những lĩnh vực khác.
Có nền tảng và tố chất quản lý
Khi tìm hiểu về CEO là gì, nhiều bạn đặt câu hỏi liệu chỉ cần giỏi thì sẽ trở thành CEO? Kiến thức đa lĩnh vực là điều kiện không thể thiếu để trở thành một CEO. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người giỏi, có kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực nhưng lại không thể trở thành CEO. Vậy CEO có cần có tố chất bẩm sinh?
Điều này là chắc chắn, nếu bạn không phải là một người có chỉ số IQ cao, chỉ số cảm xúc hơn người, tính quyết đoán, khả năng quan sát và tư duy vượt trội cũng như khả năng nắm bắt, tổng hợp, phân tích thông tin một cách nhanh chóng kèm thêm một vài kỹ năng mềm khác thì rất khó để bạn có thể trở thành một CEO.
Hơn nữa, người có tố chất làm CEO là người luôn toát ra thần thái lãnh đạo và phong thái này thường có từ khi còn bé mà không phải ai cũng có được.
Kinh nghiệm về khoa học quản trị
Bên cạnh những kiến thức đa lĩnh vực, CEO còn phải là người thường xuyên cập nhật, tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị để có thể điều hành, quản lý công ty một cách suôn sẻ nhất.
Kinh nghiệm và kỹ năng
Khi nhắc đến CEO, người ta nghĩ ngay đến những người trung niên hoặc đã có tuổi. Bởi lẽ, để có thể đứng trên cương vị một CEO điều hành và lãnh đạo công ty, người đó phải là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như phải là người biết đối nhân xử thế, không chỉ với đối tác, những người cùng cương vị hoặc với các lãnh đạo cao hơn mà CEO còn phải là người thấu hiểu, được lòng cả những nhân viên trong công ty.
Và để làm được những điều này, chắc hẳn phải là một người từng va chạm nhiều, có nhiều kinh nghiệm cũng như khéo léo trong các tình huống để điều hành, tổ chức, quản lý tốt công ty.
Chịu được áp lực và có sức khỏe tốt
Đây là điều kiện bắt buộc của một CEO. Khi thực hiện bất kỳ một công việc gì cũng cần đòi hỏi sức khỏe mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Với một khối lượng khổng lồ luôn đòi hỏi CEO phải có sức khỏe thật tốt để có thể chịu được áp lực của công việc.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của CEO
Có thể bạn không biết chính xác CEO là gì nhưng bạn cần biết tầm ảnh hưởng của CEO đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Có thể nói, CEO là bộ mặt của công ty, là người đứng đầu chèo lái công ty, là người đối nội, đối ngoại của công ty. Một CEO giỏi sẽ giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh.
Ngược lại, với một CEO chưa thực sự đúng nghĩa có thể khiến công ty ngày càng thụt lùi hoặc tệ hơn là đứng trên bờ vực phá sản. Chính vì vậy, quyết định tuyển dụng hay bổ nhiệm CEO cần phải được cân nhắc thật kỹ và dựa trên năng lực thực sự.
Từ đó sẽ có những đánh giá khách quan nhiều mặt để có được một CEO thực sự có tâm và có tầm, xứng đáng là người đứng đầu. Bên cạnh đó, các CEO cũng phải thường xuyên xây dựng hình ảnh của mình trước công ty cũng như các đối tác, khách hàng để chứng minh năng lực của bản thân.
Trên đây là một số thông tin về CEO là gì, những công việc CEO cần làm là gì, các yêu cầu để trở thành một CEO cũng như vai trò của CEO là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến CEO là gì, bạn có thể để lại câu hỏi bên dưới để cùng Massageishealthy tìm hiểu thêm nhé!