Trang chủ Tử vi - Phong thủy - Cung hoàng đạo ✅ Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết), Cúng đưa ông Táo về trời gồm những gì?

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết), Cúng đưa ông Táo về trời gồm những gì?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Thuyết minh về mâm cơm cúng 23 tháng chạp, cúng đưa ông Táo

Chắc hẳn không ai là không biết đến ngày “đưa ông Táo về trời” truyền thống của dân tộc ta diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Vào ngày này, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị một mâm cơm cúng 23 tháng chạp thật chu đáo, đầy đủ và đẹp mắt để đưa ông Táo về trời.

Nếu bạn đang lo lắng mình có chuẩn bị đầy đủ cả chưa thì hãy cùng Massageishealthy tham khảo qua những thông tin về mâm cơm cúng ông Táo 23 tháng chạp cần phải có những gì chưa nhé!

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết), Cúng đưa ông Táo về trời gồm những gì?

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết), Cúng đưa ông Táo về trời gồm những gì?

1. Ý nghĩa của việc cúng ông công ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, theo tín ngưỡng cổ truyền người dân Việt lại thành kính sắm sửa lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng để tiễn ông Táo chầu trời. Đây là ngày lễ rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm cỗ cúng ông Táo thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng và cẩn thận.

Ý nghĩa của mâm cơm cúng ông công ông Táo

Ý nghĩa của mâm cơm cúng ông công ông Táo

Theo quan niệm truyền thống, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Để Táo quân về Trời báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện hạ giới được đủ đầy, mỗi gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ cúng thật chu đáo và đẹp mắt.

2. Mâm cơm cúng ông Táo gồm những gì?

Thông thường, mâm cỗ cúng đưa ông Táo về trời truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các món ăn ngon và lễ vật đi kèm.

Lễ vật đơn giản

Trước khi sắp mâm cỗ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng Táo quân gồm có:

– Ba chiếc mũ Táo quân: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ.

– Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.

– Để đơn giản, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Lễ vật cúng đưa ông Táo

Lễ vật cúng đưa ông Táo

– Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa.

Mâm cỗ cúng ông Táo về trời

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Mâm cỗ cúng ông Táo về trời

Mâm cỗ cúng ông Táo về trời

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Cá chép

Trong đó, cúng Táo Quân hàng năm không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm dân gian xưa, cá chép chính là phương tiện để ông Táo bay lên trời.

Để Táo quân có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết) - Cúng ông Táo gồm những gì

Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết) – Cúng ông Táo gồm những gì

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

3. Mâm cơm cúng ông táo đặt ở đâu?

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Hiện ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ…

4. Giờ nào đẹp nhất để tiễn Táo quân về chầu trời?

Đại đức Thích Chúc Tiếp cho biết: “Theo quan niệm dân gian xưa thì giờ đẹp nhất để cung tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc”.

Giờ nào đẹp nhất để tiễn Táo quân về chầu trời?

Giờ nào đẹp nhất để tiễn Táo quân về chầu trời?

2 bài văn cúng khấn ông Công ông Táo hay và chuẩn nhất

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2017 được mọi người dùng chính là bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp và bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp sau đây.

Tương truyền, mỗi gia đình người Việt đều có 3 vị Thần Táo Quân cai quản cuộc sống. Bởi thế, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại làm cơm cúng đưa ông Táo về trời, báo cáo những việc lớn, nhỏ của gia đình trong năm cũ với Ngọc Hoàng.

Sau khi mâm cúng ông Táo được chuẩn bị, các gia chủ thực hiện bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo để bày tỏ tấm lòng thành kính của mình.

Sau đây là 2 bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo chuẩn xác nhất.

Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên con là…, cùng toàn gia ở tại…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái).

(Theo Nguyễn Thị Nhi – Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cho hay, phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Từ đó, chúng ta nên tuân thủ những nguyên tắc truyền thống từ việc làm mâm cúng, cách khấn vái, và tục lệ thả cả chép, vốn được coi là hình tượng nhân văn.

Theo ông Mai Văn Sinh, thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo, mọi người nên thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá có cơ hội sống, đó cũng là hành động thể hiện sự thành kính, thiêng liêng, mang lại những điều tốt lành cho bản thân, gia đình.

Thả cá chép nhẹ nhàng

Thả cá chép nhẹ nhàng – Mâm cơm cúng 23 tháng chạp (23 Tết), Cúng đưa ông Táo về trời gồm những gì?

Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu thêm về mâm cơm cúng Táo quân hằng năm và có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mâm cỗ gia đình mình.

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp.

You may also like

You cannot copy content of this page