Thuyết minh về mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết gồm những món gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Cúng gia tiên là một điều đã quá quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào trong những ngày đầu năm mới với mong muốn bày tỏ sự biết ơn với cội nguồn của mình, đây là một việc hết sức có ý nghĩa và cần làm. Chính vì thế hôm nay Massageishealthy sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về việc chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết. Cùng xem nhé!
Table of Contents
I. Giới thiệu tục cúng gia tiên của người Việt
Cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình “Cây có cội nước có nguồn”.
Cúng gia tiên là một cái đạo “Đạo thờ cúng ông bà”, gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ… .mà chỉ là “đạo làm người” trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.
Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong 3 ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương.
Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.
Khi cúng, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện… rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng kính tuỳ thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình.
II. Cách bày mâm cỗ cúng ông bà ngày Tết
Ngày Tết Nguyên đán là ngày gặp gỡ của các thế hệ từ vị tiên tổ tới các cháu con. Theo quan niệm của người phương Đông: các vị tiên tổ nối tới cháu con bằng tâm linh giao cảm giữa thế giới hữu hình với thế giới vô hình, sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình với vũ trụ thần linh, cho nên bàn thờ gia tiên và thần linh ngày tết thể hiện đầy đủ những yếu tố giao cảm đó.
Trên bàn thờ của người Việt ngoài lễ vật thường bầy hai ngọn đèn dầu, về sau được thay bằng hai cây nến, khi thắp sáng lên tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, gọi là “nhật nguyệt quang minh”, soi tỏ con đường để thế giới hữu hình biết lối đi về, chứng giám và phù hộ cho con cháu sức khoẻ dồi dào, làm ăn thịnh vượng.
Đốt một nén hương là “tâm hương”, thể hiện sự đốt cháy niềm tin vào những ước vọng trong sự thờ cúng. Đốt 3 nén hương thể hiện cho khái niệm tam tài “thiên, địa, nhân” là trời, đất và con người trong mối đồng giao cộng cảm.
Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối “đông bình”, “tây quả” – bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. Vì nước là nguồn gốc của sự sống, trầu cau là kết quả của sự sinh thành.
Giữa bàn thờ là mâm ngũ quả, gồm có 5 loại quả có màu sắc khác nhau, bởi thế giới vạn vật được tạo nên bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Kim là kim loại, Mộc là gỗ, Thuỷ là nước, Hoả là lửa, Thổ là đất và được bày biện rất công phu theo sự phân định vị trí cụ thể.
Màu xanh thuộc về hành mộc là nải chuối màu xanh ôm gọn lấy quả bưởi có màu vàng tượng trưng cho hành thổ ở giữa trung tâm. Màu đỏ thuộc hành hoả là quả hồng chín mọng hoặc quả quýt bầy xung quanh.
Màu trắng thuộc hành thuỷ, như quả lê, quả táo. Màu đen thuộc hành kim như quả nho. Mâm ngũ quả tượng trưng cho quan niệm ngũ hành đã đi sâu vào nếp nghĩ và trở thành nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
Đặc biệt là mâm cơm cúng ngày tết được tổ chức nấu nướng và bày biện khá công phúc. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ. Món bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và con người mỗi năm một tuổi.
Thịt lợn chế biến thuộc về âm, dưa hành thuộc về dương, âm dương hài hoà tượng trưng cho sự phát triển. Cơm tẻ là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm có dương đầy đủ lẽ sinh sôi.
Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.
III. Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết gồm những món gì?
Với những khu vực, vùng miền khác nhau thì những món ăn trên mâm cơm cúng gia tiên cũng khác nhau. Dưới đây chúng tôi giới thiệu tới bạn những món ăn đặc trưng của 3 vùng miền khi trình bày một mâm cơm cúng.
1. Mâm cơm cúng miền Bắc
Với người miền Bắc, ẩm thực là thứ không thiếu thiếu trong những đám giỗ hay ngày lễ tết quan trọng. Trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:
- Cơm trắng
- Xôi gấc (xôi vò)
- Giò chả
- Thịt quay
- Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ
- Gà luộc
- Miến xào lòng gà
- Nộm
- Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)
- Nem rán
Trên đây là những món ăn thường có trong mâm cơm cúng ở miền Bắc, thông thường sẽ không thể thiếu được món xôi gà. Gà được chọn để cúng phải là gà trống, mới tập gáy và đạt trọng lượng từ 1,2kg đến 1,5kg là đẹp nhất.
Không nên chọn những con gà quá to, thì bày trí không được đẹp mắt. Gà lúc làm thịt xong sẽ được tạo dáng sao cho đẹp mắt và bắt buộc phải luộc riêng cùng với bộ lòng mề và tiết để mang thờ cúng.
2. Mâm cơm cúng miền Trung
Đối với những người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực ở đây cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:
- Xôi vò, xôi lạc
- Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)
- Rau xào
- Cá thu kho khúc
- Canh xương hầm rau củ
- Thịt kho tiêu
3. Mâm cơm cúng miền Nam
Trong các dịp lễ, con cháu là người hiểu rõ nhất ông bà mình thích những món gì, khẩu vị ra làm sao? Người dân miền Nam khá chú trọng với việc gia vị và nêm nếm thức ăn. Dân gian ta có câu “ục và “Trần sao âm vậy” ý chỉ sinh hoạt ở trên gian và ở âm giới cũng giống nhau. Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:
- Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam
- Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng
- Món hầm thường là thịt heo hầm măng
- Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.
IV. Trình tự cúng gia tiên 4 ngày Tết
Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau.
- Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.
- Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.
- Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện.
- Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.
Với quan niệm vong hồn gia tiên luôn ở gần mình, người sống như được tiếp xúc với tổ tiên qua việc thờ cúng. Nên việc cúng bái gia tiên bao giờ cũng do người con trưởng đứng ra làm chủ lễ trong gia đình.
Với ngày Tết Nguyên đán người con trưởng là trung tâm của sự quy tụ các thành viên trong gia tộc, nên sau khi đồ lễ được đặt lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp đèn, hương rồi lễ 4 lễ, 2 vái trước ban thờ, khấn từ vị tổ từ 5 đời trở xuống đến cha mẹ.
Bài văn khấn thường bao hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm, tháng và ngày âm lịch theo phong tục truyền thống.
Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, chờ cho tàn một tuần hương, tức là những nén hương thắp lên cháy quá 2/3 thì người gia trưởng tới trước ban thờ tạ lễ và hạ cỗ xuống. Mọi người trong gia tộc quây quần bên nhau thụ lộc của tiên tổ và chúc nhau một năm mới vạn sự tốt lành.
V. Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng gia tiên cần biết
Khi làm mâm cơm cúng gia tiên, thường không bày bằng mâm cao cỗ đầy mà do tấm lòng thành của gia chủ. Biết những món ăn ưa thích của người trên, với những điều kiêng kị cũng như tôn trọng bề trên thì khi làm mâm cơm cúng người ta thường:
- Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng gia tiên
- Trên mâm cơm cúng gia tiên không chứa những món gỏi, sống hay tanh
- Không cúng như món như cá mè, cá sông.
- Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.
VI. Bài văn khấn cúng gia tiên ngày Tết
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại: ….
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của….
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thô, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cúng gia tiên để có thể chuẩn bị mâm cỗ rước ông bà đầy đủ và chu đáo nhất để gia đình có một năm mới đầy may mắn, an khang thịnh vượng.