Trang chủ Tử vi - Phong thủy - Cung hoàng đạo ✅ Bài văn khấn, mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết gồm những gì, cần kiêng cử những gì?

Bài văn khấn, mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết gồm những gì, cần kiêng cử những gì?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Làm mâm cơm cúng ngày mùng một Tết cần chuẩn bị gì?

Ngoài mâm cơm cúng giao thừa thì việc cúng ngày mùng 1 Tết cũng là phong tục lâu đời của người Việt ta và không thể thiếu trong mọi gia đình. Vậy mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Massageishealthy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

I. Cúng mùng 1 Tết, cúng đầu năm là gì?

Cúng mùng 1 Tết Nguyên Đán rất quan trọng, được thực hiện vào buổi sáng, đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Việc cúng mùng 1 Tết được gia đình nào cũng rất chú trọng, chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho gia đình một năm mới Đinh Dậu 2017 khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.

Cúng mùng 1 Tết, cúng đầu năm là gì?

Cúng mùng 1 Tết, cúng đầu năm là gì?

Theo lịch âm 2017, sáng mùng 1 Tết Đinh Dậu 2017 sẽ có lễ cúng Nguyên Đán, đó là lễ cúng sáng sớm đầu tiên của năm mới. Chiều mùng 1 Tết sẽ cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.

II. Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán cần có những gì?

Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Theo chuyên gia phong thủy, ban thờ là nơi để thờ tự, tôn nghiêm nhất trong gia đình, vì vậy, không nên lấy các đồ dùng đang sử dụng trong gia đình dùng để đồ cúng lễ. Đối với những đồ dùng để làm lễ trên ban thờ thì nên phải là đồ chỉ dành cho việc thờ cúng và không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.

Cỗ mặn hoặc mâm cơm chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông.

Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán cần có những gì?

Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán cần có những gì?

Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì người ta kiêng sát sinh vào ngày đầu năm mới. Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lấy vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Cần lưu ý khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng. Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy…

Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết không thể thiếu những món

  • Thịt gà trống thiến (gà có thể làm từ chiều 30 tết vì dân gian kiêng sát sinh trong ngày đầu năm mới).
  • Bát canh măng hầm (hoặc thay bằng canh bóng)
  • Miến xào hoặc nấu
  • Đĩa xôi
  • Món nem rán
  • Đĩa thịt đông.
  • Bánh chưng (hoặc bánh tét)
Bánh chưng (hoặc bánh tét)

Bánh chưng (hoặc bánh tét)

Cùng với những lễ vật cúng

  • Mâm ngũ quả
  • Hương hoa
  • Đèn nến, trầu cau
  • Giấy tiền vàng mã

Khi cúng gia tiên, gia chủ cần để nguyên tiền bạc và vàng mã, đồng thời, đốt nhang và đèn trong suốt 3 ngày tết nguyên đán cho đến lễ.

III. Những sai lầm dễ mắc khi cúng ngày đầu năm

Theo các nhà tâm linh, việc cúng mùng 1 Tết và các sáng mùng 2, mùng 3 cúng lễ tương tự nhau.

Riêng việc cúng khấn mùng 1 Tết – buổi sáng đầu tiên của năm gia chủ cần:

  • Nên thay nước và có mâm lễ mặn (hoặc chay) để thắp hương.
  • Lễ mặn thường là các món ngon ngày Tết, có bánh chưng, gà, giò, canh…

Tùy gia đình mà sắp lễ cho phù hợp. Nhưng các chuyên gia tâm linh cho rằng, rất nhiều gia đình mắc phải sai lầm khi dâng lễ cúng khấn mùng 1 Tết nói riêng và dâng lễ cúng trên bàn thờ nói chung. Đó là việc để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bâfn thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.

Tùy gia đình mà sắp lễ cho phù hợp.

Tùy gia đình mà sắp lễ cho phù hợp.

Vậy nên làm thế nào mới đúng?

Để lẫn lộn hoa quả, lễ mặn chung một ban là không đúng. Khi cúng khấn mùng 1 Tết, và các lễ có cả hoa quả và đồ mặn thì cần phải tách bạch:

  • Hoa quả được đặt trên ban thờ. Đặc biệt nhà có ban thờ Phật riêng thì chỉ đặt hoa quả, đồ cúng chay tịnh trên ban thờ Phật (oản, khảo…).
  • Mâm cúng mặn thì nên đặt ở bàn dưới ban thờ. Khi thắp hương thì thắp thêm một nén đặt ở mâm lễ.
  • Hoặc ban thờ chọn loại có thêm một ngăn dưới như ngăn kéo để khi cần bày lễ mặn thì kéo ra.
Bài văn khấn, mâm cơm cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết gồm những gì

Bài văn khấn, mâm cơm cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết gồm những gì

Sai lầm dễ mắc nữa là nhiều nhà dùng vật dụng hàng ngày đựng đồ cúng lễ. Việc này nếu gia đình có điều kiện thì nên có vật dụng chuyên dành cho việc thờ cúng riêng, không nên dùng chung. Bàn thờ là chốn tôn nghiêm, thanh tịnh cho nên cần tránh một số sai lầm như trên.

– Đặc biệt ngày mùng 1 Tết cần lưu ý không nên sát sinh để làm lễ cúng mặn. Vì vậy tất cả gia cầm, cá, lợn… cần sơ chế từ 30 Tết, để ngày mùng 1 đầu năm kiêng được việc sát sinh.

IV. Các bài văn khấn cúng ngày mùng 1 Tết

1. Văn khấn thần linh mùng 1 Tết tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Tín chủ chúng con là…….

Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, năm…. nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ đồ trị cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

2. Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…..

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng.

Hôm nay ngày mùng Một tháng Giêng năm…..

Tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết được hưởng điềm lành.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

V. Những điều tối kỵ ngày đầu xuân năm mới nên biết

1. Quét nhà

Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.

Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa. Thay vào đó, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.

Những điều tối kỵ ngày đầu xuân năm mới nên biết

Những điều tối kỵ ngày đầu xuân năm mới nên biết

2. Kiêng vay mượn tiền bạc

Đây là vấn đề khá tế nhị. Người xưa quan niệm dù cần thiết đến mấy cũng không nên vay mượn tiền bạc vào những ngày đầu xuân năm mới. Việc này báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến với người đi vay mượn trong cả năm tới.

Thực chất, không chỉ ngày Tết, người xưa kiêng vay hoặc cho vay vào những ngày đầu tháng trong năm. Có câu “mồng Một sớm mai, mồng Hai đầu tháng” chính là để chỉ tục này.

Ngày Tết, mọi người có thể mừng tuổi, chúc phúc cho nhau bằng hồng bao, ở bên trong thường có một khoản tiền nhỏ, tượng trưng cho sự đầy đủ trong năm mới.

Không chỉ thế, những người có mối quan hệ vay và cho vay cũng không nên nhắc đến chuyện nợ nần vào những ngày đầu xuân. Thậm chí, người xưa còn khuyên rằng những người có nợ nần nên giải quyết cho hết trong năm cũ, để năm mới không còn vướng bận, thanh thản tâm trí cho những ngày xuân.

3. Kiêng cho nước, lửa

Đây là tục kiêng rất quan trọng đối với người xưa. Thật không may cho nhà ai những ngày đầu năm mà đã có người đến xin lửa, xin nước.

Cổ nhân rất kị việc này bởi quan niệm lửa có màu đỏ, là màu may mắn đầu năm mới, cho người khác cái đỏ sẽ khiến cho gia chủ không giữ được tiền bạc, may mắn trong cả năm. Tương tự như thế, nước vốn được ví như nguồn tài lộc, nếu bị xin thì sẽ mất lộc, mất tiền tài trong cả năm.

Kiêng cho nước, lửa

Kiêng cho nước, lửa

Thường thì trước khi bước sang năm mới, người xưa thường lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại bởi tin rằng năm mới đến mà nước đủ đầy thì sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

Tục xưa, sáng mồng Một Tết nhiều gia đình có điều kiện còn thuê người gánh nước đến. Những người gánh nước cũng được mừng tuổi, cả chủ nhà lẫn người gánh thuê cả năm sẽ đều may mắn. Ngày nay, tục này vẫn được giữ gìn cẩn trọng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cúng ngày mùng 1 Tết cũng như chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy đủ và chu đáo nhất để gia đình có một năm mới đầy may mắn, an khang thịnh vượng.

You may also like

You cannot copy content of this page