Cách điều trị viêm loét dạ dày – Cứ 10 người thì có đến 8 người đau dạ dày, bị viêm loét dạ dày. Đây thực sự là con số kinh hoàng cảnh báo về căn bệnh đường tiêu hóa này. Chúng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt và thậm chí là sức khỏe hàng ngày của con người. Vậy, viêm loét dạ dày là gì, cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả thực hiện ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
I. Viêm loét dạ dày là gì? Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
1.1 Viêm loét dạ dày là gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc viêm loét dạ dày là gì. Thực chất nó là những tổn thương gây nên các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm màng lót của dạ dày bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh này còn có tên gọi khác là viêm loét dạ dày tá tràng. Những kiến thức tổng quát về bệnh viêm loét dạ dày sẽ được chia sẻ ngay dưới đây.
Viêm loét dạ dày khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, người già có nguy cơ mắc bệnh và khả năng biến chứng cao hơn so với người trẻ.
1.2 Có các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng đó là
Dạ dày được bao phủ một lớp chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi sự tác động của acid. Một khi lượng acid tăng lên, lớp chất nhầy sẽ bị ăn mòn và mất dần chức năng bảo vệ. Từ đó, dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày. Sau đây là các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến.
- Căng thẳng thần kinh (stress)
Chắc hẳn các bạn đều biết, căng thẳng thần kinh chính là yếu tố dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Một khi tâm lý bị ảnh hưởng, thần kinh sẽ tiết ra một hoạt chất gọi là cortisol. Chất này còn được gọi là hormone lo lắng, giúp điều hòa sự bài tiết acid trong dạ dày.
Nếu tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài trong một thời gian, lượng hormone này sẽ được tiết ra khá nhiều và vượt mức quy định dẫn đến lượng acid trong dạ dày tăng cao. Chính vì điều đó, hiệu ứng ăn mòn của acid sẽ xảy ra và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Về sau, lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương nặng tạo thành các vết loét dạ dày.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
Một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày điển hình không thể không kể đến đó chính là vi khuẩn Hp. Đây là loại vi khuẩn sống trong lớp niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra hoạt chất thúc đẩy sự sản sinh acid trong dạ dày nhiều hơn mức bình thường. Lúc này lượng acid dư thừa trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc và gây viêm loét dạ dày.
- Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi chúng ta mà còn tác động không nhỏ đến dạ dày. Nếu bạn ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên ăn quá no, bỏ bữa hoặc vừa ăn vừa xem ti vi,… khiến dạ dày bạn làm việc quá sức cho phép.
Tình trạng này cứ tiếp diễn lâu dài, khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày của bạn là không thể tránh khỏi. Bởi lượng acid dư thừa trong dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày gây đau dạ dày. Về lâu dần, chúng sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm loét, khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid
Thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAIDs) là các loại thuốc thường có trong thuốc giảm đau. Nếu sử dụng thường xuyên, thuốc sẽ gây tác dụng ngược và gây hại cho dạ dày.
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Đồ uống co chứa chất kích thích như rượu, bia,… chính là tác nhân gây viêm loét dạ dày. Chúng không chỉ ức chế không cho tạo thành lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn kích thích điều tiết acid, gây tổn thương niêm mạc.
Bên cạnh đó, khói thuốc có chứa hoạt chất nicotin làm tăng khả năng điều tiết acid, gây hại cho dạ dày. Do đó, thuốc lá, rươu, bia,… đều là những yếu tố không chỉ gây bệnh mà còn khiến bệnh trở nặng.
- Yếu tố thể tạng, cơ địa từng người
Yếu tố thể tạng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chẳng hạn như, người có nhóm máu O thường có tần suất bị bệnh viêm loét cao hơn những người thuộc nhóm máu khác.
Điều này có lẽ là do sự kết hợp ưu tiên giữa nhóm máu O và HP hoặc sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 ( đây là kháng nguyên được tìm thấy trên một số tế bào máu)
1.3 Đối tượng dễ bị viêm loét dạ dày tấn công
Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt tập trung ở người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, với cuộc sống vội vã như ngày nay, bệnh viêm loét dạ dày đang dần có xu hướng trẻ hóa.
Một số đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm loét dạ dày như sau:
- Tầng lớp tri thức
Theo số liệu phân tích của các chuyên gia đầu ngành về bệnh lý viêm loét dạ dày cho hay: ” Bệnh viêm loét dạ dày hầu như tập trung chủ yếu ở tầng lớp tri thức. Tâm lý bị ảnh hưởng do căng thẳng, áp lực công việc, môi trường sống,… chính là yếu tố tác động khiến người trí thức dễ bị mắc bệnh viêm loét dạ dày hơn những người có đời sống bình thường khác.
- Nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh
Nhân viên văn phòng hay nhân viên kinh doanh là đối tượng được thống kê có tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày khá cao. Sở dĩ nhân viên văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường, bởi mức sống của họ tương đối cao nhưng thể lực tiêu hao ít.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đêm, uống rượu,… cũng gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Lâu dần, dạ dày sẽ biến chứng và gây viêm loét dạ dày.
- Nam giới có độ tuổi trung niên
Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ở nam thường cao hơn nữ giới. Hơn thế nữa, theo khảo sát tại các bệnh viên cho thấy, nam giới ở độ tuổi trung niên (40 tuổi trở lên) mắc bệnh tương đối cao.
1.4 Các phương pháp chẩn đoán mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Một số phương pháp xét nghiệm và thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày.
- Xét nghiệm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày đang được quan tâm nhất hiện nay. Vì thế, xét nghiệm vi khuẩn Hp sẽ giúp bác sĩ phát hiện vi khuẩn có tồn tại trong cơ thể bạn hay không.
Tùy vào từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xét nghiệm khác nhau. Người bệnh có thể tìm thấy vi khuẩn Hp trong cơ thể bằng các biện pháp như xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm urease, xét nghiệm máu,…
- Nội soi
Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra hệ tiêu hóa và xác định được vị trí tổn thương của dạ dày. Ở đây, bác sĩ sẽ dùng một đầu ống dài có gắn thiết bị nội soi xâm nhập vào dạ dày của bạn bằng đường thực quản. Nếu phát hiện ra vết loét, thiết bị đi kèm sẽ giúp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây loét.
- Chụp X – Quang
Trước khi chụp X – quang, người bệnh được uống một viên thuốc cản quang để giúp việc chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ sẽ dựa vào lớp film và chẩn đoán bệtrangf1.5Khi nào nên đi khám viêm loét dạ dày
Người bệnh cần tiến hành đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bệnh nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu viêm loét dạ dày như ợ hơi, chướng bụng, đầy bụng, đau bụng…. Tránh tình trạng bệnh để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
1.5 Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Các triệu chứng viêm loét dạ dày thường rất dễ nhận biết. Do đó, người bệnh cần phải biết để sớm phát hiện và có các cách điều trị viêm loét dạ dày hợp lý, tránh những ảnh hưởng không mong muốn xảy ra. Bệnh viêm loét dạ dày có các triệu chứng tiêu biểu như sau:
- Đau bụng
Đau bụng chính là triệu chứng viêm loét dạ dày dễ nhận biết nhất. Hiên tượng bụng đau âm ỉ, đau từng cơn xung quanh vùng rốn (quanh rốn hoặc trên rốn). Cơn đau thường xảy ra vào lúc ăn no hay khi để bụng đói, bỏ bữa,… Đặc biệt, người bệnh sẽ có cảm giác đau về đêm.
- Nôn hay buồn nôn
Nôn hay buồn nôn là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa ở dạ dày do chức năng co bóp và chuyển hóa của dạ dày bị suy yếu. Lúc này, một áp lực tác động lên thành bụng, khiến thức ăn bị đẩy ngược lên đường thực quản và ra miệng.
- Giảm cân
Viêm loét dạ dày gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu khiến người bệnh ăn không ngon miệng. Bên cạnh đó, hiện tượng nôn gây đắng miệng và khó nuốt tạo cho người bệnh cảm giác không muốn ăn. Chính vì vậy, người bệnh sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và dẫn đến sụt cân.
- Ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi, ợ chua là hiện tượng rất đỗi bình thường ở những ai mắc bệnh viêm loét dạ dày. Hệ tiêu hóa kém, chức năng dạ dày rối loạn chính là lý do khiến thức ăn không được chuyển hóa. Do đó, thức ăn tồn đọng trong dạ dày sẽ lên men và tạo khí, gây ợ hơi, ợ chua,…
1.6 Tình trạng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên tới bệnh viện khẩn cấp:
- Cơ thể yếu, người lả đi, thậm chí ngất xỉu
- Nôn, dung dịch nôn như bã café hoặc có chứa máu
- Cảm giác khó thở
- Đi ngoài phân đen hoặc phân có máu
- Đau đột ngột, cơn đau dữ dội không có dấu hiệu dịu đi
1.7 Viêm loét dạ dày có thể lây truyền được không?
Nhiều người không biết cụ thể viêm loét dạ dày là gì và cho rằng nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh bị lây. Tuy nhiên, viêm loét dạ dày chỉ có thể lây truyền nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP.
Loại vi khuẩn này có thể lan truyền từ cơ thể này qua cơ thể khác thông qua đường nước bọt khi dùng chung đồ (cốc chén, bàn chải đánh răng…), khi ăn chung (dùng chung bát nước chấm, bát canh…). Còn các nguyên nhân gây bệnh khác thì không có khả năng lây nhiễm.
1.8 Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Ngoài việc biết viêm loét dạ dày là gì, bạn cũng nên quan tâm tới các biến chứng của bệnh. Viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị đúng lúc có thể gây ra nhiều biến chứng như sau:
- Chảy máu nội bộ
Khi các vết loét hình thành sâu và bị phá hủy sẽ gây tổn thương đến đến mạch máu trong hệ tiêu hóa. Lúc này, mạch máu sẽ bị vỡ và gây chảy máu. Chảy máu có thể dẫn đến hiện tượng cơ thể xanh xao, đau đầu, chóng mặt do mất máu. Trong trường hợp, mất máu nặng có thể gây nôn mửa đen hoặc đi ngoài phân có kèm theo máu.
- Nhiễm trùng
Viêm loét dạ dày có thể làm tăng khả năng gây nhiễm trùng ở thành dạ dày, ruột non. Đồng thời, chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang bụng gây viêm phúc mạc và gây thủng dạ dày.
- Hẹp môn vị
Viêm nhiễm ở dạ dày kéo theo tình trạng phù nề niêm mạc dạ dày. Do đó, lớp niêm mạc sẽ gây hẹp phần môn vị và tá tràng, hạn chế sự lưu thông thức ăn từ dạ dày đến ruột non.
Sau khi biết viêm loét dạ dày là gì, tìm hiểu ngay cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Hầu hết các cách điều trị viêm loét dạ dày đều nhằm tới mục tiêu là chữa lành các vết loét, tránh biến chứng và tái phát. Muốn chữa trị tận gốc, bệnh nhân cần tìm được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là gì, từ đó giảm thiểu các tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, sau khi điều trị thành công còn phải chú ý các nguy cơ có thể gây tái phát.
Các loại thuốc chữa viêm loét bao gồm thuốc giảm acid, thuốc ức chế bơm proton hay các loại đối kháng thụ thể histamine H2. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn sucralfate để hình thành màng bảo vệ cho vết loét sớm lành. Một số trường hợp sẽ phải sử dụng thêm kháng sinh.
Nếu nguyên nhân gây loét dạ dày do thuốc chống viêm không chứa NSAID (steroid), thì bạn nên giảm liều lượng thậm chí ngưng sử dụng chúng. Khi tất cả các cách điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc không có tác dụng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
II. Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc dân gian cổ truyền
Những cách điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc dân gian không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bởi đây đều là các nguyên liệu từ tự nhiên nên khá lành tính.
2.1 Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng nghệ
Nghệ từ lâu đã được dùng như vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả. Không chỉ riêng dân gian mà tây y cũng ứng dụng nghệ trong việc sản xuất thuốc chữa các bệnh liên quan đến dạ dày.
Với hoạt chất curcumin giúp tăng khả năng hoạt động của túi mật, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong nghệ giúp kích thích tạo lớp màn nhầy mới, làm liền và ngăn cản các vết loét hình thành sâu hơn. Hơn thế nữa, nghệ còn giúp cản trở sự hình thành khối u trong dạ dày, cải thiện bệnh hiệu quả.
Tiến hành chữa viêm loét dạ dày như sau:
Các bạn dùng khoảng 20g nghệ tươi, nếu không có thời gian có thể dùng tinh bột nghệ đều được, hiệu quả điều trị bệnh như nhau.
Sau đó, gọt vỏ nghệ, rửa sạch và giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đến, bạn pha thêm 100ml nước ấm với 1 muỗng cà phê mật ong và khuấy đều lên uống.
Cách dùng: Bạn nên uống mỗi ngày 2 – 3 lần và uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút, để nghệ phát huy tác dụng điều trị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nghệ tươi kết hợp với một số nguyên liệu khác sẽ cho hiệu quả cao hơn.
2.2 Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng mật ong
Ngoài công dụng làm đẹp mật ong được biết đến với khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, mật ong chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vitamin, khoáng chất,… giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Mặt khác, chúng giúp trung hòa acid trong dạ dày và giúp các vết loét hồi phục nhanh chóng. Do đó, sử dụng mật ong chính là giải pháp tối ưu giúp bạn chữa viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện như sau:
Một trong những cách đơn giản và ít tốn kém thời gian nhất chính là sử dụng mật ong trực tiếp chữa viêm loét dạ dày. Bạn chỉ cần sử dụng một muỗng mật ong và nuốt vào mỗi buổi sáng thức dậy. Các triệu chứng đau do viêm loét dạ dày gây ra sẽ giảm nhanh chóng.
Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng mật ong hòa tan trong nước ấm và uống trước bữa ăn nửa tiếng. Bên cạnh đó, kết hợp giữa mật ong với các nguyên liệu tự nhiên khác cũng hỗ trợ bệnh mau hồi phục.
2.3 Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng gừng
Theo triết lý âm dương ngũ hành, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng trong việc giải cảm, giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng phù, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày. Nhờ công dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm tình trạng sưng của các vết loét và hạn chế nhiễm trùng.
Cách thực hiện sau đây:
Chuẩn bị 2 – 3 lát gừng tươi, bạn cho vào cốc nước sôi và đậy kín nắp lại trong vòng 5 phút. Các hoạt chất trong gừng hòa tan vào nước. Bạn uống nước này sau khi ăn hoặc khi cơn đau xuất hiện, giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
2.4 Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng chuối hột
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày được dân gian áp dụng từ lâu bởi hiệu quả và tính an toàn mà nó mang lại. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh.
Các bạn chuẩn bị chuối hột, củ sắn dây, nghệ với trọng lượng bằng nhau. Sau đó, đem thái mỏng, phơi khô rồi sao vàng và nghiền nát. Cuối cùng, trộn chung ba nguyên liệu này lại với nhau và bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.
Cách dùng: Bạn dùng 2 – 3 thìa cà phê bột này hòa tan trong 150ml nước cộng với một thìa cà phê mật ong rồi uống. Các bạn nên uống 3 lần trong ngày và nên uống sau khi ăn xong.
2.5 Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng quả bưởi
Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng quả bưởi không còn xa lạ với người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết áp dụng đúng cách để thuốc mang lại kết quả chữa trị cao. Một vài bước đơn giản sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi triệu chứng viêm loét dạ dày.
Các bạn sử dụng 12g vỏ quýt và 12 g vỏ bưởi đã được sao vàng với 3 lát gừng tươi. Sau đó, đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào nồi và sắc lây nước uống theo tỷ lệ 3 sắc lây 1. Chia đều thuốc và uống hai lần trong ngày.
2.6 Cách điều trị viêm loét dạ dày từ củ cải và ngó sen tươi
Theo Y học cổ truyền, củ cải có tính hàn, vị ngọt dịu khi kết hợp với ngó sen chứa nhiều khoáng chất chống viêm là một bài thuốc chữa viêm loét bao tử hiệu quả. Khi người bệnh áp dụng hỗn hợp này cơn đau do loét sẽ giảm nhanh, vết thương lành lại, việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Đây đều là những nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện cũng khá đơn giản nên bệnh nhân có thể dùng ngay tại nhà.
Chuẩn bị:
- 500 gram củ cải trắng
- 500 gram ngó sen tươi
Cách làm:
- Đem củ cải, ngó sen ngâm nước muối khoảng 5 phút cho sạch khuẩn
- Sau đó giã nát các nguyên liệu rồi lọc lấy nước cốt
- Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 50 ml, dùng liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
III. Cách điều trị viêm loét dạ dày dùng thuốc tây
Thuốc Tây có tác dụng làm giảm đau, viêm sưng và giúp làm liền vết loét trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc Tây có tác dụng trong việc chữa viêm loét dạ dày như sau:
3.1 Thuốc làm giảm sản xuất acid
Đây được gọi là thuốc chẹn, thuốc ức chế histamin. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng acid điều tiết trong dạ dày và đường tiêu hóa, giúp làm giảm đau, sưng tấy,…
Các loại thuốc có sẵn theo toa như ranitidine (Zantac), cimetidin (Tagamet HB), famotidin (Pepcid) và nizatidine (Axid AR).
3.2 Thuốc kháng acid trung hòa dạ dày
Một số loại thuốc kháng acid trung hòa dạ dày thuộc nhóm thuốc antacid như magie hydroxyd và nhôm hydroxyd. Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng và đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng chữa lành vết loét và thường gây tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy.
3.3 Thuốc ngăn chặn sản xuất acid dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp làm giảm acid dạ dày bằng cách tác động ngăn chặn các bộ phận tạo acid. Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất acid bao gồm kê đơn và không kê đơn như Iansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), (Prilosec) và esomeprazole (Nexium),…
Các thuốc ức chế bơm proton nếu sử dụng trong thời gian dài, nhất là khi sử dụng với liều cao có thể gây loãng xương và dễ bị gãy xương như xương hông, xương sống, cổ tay,..
3.4 Thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp
Một số loại thuốc khang sinh được bác sĩ sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra như clarithromycin (Biaxin), tetracycline (Tetracycline HCL), tinidazole (Tindamax), amoxicillin (Amoxil), levofloxacin (Levaquin), metronidazole (Flagyl),…
Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp được dùng với liều lượng và khoảng thời gian nhất định. Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến hậu quả kháng kháng sinh và gây khó khăn cho việc chữa trị sau này.
3.5 Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non
Misoprostol (Cytotec) và sucralfate (Carafate) là các loại thuốc kê đơn. Thuốc có tác dụng giúp bảo vệ các mô bên trong dạ dày và ruột non, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh tấn công.
IV. Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng dùng thuốc đông y
Theo đông y, viêm loét dạ dày còn gọi là chứng vị quản thống. Bệnh xảy ra là do dạng tỳ vị hư hàn. Do đó, để chữa viêm loét dạ dày, người bệnh cần loại bỏ căn nguyên gây bệnh và bồi bổ sức khỏe.
4.1 Bài thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày số 1
Nguyên liệu cần có: 20 gram thược dược, 20 gram chi tử, 16 gram trạch tả, 12 gram bối mẫu, 8 gram thạch bì, 20 gram đan bì, 10 gram trần bì.
Cách làm:
Các bạn tẩm giấm thanh và sao cùng với hoa thược dược. Sau đó cho tất cả các vị thuốc vào sắc với nhau (sắc với 1700ml nước). Bạn sắc cho đến kho còn 250ml, lọc lấy nước và bỏ phần bã.
Cách dùng: Chia đều thuốc ra thành 5 phần và uống 4 phần vào ban ngày, ban đêm uống một phần.
4.2 Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng bài thuốc đông y số 2
Nguyên liệu: 48gr ngũ linh chi và 48gr bồ hoàng.
Cách làm: Bạn sử dụng nguyên liệu trên và tán mịn thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh để uống dần.
Cách dùng: Mỗi ngày bạn sử dụng 15gr bột này hòa tan với nước và uống. Các bạn nên uống 4 liều/ ngày để thuốc phát huy tác dụng điều trị bệnh tốt.
Hãy theo dõi Kiến Thức Bệnh để cập nhật thêm kiến thức về các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa nhé.
Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ đội ngũ phát triển web. Thân!!!
Chủ đề tìm kiếm: viêm dạ dày hp nên ăn gì, phác đồ điều trị viêm dạ dày hp dương tính, hp dương tính có nguy hiểm không, vi khuẩn hp dương tính có nguy hiểm không, hp dương tính có lây không, vi khuẩn hp dạ dày có lây không, vi khuẩn hp âm tính, da day hp duong tinh kieng an gi, cách điều trị viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học.