Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửChữa bệnh về dạ dày Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bị đau dạ dày phải làm sao giảm đau lập tức mà vẫn an toàn với sức khỏe, giảm thiểu được tối đa cơn đau quặn do chứng đau bao tử gây ra. Rất nhiều phương pháp, mẹo giảm đau dạ dày nhanh sẽ có trong bài viết này. Hầu hết đều sử dụng những phương pháp dân gian, những nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn cho mọi người.

I – Cách làm giảm cơn đau dạ dày nhanh nhất từ thiên nhiên, đau dạ dày nên làm j

Đau dạ dày ngày càng trẻ hóa và gây ra đau đớn, khốn khổ cho người bệnh. Tình trạng đau nặng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, thậm chí nếu không điều trị kịp thời còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Có thể nói, ai ai cũng khiếp sợ căn bệnh này, từ người già đến người trẻ…

Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Đau dạ dày: Căn bệnh làm hàng triệu người VIỆT khốn khổ. Để giải thoát cơn đau, làm cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn thì người bệnh cần phải có biện pháp điều trị ngay tại nhà. Nếu bạn chưa có bí kíp, hãy tham khảo một số cách làm giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất cho bạn và gia đình. Trước khi đi tìm hiểu những phương pháp giảm đau dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức về căn bệnh này được chia sẻ bởi chuyên gia.

II. Giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất bằng cách nào, làm j khi đau dạ dày?

Những người mắc bệnh đau dạ dày luôn cảm thấy mệt mỏi , lo sợ mỗi khi có cảm giác những cơn đau xuất hiện. Chúng thường đến đột ngột, không báo trước, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Với các cách làm giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất sau đây, tình trạng sẽ này không còn là nỗi ám ảnh nữa.

Giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất bằng cách nào, làm j khi đau dạ dày?

Giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất bằng cách nào, làm j khi đau dạ dày?

1. Xoa bụng đúng cách

Biện pháp xoa bụng rất đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện ngay. Bạn chỉ cần dùng tay đặt lên bụng sau đó xoa nhẹ nhàng với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ. Lặp đi lặp lại trong vòng 10 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Không cần phải sử dụng bất cứ nguyên liệu nào bạn cũng có thể làm dịu bớt những cơn đau. Chính sự massage của bàn tay với phần bụng đã làm cho những cơn đau dịu bớt trong thời gian ngắn.

Cụ thể với cách làm giảm cơn đau dạ dày này bạn chỉ cần dùng tay đặt lên phần bụng bị đau rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Tiếp tục áp dụng cách này trong vòng 10 phút sẽ thấy những cơn đau suy giảm đáng kể.

2. Chườm nước nóng, làm ấm bụng để xoa dịu cơn đau dạ dày

Trong nhiều trường hợp, hơi nóng ở bụng có thể làm giảm co thắt, đẩy lui cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hơi nóng cũng giúp thúc đẩy các mạch máu lưu thông giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chính vì thế, khi bị đau da dày, bạn có thể áp dụng cách làm giảm cơn đau dạ dày khẩn cấp đơn giản là chườm nước nóng ở bụng.

Chườm bụng - Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Chườm bụng – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Sử dụng nhiệt độ để làm ấm bụng là mẹo thường thấy trong dân gian. Người bệnh có thể cho nước ấm vào chai, chườm lên bụng cũng là một cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Hoặc có thể rang một nắm muối nóng lên và cho vào túi vải đặt lên vùng bụng. Đây được xem là cách làm giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất, giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu và giảm co thắt.

3. Dùng củ gừng, trà gừng, kẹo gừng

Gừng có vị cay, tính nóng giúp giảm các cơn đau và chống viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn khắc phục tình trạng tiêu hóa kém, tăng huyết áp và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Gừng có rất nhiều tác dụng quý trong đó có khả năng khắc phục tình trạng viêm của hệ tiêu hóa.

Củ gừng đẩy lùi bệnh đau dạ dày - Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Củ gừng đẩy lùi bệnh đau dạ dày – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Sử dụng gừng sẽ giúp bạn giảm cơm đau dạ dày nhanh chóng. Không những thế, gừng còn được sử dụng trong một số trường hợp như chống viêm nhiễm, hạ huyết áp, cải thiện tim đập nhanh, chống co giật. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể sử dụng gừng tươi thái nhỏ, trà gừng hoặc ngậm vài viên kẹo gừng để giảm đau.

Cách làm giảm cơn đau dạ dày đơn giản nhất là uống trà gừng để đẩy lùi bệnh đau dạ dày, chỉ với một vài lát gừng thả vào nước sôi, bạn đã có thể thay đổi tình trạng đau dạ dày của mình. Hoặc có thể gừng với mật ong và chanh, ba nguyên liệu hoàn hảo này sẽ tạo thành một cốc trà gừng nhiều dưỡng chất có thể sử dụng hàng ngày đối với người bệnh.

4. Nước muối pha loãng

Khi cơn đau dạ dày hành hạ. bạn có thể pha muối hột với nước nóng rồi uống từng ngụm nhỏ để khắc phục. Uống nước muối ấm loãng có tác dụng giảm co thắt dạ dày, làm sạch đường ruột và vi khuẩn, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Nước muối giúp giảm đau - Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Nước muối giúp giảm đau – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Pha muối với nước ấm để súc miệng sẽ giúp giảm vi khuẩn, chống viêm lợi, rửa ngoài da chống viêm, uống nước muối ấm giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiêu hóa, giảm cơn đau dạ dày, co thắt gây đau bụng hay trường hợp chức năng dạ dày bị rối loạn.

Cách làm giảm cơn đau dạ dày dễ làm nhất phải kể đến là nước muối ấm pha loãng. Tuy nhiên không được uống nhiều, mỗi lần đau bạn chỉ nên uống vài ngụm nhỏ. Nước muối có tác dụng làm sạch đường ruột, giảm co thắt dạ dày. Từ đó, giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau hành hạ

5. Thuốc giảm đau

Khi bị đau dạ dày, bạn chỉ cần uống 1 – 2 viên thuốc giảm đau là tình trạng bệnh đã được cải thiện đáng kể. Đây là cách thông thường và có tác dụng nhanh chóng nhưng thuốc giảm đau lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, ngay cả sức đề kháng và đường tiêu hóa của người bệnh. Người bệnh nên sử dụng theo chỉ định và liều lượng bác sĩ khuyến cáo.

Ngoài những cách làm giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh nhất này, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả lành tính để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số vị thuốc có thể kể đến như: Mật ong, nghệ, lá mơ, chuối hột…

6. Nghệ vàng với mật ong giảm đau dạ dày

Nghệ vàng với mật ong- Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Nghệ vàng với mật ong – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Bột nghệ vàng trộn mật ong là phương pháp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà có thể áp dụng. Nghệ vàng giúp chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị còn mật ong có tác dụng làm êm dịu dạ dày, tránh kích thích. Khi bị đau bụng dữ dội, bạn có thể trộn 50g bột nghệ vàng với mật ong để uống nhằm giảm đau nhanh chóng.

7. Giảm đau dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa đau dạ dày. Với khả năng trung hòa acid dịch vị, đồng thời ức chế vi khuẩn H.pylori, cam thảo có thể chống lại sự hình thành các vết loét ở dạ dày. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể ăn trực tiếp cam thảo hoặc đun lên uống để giảm nhanh triệu chứng.

8. Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng bằng nước ép lá bạc hà, trà bạc hà

nước ép lá bạc hà, trà bạc hà- Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Nước ép lá bạc hà, trà bạc hà – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Bạn cũng có thể giảm ngay những cơn đau dạ dày bằng cách dùng lá bạc hà. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong lá bạc hà có nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxi hóa, đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời, loại lá này cũng có tác dụng giảm đau bụng và khó tiêu hiệu quả.

Bạn có thể giảm đau bằng lá bạc hà theo cách sau:

  • Lấy một bó bạc hà rửa sạch rồi bỏ vào máy xay nhuyễn
  • Vắt phần lá đã xay để lấy nước cốt.
  • Dùng nước cốt để uống để làm dịu cơn đau.

Trà bạc hà có khả năng làm giảm sưng viêm trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn đồng thời giúp bạn giảm căng thẳng và mệt mỏi tinh thần. Chính vì thế, trà bạc hà được đánh giá là loại thực phẩm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Khi ra ngoài bạn nên để trong người ít kẹo bạc hà để phòng trường hợp gặp phải những cơn đau dạ dày hành hạ nhé.

9. Đồ uống có gas giúp giảm đau dạ dày tạm thời

Chúng ta thường nghe khuyến cáo tránh uống nước ngọt, nước có gas khi bị mắc một căn bệnh đường tiêu hóa nào đó nhưng riêng với bệnh đau dạ dày, Tiến sĩ, Bs Nguyễn Thị Vân Anh cho biết thức uống này lại thành ‘vị cứu tinh’ tạm thời. Nhưng lưu ý khi nào thấy đau bạn mới uống vài ngụm, đừng lạm dụng chúng cả ngày sẽ khiến bạn bị đầy hơi, ợ hơi càng khó chịu hơn.

10. Làm nóng bụng giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng

Cách làm giảm cơn đau dạ dày này hầu như chẳng khiến bạn tốn đồng nào. Bạn hãy lấy một nắm muối rang cho nóng rồi dùng vải sạch bọc lại chườm vào vùng bụng bị đau hay đơn giản hơn là nhúng khăn vào nước ấm, vắt nhẹ rồi áp lên bụng, cần nhúng khăn lại khi độ ấm hết. Hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, bên cạnh đó chúng còn thúc đẩy máu lưu thông giúp tiêu hóa thức ăn thuận lợi, dễ dàng hơn.

11. Đi bộ

Khi bị cơn đau dạ dày hành hạ bạn có thể dùng cách đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi. Đi bộ sẽ giúp bạn tiêu hóa thức ăn nhanh hơn đồng thời khiến lượng khí tích tụ ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, giúp bạn giảm đau và đầy bụng, đồng thời giảm sưng và tiêu hóa tốt hơn.

12. Nằm nghiêng về bên trái

Nếu bạn không muốn đi lại mà chỉ muốn ở một chỗ thì có thể thực hiện theo cách sau: ngồi xuống và gấp chân về phía bên trái, hoặc nếu đang nằm trên giường thì nằm nghiêng về phía bên trái.

Nằm nghiêng về bên trái - Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Nằm nghiêng về bên trái – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

Cách làm giảm cơn đau dạ dày này sẽ khiến ống tiêu hóa sẽ nghiêng về hướng lớn hơn của ruột kết, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn. Một điều chú ý là bạn hãy bỏ đi những thói quen như nằm ngay sau khi ăn no, hoặc vừa đứng vừa ăn, sẽ gây khó tiêu.

Các cách làm giảm cơn đau dạ dày trên tuy có thể làm bạn giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng nhưng đó cũng chỉ là cách tạm thời giúp chấm dứt triệu chứng đau. Về lâu dài, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín để chữa triệt để bệnh dạ dày của mình, tránh để bệnh nặng thêm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Ưu điểm của nhưng phương pháp trên là đơn giản, dễ làm, chi phí rẻ tiền, nguyên liệu sẵn có,… Tuy nhiên về cơ bản, cơn đau dạ dày khó có thể dứt điểm tuyệt đối. Các cách đã nêu ở trên tuy có thể giúp bạn giảm cơn đau dạ dày cấp, thế nhưng việc chuẩn bị nguyên liệu đôi lúc còn khó khăn và khó đảm bảo về chất lượng.

Và đặc biệt các cách làm giảm cơn đau dạ dày trên cũng không giúp ngăn các cơn đau tái phát liên tục. Nếu đau dạ dày liên tục tái phát trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả, chúng ta cần có khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng , đời sống sinh hoạt thật khoa học. Cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhai kĩ, ăn chính uống sôi
  • Không nên ăn đồ cay nóng, đồ chua
  • Không dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống
  • Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

III – Cách xử trí ngay khi bị đau dạ dày dữ dội, đau dạ dày nên làm j

Việc đầu tiên khi bị đau, là sơ bộ xác định nguyên nhân đúng là do đau dạ dày dữ dội, rất đau và cảm giác không thể chịu đựng được, xác định tính cấp thiết của việc xử trí.

Cách xử trí ngay khi bị đau dạ dày dữ dội, đau dạ dày nên làm j

Cách xử trí ngay khi bị đau dạ dày dữ dội, đau dạ dày nên làm j

Phải đưa bệnh nhân đi BỆNH VIỆN GẦN NHẤT để cấp cứu ngay lập tức nếu các dấu hiệu sau xảy ra:

– Đau đột ngột, cảm giác như bị dao đâm kèm các biểu hiện toàn thân: sốc, mạch nhanh, hoảng hốt lo lắng, kèm theo rối loạn tiêu hoá: nôn, bí đại tiện và trung tiện.

– Có thể ngất, trụy tim mạch, hoặc nôn ra máu tươi.

– Nếu khám lâm sàng sẽ thấy thành bụng không di động theo nhịp thở, cứng như gỗ, các cơ thành bụng nổi rõ …

– Đó là các dấu hiệu của thủng dạ dày, hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng, có thể gây chảy máu ồ ạt và nguy cơ mất máu nhanh dẫn đến tử vong.

– Lúc này, yêu cầu thời gian đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để kịp cấp cứu ngoại khoa.

Các trường hợp còn lại, bạn có thể cân nhắc việc tới bệnh viện ngay hay chờ theo dõi thêm tùy vào mức độ cơn đau và các dấu hiệu hiển thị.

– Tuy nhiên, lời khuyên cho bệnh nhân tốt nhất vẫn là phải đến bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân trước khi điều trị bệnh.

– Chỉ có các dấu hiệu lâm sàng không thôi chưa đủ, bệnh nhân cần phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng, thậm chí các xét nghiệm chuyên sâu mới tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Khi đó phác đồ điều trị mới đúng và đủ.

– Lời khuyên của nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất cho tình trạng bệnh tật và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mình.

Nếu chưa thể tới ngay bệnh viện thăm khám, hoặc trong lúc chờ đợi phương tiện cấp cứu đến, những việc làm sau đây có thể giúp bạn/hay người thân vượt qua cơn đau và chủ động khi bất kỳ tình huống nào xảy ra:

– Bình tĩnh và trấn an người bệnh để ổn định tâm lý và tinh thần.

– Cố gắng phân loại nguyên nhân hay yếu tố gây đau dạ dày dữ dội lần này: đó có thể giúp bạn phòng tránh tác nhân gây đau cho những cơn đau lần sau.

– Nằm xuống giường hoặc sàn thấp trong tư thế cảm thấy thoải mái nhất, nếu không thì ưu tiên nằm nghiêng. Có gối đầu mềm để phòng tránh trong cơn đau có thể va đập vào nền cứng làm tổn thương.

– Gọi người giúp đỡ nếu có nguy cơ phải tự đưa người bệnh đến bệnh viện: chuẩn bị phương tiện, hoặc võng, hoặc cáng nếu phải đưa đi viện ngay sau đó.

– Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm sức khỏe của người bệnh và sổ khám bệnh, kết quả khám bệnh những lần trước đó để thuận lợi và nhanh chóng cho việc khám và điều trị mới khi cần cấp cứu.

– Nếu tủ thuốc gia đình có sẵn một trong các thuốc sau, có thể dùng duy nhất 1 lần trong khi chờ đợi:

– Thuốc kháng acid (hoặc 1 trong những loại kiểu như Varogel, Simelox, Phosphalugel): 1 gói.

– Thuốc giảm đau, giảm co thắt cơ trơn đường uống: hoặc 1 trong các loại sau: Spasmaverine, Drotaverine (Nospa), Alverine (Meteospasmyl): 1 liều theo chỉ định.

– Các chỉ dẫn dùng thuốc này chỉ mang tính tham khảo, nên thận trọng trước khi dùng thuốc, và xem kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Các việc cần làm sau cơn đau dạ dày dữ dội đã qua đi

– Sau khi thăm khám hoặc không, mà cơn đau dạ dày dữ dội của bạn đã qua đi, bạn vẫn cần làm những việc sau:

– Sắp xếp thời gian, công việc càng sớm càng tốt để tới trung tâm chăm sóc y tế khám và tìm nguyên nhân đau dạ dày. Đây chính là cơ sở của việc điều trị thành công và tránh tái phát, ngăn ngừa các nguy cơ có thể mắc phải về lâu dài.

– Loại trừ các nguyên nhân mà bạn cho là đã gây ra cơn đau lần trước.

– Nếu đã đi khám, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Nếu bị nhiễm HP thì điều trị đến khi âm tính mới dừng.

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống theo hướng giảm tải cho dạ dày: nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn thức ăn mềm chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn uống các thức ăn dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ và có chứa chất kích thích hoặc quá cay, quá nóng, quá lạnh; không uống rượu bia, café, đồ uống có ga và tránh xa khói thuốc…

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống – Bị đau bao tử, đau dạ dày phải làm sao giảm đau nhanh, cấp tốc

– Dự trữ thuốc giảm đau hoặc bao niêm mạc mà bác sĩ đã kê riêng cho chính bạn, ít nhất đủ 1 liều để phòng cơn đau bất ngờ quay trở lại.

Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung cho sức khỏe dạ dày:

  • Các thực phẩm có công dụng phòng ngừa các cơn đau, tăng cường sức khỏe dạ dày có nguồn gốc từ thiên nhiên;
  • Các thực phẩm diệt trừ HP;
  • Các thực phẩm bổ sung vi khuẩn lợi khuẩn probiotic, hoặc chế phẩm tương tự nhằm làm tăng tái tạo niêm mạc dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch toàn thân;
  • Các thực phẩm có tính chất bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày;
  • Có thể sử dụng Kukumin IP thay thế cho tất cả các liệu pháp trên với liều 1viên/lần *1-2 lần/ngày.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, hoặc khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Định kỳ kiểm tra sức khỏe dạ dày. Sống điều độ, lành mạnh và an vui. Chúc bạn và người thân không bao giờ phải xử lý những tình huống khó khăn mà chúng tôi đã đề cập.

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Chủ đề: 4 cách làm giảm cơn đau dạ dày, đau dạ dày thì phải làm sao, đau dạ dày thì nên làm gì, bị đau dạ dày thì phải làm sao, đau dạ dày làm đau lưng, làm j khi đau dạ dày, đau dạ dày nên làm j, đau dạ dày làm khó thở, đau dạ dày nên làm gì cho đỡ đau, cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, thuốc giảm đau dạ dày nhanh, đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau, đau dạ dày trong đêm, chữa đau dạ dày không dùng thuốc, đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng, ăn gì để giảm đau dạ dày.

You may also like

You cannot copy content of this page