Đau rát cổ họng khó nuốt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và được gây ra bởi một số lý do, có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc do virus. Dù bằng cách nào, tình trạng đau họng của bạn cũng rất dễ lây lan và điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề ngay sau khi các triệu chứng phát triển.
I. Đau rát cổ họng có những dấu hiệu gì?
Click để hiển thị dàn ý chính bài viết
Các triệu chứng của chứng đau rát cổ họng khó nuốt có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh bị đau rát cổ họng có thể gặp phải các triệu chứng bao gồm:
- Đau rát hoặc cồn cào ở cổ họng.
- Đau hơn khi nuốt hoặc nói.
- Khó nuốt.
- Sưng, đỏ amidan.
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc mủ trên amidan của bạn.
- Giọng nói khàn khàn hoặc bị bóp nghẹt giọng.
Các bệnh nhiễm trùng thông thường gây đau họng có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Sốt, ho, sổ mũi, hắt xì.
- Đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
II. Nguyên nhân gây đau rát cổ họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau rát cổ họng khó nuốt. Dưới đây là danh sách các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
1. Nhiễm virus
Các bệnh do virus gây đau họng là:
- Cảm lạnh thông thường.
- Cúm.
- Bệnh sởi
- Thủy đậu.
2. Nhiễm khuẩn
Một số bệnh nhiễm khuẩn có thể gây đu họng. Phổ biến nhất là Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A gây viêm họng liên cầu khuẩn.
3. Các nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus, đau rát cổ họng có thể xảy ra do:
Dị ứng: Hiện tượng dị ứng với các vật nuôi, nấm mốc, bụi hoặc phấn hoa có thể gây kích ứng và viêm họng.
Không khí khô: Không khí khô hanh, đặc biệt là bạn sống ở nơi có nhiệt độ cao. Điều này có thể làm cho cổ họng của bạn cảm thấy thô ráp và ngứa ngáy, nhất là vào buổi sáng khi bạn tỉnh dậy. Việc hít thở qua miệng thường do nghẹt mũi mãn tính cũng có thể gây khô cổ và đau rát họng.
Chất kích thích: Có nhiều chất khác nhau trong môi trường có thể gây kích thích cổ họng như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và các sản phẩm chứa hóa chất.
Căng cơ: Bạn có thể bị căng cơ trong cổ họng do la hét quá nhiều hoặc nói chuyện trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GRED): Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một rối loạn hệ tiêu hóa, trong đó axit dạ dày hoặc các thức ăn chưa được tiêu hóa trong dạ dày quay ngược trở lại trong ống thực quản. Điều này gây ra các triệu chứng bao gồm ợ nóng, khàn giọng, đau rát cổ họng và nôn mửa.
Nhiễm HIV: Đau rát cổ họng và các triệu chứng tương tự bệnh cúm khác đôi khi xuất hiện sớm sau khi bạn bị nhiễm HIV.
Ngoài ra, người bị nhiễm HIV có thể bị viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng thứ phát, chẳng hạn như nhiễm nấm hoặc nhiễm cytomegalovirus (CMV), một bệnh nhiễm virus phổ biến có thể gây nghiêm trọng ở những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
Khối u: Những khối u ung thư cổ họng, lưỡi hoặc thanh quản có thể gây đau họng khó chịu. Các dấu hiệu và triệu chứng khác kèm theo là cảm giác khó nuốt, khàn giọng, thở khò khè, nổi hạch ở cổ và thấy máu trong nước bọt.
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị đau rát cổ họng khó nuốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên là những người có khả năng dễ bị đau rát cổ họng nhất.
Chính vì vậy, việc nắm bắt được những nguyên nhân gây đau rát cổ họng là một điều rất cần thiết giúp chúng ta có thể chủ động phòng tránh bệnh và điều trị kịp thời trong trường hợp mắc phải.
III. Cách trị đau rát cổ họng khó nuốt hiệu quả
Ngay cả khi đau rát cổ họng khó nuốt không đủ nghiêm trọng để bạn phải tìm đến bác sĩ, nó vẫn đau đớn và có thể ngăn cản giấc ngủ của bạn. May mắn thay! bạn hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp trị đau cổ họng khó nuốt ngay tại nhà dưới đây:
1/ Ngậm tỏi
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Nó chứa allicin, một hợp chất organosulfer được biết đến với khả năng chống lại nhiễm trùng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung tỏi một cách thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa virus cảm lạnh thông thường và chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm khiến bạn bị ngứa rát cổ họng.
Sử dụng 1 tép tỏi tươi, thái lát làm đôi và ngậm hoặc mút nó mỗi ngày để chống lại vấn đề ở cổ họng của bạn. Ngoài ra, bằng việc đơn giản là hãy tăng thêm tỏi vào chế độ ăn uống mỗi ngày của bạn. Điều này sẽ làm tăng cơ hội chữa rát cổ họng mà bạn đang phải đối mặt.
2/ Ngậm muối
Nước muối thường được sử dụng để điều trị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cảm lạnh. Nước muối cũng có thể có ích đối với người bị dị ứng hoặc mất cân bằng sức khỏe nhẹ. Đây là một phương thuốc tự nhiên dùng để điều trị đau rát cổ họng khó nuốt tại nhà đối với một số chứng bệnh, nhất là vấn đề đau rát cổ họng.
Làm nước muối súc miệng khá dễ dàng. Với hỗn hợp nước ấm một lượng vừa đủ và 1/2 đến 1 muỗng cà phê muối. Bạn tiến hành khuấy đều và súc miệng.
Trong quá trình súc, nên để hỗn hợp nước muối này chạm đến phía sau cổ họng của bạn và nhổ nó ra sau khoảng 30 giây súc miệng.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận việc uống nước muối mỗi ngày từ nước súc miệng, vì điều này có thể khiến bạn bị mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như thiếu canxi và huyết áp cao.
3/ Ngậm cam thảo
Cam thảo là một loại thảo dược có nguồn gốc từ châu Âu và Nam Á, loài thảo dược này được sử dụng trong y học cổ truyền có công dụng điều trị rất nhiều chứng bệnh.
Cam thảo có đặc tính tương tự như aspirin, một loại thuốc giảm đau chống viêm giúp làm giảm đi nhanh chóng tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt.
Bạn có thể sử dụng cam thảo cho chứng đau rát cổ họng khó nuốt của mình bằng cách ngậm, súc miệng hoặc uống trà cam thảo:
- Ngậm cam thảo: Người lớn nên ngậm mỗi ngày 1/4 cam thảo phiến. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể ngâm cam thảo trong nước sôi rồi để ấm, sau đó nhỏ 2 – 3 giọt vào họng của trẻ, nhỏ 5 – 6 lần mỗi ngày.
- Súc miệng bằng cam thảo: Bạn sẽ dùng bột cam thảo hoặc hãm cam thảo phiến với nước ấm để súc miệng mỗi ngày cùng rất hữu ích cho cổ họng bị đau rát của bạn.
- Uống trà cam thảo: Hãm cam thảo phiến và dùng nước này để uống là một trong những cách chữa rát cổ họng rất hiệu nghiệm.
* Lưu ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh phương thuốc chữa đau họng tự nhiên này vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
4/ Ngậm chanh tươi
Nước chanh là một thức uống giải khát có thể làm giảm cơn đau họng xảy ra khi bạn bị cảm lạnh hoặc bị cúm. Chanh chứa vitamin C và chất chống oxy hóa, đồng thời làm tăng sản xuất lượng nước bọt trong cơ thể giúp giữ cho màng nhầy cổ họng của bạn luôn được ẩm, không bị khô làm đau rát cổ họng khi nuốt.
Dùng một trái chanh tươi, cắt thành từng lát mỏng và ngậm vào miệng. Nước chanh sẽ làm se và thu nhỏ mô ở cổ họng bị sưng, đồng thời tạo ra môi trường có tính axit giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây đau và nóng rát ở cổ họng.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp chanh với nước ấm và một chút mật ong hoặc nước muối có thể là cách tốt nhất để tối đa hóa lợi ích của phương thuốc tự nhiên hữu hiệu này.
5/ Uống mật ong
Mật ong là một chất làm ngọt thường được sử dụng để kết hợp với các thành phần tự nhiên khác giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng.
Ngoài việc giúp chống lại nhiễm trùng và cung cấp giảm đau, mật ong có tác dụng cung cấp sự thanh dịu cho cô họng, tạo nên lớp màng bảo vệ giúp cho cổ họng bị đau rát của bạn hồi phục nhanh chóng.
Với một ly nước ấm và 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất để sử dụng mỗi ngày. Tình trạng cổ họng của bạn sẽ được thuyên giảm đi một cách đáng kể. Mật ong có thể đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với nước ấm và giấm táo hoặc thảo dược.
6/ Uống trà bạc hà
Trà bạc hà có chứa các hợp chất chống viêm và cực kỳ nhẹ nhàng với cổ họng. Bạc hà có thể làm cả giác tê cứng và đau đớn ở cổ họng do nhiều nguyên nhân.
Với loại trà này, bạn có thể sử dụng để điều trị đau rát cổ họng khó nuốt bằng cách ngâm lá bạc hà trong nước sôi trong 3 – 5 phút và uống loại nước này. Duy trì mỗi ngày để tận dụng được những điều diệu kỳ từ loại trà đơn giản này đối với tình trạng đau rát cổ họng khó nuốt của bạn.
7/ Uống giấm táo
Dấm táo là một loại thuốc bổ sức khỏe tự nhiên được sử dụng trong các biện pháp y học dân gian trải qua nhiều thế kỷ. Thành phần hoạt chất chính của giấm táo là axit axetic có tác dụng phá vỡ chất nhầy trong cổ họng và ngăn chặn vi khuẩn lây lan, rất hiệu nghiệm trong việc điều trị đau rát cổ họng.
Nếu bạn cảm thấy cổ họng mình bị đau và ngứa rát, hãy thử pha loãng 1 – 2 muỗng dấm táo trong một cốc nước và dùng nước này để súc miệng. Lặp lại hai lần mỗi giờ và nên uống nước nhiều hơn sau những lần súc miệng.
Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị viêm họng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự nhạy cảm của cơ thể với giấm táo. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn trước khi áp dụng.
8/ Sử dụng thuốc tân dược
Có rất nhiều loại thuốc mua tự do có thể giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng khó nuốt của ban. Acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advl hoặc Motrin) là thuốc giảm đau có tác dụng làm thuyên giảm đau đớn do cổ họng bị tổn thương. Các thuốc này cũng có thể làm giảm sốt nếu viêm họng gây ra do nhiễm trùng.
Tránh dùng aspirin ở trẻ em và thanh thiếu niên vì có thể liên quan đến một căn bệnh nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
Các viên ngậm chữa viêm đau cổ họng và thuốc xịt cổ họng cũng có thể được sử dụng. Nếu bạn bị đau rát cổ họng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các thuốc kháng acid, thuốc ức chế H2 và thuốc ức chế bơm proton có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bạn.
Nếu bạn bị dị ứng và gây ra tình trạng sổ mũi, cổ họng ngứa rát. Lúc này các thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi không kê toa có thể được dùng để làm giảm triệu chứng. Nếu bạn bị ho gây đau rát ở cổ họng thì một loại thuốc giảm ho là cần thiết trong trường hợp này.
Có nên sử dụng kháng sinh để chữa trị đau họng? Hầu hết các trường hợp bị đau họng do nhiễm virus, do đó không cần dùng kháng sinh trong những trường hợp này. Thuốc kháng sinh sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với nhiễm virus.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau rát, khó nuốt ở cổ họng của bạn được gây ra bởi một nhiễm khuẩn. Bạn cần phải được điều trị bằng kháng sinh để giải quyết các nhiễm trùng. Các thuốc kháng sinh mà bạn sử dụng phải có đơn của bác sĩ và nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Từ những điều trên cho thấy, việc sử dụng thuốc tân dược trong điều trị đau rát cổ họng là tùy thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhận được sự chẩn đoán chính xác của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định dùng thuốc điều trị đau rát cổ họng khó nuốt này.
IV. Những điều cần lưu ý khi bị đau rát cổ họng khó nuốt
Nếu vấn đề ở cổ họng của bạn không được giải quyết với các biện pháp tự nhiên tại nhà và xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau cổ họng nghiêm trọng, kéo dài hoặc tái phát thường xuyên.
- Khó thở, khó nuốt hoặc mở miệng.
- Đau khớp, đau tai hoặc có cục u ở cổ.
- Phát ban hoặc sốt (trên 38,5 độ C)
- Xuất hiện các mảng trắng trên cổ họng.
- Có máu trong nước bọt hoặc đờm nhiều.
Viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là một bệnh nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm và xuất hiện đột ngột ở những người bị đau rát cổ họng khó nuốt. Đôi khi, nhiễm trùng có thể lây lan từ cổ họng hoặc amidan đến các mô lân cận khác gây nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang…
Chính vì vậy bạn nên thận trọng với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, một điều đặc biệt lưu ý trong quá trình bị đau họng khó nuốt và bạn nên thực hành vệ sinh tốt để có thể giúp giảm tiếp xúc và lan rộng:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi bạn kiểm tra cổ họng của mình hoặc sau khi chăm sóc một đứa trẻ bị đau họng.
- Hãy giữa đồ ăn và uống ly riêng với những người khác trong gia đình nếu bạn bị viêm họng. Rửa kỹ các đồ vật khác bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Nhanh chóng vứt bất kỳ các mô bẩn nào chảy ra từ cổ họng của bạn và rửa tay sạch ngay sau đó.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người khác.
Nếu tình trạng đau rát cổ họng khó nuốt của bạn không tốt khoảng 1 – 2 tuần sau đó. Tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tối ưu nhất cho vấn đề đau rát cổ họng khó nuốt của bạn.