Trang chủ Sức khỏe và đời sống ✅ Biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nguyên nhân và 7 cách điều trị dứt điểm rất đơn giản

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nguyên nhân và 7 cách điều trị dứt điểm rất đơn giản

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

A. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và cách khắc phục dứt điểm

Làm thế nào nhận biết được tình trạng biếng ăn ở trẻ em? Nếu trẻ tỏ ra không muốn ăn, đó có phải là dấu hiệu trẻ biếng ăn hay không? Hãy đọc bài viết sau đây của Massageishealthy để tìm ra câu trả lời.

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nguyên nhân và 7 cách điều trị dứt điểm rất đơn giản

Biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nguyên nhân và 7 cách điều trị dứt điểm rất đơn giản

Vì sao trẻ sơ sinh hay biếng ăn?

Chán ăn ở trẻ sơ sinh là tình trạng rối loạn ăn uống, xảy ra trong giai đoạn đầu sau khi sinh, và có thể kéo dài đến hết ba năm đầu. Bé con của bạn sẽ tỏ ra không muốn ăn và ngày càng trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị, chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của trẻ.

Một nghiên cứu kết luận rằng, chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn chính bản thân trẻ. Bởi vì khi trẻ từ chối ăn, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và mất đi động lực ăn uống.

Có nhiều nguyên nhân gây chán ăn ở trẻ sơ sinh, được liệt kê ngay dưới đây

– Rất nhiều trẻ không ăn uống tốt khi bị xao lãng, và nếu điều này xảy ra thường xuyên, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng.

– Những bất thường ở miệng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, điều này có thể dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

– Một số loại thuốc sử dụng trong giai đoạn sinh sản hoặc thuốc mê có thể ảnh hưởng đến khả năng mẹ cho con bú và hấp thụ dinh dưỡng của bé.

– Một vết nứt nhỏ dưới lưỡi (phần mô màu trắng) cũng có thể làm gián đoạn quy trình bú và lấy thức ăn của trẻ.

– Trong trường hợp bố mẹ không có chế độ nuôi dưỡng tốt dành cho bé, một số vấn đề sức khỏe có thẻ xảy ra.

– Hơn nữa, việc bổ sung không đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể trong thời gian dài có thể dẫn đến các cơ quan kém phát triển, khiến cho cuộc sống còn lại của trẻ không được hoàn thiện.

– Đôi khi, con bạn không có khả năng ăn uống xuất phát từ một số cơn đau vật lý nhất định, chẳng hạn như kim tiêm, đau do té ngã hoặc tiểu phẫu cắt bao quy đầu.

Cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

7 mẹo đơn giản giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn

7 mẹo đơn giản giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn

– Nếu trẻ sơ sinh đang gặp khó khăn trong việc ăn uống, hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ của bạn có thể chỉ định một số lựa chọn điều trị hoặc các liệu pháp trị liệu cho vấn đề biếng ăn ở trẻ.

– Thay đổi lịch ăn của bé. Hãy thử cho trẻ ăn trong khoảng thời gian ngắn hơn mỗi ngày.

– Nếu trẻ từ chối bú sữa mẹ, hãy cân nhắc chuyển sang các lựa chọn khác như dùng sữa công thức.

– Chơi với bé trong khi ăn và nếu bé thích, hãy để bé ăn một cách lộn xộn. Việc này sẽ giúp bé thư giãn, và ăn uống tốt hơn.

– Nếu con bạn bị đau và điều đó ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, hãy thử làm xao lãng trẻ trong khi ăn. Việc làm này có thể giúp giảm đau và giúp trẻ thư giãn trong khi ăn.

– Đôi khi, tình trạng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, hãy tìm đến trung tâm ý tế ngay lập tức và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp “thiên thần nhỏ” của bạn khỏe mạnh.

– Theo dõi thực đơn mà bạn cung cấp cho trẻ. Hãy thử chú ý xem nếu trẻ sơ sinh của bạn tỏ ra chán ăn vào những ngày nào, bữa nào và đối với món ăn nào.

– Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc giảm đau để làm dịu đi bất kỳ cảm giác bất thường nào của trẻ sơ sinh. Thuốc sẽ giúp trẻ thư giãn và ăn uống tốt hơn.

B. Nên cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu một ngày, lượng sữa cho trẻ sơ sinh hằng ngày

Mỗi em bé khi vừa chào đời luôn là niềm vui to lớn của gia đình và nhất là người mẹ. Tuy nhiên việc cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đủ luôn mang đến nhiều lo lắng và băn khoăn của mẹ, nhất là các bà mẹ trẻ lần đầu sinh em bé.

Quá nhiều thứ lần đầu nên khá là hoang mang. Một trong những vấn đề đó là mẹ không biết bé đã bú no chưa, một ngày nên cho bú bao nhiêu sữa là bé no đủ.

Nên cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu một ngày, lượng sữa cho trẻ sơ sinh hằng ngày

Nên cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu một ngày, lượng sữa cho trẻ sơ sinh hằng ngày

Những thắc mắc này cứ chiếm cứ tâm trí của mẹ, làm mẹ không thể nào yên tâm nghỉ ngơi và say giấc được. Hiểu được điều này, bài viết này hôm nay của Massageishealthy sẽ giúp bạn tìm hiểu xem với một em bé sơ sinh thì bú lượng sữa bao nhiêu là đủ nhé.

Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ, bú như thế nào là đủ

Cho trẻ sơ sinh mấy tiếng bú 1 lần, cữ sữa của trẻ sơ sinh

Cho trẻ sơ sinh mấy tiếng bú 1 lần, cữ sữa của trẻ sơ sinh

Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú mà lượng sữa bú mỗi trẻ sẽ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh thì chúng ta cần phải linh hoạt theo cân nặng, sức bú và nhu cầu của trẻ mà cung cấp lượng sữa cho bé nhiều ít khác nhau chứ không bé nào giống bé nào cả.

Nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần trong ngày khoảng 8 – 12 cữ sữa, đây là lời khuyên từ các chuyên gia. Nếu mẹ cho bé uống sữa công thức thì mỗi cữ cách nhau 3 tiếng còn nếu bú sữa mẹ thì mỗi cữ cách nhau khoảng 2 tiếng nhé.

Trẻ có thể bú trung bình từ 60 ml đến 100ml/cữ trong 2 tuần đầu. Sau khi được 3 tháng thì lượng sữa của bé bú có thể tăng lên từ 120 ml -150ml và tiếp tục duy trì lượng này vào những tháng kế tiếp. Mỗi lần bú thì mẹ nên cho bé bú khoảng 20 – 30 phút vì trong 10 phút đầu tiên bé chỉ bú được chủ yếu là nước. Lượng sữa tiết ra sau mới mang nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể cho bé nghỉ mệt giữa chừng trong khi bú nhé.

Bạn có thể cho bé bú vào ban đêm tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc để có thể lượng được cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, không thì không. Bạn lưu ý tránh cản trở giấc ngủ của bé từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng vì có thể ảnh hưởng đến thể trạng và sự phát triển trí não của bé nhé.

Bảng tham khảo lượng sữa cho trẻ sơ sinh, lượng sữa cho trẻ

Trẻ sơ sinh bú như thế nào là đủ, be so sinh bu bao nhieu la du

Trẻ sơ sinh bú như thế nào là đủ, be so sinh bu bao nhieu la du

Làm thế nào để nhận biết bé đã bú no, bú đủ?

Để biết trẻ đã bú no hay chưa bạn có thể theo dõi số cữ bú của trẻ trong ngày và theo dõi cân nặng hàng tháng. Ngoài ra bạn có thể để ý đến cảm xúc của trẻ trong và sau khi bú để có thể biết được em dùng lượng sữa như vậy đã đủ no chưa nè. Nếu bé bú tốt, thường sẽ phát ra tiếng gù gù, rồi chìm vào giấc ngủ ngon sau khi bú xong nè.

Bé càng bú nhiều thì giúp sữa mẹ tiết ra càng nhiều hơn. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé sơ sinh và giúp bé tiêu hóa tốt hơn sữa công thức. Vì vậy, nếu bé bú tốt sẽ đi tiểu nhiều lần và đi phân vàng 1-2 lần/ngày nhé.

Cho be 10 ngay tuoi bu bao nhieu sua, tre so sinh ngay bu may lan

Cho be 10 ngay tuoi bu bao nhieu sua, tre so sinh ngay bu may lan

Một vài lưu ý các mẹ nên ghi nhớ khi cho trẻ bú

  • Sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nên sau sinh vài giờ đầu, mẹ nên tận dụng nguồn sữa này mà cho bé bú nhé.
  • Do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài nên trong khoảng 2 tuần đầu, bé có thể bị sút cân sinh lý, trung bình khoảng 140-200 gram.
  • Tuy nhiên khoảng 10-12 ngày sau thì bé sẽ tăng trọng lại bình thường nên các mẹ không cần quá mức lo lắng về vấn đề này nhé.
  • Bạn không nên ép bé bú theo cữ tiêu chuẩn mà hãy để trẻ bú dựa trên nhu cầu, tránh ép bé liên tục gây tâm lý sợ hãi khiến bé bỏ bú nhé.
  • Trong những ngày đầu thì tả của bé sẽ chỉ hơi ẩm, do chưa bú được nhiều. Tuy nhiên tả sẽ ẩm ướt nhiều hơn sau ít hôm do lúc này bé đã bú được nhiều.
  • Bạn chú ý thay tả thường xuyên cho bé khoảng 8-10 cái/ngày để giúp da bé luôn khô thoáng và không bị hăm, rôm xẩy.
Be bu bao nhieu la du, tre moi sinh uong bao nhieu sua, tre so sinh ngay bu may lan

Be bu bao nhieu la du, tre moi sinh uong bao nhieu sua, tre so sinh ngay bu may lan

Vậy là bạn và tôi đã cùng nhau bổ sung kiến thức về lượng sữa cho trẻ sơ sinh bú đủ no và việc cho bé bú để chăm sóc cho bé sơ sinh nhà mình tốt hơn rồi. Vì sức khỏe và sự phát triển của bé yêu các chị em đừng ngần ngại mà tìm hiểu thêm nhiều thông tin để có thể nuôi dạy trẻ tốt nhất và hoàn thiện nhất nhé.

Chúc mẹ và bé sức khỏe dồi dào cũng như ăn ngon bú tốt nhé. Nhớ chia sẻ bài viết này tới những người xunh quanh bạn, những người sắp đón thêm thành viên mới trong gia đình, để họ có thể chuẩn bị thêm tư liệu đón bé nhé.

C. Trẻ sơ sinh nên tắm như thế nào là đúng cách bằng sữa tắm

Da trẻ sơ sinh còn rất non, cơ năng chống đỡ còn chưa hoàn thiện, nếu bị thương tổn, rất dễ bị lây bệnh, vì thế, muốn trẻ khỏe mạnh, phải năng tắm rửa, giữ cho da sạch sẽ, chú ý bảo vệ da, thúc đẩy việc lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh nên tắm như thế nào?

Trẻ sơ sinh nên tắm như thế nào?

Cách tắm cho trẻ sơ sinh nên tắm như thế nào?

Nói chung, sau khi ra đời một hôm đã phải lau người cho bỏ, chờ cho đến khi rụng rốn xong mới có thể tắm được. Về mùa hè, mồ hôi nhiều, hàng ngày, ít nhất cũng phải tắm cho bé một lần; mùa đông, nhiệt độ trong phòng 24 – 26°c mới tắm được, nếu điều kiện không cho phép, có thể chỉ lau người, năng thay quần áo.

Nên tắm cho bé vào thời điểm nào trong ngày?

Thời gian tắm, thông thường nên tắm trước khi cho ăn cho bú, để đề phòng bị trớ sữa. Nhiệt độ nước, nên không chế vào khoảng 40°c, lấy khuỷu tay thử nước, nếu cảm thấy không nóng, cũng không lạnh là vừa phải. Có thể pha 1 nước sôi với 3 nước lã.

Khi tắm, dùng khăn vải bao quanh thân thể bé, tay trái đỡ lấy đầu và cổ, dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái, từ phía sau đẩy tới ép vành tai bịt kín, không cho nước vào tai; hai đùi bé kẹp dưới nách, để bé nằm ngang trên cánh tay trái.

Bắt đầu tắm, trước hết tay phải lấy khăn bông lau sạch mặt bé; sau đó dùng xà phòng kiềm tính nhẹ, ít bị kích thích (ít gây phản ứng da) gội đầu, sau khi gội sạch bọt xà phòng, đưa phần lớn cơ thể bé vào nước, nhưng chớ để ngập tất cả, động tác phải nhanh, nhẹ nhàng mềm mại.

Dùng xà phòng xoa rửa cổ, tay, thân trước, bẹn, chân, rồi lật người bé nằm sấp trên cánh tay trái, tắm rửa phần lưng, sau đó dội nước rửa sạch bọt xà phòng. Trẻ sơ sinh thường vẫn nắm chặt tay lại, phải lưu ý tách ra, dội rửa ngón tay và bàn tay, rửa sạch các nếp gấp nếp nhăn.

Sau khi tắm rửa sạch sẽ xong, dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô người, thoa phấn bảo vệ da để giữ người khô ráo, rồi lập tức đặt lên trên khăn bông lớn, bế lên giường, quần áo đã sắp sẵn từ trước, thay quần áo cho bé.

Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, thì chỉ nên lau người cho bé; xin chú ý phần cổ, nách, các nếp gấp, các khe kẽ ở bụng, ở bẹn, ở đùi, bảo đảm sạch sẽ và khô ráo.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Trẻ thiếu tháng dưới 1500g, có thể dùng dầu thực vật đã khử trùng nhẹ nhàng bôi xoa các nếp gấp, để bảo vệ da.

Các bé thiếu tháng dưới 2kg, có thể dùng nước ấm lau các khe, các kẽ, các nên gấp. Trẻ thiếu tháng trên 2kg, khi nào thấy bé khỏe mạnh, nhiệt độ trong phòng cho phép, có thể cho tắm nước ấm được. Kênh cẩm nang Phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn ngon Massageishealthy chúc các mẹ nuôi con thật tốt và các bé luôn được mạnh khỏe mỗi ngày nhé!

D. Vì sao bạn không nên thay sữa bột bằng sữa bò cho trẻ? Những điều cần biết

Hầu hết các em bé đều đang được bố mẹ cho sử dụng sữa bột song song với sữa mẹ, nếu bé vẫn còn bú mẹ. Nhưng cũng không ít mẹ thắc mắc tại sao không cho trẻ sử dụng thường xuyên sữa bò tươi thay vì sữa bột, vì dùng sữa bò tươi cũng đầy đủ chất dinh dưỡng mà giá thành lại rẻ hơn so với sữa bột.

Để giải đáp câu hỏi này của một số mẹ, sau đây Massageishealthy sẽ tư vấn cho các mẹ “Lý do bạn không nên thay sữa bột bằng sữa bò cho trẻ?” nhé.

Có nên cho trẻ uống sữa bò thay vì sữa bột không?

Có nên cho trẻ uống sữa bò thay vì sữa bột không?

Nhiều bậc cha mẹ thắc mắc lý do tại sao họ không nên cho bé uống sữa bò tươi thường xuyên. Câu trả lời rất đơn giản: trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa bò tươi dễ dàng như với sữa bột.

Sữa bò tươi có phù hợp với trẻ sơ sinh?

Sữa bò tươi có chứa nồng độ protein và khoáng chất cao có thể tạo “áp lực” khiến quả thận vẫn còn non nớt của bé hoạt động quá mức, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi bé bị cảm, sốt hoặc tiêu chảy. Bên cạnh đó, sữa bò tươi không chứa đủ sắt, vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Sữa bò tươi có chứa nồng độ protein và khoáng chất cao

Sữa bò tươi có chứa nồng độ protein và khoáng chất cao

Uống sữa bò tươi có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, protein trong sữa bò tươi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến việc bé đi phân có máu. Sữa bò cũng không chứa các loại chất béo phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì những lý do này, bạn không nên cho bé uống sữa bò thường xuyên trong 12 tháng đầu.

Uống sữa bò tươi có thể gây thiếu máu do thiếu sắt.

Uống sữa bò tươi có thể gây thiếu máu do thiếu sắt.

Khi nào bạn nên thay sữa bột bằng sữa bò tươi?

Sau khi bé đã đủ một năm tuổi, bạn có thể thay thế hoàn toàn sữa bột thành sữa bò tươi. Bé lúc này đã có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhờ chế độ ăn uống cân bằng khi bé bắt đầu ăn các loại thực phẩm dạng rắn khác (ngũ cốc, rau, trái cây, và các loại thịt). Bạn nên hạn chế lượng sữa bé uống ở mức dưới 1 lít mỗi ngày.

Sau khi bé đã đủ một năm tuổi, bạn có thể thay thế hoàn toàn sữa bột thành sữa bò tươi.

Sau khi bé đã đủ một năm tuổi, bạn có thể thay thế hoàn toàn sữa bột thành sữa bò tươi.

Nếu bạn cho bé uống nhiều hơn lượng sữa quy định trên, lượng calo bé hấp thụ có thể quá nhiều, làm bé chán ăn, không ăn đủ các nhóm thực phẩm quan trọng và cần thiết khác cho sức khỏe. Nếu bé chưa thể ăn được các loại thực phẩm dạng rắn khác, bạn hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn các cách xây dựng những thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

Ở tuổi này, trẻ em vẫn cần hấp thu một lượng chất béo lớn vào cơ thể, đó là lý do tại sao sữa có chứa vitamin D được khuyên dùng cho hầu hết các trẻ em lớn hơn 1 tuổi. Nếu con của bạn đang bị thừa cân hoặc có nguy cơ thừa cân, hoặc gia đình bạn có tiền sử bị béo phì, huyết áp cao, bệnh tim, bác sĩ nhi khoa có thể khuyên bạn cho bé uống sữa chứa 2% chất béo để thay thế.

Ở tuổi này, trẻ em vẫn cần hấp thu một lượng chất béo lớn

Ở tuổi này, trẻ em vẫn cần hấp thu một lượng chất béo lớn

Đừng cho bé uống sữa 1% béo hoặc không béo trước khi bé được 2 tuổi. Ngoài việc bé cần hàm lượng chất béo cao hơn để duy trì cân nặng bình thường, chất béo còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể bé hấp thu vitamin A và D. Ngoài ra, sữa không béo hoặc sữa không kem cung cấp quá nhiều protein và khoáng chất, bạn không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới hai tuổi uống loại sữa này.

Sau khi bé được hai tuổi, bạn nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, bao gồm cả việc bạn nên cho bé uống sữa ít béo hay sữa không béo. Với thông tin “Có nên cho trẻ uống sữa bò thay vì sữa bột không?” này, chúc bạn nuôi dạy trẻ khỏe mạnh.

Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể làm sáng tỏ nguyên nhân biếng ăn ở trẻ, và làm thế nào để giải quyết trình trạng ấy. Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn và con ở phần bình luận ngay bên dưới để mọi người có thể đọc và cho bạn những lời khuyên chân thật nhất.

You may also like

You cannot copy content of this page