Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửTrào ngược dạ dày Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

I. Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ đơn giản nhất

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Trào ngược thực quản ở trẻ luôn là nỗi lo của hầu hết các bậc phụ huynh. Nó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn, chậm phát triển ở trẻ và còn rất nhiều bệnh lý khác nếu để tình trạng quá nặng không xử lý kịp thời.

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Nhằm tiết kiệm chi phí cũng như thể hiện tình cảm của mình với con, thay vì mua một chiếc gối chống trào ngược cho bé các mẹ hãy tự tay làm cho bé yêu nhà mình một chiếc gối chống trào ngược ngay tại nhà bằng những bước đơn giản sau. Cùng xem cách làm gối chống trào ngược cho trẻ như thế nào nhé.

>>> Tham khảo nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tại Zcare

Nguyên liệu làm gối chống trào ngược cho trẻ

– Vải cotton mềm. Tùy theo thẩm mỹ cũng như sở thích của các mẹ mà có thể lựa chọn những họa tiết khác nhau cho phù hợp.

– Bông gòn hoặc bông gạo tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của bé.

– Kéo, kim, chỉ , bàn là ,phấn màu

– Bản vẽ được in lên giấy đúng kích thước.

Các bước làm gối chống trào ngược cho bé

Bước 1

– Cắt bản vẽ trên giấy, sau đó dùng vải để in trực tiếp lên, cắt theo những đường cắt của giấy một cách dễ dàng và chuẩn nhất.

– Sau khi xong bước 1 chúng ta sẽ có 2 miếng vải với kích thước bằng nhau để làm vỏ gối.

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Bước 2

– Ép sát 2 mắt của vỏ gối lại với nhau rồi may theo đường cắt, cách khoảng 1cm so với mép. Đây là cách để không bị tuột chỉ. Sau khi may xong chúng ta sẽ tiến hành là phẳng vỏ gối.

– Lưu ý: không may kín hết toàn bộ, mà chúng ta sẽ để lại 1 phần khoảng 5 – 7cm ở giữa chiếc gối để nhét bông.

Bước 3

– Tùy từng độ tuổi cũng như kích thước của bé mà chúng ta có thể nhét một lượng bông vừa phải, để không quá cao gây ảnh hưởng đến cột sống của bé sau này.

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Bước 4

– Sau khi nhét một lượng bông vừa đủ cho bé vào gối, chúng ta sẽ tiến hành may lại và hoàn thiện chiếc gối.

Bước 5

– Chúng ta sẽ tiến hành may thêm phần đai cố định. Nhằm định hình tư thế của bé khi ngủ một cách hiệu quả.

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bạn đã có thể may cho bé yêu nhà mình một chiếc gối chữ C đơn giản mà hiệu quả. Chúc các bạn có thể thực hiện thành công một chiếc gối chống trào ngược cho bé với cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ đơn giản trên.

Tuy nhiên nếu chúng ta quá bận rộn không có nhiều thời gian rảnh khi chăm con, thì có thể tìm kiếm những đơn vị uy tín, để lựa chọn cho bé một chiếc gối chống trào ngược phù hợp. Nhằm cải thiện được tình trạng trào ngược ở trẻ một cách hiệu quả nhất.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày – Nguyên nhân và triệu chứng

II. Có nên sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh không

Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá bình thường và sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.

Tuy hiện lại không hề hay biết rằng đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ và thậm chí là tính mạng của bé nếu quá nặng và không được cải thiện kịp thời.

Chính vì vậy mà điều trị dứt điểm hiện tượng ọc trớ sau ăn và sau khi ti ở trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết, mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua.

Thời gian gần đây khái niệm về gối chống trào ngược dạ dày cho bé đang được nhiều “bà mẹ bỉm sữa” truyền tai nhau về lợi ích cũng như công hiệu vượt trội.

Thế nhưng vẫn còn nhiều bậc phụ huynh lo lắng và vân phân, không biết có nên sử dụng gối chống trào ngược cho bé không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu bài viết sau.

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Những lý do nên sử dụng gối chống trào ngược ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia đầu ngành đến từ Châu u đã khẳng định rằng, độ nghiêng lý tưởng giúp cải thiện tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh đó chính là từ 15 – 30 độ.

Hỗ trợ giúp cho thức ăn và sữa có thể xuống thực quản dễ dàng, mà không bị ợ trớ và đẩy trở lại miệng. Và đây cũng chính là góc nghiêng lý tưởng của hầu hết những chiếc gối chống trào ngược có trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra gối cho bé với nhiều kiểu dáng khác nhau như: Gối chống trào ngược Linder Swiss được thiết kế hiện đại (vừa hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược, vừa giúp bé chống bẹp đầu hiệu quả), gối chống trào ngược cho bé Clevamama hình chữ C (vừa chống trào ngược vừa định hình tư thế bú) thích hợp cho những bố mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh….

Chính vì vậy mà lựa chọn cho trẻ một chiếc gối chống trào ngược, giúp các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ sơ sinh dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các loại gối chống trào ngược đến từ thương hiệu uy tín đều được làm từ chất liệu vải mềm thông thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi ở trẻ một cách hiệu quả. Đặc biệt là trẻ nhỏ thường đổ mồ hôi trộm khi ngủ.

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Cách tự làm gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà

Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ, chúng ta cũng nên áp dụng những phương pháp điều trị truyền thống như:

– Cho trẻ ăn uống và ty đúng tư thế.

– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá no trong 1 bữa mà phải chia đều thành các bữa nhỏ.

– Sau khi ăn nên bế bé trong tư thế thẳng đứng và không nên rung lắc mạnh.

Sử dụng gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh là một trong những phương pháp hiệu quả. Nhằm cải thiện tình trạng trào ngược ở trẻ nhỏ một cách tốt nhất mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.

Cách sử dụng gối chống trào ngược đúng cách

Sau khi trẻ ăn xong, chúng ta nên bế bé theo chiều thẳng đứng trong vòng từ 10 – 15 phút. Phương pháp này giúp cho thức ăn xuống dạ dày của trẻ dễ dàng hơn.

Sau đó cho bé nằm lên gối, tùy từng loại gối cũng như kích thước cơ thể của trẻ mà chúng ta có thể điều chỉnh độ ôm cho phù hợp. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Những lưu ý khi mua gối chống trào ngược cho bé

– Lựa chọn những loại gối chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng khác nhau như: Linder Swiss, Summer, Babieskey, Newzealkids…

– Nên mua những loại gối được làm từ chất liệu mềm mại, phù hợp với khung xương đang trong giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh.

– Chọn mua ở những đơn vị uy tín, để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sử dụng.

– Tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm có thể vệ sinh và làm sạch dễ dàng. Nhằm đảm bảo rằng gối có thể vệ giặt và vệ sinh hiệu quả. Đây là phương pháp tốt nhất để chúng ta có thể bảo vệ sức đề kháng của trẻ mỗi khi sử dụng.

Từ những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, còn chần chừ gì mà chúng ta không đặt ngay cho bé một chiếc gối chống trào ngược cho bé ngay từ bây giờ, để không quá muộn.

III. Bà mẹ xinh ‘nức tiếng’ chỉ cách chống trào ngược cho bé

Bé mới sinh đã được Thư đặt nằm trong nôi riêng và cô ‘tạo kén’ xung quanh người bé bằng khăn để giúp bé ngủ ngon.

Đăng Thư là một trong những hotgirl thuộc thế hệ đầu tiên ở Sài Gòn trong lĩnh vực kinh doanh online. Cô cũng được biết đến trong vai trò là người mẫu ảnh với các biệt danh như “cô gái không tuổi” hay “búp bê Sài Gòn”.

Từ chối nhiều cơ hội lấn sân sang nghệ thuật, năm 2014, Đăng Thư “theo chồng bỏ cuộc chơi” và hiện tại là mẹ của hai thiên thần nhỏ xinh xắn, đáng yêu.

Tuy không hoạt động “bề nổi” như lúc còn son nhưng trang cá nhân của Đăng Thư vẫn có tới hơn 200.000 người theo dõi. Những bài viết cô chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ, chuyện mang thai, sinh nở… luôn nhận được sự quan tâm của hàng nghìn người dùng Facebook.

Mới đây, trong một status nói về cách chống trào ngược cho trẻ sơ sinh, Đăng Thư đã miêu tả chi tiết cách tạo tư thế ngủ giúp bé hạn chế hiện tượng khó chịu này.

Nội dung bài viết được nhiều bà mẹ đánh giá là rất hữu ích và cần thiết. Có tới gần 4.000 người quan tâm tới vấn đề này và đã chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm cá nhân.

Bà mẹ hai con viết: “Sau lần sinh con thứ 2, mình có chút kinh nghiệm muốn chia sẻ với các mẹ chuẩn bị chào đón đứa con của mình. Lúc mình ở bệnh viện, thấy cái nôi người ta cho em bé nằm lúc nào cũng nghiêng 30 độ. Mình có hỏi bác sĩ: ‘Nằm nghiêng giúp bé không bị trào ngược thực quản ạ?’ thì bác sĩ bảo ‘Đúng'”.

Nôi của bé được kê cao hơn một chút, tạo góc nghiêng.

Nôi của bé được kê cao hơn một chút, tạo góc nghiêng.

Đăng Thư cũng giải thích thêm rằng, vì bé mới sinh, dạ dày còn nằm thẳng nên dễ bị nôn trớ, cứ cho bé ăn no xong thì phải bế dựng để bé ợ hơi rồi mới đặt nằm.

Khi hai mẹ con xuất viện về nhà, cô cho bé nằm trong nôi đặt chung giường với mình, một đầu của nôi kê hơi cao để tạo độ nghiêng khi bé nằm nhưng lưng và người bé vẫn tạo thành đường thẳng. “Bé nằm dễ chịu lắm và mình cũng yên tâm trong lúc ngủ bé dễ tiêu hóa nữa”, bà mẹ xinh đẹp cho biết.

Bên cạnh đó, Đăng Thư còn chia sẻ thêm cách “tạo kén” để bé nằm ngủ không bị giật mình. Cô dùng một chiếc khăn to quấn lại thành hình vòng tròn xung quanh bé. “Như vậy, con sẽ có cảm giác ấm và yên tâm hơn, mỏi chân con có thể gác lên tí”.

Sau đó, bà mẹ 8x còn lấy một chiếc chăn gấp lại (đừng quá nặng và cũng đừng quá nhẹ) để đắp lên ngực của bé.

Đăng Thư cho rằng các mẹ không cần mua gối chống bẹp đầu cho bé mà chỉ dùng một chiếc khăn kê bên dưới là đủ. Chiếc khăn vừa phải, không cao vì bé đã được nằm nghiêng rồi.

Sau đó, các mẹ gấp hai bên khăn lại, chỉnh đầu bé theo ý mình, lúc nghiêng trái lúc nghiêng phải hoặc giữ thẳng đầu vẫn được.

“Như vậy, con không thể cứ nằm quay sang một bên theo ý con được, tránh bị bẹp một bên đầu”, Đăng Thư hy vọng những chia sẻ của mình giúp ích được cho các bà mẹ trẻ, đặc biệt là những người sinh con lần đầu.

Đặt một chiếc khăn xung quanh và ngang ngực bé giúp bé không bị giật mình khi ngủ. Bên dưới bài viết của Đăng Thư, nhiều người cũng chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm cá nhân của mình.

Người dùng Facebook có tên Chau Hong Nguyen cho biết: “Con bị trào ngược thực quản đa số chủ yếu do nguyên nhân lúc mới sinh, bao tử con chỉ bằng đốt ngón tay tương đương 5 ml và cấu tạo theo hình thẳng đứng, vì vậy, khi em bú mẹ, chỉ cần mút một xíu sữa vàng, con cũng no.

Nhưng có một số mẹ sinh bé lại cho em uống luôn 30 ml sữa công thức nên bao tử em sẽ tràn và dễ bị trào ngược ra luôn, lâu dài thì ảnh hưởng đến rất nhiều, ăn gì cũng dễ trớ”.

Bạn Thư Gà cũng đồng quan điểm với chủ nhân bài viết và chia sẻ thêm: “Ngày em sinh ở Nga cũng thế. Tuần đầu, bác sĩ tháng nào cũng đến nhà thăm khám tư vấn cho bé ăn ngủ như thế nào.

Người ta cũng khuyên mua giường riêng cho bé, không đặt bé nằm giường mềm và đệm lò xo. Bé căn bản không cần gối, cái khăn mềm là ok rồi.

Ở Nga thì có cái giường bé thôi, không cao thành như thế này đâu, thành chắc chỉ khoảng 10 cm thôi, dành cho bé đến 3 tháng tuổi thôi, còn 3 tháng trở ra là cho con nằm cũi áp giường bố mẹ”.

Theo Ngoisao.net

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like