Trang chủ Bệnh lý dạ dày, bao tửTrào ngược dạ dày Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

bởi Lê Định
Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện cụ thể như ợ hơi, ợ chua ợ nóng, thường bị buồn nôn, nôn nhiều, bên cạnh đó còn đau, tức ngực, khó nuốt thức ăn, khản giọng và ho nhiều, triệu chứng như miệng tiết ra nhiều nước bọt, đắng miệng …

I. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

Click để hiển thị dàn ý chính bài viết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu do cơ vòng thực quản họa động không bình thường. Bởi vậy không thể đóng kín chỗ nối giữa thực quản và dạ dày hoặc đóng ở thời điểm không phù hợp. Dịch dạ dày dễ dàng đi ngược lên thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thanh quản… Do triệu chứng, biểu hiện của các bệnh này khá giống nhau và có điểm tương đồng liên quan đến các chất dịch trong dạ dày.

Nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, theo thời gian có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Vậy bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì dễ nhận biết.

1. Ợ hơi là dấu hiệu đầu tiên của trào ngược thực quản

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, không khí được sinh ra trong dạ dày và thường thoát ra ngoài theo đường hậu môn. Nhưng khi cơ vòng thực quản không đóng kín, hơi bị đẩy ngược lên miệng, làm cho người bệnh ợ hơi liên tục.

Tuy nhiên cần phân biệt rõ ợ hơi sinh lý và ợ hơi của trào ngược dạ dày. Ợ hơi sinh lý sinh ra khi uống nước có ga hoặc uống nhiều nước khi ăn. Còn khi bị trào ngược thực quản, người bệnh sẽ bị ợ hơi ngay cả khi chưa ăn, uống gì.

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như Ợ nóng, ợ chua

Ợ chua là 1 biểu hiện tương tự ợ hơi, nhưng hơi từ dạ dày thoát lên miêng kèm lẫn theo 1 ít axit dạ dày. Do đó người bệnh có cảm giác chua ở cuống họng. Đây là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh về dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như Ợ nóng, ợ chua

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như Ợ nóng, ợ chua

Còn ợ nóng là khi người bệnh sau khi ợ chua, axit trào ngược lên, tiếp xúc với niêm mạc thực quản sẽ gây ra cảm giác nóng rát ở thực quản.

Thông thường hiện tượng này xảy ra khoảng 30 phút – 1 tiếng sau ăn. Tuy nhiên, không phải ai bị trào ngược dạ dày thực quản cũng bị ợ nóng.

3. Người bị trào ngược dạ dày thường bị buồn nôn, nôn nhiều

Khi bệnh đã ở 1 mức độ nặng hơn, dịch vị bị trào ngược lên thực quản và đôi khi kèm theo thức ăn. Người bệnh thường có biểu hiện như buồn nôn và nôn khi ăn no hoặc khi tưa lưỡi.

4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như đau, tức ngực

Đau tức ngực là triệu chứng, biểu hiện của nhiều bệnh liên quan đến tim mạch, phế quản và dạ dày, nên thường khiến người bệnh nhầm lẫn.

Dấu hiệu đau tức ngực của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể phân biệt với những căn bệnh khác như sau:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như khó nuốt thức ăn

Bệnh trào ngược dạ dày khi trở nặng khiến acid dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như khó nuốt thức ăn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như khó nuốt thức ăn

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện như khản giọng và ho

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với acid dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.

7. Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa acid.

8. Đắng miệng là 1 biển hiện đáng chú ý

Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.

Nếu thấy triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhiều kèm theo đắng miệng thì rất có khả năng bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày và cả chứng trào ngược dịch mật.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì?

Người bệnh nếu có những biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản sau thì phải mau chóng đến bác sỹ:

  • Đau ngực dữ dội như có đá đè, sau đó lan sang đau nhức lưng và cánh tay
  • Nôn sau cơn đau ngực, nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen,
  • Khó nuốt kể cả khi uống nước, thấy nóng rát họng

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản khiến người ta dễ nhầm lẫn và coi thường. Nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, theo thời gian có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng như: thu hẹp thực quản, viêm thực quản mãn tính, loét thực quản hoặc ung thư thực quản.

II. Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì để bệnh không tái phát? Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có gây tác dụng không mong muốn không?

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là viêm thực quản trào ngươc, là tình trạng dịch dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản.

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

1. Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

– Kết hợp với việc uống thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cầ phải có 1 chế độ ăn hợp lý về thức ăn và thời gian ăn:

– Hạn chế các chất kích thích dạ dày tiết axit như rượu, thuốc lá, đồ uống có ga. Tránh uống nhiều nước khi ăn.

– Ăn thành nhiều bữa nhỏ cố định trong ngày. Tránh vận động hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn. 2 hoạt động này nên cách bữa ăn 2-3 giờ

– Khi nằm ngủ nên gối đầu cao khoảng 15cm hoặc để đầu nghiêng 30 độ so với giường.

– Không nên để đầu nằm thấp hơn chân hoặc bụng, bị dốc về phía đầu.

– Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng nên trành tạo áp lực lên xoang bụng như: mặc áo ngực quá chặt.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì cụ thể?

2. Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể được chỉ định dùng các loại thuốc như: omeprazole, lansoprazole hoặc rabeprazole để ức chế tiết axit và giảm hoạt động bơm proton trong dạ dày.

Tuy nhiên những loại thuốc này nên dùng theo chỉ định của bác sỹ, và tùy cơ địa của người bệnh mà sử dụng riêng lẻ hay kết hợp cũng với thuốc khác.

Trường hợp chớm bị trào ngược dạ dày thực quản, có thể dùng các thuốc như metoclopramide, domperidone, cisapride hoặc các thuốc antacid, acid alginic. Người bệnh có thể tự uống để điều trị điều trị mà không cần kê đơn. Tuy nhiên phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc Esomeprazole (nexium) cũng có tác dụng tốt: Đây là thuốc ức chế bơm proton hay được kê đơn nhất. Nhóm thuốc loại này được dùng cho bệnh nhân loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược.

Tuy nhiên nếu dùng thuốc này chi phí điều trị khá đắt. Ngoài ra phải thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú .

>>> Mời bạn xem chi tiết về thuốc Esomeprazole TẠI ĐÂY

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ tái phát sau khi ngưng uống thuốc nên người bệnh cần phải khám bệnh định kỳ và làm các xét nghiệm khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây tác dụng không mong muốn và dẫn đến việc nhờn thuốc.

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

Người bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thiên nhiên, đặc biệt là từ nghệ và gừng. Những loại thực phẩm chức năng này có thể sử dụng lâu dài và không gây tác dụng phụ.

3. Mời bạn xem thêm cách chữa trào ngược dạ dày khác

Nếu thấy những kiến thức trên hữu ích với bạn, hãy Like hoặc Comment để khích lệ tinh thần đội ngũ phát triển web. Thân chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

4.7/5 - (3 bình chọn)

You may also like